Tại sao Bộ GD&ĐT đề nghị cho học sinh nghỉ hết tháng 2 chứ không phải ra lệnh?

Chủ đề   RSS   
  • #538826 15/02/2020

    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Tại sao Bộ GD&ĐT đề nghị cho học sinh nghỉ hết tháng 2 chứ không phải ra lệnh?

    Mình lấy từ bài báo này:

    Bộ GD&ĐT đề nghị cho học sinh cả nước nghỉ hết tháng 2

    Bộ trưởng GD&ĐT đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố xem xét cho học sinh, sinh viên nghỉ đến hết tháng 2.

    Ngày 14/2, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ có công văn gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    Theo đó, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ GD&ĐT đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét cho học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học đến hết tháng 2.

    Căn cứ tình hình thực tế nghỉ học của các địa phương trong cả nước, Bộ GD&ĐT quyết định điều chỉnh lùi thời điểm kết thúc năm học 2019-2020 và các mốc thời gian kế hoạch năm học chung của ngành.

    https://news.zing.vn/bo-gd-dt-de-nghi-cho-hoc-sinh-ca-nuoc-nghi-het-thang-2-post1047293.html

    Do vậy mình thắc mắc là vấn đề giáo dục là do bộ quyết định mới đúng vậy tại sao còn phải xin phép Ủy Ban Nhân Dân? Lẽ ra nên ra lệnh trực tiếp chứ không phải đề nghị? Ủy Ban Nhân Dân với Bộ cái nào lớn hơn?

     
    3013 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn kyhuuphat123 vì bài viết hữu ích
    AryaStark (17/02/2020) ThanhLongLS (15/02/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #538839   15/02/2020

    lamkylaw
    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Cho nghỉ học: Vì sao Bộ không quyết mà lại đề nghị địa phương?

     

    (Chinhphu.vn) - Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp hiện nay, Bộ GDĐT đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét tiếp tục cho học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học đến hết tháng 2/2020.

    Bộ đề nghị địa phương kéo dài thời gian nghỉ học

    Chiều 14/2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ đã có công văn hỏa tốc gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viện do dịch bệnh Covid-19.

    Công văn nêu rõ, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp hiện nay, Bộ GDĐT đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét tiếp tục cho học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học đến hết tháng 2/2020.

    Căn cứ tình hình thực tế nghỉ học của các địa phương trong cả nước, Bộ GDĐT quyết định điều chỉnh lùi thời điểm kết thúc năm học 2019 - 2020 và các mốc thời gian kế hoạch năm học chung của ngành và sẽ có hướng dẫn chi tiết các địa phương xây dựng phương án điều chỉnh hoạt động dạy học để đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chương trình giáo dục và đào tạo.

    Thẩm quyền thuộc Chủ tịch UBND tỉnh

    Lý giải vì sao Bộ GDĐT không quyết định cho học sinh nghỉ học mà lại đề nghị địa phương, trên báo Giáo dục và Thời đại PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Bộ GDĐT cho biết, điều này phải thực hiện theo quy định của pháp luật mà cụ thể ở đây là Nghị định số 127 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục.

    Một trong những trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh (được quy định tại khoản 3, Điều 6, Nghị định 127) là: Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; bảo đảm đủ biên chế công chức quản lý giáo dục, đủ số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt, đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, tiến tới tổ chức học 2 buổi/ngày ở giáo dục phổ thông; chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động giáo dục, chất lượng giáo dục, quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và người học thuộc phạm vi quản lý.

    Căn cứ vào đó, Bộ GDĐT đã ban hành Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ban hành khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017 - 2018 trong toàn quốc.

    Điều 4 của Quyết định 2071 ghi rõ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định: Kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn của địa phương; Thời gian nghỉ học và thời gian kéo dài năm học trong trường hợp đặc biệt. Dịch bệnh Covid-19 là trường hợp đặc biệt, nên Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thời gian nghỉ học của học sinh trên địa bàn.

    Tính mạng, sức khỏe của học sinh, giáo viên là trên hết

    Sáng cùng ngày (14/2), trả lời báo chí trong chuyến công tác kiểm tra việc triển khai Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và công tác phòng, chống, ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong trường học tại tỉnh Đồng Tháp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Bộ GDĐT sẽ lùi thời điểm kết thúc năm học.

    Bộ trưởng cho biết, hiện nay đã có một số địa phương báo cáo Bộ GDĐT việc sẽ cho học sinh đi học trở lại từ ngày 17/2 sau 2 tuần tạm nghỉ để phòng, phòng chống dịch Covid-19.

    “Tôi được biết lãnh đạo những địa phương này trên cơ sở tham mưu của Sở Y tế và Sở GDĐT, đã cân nhắc kỹ tình hình dịch bệnh ở địa phương để đưa ra quyết định cho học sinh đi học trở lại” - Bộ trưởng cho hay.

    Tuy nhiên, theo người đứng đầu ngành Giáo dục, do tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp nên các địa phương cần cân nhắc rất kỹ phương án cho học sinh đi học trở lại, chỉ cho học sinh đi học trở lại khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết thêm, Bộ GDĐT cũng đã có các kịch bản ứng phó với tình hình dịch, trong đó có việc lùi các mốc thời gian trong kế hoạch năm học chung, đặc biệt là sẽ lùi thời điểm kết thúc năm học. Đây là cơ sở để các địa phương thuận lợi trong việc giãn khung kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020 và triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh, trong đó có phương án cho học sinh tiếp tục nghỉ học (nếu cần thiết).

    “Việc lùi thời điểm kết thúc năm học sẽ gây một số khó khăn cho ngành và các địa phương tuy nhiên qua phân tích vẫn có thể khắc phục được bằng các giải pháp quản lý phù hợp của từng nhà trường, tại từng địa phương. Việc phòng, chống dịch bệnh dù được chuẩn bị tốt đến mấy cũng không thể chủ quan. Vì vậy, các địa phương phải đặc biệt chú ý đến khâu an toàn, an toàn mới đi học, đi học phải an toàn. Tính mạng, sức khỏe của học sinh, giáo viên là trên hết” - Bộ trưởng khẳng định./.

    Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/02/2020) AryaStark (17/02/2020)
  • #538851   15/02/2020

    zichzach79
    zichzach79
    Top 500
    Male
    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (138)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 90 lần


    Thực hiện theo phân cấp quản lý!Cấp nào trả lương cấp đó quyết định!Over

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn zichzach79 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/02/2020) AryaStark (17/02/2020)
  • #538863   16/02/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11357
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 201 lần


    Ngoài lý do phân cấp quản lý về công tác giáo dục tại địa phương giữa Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh ra thì cần phải xem xét tình hình hiện nay có cần phải áp dụng bắt buộc nghỉ học toàn quốc hay không nữa? Việc thay đổi lịch học này sẽ tác động đến cả kế hoạch hoạt động nguyên năm ngành giáo dục. Bên cạnh đó tình hình tại địa phương cụ thể như thế nào chỉ có người dân, người quản lý trực tiếp tại địa phương mới hiểu được nên đưa về cho địa phương quyết định là phù hợp.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn jellannm vì bài viết hữu ích
    AryaStark (17/02/2020)