Tôi xin phép chưa trả lời thẳng vào câu hỏi của bạn mà tôi chỉ cung cấp thêm 1 vài thông tin:
Không chỉ ở Pháp mà ngay ở Việt Nam trước năm 1960 cũng có các công tố viên nằm trong toà án. Ban soạn thảo Hiến pháp 1946 có 7 thành viên, trong đó có Bộ trưởng Bộ Tư pháp lúc đó là LS Vũ Trọng Khánh- người được nhận bằng cử nhân luật tại trường luật của Pháp. Trưởng ban soạn thảo Hồ Chí Minh tuy không học chuyên ngành luật nhưng có thời kì khá dài sông ở Pháp nên chắc chắn Bác đã nghiên cứu kĩ Hiến pháp CH Pháp. Và, nói chung, trước năm 1945, VN là thuộc địa của Pháp nên VN bị ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống pháp luật tại mẫu quốc. Chính vì vậy, Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam - Hiến pháp 1946 cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi Hiến pháp CH Pháp.
Mãi đến năm 1960, lần đầu tiên Việt Nam có hệ thống Viện Kiểm sát độc lập khỏi Toà án. Có lẽ thời điểm này, những cán bộ pháp lí được đào tạo tại Liên Xô đã chiếm ưu thế. Tư tưởng của Lê Nin về pháp luật, về công tác kiểm sát thể hiện trong Hiến pháp Liên Xô cũng đã tác động không nhỏ đến Hiến pháp 1960 của Việt Nam:
Trích Hiến pháp 1960:
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Điều 105
Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự có quyền kiểm sát trong phạm vi do luật định.
Điều 106
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là năm năm.
Tổ chức của các Viện kiểm sát nhân dân do luật định.
Điều 107
Viện kiểm sát nhân dân các cấp chỉ chịu sự lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 108
Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.