Tại sao ngân hàng hành xử côn đồ, coi thường pháp luật?

Chủ đề   RSS   
  • #261930 17/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Tại sao ngân hàng hành xử côn đồ, coi thường pháp luật?

     

    “Bần cùng sinh đạo tặc” có lẽ đây là lời lý giải chính xác nhất cho những hành vi côn đồ, thiếu văn hóa và trái luật của các ngân hàng trong thời gian qua.

    Năm 2008 dưới tác động của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế nước nhà cũng trên “bước tiến” khủng hoảng và tiếp diễn đến mãi bây giờ. Thời điểm phát sinh suy thoái các ngân hàng trong nước vẫn hoạt động bình thường, lợi nhuận lớn, và dường như là pháo đài bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, đến năm 2012 Chính phủ không còn đủ sức để bao bọc đứa con cưng của mình nữa, và chính thức từ đây các ngân hàng bị đẩy vào sân chơi chung của sự suy thoái.

    Từ vị thế siêu lợi nhuận giờ thì đầy nợ xấu, đa phần món nợ đó bị chiềm trong bất động sản; mà tình hình bất động sản hiện hành là quả bong bóng căng to đang xì hơi. Vì thế nợ xấu giờ trở nên cực xấu. Với mục đích bảo toàn lợi ích của mình các Ngân hàng thay vì đòi nợ một cách đúng pháp luật thì đã hành xử côn đồ, trái pháp luật.

    1. Siết nợ kiểu luật “rừng”

    Năm 2012, một ngân hàng thương mại thuê vệ sĩ bao vây con đường ngang qua nhà máy cồn ethanol của Công ty Cổ phần Đồng Xanh (Quảng Nam). và hút số cồn còn lại trong nhà máy của Công ty Đồng Xanh để bán xử lý nợ quá hạn của công ty này. Khi bị dân ngăn cản không cho phá cửa vào nhà máy, nhóm vệ sĩ đã xô xát với người dân gây náo loạn.

    2. Tranh giành con nợ

    *Đầu tháng 5/2013, các ngân hàng như: SeABank, MB, Techcombank, Ocean Bank, LienVietPost Bank... chặn xe, mắc võng bao vây trước hai cổng của Công ty Cổ phần XNK Châu Âu và Công ty Sản xuất - Thương mại Âu Mỹ nằm tại khu công nghiệp Quất Động (Thường Tín, Hà Nội) để ngăn chặn không cho hàng xuất ra khỏi công ty. Nguyên nhân là do công ty Âu Mỹ đã vay lượng vốn không hề nhỏ của nhiều ngân hàng, nhưng hiện đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và có nguy cơ phá sản.

    *Ngày 9/5/2013, Mười lăm  người tự xưng là đại diện cho MB và VIB đã tự ý vào kho hàng của Công ty Cổ phần SX&TM Inox Thành Trung tại Hà Nội và lấy đi 40 cuộn inox vốn là hàng hóa bảo đảm thế chấp vay vốn của công ty Thành Trung tại SeABank và do Công ty Bảo vệ Đông Nam Á trông giữ, bất chấp sự ngăn cản của lực lượng bảo vệ.

    3. Luật “rừng” xử lại ngân hàng

    Quả là “gieo gió ắt gặp bão”, khi ngân hàng dùng luật “rừng” để đòi nợ thì chủ nợ của họ cũng dùng cách này để đối xử với họ.

    Tháng 8/2012, một số chi nhánh HDBank Hà Nội đã bị một nhóm người xưng danh là khách hàng mang băng rôn, biểu ngữ bao vây trước cửa. Với lý do là HDBank nợ tiền công ty, từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trước đó.

    Mối quan hệ giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp là mối quan hệ vô cùng quan trọng – sợi dây liên kết để cùng nhau phát triển kinh tế cũng như chia sẻ khó khăn. Có thời kỳ doanh nghiệp ăn nên làm ra thì trả lãi đúng hạn cho ngân hàng, ngân hàng lời và sẵn sàng cho doanh nghiệp huy động tiếp, đôi khi không cần tài sản thế chấp. Khi kinh tế khủng hoảng có doanh nghiệp nào muốn nợ ngân hàng đâu, chỉ vì họ không có tiền để trả; đáng lẽ ra ngân hàng phải chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp, để doanh nghiệp an tâm làm ăn thì ngân hàng mới lớn mạnh vậy mà ngân hàng lại là kẻ sống theo tiêu chí “có phúc cùng hưởng, có họa tự chịu”.

    Xét về lý lẫn về tình thì cách hành xử của các ngân hàng là côn đồ, thiếu văn hóa, coi thường pháp luật và không thể chấp nhận được.

