Tại sao tập sự Luật sư không được làm đại diện, bào chữa?

Chủ đề   RSS   
  • #452912 03/05/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Tại sao tập sự Luật sư không được làm đại diện, bào chữa?

    Có câu hỏi này mà mình nghĩ hoài nghĩ hông có ra, nên mới đem lên đây hỏi bà con Dân Luật xem có ai biết không giải đáp giúp mình với.

    Tại Khoản 5 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 có quy định như thế này: “3. Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật.”

    Trong khi theo quy định pháp luật tố tụng dân sự thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bao gồm:

    - Luật sư

    - …

    - Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.

    (Khoản 2 Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

    Hoặc tại Khoản 1 Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì người bào chữa có thể là:

    - Luật sư;

    - Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

    - Bào chữa viên nhân dân.

    Hoặc tại Khoản 1 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.

    (Có lẽ trong Luật Luật sư sửa đổi nêu trên muốn nói đến đại diện theo ủy quyền.)

    Nhìn qua các quy định bạn sẽ thấy ngoài Luật sư (người có kỹ năng hành nghề luật) ra thì các đối tượng còn lại thực hiện quyền đại diện, quyền bào chữa, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong phiên tòa đều là những người bình thường, không phân biệt về trình độ học vấn của họ, miễn sao họ có đủ khả năng nhận thức được hành vi của mình để đứng ra thực hiện một trong các quyền trên.

    Nếu đem ra so sánh thì không lẽ Luật sư tập sự không bằng những đối tượng mà mình vừa nói trên sao? Kiến thức pháp luật có thể họ khá hơn những người kia rất nhiều, vậy thì tại sao họ không được làm người đại diện, người bào chữa hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong phiên Tòa?

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 03/05/2017 01:55:11 CH
     
    24448 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    thuongkp2708 (03/05/2017) hoailamsvl (03/05/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #452944   03/05/2017

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    Câu trả lời hơi "củ chuối" nhưng hợp lý là:

    Tại vì pháp luật quy định như vậy!

    Còn lý do tại sao lại quy định như vây?

    Hỏi nhà làm luật, nhưng có thể là do để người tập sự có thể "tập trung" tập sự để hành nghề luật sư trong tương lai!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn garan vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (06/05/2017)
  • #453075   06/05/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    garan viết:

    Hỏi nhà làm luật, nhưng có thể là do để người tập sự có thể "tập trung" tập sự để hành nghề luật sư trong tương lai!

    Chỗ này Shin thấy không ổn, bởi nghề luật sư chủ yếu là tranh luận, phản biện trước phiên tòa mà, chuyện tư vấn chỉ là 1 phần nhỏ thôi. Vậy thì trong thời gian tập sự không được tranh luận, phản biện thì làm sao có thể khá lên được nhỉ? 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    binhtkl (16/05/2017)
  • #452963   04/05/2017

    quangkhanh2t
    quangkhanh2t

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2016
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 20 lần


    Theo mình nghĩ là đối với trường hợp khách hàng của luật sư thì tập sự chỉ được hỗ trợ luật sư để giải quyết vụ án.
     
    Còn đối với các khách hàng cá nhân, người đó vẫn đủ tư cách để đại diện theo ủy quyền.

    Phan Quang Khánh

    Công Ty Luật TNHH Tinh Tế - luattinhte.vn

    ---quangkhanh2t@gmail.com---

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangkhanh2t vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (06/05/2017)
  • #453076   06/05/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


     

    quangkhanh2t viết:

     

    Theo mình nghĩ là đối với trường hợp khách hàng của luật sư thì tập sự chỉ được hỗ trợ luật sư để giải quyết vụ án.
     
    Còn đối với các khách hàng cá nhân, người đó vẫn đủ tư cách để đại diện theo ủy quyền.

     

     

    Nghĩa là vẫn đựơc quyền đại diện nhưng với 1 trong 2 tư cách sau đây thôi hả bạn quangkhanh2t, chứ không phải với tư cách luật sư?

    - Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

    Bào chữa viên nhân dân." 

