Tài sản thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #518679 23/05/2019

    Tonthathongphuoc

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:23/05/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tài sản thừa kế

    Chào luật sư Em muốn nhờ luật sư tư vấn giúp em về việc thừa kế tài sản Ba mẹ em ly hôn từ khi em 2 tuổi, em theo mẹ em từ nhỏ và mẹ em nuôi 2 đứa con mà ba em không 1 đồng chu cấp. Em theo lời tòa xử là tới lúc 18t thì vô nhà nội ở, vì mẹ em cũng lấy lại chồng và theo về ở nhà chồng, mẹ em đã làm tròn bổn phận nuôi em khôn lớn. Và đúng 18t thì em vô nội ở, nhưng ông bà nội em đã mất khi em còn nhỏ, khi ông bà nội em mất thì có để lại di chúc là để nhà cho 2 chị em của em thờ cúng ông bà, nhưng di chúc đó viết bằng tay và chỉ đọc cho mấy người bà con và có mấy người ở xóm nghe thôi. Đến nay ba của em đã có người mới (không danh chính ngôn thuận) và đã có con riêng. Nên ba của em cứ hay la mắng, đánh đập em và đuổi em ra khỏi nhà. Vậy luật sư có cách nào giúp em với được không ạ. Em chỉ muốn sống yên ổn, an cư lạc nghiệp chứ không có ý đồ tranh chấp ạ.
     
    2927 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Tonthathongphuoc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #518684   23/05/2019

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Di chúc mà ông bà nội bạn để lại là di chúc không có người làm chứng nên phải tuân theo quy định về di chúc bằng văn bản không có người làm chứng tại Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó: “Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này”. Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    “1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

    a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

    b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

    c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

    d) Di sản để lại và nơi có di sản.

    2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.

    3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

    Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa, người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa”.

    Ngoài ra, Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện theo khoản 1 điều 630 Bộ luật Dân sự:

    1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

    b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

    Như vậy, nếu di chúc của ông bà nội bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tính hợp pháp và nội dung nêu trên thì được coi là hợp pháp và di sản thừa kế của ông bà nội bạn được chia theo nội dung di chúc đó. Trong trường hợp di chúc để lại không đáp ứng đủ các điều kiện trên thì bị coi là không hợp pháp và di sản thừa kế của bạn sẽ được chia theo pháp luật thì bố bạn và những hàng thừa kế khác được hưởng. Theo đó, trong trường hợp di chúc nêu trên là hợp pháp bạn thể làm đơn khởi kiện chi tài sản theo di chúc. Tuy nhiên Ông bà ta thường lấy câu: “ Lọt sàng xuống nia”, “Anh em như thể tay chân”... để răn dạy con cháu, dù sao thì bố bạn cũng là những người thân thuộc, ruột thịt nên bạn không nên có hành động như vậy để giữ gìn đạo lý làm con, làm anh, tránh thiên hạ chê cười. Việc phân chia di sản thừa kế tạm gác qua một bên, sau này tính cũng chưa muộn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #518724   23/05/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Theo như lời bạn trình bày ở trên, thì có một vài điều cần phải làm rõ trước khi đưa ra được lời tư vấn hỗ trợ bạn một cách chính xác nhất. Để một bản di chúc được xác định là hợp pháp và được sử dụng để làm căn cứ chia di sản thừa kế thì phải đáp ứng được đủ điều kiện theo khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015

    "Điều 630. Di chúc hợp pháp

    1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

    b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật."

    Để chứng minh di chúc hợp pháp thì có thể dùng bệnh án của người mất và lời làm chứng của những người hàng xóm để làm căn cứ.

    Di chúc mà ông bà để lại trước lúc mất được lập thành văn bản, có đọc cho mấy người hàng xóm và bà con nghe. Vậy, trên di chúc đã có chữ ký của người đã mất và có người làm chứng chứng kiến nhưng không ký vào văn bản. Vậy di chúc thuộc dạng di chúc bằng văn bản không có người làm chứng theo quy định tại Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015:

    "Điều 633. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

    Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

    Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.

    Điều 631. Nội dung của di chúc

    1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

    a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

    b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

    c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

    d) Di sản để lại và nơi có di sản.

    2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.

    3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

    Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa."