    Bài viết có tham khảo: http://www.tienphong.vn

     
    6375 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    SAdmin (17/05/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #261993   17/05/2013

    trieuvietthang
    trieuvietthang

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/04/2013
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 4 lần


    Xét đi thì cũng nên xét lại, tại sao các con nợ lại bị hành xử như vậy, bản chất Ngân hàng cũng là doanh nghiệp, cũng phải kinh doanh, nhưng lại phải đối mặt với một tâm lý rất chuối: Chiếm dụng vốn!!! Mặt khác, chính các con nợ có hành vi vi phạm trước, phần lớn số con nợ đề cập trong bài này đều đang đứng trước việc bị khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Một vấn đề nữa, chính cơ chế và hành lang pháp lý cho việc xử lý nhanh chóng tài sản thế chấp ở nước ta còn quá kém, mặc dù NĐ 163 có nhiều quy định để xử lý tài sản thế chấp nhưng thực tiễn thì rất khó có hiệu quả! Nếu Ngân hàng không nhanh tay thì chính Ngân hàng sẽ là nạn nhân của những đối tượng con nợ "Bần cùng sinh đạo tặc"  này!

    Thực sự khi đi kiểm tra tài sản thế chấp thì có mấy khi thấy tài sản còn đủ đâu, toàn bị tráo đổi hoặc đã mất mát rồi, đằng sau những vụ việc lùm xùm này là hàng tá các thỏa thuận để vớt vát tiền, danh dự của cả đôi bên! Nếu đưa ra cơ quan pháp luật để xử lý thì đợi đến khi các vị ra quyết định xử lý được thì có lẽ tài sản thế chấp chỉ còn cái kho trống không!!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trieuvietthang vì bài viết hữu ích
    phantantai2012 (17/05/2013)
  • #262008   17/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


          Ngân hàng và doanh nghiệp về bản chất là họ phải gắn bó, liên kết nhau để tồn tại. Tuy nhiên, không thể thay đổi nguyên tắc bất di, bất dịch là "Có vay phải có trã".

          Khi đến hạn trả nợ, nếu DN không có khả năng thanh toán thì phải gặp ngân hàng để bàn bạc xin gia hạn hoặc tìm biện pháp giải quyết.  Không có ngân hàng nào muốn "xiết" tài sản của doanh nghiệp cả (không phải vì họ "thương" doanh nghiệp mà vì nó rắc rối hơn nhận tiền mặt nhiều). Nếu không kiên quyết thu nợ hoặc khởi kiện làm cho tài sản thế chấp bị thất thoát, thời hiệu khởi kiện hết thì cán bộ ngân hàng có thể bị xử lý hình sự đó!

           Những trường hợp căng thẳng như bạn nêu trên có thể do doanh nghiệp không chịu hợp tác với ngân hàng hoặc đã có bản án của tòa án,  nếu không thì đã có dấu hiệu hình sự rồi.

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phantantai2012 vì bài viết hữu ích
    trieuvietthang (17/05/2013)
  • #579657   26/01/2022

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Tại sao ngân hàng hành xử côn đồ, coi thường pháp luật?

    Mình thấy các công ty hỗ trợ các gói vay còn hành xử còn kinh khủng hơn. Đã vay thì phải có trả, do vậy trường hợp khách hàng vay nhưng không trả đúng hẹn, hoặc tìm cách chạy trốn. Thì tất nhiên, ngân hàng họ phải dung đến những biện pháp mạnh. Những nơi cho vay nặng lãi, tín dụng đen còn hành xử côn đồ hơn rất nhiều

     
    Báo quản trị |  
  • #579686   27/01/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Tại sao ngân hàng hành xử côn đồ, coi thường pháp luật?

    Về vấn đề của bài viết thì thực tế các ngân hàng thường thông qua đơn vị trung gian để thực hiện các hành vi đòi nợ nêu trên chứ không trực tiếp thực hiện dưới tên gọi của ngân hàng mình. Lúc này, các hành vi đòi nợ thái quá sẽ do đơn vị trung gian đó chịu trách nhiệm, tránh gây ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng. Việc lựa chọn cách này để nhằm mục đích tạo áp lực lên người nợ tiền, buộc họ phải trả nhanh chứ theo thủ tục đòi nợ thông thường qua con đường tố tụng thì thường thời gian rất lâu.

    Cập nhật bởi MewBumm ngày 27/01/2022 01:08:35 CH chính tả
     
    Báo quản trị |  
  • #584886   31/05/2022

    Cảm ơn tác giả cho chúng ta thấy thực tế dù là ngân hàng thì trong vấn đề vay trả cũng đôi lúc có cách hành xử mang tính bạo lực. Tuy nhiên, việc tạo áp lực bằng các sử dụng bạo lực không phải là sự lựa chọn đúng đắn bởi ngân hàng khi thực hiện cho vay có thể chấp đảm bảo theo đó vẫn nên thực hiện theo trình tự thủ tục theo quy định pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #584894   31/05/2022

    Tại sao ngân hàng hành xử côn đồ, coi thường pháp luật?

    Theo mình thấy do có nhiều lý do, lý do lớn nhất là do các bên đều chịu áp lực kinh doanh, áp lực kinh tế để cố gắng chạy chỉ tiêu. Tuy nhiên, cách làm đòi nợ như trên thì khó có thể chấp nhận được, gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự, hoang mang trong dư luận xã hội.
     
     
    Báo quản trị |