Tài sản thừa kế thế vị?

Chủ đề   RSS   
  • #555281 21/08/2020

    Tài sản thừa kế thế vị?

     Kính chào luật sư! Tôi có một vấn đề thắc mắc kính mong luật sư tư vấn. Vụ việc là .Bà A đã mất năm 2020, khi bà A mất không để lại di chúc, Chồng bà A đã mất từ lâu, cha mẹ ruột của Bà A chết từ lâu,  Bà A có 2 ngừời con trai và ở 1 mình nuôi 2 con đến lớn đó là B và C, Ông B không có vợ con gì hết và chết năm 2013, ông C có vợ và 1 đứa con gái sinh năm 2009, năm 2014 ông C bị tại nạn chết. Tài sản khi chết bà A để lại là giấy chứng nhận quyền sử dụng mang tên Hộ bà Nguyễn Thị A, sổ được cấp năm vào các 2006, 2008, 2012, 2014.

    Vậy xin thưa nếu như vậy con của Ông C là người thừa kế duy nhất theo pháp luật đúng không ạ. Trường hợp này mong luật sư tư vấn dùm tôi con Ông C cần phải làm những thủ tục nào để nhận di sản do bà nội là Bà C để lại, và những người nào có liên quan đến thủ tục này. thì sẽ được chia như thế nào? Hiện nay tất cả các giấy tờ về sổ đỏ của bà A được vợ của Ông C cất giữ, con ông C chưa có chứng minh nhân dân.

    Chân thành cảm ơn . 

     
    847 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phuongvinhcuu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/08/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #556554   30/08/2020

    ntnanh2006
    ntnanh2006
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2020
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Đối với vấn đề của Anh thì bản thân tôi có quan điểm như sau:

    Theo như thông tin Anh cung cấp thì có thể hiểu như sau:

    Hộ gia đình bà Nguyễn Thị A đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tức là những thành viên trong hộ tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ sở hữu chung tài sản trên.  Nếu thời điểm cấp các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên trong hộ gia đình bà Nguyễn Thị A có đầy đủ 4 người thì tài sản trên sẽ đồng sở hữu cả 4 người.

    Trong trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thuộc sở hữu của 4 người tất cả những người trong hộ mất đều không để lại di chúc thì tài sản trên được chia thừa kế theo quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 và thứ tự hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể như sau:

    • Ông A: nếu vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của ông A còn sống thì tài sản của ông A sẽ thuộc về những người trên. Nếu hàng thừa kế thứ nhất cụ thể là cha mẹ ông A không còn ai thì sẽ chia cho hàng thừa kế tiếp theo mà trong trường hợp này là con ông C.
    • Bà A tương tự trường hợp ông A và di sản bà A để lại thuộc về con ông C.
    • Ông B tương tự trường hợp ông A và di sản bà A để lại thuộc về con ông C.
    • Ông C tài sản ông C để lại sẽ giải quyết tương tự trường hợp ông A và di sản bà A để lại thuộc về vợ và con của ông C. Nếu vợ ông C từ chối nhận di sản thì con ông C sẽ sở hữu toàn bộ di sản của 4 người trên.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về họp mặt những người thừa kế như sau:

    “Điều 656. Họp mặt những người thừa kế

    1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

    a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

    b) Cách thức phân chia di sản.

    2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.”

    Theo đó, để việc từ chối này hợp pháp thì vợ ông C phải lập văn bản về việc từ chối, báo cho những người thừa kế khác, người đang quản lý di sản và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

    Những người thừa kế theo pháp luật khi đã có sự thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế thì làm thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận đó tại Văn phòng công chứng.

     

     
    Báo quản trị |