    Bạn cần kiểm tra chính xác lại nội dung của bản di chúc xem đã đáp ứng theo quy định tại Điều 631 chưa?

    Nếu cả 2 vấn đề trên bạn giải quyết được thì khả năng cao bạn có thể sử dụng di chúc đó để chia di sản mà ông bà để lại. Còn nếu không đáp ứng được thì lúc đó di sản mà ông bà để lại sẽ chia theo pháp luật.

    “Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;”

    Theo quy định trên thì Bố bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bạn thuộc hàng thừa kế thứ 2. Vậy khi hàng thừa kế thứ nhất vẫn có thì sẽ chia cho người thuộc hàng thứ nhất và bạn sẽ không được chia di sản thừa kế của ông bà mất để lại.

    Trên đây là tư vấn của mình để bạn tham khảo, hi vọng có thể giúp bnaj trong việc giải quết vấn đề.

     
    Báo quản trị |  
  • #524182   29/07/2019

    Việc phân chia di sản thừa kế phải đáp ứng theo quy định pháp luật theo điều 612, điều 630, điều 633, điều 651theo BLDS 2015

    Vậy theo quy định trên thì Bố bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bạn thuộc hàng thừa kế thứ 2. Vậy khi hàng thừa kế thứ nhất vẫn có thì sẽ chia cho người thuộc hàng thứ nhất và bạn sẽ không được chia di sản thừa kế của ông bà mất để lại.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhthuc30 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/07/2019)
  • #524527   31/07/2019

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn cung cấp, bố mẹ bạn ly hôn thì có thỏa thuận miệng với nhau rằng bạn ở với bố thì sau này được hưởng di sản của bố, em trai bạn ở với mẹ thì sau này được hưởng di sản của mẹ. Tuy nhiên, đây chỉ là thỏa thuận miệng giữa bố mẹ bạn khi ly hôn, không có người làm chứng nên không xác định được tính hợp pháp của thỏa thuận này.

    Theo thông tin bạn cung cấp thì Quyền sử dụng đất mà bố mẹ bạn có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, Quyền sử dụng đất bố mẹ được hình thành có được sau kết hôn chỉ là tài sản chung khi vợ chồng chưa chia. Giấy chứng nhận vẫn đứng tên cả bố và mẹ bạn và đây là tài sản chưa chia thì mẹ bạn vẫn được sở hữu ½ căn nhà và đất. Do bố bạn chết không để lại di chúc, theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành khi bố bạn mất không để lại di chúc thì tài sản bố bạn để lại sẽ chia thừa kế theo pháp luật. Cụ thể những người thừa kế thứ nhất của bố bạn còn sống tại thời điểm chia thừa kế sẽ được hưởng di sản mà bố bạn để lại với phần ngang nhau.

    Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    ...

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau

    Theo quy định trên thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: bạn, anh chị bạn, ông bà nội bạn (nếu còn sống) sẽ được hưởng di sản thừa kế bố bạn để lại.  Sau khi đã xác định được trường hợp của mình là khai nhận thừa kế theo di chúc hay khai nhận thừ kế theo pháp luật lúc đó gia đình bạn sẽ cần quan tâm đến thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định hiện hành. Trường hợp tài sản thừa kế có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp thì gia đình liên hệ phòng công chứng để tiến hành theo các bước sau:

    - Người được yêu cầu phòng công chứng thực hiện thủ tục: Tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.

    - Hồ sơ yêu cầu công chứng việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế bao gồm: (i) Giấy chứng nhận quyền sở hữu với tài sản thừa kế; (ii) Giấy tờ chứng minh nhân thân (Giấy CMND, thẻ căn cước, hộ chiếu) của các thừa kế; (iii) Sổ hộ khẩu của các thừa kế; (iv) Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của anh/chị/em; Giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ anh (chị) …).

    - Quy định về thủ tục: Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

    Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật Công chứng năm 2014.

    Khi người được hưởng di sản thừa kế không đồng tình với thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, hoặc việc công chứng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế không thực hiện được do sự bất đồng giữa những người thừa kế, tài sản thừa kế không có giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp thì người hưởng di sản thừa kế được quyền khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu cơ quan này phân chia di sản thừa kế cho bạn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/08/2019)
  • #525009   03/08/2019

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Đã trả lời

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.