Tại sao Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án khi doanh nghiệp có quyết định mở thủ tục phá sản?

Chủ đề   RSS   
  • #511934 09/01/2019

    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Tại sao Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án khi doanh nghiệp có quyết định mở thủ tục phá sản?

    Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án đó liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
    Đối với một bên đương sự là doanh nghiệp hợp tác xã trong vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đó đã có quyết định mở thủ tục phá sản thì lúc này Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Bởi lúc này doanh nghiệp đó đã mất khả năng thanh toán và mọi hoạt động đều được thực hiện theo quy định của luật phá sản. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó sẽ được thanh toán cho các chủ nợ theo thứ tự quy định trong Luật phá sản. Bên cạnh đó với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phục hồi kinh doanh thì lúc này doanh nghiệp, hợp tác xã đã không còn mất khả năng thanh toán, đảm bảo thanh toán với các khoản nợ. 
    Do đó, khi khởi kiện một đối tượng là doanh nghiệp hay hợp tác xã nào đó để đòi các khoản nợ hoặc những vấn đề liên quan đến tài sản thì phải xem xét doanh nghiệp, hợp tác xã đó đã có quyết định của Tòa án về việc mở thủ tục phá sản hay chưa. 
     
    2673 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #511936   09/01/2019

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Về thứ tự phân chia tài sản của công ty cho các khoản nợ sau khi phá sản, quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014, cụ thể:
     
    “Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản
     
    1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
     
    a) Chi phí phá sản;
     
    b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
     
    c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
     
    d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
    ....
    3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ”.
     
    Như vậy, tài sản còn lại của doanh nghiệp sẽ được giải quyết theo thứ tự trên, trường hợp sau khi thanh toán xong đủ mà còn dư thì phần còn lại thuộc về thành viên của công ty (bao gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn). Trường hợp tài sản của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản trên thì giải quyết như sau:
     
    Theo Điều 172 Luật doanh nghiệp năm 2014, thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; do đó, nếu tài sản của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ thì thành viên hợp danh phải dùng tài sản riêng để thanh toán.
     
    Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Do đó, khi tài sản của doanh nghiệp không đủ để thanh toán, họ không phải dùng tài sản riêng để trả nợ.
     
    Báo quản trị |