     

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 06/05/2017 07:58:55 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #453504   15/05/2017

    quangkhanh2t
    quangkhanh2t

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2016
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 20 lần


    shin_butchi viết:

     

    quangkhanh2t viết:

     

    Theo mình nghĩ là đối với trường hợp khách hàng của luật sư thì tập sự chỉ được hỗ trợ luật sư để giải quyết vụ án.
     
    Còn đối với các khách hàng cá nhân, người đó vẫn đủ tư cách để đại diện theo ủy quyền.

     

     

    Nghĩa là vẫn đựơc quyền đại diện nhưng với 1 trong 2 tư cách sau đây thôi hả bạn quangkhanh2t, chứ không phải với tư cách luật sư?

    - Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

    Bào chữa viên nhân dân." 

     

    Thì tập sự luật sư đâu phải là luật sư đâu shin, nên nếu ra Tòa với tư cách là tập sự luật sư đối với vụ án, vụ việc của luật sư hướng dẫn thì không được.

    Nhưng đối với các khách hàng, người thân, bạn bè ủy quyền cho mình thì mình vẫn đại diện hợp pháp được, miễn sao không với tư cách tập sự là được.

    Phan Quang Khánh

    Công Ty Luật TNHH Tinh Tế - luattinhte.vn

    ---quangkhanh2t@gmail.com---

     
    Báo quản trị |  
  • #452996   04/05/2017

    longofs
    longofs
    Top 500
    Male


    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2017
    Tổng số bài viết (165)
    Số điểm: 1890
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 47 lần


    Đặt trường hợp người tập sự hành nghề luật sư đại diện cho đương sự tại Tòa án, làm sao Tòa án biết họ có phải là người tập sự hành nghề luật sư hay người dân bình thường được nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn longofs vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (06/05/2017)
  • #453025   05/05/2017

    binhtkl
    binhtkl

    Male
    Sơ sinh


    Tham gia:07/09/2016
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 3 lần


    "Trong khi theo quy định pháp luật tố tụng dân sự thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bao gồm:

    - Luật sư

    - …

    - Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.

    (Khoản 2 Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

    Hoặc tại Khoản 1 Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì người bào chữa có thể là:

    - Luật sư;

    - Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

    - Bào chữa viên nhân dân." 

    Sao Luật luật sư lại quy định gấy cản trở, khó hiểu ?

    Trong khi bất cứ ai cũng phải có kến thức rèn luyện thực tế, có sai thì mới thành công nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn binhtkl vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (06/05/2017)
  • #453077   06/05/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    binhtkl viết:

    "Trong khi theo quy định pháp luật tố tụng dân sự thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bao gồm:

    - Luật sư

    - …

    - Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.

    (Khoản 2 Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

    Hoặc tại Khoản 1 Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì người bào chữa có thể là:

    - Luật sư;

    - Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

    - Bào chữa viên nhân dân." 

    Sao Luật luật sư lại quy định gấy cản trở, khó hiểu ?

    Trong khi bất cứ ai cũng phải có kến thức rèn luyện thực tế, có sai thì mới thành công nhỉ?

    Mình cũng đồng ý với ý kiến của bạn này, thấy nó cứ vô lý sao, chả nhẽ luật sư tập sự không bằng người bình thường, trong khi trình độ kiến thức luật của họ hơn hẳn 

     
    Báo quản trị |  
  • #453083   06/05/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chào các bạn,

    Tôi có 2 vấn đề trao đổi cùng các bạn :

    - Thứ nhất, theo tôi Luật sư tập sự không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa là vì chưa đủ kinh nghiệm để làm điều đó, việc xử lý tình huống trong suốt quá trình phiên tòa diễn ra nói chung và giai đoạn tranh luận nói riêng không phải chỉ cần kiến thức Luật là được mà còn cần nhiều kỹ năng khác. Tôi từng chứng kiến nhiều Luật sư trẻ mới vào nghề (là Luật sư chính thức chứ không còn là Luật sư tập sự) đứng trước Tòa run lập cập, nói lắp bắp cái nọ xọ cái kia ! Một lý do khác là về vấn đề tư cách, đạo đức, các nhà làm Luật qui định như vậy để đề phòng việc "trò phản thầy", việc này thực tế xảy ra đã khá nhiều nhưng quá tế nhị nên tôi không thể nói chi tiết, chỉ ngắn gọn rằng khi cả xã hội bị suy đồi đạo đức như hiện nay thì giới Luật sư cũng không ngoại lệ.

