Tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần quan tâm đến sở hữu trí tuệ?

Chủ đề   RSS   
  • #510722 24/12/2018

    Tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần quan tâm đến sở hữu trí tuệ?

    Làn sóng toàn cầu hóa ngày một phát triển, thị trường kinh doanh ngày càng đông đúc, bên cạnh những “ông lớn” chiếm thị phần áp đảo trong lĩnh vực kinh doanh với các sản phẩm phổ biến đến người tiêu dùng thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cũng đang vươn mình vực dậy. Tất nhiên, chiến lược gia nhập thị trường ấn tượng nhất dành cho SME phải song hành với các sản phẩm vượt trội về chất lượng, giá cả, dịch vụ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ mạnh. Vậy giải pháp tối ưu nào làm cho sản phẩm của SME trở nên khác biệt, thu hút và giảm thiểu sự tác động của đối thủ cạnh tranh?

    Công cụ Sở hữu trí tuệ được xem là giải pháp pháp lý hiệu quả, cung cấp cách thức và quản trị nguồn tri thức, sáng tạo, trí tuệ mà SME đã bỏ ra. Khi sở hữu một sản phẩm khác biêt được bảo hộ sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp đã đi trước đối thủ một bước về sự độc quyền trong việc khai thác và sử dụng đối tượng này trong một khoảng thời gian nhất định, đủ để gia tăng doanh thu, lợi nhuận vả tiếp tục cải tiến những sản phẩm chất lượng tương tự, mang lại một chuỗi sản phẩm mới, thu hút khách hàng tiềm năng. Sở hữu độc quyền đối với: bản quyền, nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh,… giúp SME: gia tăng sức cạnh tranh trong thị trường liên quan; hạn chế cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; cơ sở chứng minh khi có tranh chấp phát sinh; khẳng định vị thế thương hiệu;….

    Tuy nhiên, thực tế hiện nay, SME chưa thật sự quan tâm đến quyền tài sản này dẫn đến một số trường hợp đáng tiếc. Thị trường Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập trong việc giải quyết những thủ đoạn kinh doanh trá hình, không lành mạnh, do đó, cần có sự đề phòng, nhất là đối với những chiến binh mới khi vừa bắt đầu nhập cuộc. Một khi khinh suất, đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng được điểm yếu, sản xuất và cho ra những mặt hàng tương tự, bán với giá thành rẻ, sẵn sàng lật đổ SME. - bởi họ đã có chỗ đứng trên thị trường, là thương hiệu được khách hàng ưa chuộng, có nhà phân phối lớn, nguồn nguyên liệu giá rẻ,… Như vậy, mọi chi phí, thời gian nghiên cứu, sáng tạo và trí tuệ đều trở thành vô nghĩa; còn đối thủ cạnh tranh không mất một xu nào lại được hưởng lợi trực tiếp.

    Dự liệu hết tất cả những yếu tố xảy ra giúp SME có thể đứng vững trên thị trường ngay từ khi bắt đầu. Công cụ sở hữu trí tuệ sẽ là một phương tiện đắc lực giúp SME có thể bảo hộ được thương hiệu, giá trị của tài sản vô hình.

     
    1982 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn uyennguyen059 vì bài viết hữu ích
    GHLAW (25/12/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #510777   25/12/2018

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Theo mình thấy, ở Việt Nam vấn đề này các "ông chủ" khi tiến hành khởi nghiệp vẫn chưa quan tâm đúng mức lắm. Thời buổi "người khôn của khó" và cạnh tranh trên thị trường thì ngày càng quyết liệt, chỉ khi bị vi phạm mới tiến hành những biện pháp bảo vệ là hết sức chậm trễ. Vấn đề sở hữu trí tuệ sẽ là một trong những vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp trong tương lai, từ ví dụ về việc áp thuế của Mỹ với hàng hóa Trung Quốc vì lý do kiểm soát sở hữu trí tuệ cũng cho thấy được mức độ quan trọng và tầm ảnh hưởng của vấn đề này, qua đó cũng thấy được vấn đề này có thể sẽ không dừng lại ở lãnh thổ quốc gia mà nó còn là xu thể của toàn cầu trong tương lai. Các doanh nghiệp cần trú trọng tới sở hữu trí tuệ hơn nữa vì chỉ có thế với mới bảo vệ được thương hiệu, hàng hóa , ... tài sản của mình.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn GHLAW vì bài viết hữu ích
    uyennguyen059 (25/12/2018)