tại sao nói khoa học trở thành lực lượng sản xuát trực tiếp

Chủ đề   RSS   
  • #16976 20/10/2009

    ruacon_yomi

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tại sao nói khoa học trở thành lực lượng sản xuát trực tiếp

    làm ơn lập dùm dàn ý cho câu hỏi này nha:"hãy chỉ ra một số thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại để làm rõ luận điểm:ngày nay khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp"
     
    78138 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #16977   23/10/2009

    thuank3412
    thuank3412

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    tài liệu cho bạn nè

    #ccc" align="left">các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất
    Quá trình sản xuất ra của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên nhằm khai thác hoặc cải biến các vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của con người. Vì vậy, quá trình sản xuất luôn có sự tác động qua lại của ba yếu tố cơ bản là sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.
    Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong quá trình lao động. Sức lao động khác với lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
    - Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội. Lao động là hoạt động đặc trưng nhất, hoạt động sáng tạo của con người, nó khác với hoạt động bản năng của động vật.
    Quá trình lao động cũng là quá trình phát triển, hoàn thiện con người và xã hội loài người. Con người ngày càng hiểu biết tự nhiên hơn, phát hiện ra các quy luật của tự nhiên và xã hội, cải tiến và hoàn thiện các công cụ sản xuất, làm cho sản xuất ngày càng có hiệu quả hơn.
    Nền sản xuất xã hội càng phát triển thì vai trò nhân tố con người càng được tăng lên. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đặt ra những yêu cầu mới đối với sức lao động, đặc biệt là khi loài người bước vào nền kinh tế tri thức thì các yêu cầu đó càng trở nên bức thiết, trong đó lao động trí tuệ ngày càng tăng trở thành đặc trưng chủ yếu nói lên năng lực của con người trong quan hệ với tự nhiên.
    - Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đó là yếu tố vật chất của sản phẩm tương lai. Đối tượng lao động gồm có hai loại:
    + Loại có sẵn trong tự nhiên như: các loại khoáng sản trong lòng đất, tôm, cá ngoài biển, đá ở núi, gỗ trong rừng nguyên thuỷ... Loại đối tượng lao động này, con người chỉ cần làm cho chúng tách khỏi mối liên hệ trực tiếp với tự nhiên là có thể sử dụng được. Chúng là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp khai thác.
    + Loại đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của lao động trước đó gọi là nguyên liệu. Loại này thường là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến. Cần chú ý rằng mọi nguyên liệu đều là đối tượng lao động nhưng không phải mọi đối tượng lao động đều là nguyên liệu.
    Trong quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội, vai trò của các loại đối tượng lao động dần dần thay đổi. Loại đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên có xu hướng cạn kiệt dần, còn loại đã qua chế biến có xu hướng ngày càng tăng lên. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang và sẽ tạo ra nhiều vật liệu mới có các tính năng mới, có chất lượng tốt hơn, đó là các vật liệu "nhân tạo". Song cơ sở của các vật liệu nhân tạo này vẫn có nguồn gốc từ tự nhiên, vẫn lấy ra từ đất và lòng đất. Đúng như U. Pétti, nhà kinh tế học cổ điển người Anh, đã viết: Lao động là cha còn đất là mẹ của mọi của cải vật chất.
    - Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu của con người.
    Tư liệu lao động gồm có:
    + Công cụ lao động là bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động; biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người.
    + Bộ phận phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, băng truyền, đường sá, bến cảng, sân bay, phương tiện giao thông vận tải, điện nước, bưu điện, thông tin liên lạc v.v., trong đó hệ thống đường sá, cảng biển, cảng hàng không, các phương tiện giao thông vận tải hiện đại và thông tin liên lạc... được gọi là kết cấu hạ tầng sản xuất.
    Trong tư liệu lao động thì công cụ lao động (C. Mác gọi là hệ thống xương cốt và bắp thịt của nền sản xuất) giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Trình độ của công cụ sản xuất là một tiêu chí biểu hiện trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội. C. Mác đã viết: "Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào"1. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng sản xuất cũng có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong nền sản xuất hiện đại. Kết cấu hạ tầng có tác động đến toàn bộ nền kinh tế, trình độ tiên tiến hoặc lạc hậu của kết cấu hạ tầng sản xuất sẽ thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Ngày nay, khi đánh giá trình độ phát triển của mỗi nước thì trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng là một chỉ tiêu không thể bỏ qua. Vì vậy, đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất là một hướng được ưu tiên và đi trước so với đầu tư trực tiếp.
    Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp của ba yếu tố sản xuất cơ bản nói trên theo công nghệ nhất định. Trong đó sức lao động giữ vai trò là yếu tố chủ thể còn đối tượng lao động và tư liệu lao động là yếu tố khách thể của sản xuất. Sự phân biệt giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động chỉ có ý nghĩa tương đối. Một vật là đối tượng lao động hay tư liệu lao động là do chức năng cụ thể mà nó đảm nhận trong quá trình sản xuất đang diễn ra. Sự kết hợp đối tượng lao động với tư liệu lao động gọi chung là tư liệu sản xuất. Như vậy quá trình lao động sản xuất, nói một cách đơn giản, là quá trình kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất.

    #ccc" align="left"> 

    #ccc" align="left">Bài viết vi phạm sẽ bị xóa!
    Cập nhật bởi LawSoft02 vào lúc 23/10/2009 10:56:52
     
    Báo quản trị |  
  • #16978   20/10/2009

    thuank3412
    thuank3412

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    vài nét khái quát Cách mạng khoa học kỹ thuật

    #ccc" align="left">

    #ccc" align="left"> vài nét khái quát       

      Cách mạng khoa học kỹ thuật là một khái niệm ra đời trong vài thập kỷ gần đây, cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất. tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng lịch sử loài người đã trải qua hai cuộc cách mạng lớn về khoa học và kỹ thuật: cuộc cách mạng kỹ thuật và cách mạng công nghiệp gắn liền với nó trong thế kỷ XVIII-XIX và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra từ giữa thế kỷ XX đến nay.

    #ccc" align="left">          Giống như cách mạng kỹ thuật thế kỷ XVIII-XIX, cách mạng khoa học kỹ thuật thế kỷ XX diễn ra trước hết do những đòi hỏi ngày càng cao của con người về cả vật chất lẫn tinh thần. những đòi hỏi đó càng trở nên cấp bách trong bối cảnh của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai cùng với sự bùng nổ dân số và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái sinh (như than đá, dầu lửa…). để nâng cao năng suất lao động (với những công cụ sản xuất mới), để có vũ khí mới có hiệu quả hơn về tấn công và phòng thủ, thay thế các nguồn tài nguyên đang vơi cạn bằng những vật liệu mới. con người càng phải đi sâu nghiên cứu khoa học kỹ thuật…

    #ccc" align="left">
     
    Báo quản trị |