    - Thứ hai, bạn nào kết luận Luật sư tập sự hơn hẳn người bình thường về kiến thức Luật là rất vội vàng. Người bình thường ở đây là "người bình thường làm người đại diện, người bảo vệ trong phiên tòa", thực tế không ai ngây ngô đi nhờ hoặc bỏ tiền ra thuê một người bình thường không am hiểu Luật để làm điều đó cho mình, trái lại, tôi cam đoan bất cứ "người bình thường" nào mà đã dám tham gia phiên tòa với tư cách người đại diện, người bảo vệ thì họ rất phi thường về kiến thức Luật, ngay cả Luật sư nổi tiếng, nhiều năm kinh nghiệm có khi còn phải "thúc thủ" với họ chứ đừng nói là Luật sư trẻ mới ra nghề hoặc Luật sư tập sự.

    Trong một phiên tòa tại Tỉnh Bình Dương, vị Luật sư nổi tiếng ở Tỉnh này bảo vệ cho bên Nguyên và "Người bình thường đại diện cho bên Bị" đã tranh luận quyết liệt. Thoạt đầu vị Luật sư có vẻ xem thường "ông già" đại diện của Bị đơn nhưng rồi bằng lập luận sắc bén, khoa học kết hợp với tài hùng biện và kiến thức uyên thâm không chỉ về Luật mà còn về lĩnh vực bổ trợ như Logich học, Tâm lý học.... "Người bình thường" đã chứng minh lập luận của vị Luật sư bên Nguyên là ngụy biện, cố tình bóp méo Pháp luật và từng bước dồn vị Luật sư này tới chỗ "tôi không có ý kiến tranh luận gì thêm" ! Phiên tòa kết thúc, vị Luật sư nổi tiếng nán lại tìm hiểu về "Người bình thường" mới giật mình khi biết rằng "Người bình thường" là giảng viên lâu năm ở một Trường Luật nổi tiếng cả nước mới vừa nghĩ hưu và 2 trong 3 vị Thẩm phán thuộc Hội đồng xét xử phúc thẩm hôm đó chính là học trò của "Người bình thường" !

    Trân trọng.

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (06/05/2017) nguoinhaque009 (14/05/2017) cttruongthanh (08/05/2017) phapchebtg (23/04/2021)
  • #453088   06/05/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    TranTamDuc.1973 viết:

    Chào các bạn,

    Tôi có 2 vấn đề trao đổi cùng các bạn :

    - Thứ nhất, theo tôi Luật sư tập sự không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa là vì chưa đủ kinh nghiệm để làm điều đó, việc xử lý tình huống trong suốt quá trình phiên tòa diễn ra nói chung và giai đoạn tranh luận nói riêng không phải chỉ cần kiến thức Luật là được mà còn cần nhiều kỹ năng khác. Tôi từng chứng kiến nhiều Luật sư trẻ mới vào nghề (là Luật sư chính thức chứ không còn là Luật sư tập sự) đứng trước Tòa run lập cập, nói lắp bắp cái nọ xọ cái kia ! 

    Trân trọng.

    Cám ơn ý kiến của chú TranTamDuc.1973, nhưng mà theo cháu nghĩ cái chỗ này chưa ổn, nếu không tập sự, không cho đứng trước phiên tòa lúc tập sự thì lúc trở thành luật sư chính thức làm sao họ có thể mạnh dạn đứng lên tranh luận hả chú? Ai mà không một vài lần trong lần vấp ngã, thất bại thì mới đứng đi vững được? 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (06/05/2017)
  • #453091   06/05/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    À, cháu đọc tiếp đoạn sau của điều luật đó nhé, nguyên văn : " Người tập sự hành nghề luật sư được đi cùng với luật sư hướng dẫn gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, nguyên đơn, bị đơn và các đương sự khác trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính khi được người đó đồng ý; giúp luật sư hướng dẫn nghiên cứu hồ sơ vụ, việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ, việc và các hoạt động nghề nghiệp khác; được tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý.

    Luật sư hướng dẫn phải giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản này."
     
    Tóm lại, nếu được Luật sư hướng dẫn đồng ý thì Luật sư tập sự tha hồ mà rèn luyện kỹ năng, gồm cả rèn luyện kỹ năng phát biểu trước đám đông và kỹ năng tiếp xúc, làm việc với cơ quan công quyền cháu nhỉ ?
     
    Thân.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (14/05/2017) cttruongthanh (08/05/2017) flyhuy157 (13/04/2019)
  • #453098   06/05/2017

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    Thực tế thì ở tòa mình cũng có người tập sự luật sư làm đại diện theo ủy quyền của đương sự để tham gia tố tụng. Nhưng vấn đề là làm sao tòa án biết được người đó có đang trong thời gian tập sự luật sư hay không? xin thưa là không thể biết được nên "thấy cũng tội mà thôi cũng kệ".

     
    Báo quản trị |  
  • #453505   15/05/2017

    quangkhanh2t
    quangkhanh2t

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2016
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 20 lần


    Mà mình thấy ý kiến của luật sư này cũng có phần đúng!

    NGƯỜI TẬP SỰ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ THAM GIA TỐ TỤNG VỚI TƯ CÁCH ỦY QUYỀN ĐẠI DIỆN CÓ BỊ COI LÀ VI PHẠM LUẬT LUẬT SƯ HAY KHÔNG?
     

    Trong thời gian qua, tại các cấp Tòa án xuất hiện một số người tập sự hành nghề luật sư đến tham gia tố tụng tại các phiên tòa dân sự với tư cách là người nhận ủy quyền để tham gia tố tụng thay mặt cho các đương sự.

    Do Luật Dân sự không giới hạn quyền được tham gia tố tụng theo ủy quyền; các cấp Tòa án cũng không thể biết ai là người đang tập sự hành nghề luật sư và ai là người dân được đại diện theo ủy quyền hoặc không biết có quy định cấm người tập sự hành nghề luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện nên đã mặc nhiên chấp nhận việc người tập sự hành nghề luật sư thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý thông qua việc tham gia tố tụng với hình thức ủy quyền đại diện, trái với quy định của Luật Luật sư.

    Luật Luật sư Việt Nam quy định tại điều 14 khoản 3 như sau: “3. Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp, nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật...”. Mặc dù đã có quy định như trên song phần lớn những người tập sự hành nghề luật sư, do nhu cầu học nghề, nắm bắt công việc, kiếm sống… đã tìm rất nhiều cách để được tham gia tố tụng, trong đó rất nhiều người đã tham gia tố tụng theo hình thức ủy quyền tại các phiên tòa dân sự ở các cấp Tòa án.

    Qua trao đổi, không ít người, kể cả luật sư, đều cho rằng: pháp luật không cấm người dân tham gia ủy quyền đại diện, người tập sự hành nghề luật sư là người dân, khi họ tham gia ủy quyền đại diện thì họ chỉ dùng tư cách người dân, chứ không dùng tư cách người tập sự hành nghề luật sư nên việc ngăn cấm họ là không thỏa đáng. Tuy nhiên, khi đã đăng ký tham gia tập sự hành nghề luật sư - là những người sẽ trở thành luật sư trong tương lai, người tập sự phải đặt mình dưới sự điều chỉnh của Luật Luật sư, cụ thể là tại điều 14, khoản 3 nêu trên. Người tập sự hành nghề luật sư không thể cho rằng mình là dân nên được làm những gì pháp luật không cấm.

    Chúng ta không phủ nhận những nhu cầu chính đáng cùa những người tập sự hành nghề luật sư như đã trình bày ở trên, nhưng nếu muốn trau dồi nghề nghiệp, những người tập tự hành nghề luật sư vẫn có nhiều cách như: đến các phiên tòa để nghe, quan sát, ghi nhận, tham gia tố tụng cùng với luật sư hướng dẫn, thường xuyên trao đổi, học hỏi nghiệp vụ từ các luật sư, tích cực cập nhật kiến thức… Thiết nghĩ, để hạn chế tiến đến loại trừ hoàn toàn việc người tập sự hành nghề luật sư lách luật để tham gia tố tụng, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư cần thực hiện tốt chức năng tự quản của Đoàn Luật sư như: Tăng cường giám sát người tập sự hành nghề luật sư thông qua luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư; lập danh sách những người tập sự hành nghề luật sư gửi đến các cấp Tòa án đề nghị hỗ trợ ngăn chặn hành vi vi phạm Luật Luật sư nêu trên; lập văn bản nhắc nhở gửi đến các tổ chức hành nghề luật sư, trong đó có ghi rõ biện pháp chế tài khi phát hiện người tập sự hành nghề luật sư lách luật để tham gia tố tụng theo ủy quyền.          

    Luật sư Tạ Quang Tòng

    (Đoàn Luật sư tỉnh Đak Lak)

     

    Phan Quang Khánh

    Công Ty Luật TNHH Tinh Tế - luattinhte.vn

    ---quangkhanh2t@gmail.com---

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangkhanh2t vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (16/05/2017)
  • #453608   16/05/2017

    quangkhanh2t
    quangkhanh2t

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2016
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 20 lần


    Chà, chủ thớt sửa bài của mình luôn à =))
    Chu đáo quá, cảm ơn chủ thớt =))

    Phan Quang Khánh

    Công Ty Luật TNHH Tinh Tế - luattinhte.vn

    ---quangkhanh2t@gmail.com---

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangkhanh2t vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (16/05/2017)
  • #453611   16/05/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    quangkhanh2t viết:

    Chà, chủ thớt sửa bài của mình luôn à =))
    Chu đáo quá, cảm ơn chủ thớt =))

    Này Admin chứ không phải Shin :) 

     
    Báo quản trị |  
  • #453620   16/05/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Cảm ơn câu hỏi của bạn. Theo mình được biết là tập sự hoặc cá nhân thông thường được đại diện ủy quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Còn người này thực tế không tham gia tranh tụng, bào chữa các vụ án hình sự mặc dù mình nghiên cứu mình thấy luật không cấm điều này. Trên thực tế vẫn có trường hợp cá nhân bào chữa cho cá nhân nhưng đó là số ít, hiếm gặp, còn thông thường phải là luật sư mới tham gia vụ án hình sự, còn dân sự không giới hạn.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #552365   21/07/2020

    Người chưa nổi tiếng

    Trước tiên mình khen bạn cũng khá am hiểu pháp luật. Nhưng bạn còn thiếu một tí để mình gợi ý cho bạn nhé. Tất cả các điều, khoản bạn liệt kê ra là để nhầm hỏi tại sao tập sự không được làm? Vậy nếu tập sự được làm thì sẽ như thế nào? Tập sự sẽ ngang với luật sư phải không? Có thiệt hại gì cho nơi tập sự đang tập sự hay không? Vv...muốn chuyển sang chất mới thì lượng phải đủ.Đây chỉ là ý kiến cá nhân tôi. Chúc bạn thành công.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsucaonhan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/07/2020)
  • #552935   27/07/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1140)
    Số điểm: 8310
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    có hàng trăm hàng ngàn những quy định tương tự như thế, khi đã dựa trên những căn cứ khách quan nhất có thể thì cho ra một điều luật mà thiếu tính viện dẫn nó tuy nhiên không ai bác bỏ nó, nhưng nó vẫn xảy ra và áp dụng thực tiễn. Như vậy, cũng không phải là vấn để đáng để bàn luận theo chiều hướng tiêu cực.

     
    Báo quản trị |  
  • #552959   27/07/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề Tại sao tập sự Luật sư không được làm đại diện, bào chữa nêu trên, theo quan điểm cá nhân của mình thì việc mình đồng ý nên theo quy định tại pháp luật về tố tụng hình sự hơn vì mình thấy có sự mâu thuẫn trong khi việc hạn chế này là chưa phù hợp cho lắm. Cần sự thống nhất hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #571788   30/05/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1140)
    Số điểm: 8310
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Nhin chúng tập sự vẫn tuân theo sự hướng dẫn của luật sư, nếu như đại diejn như vậy trong trường hợp hoạt đọng dịch vụ không tốt sé ảnh hưởng trực tiếp đến văn phòng công ty luật đó và uy tín của luật sư hướng dẫn.

     
    Báo quản trị |