Tài sản thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #324392 21/05/2014

    vohong0509

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:20/05/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Tài sản thừa kế

    Ba cháu mất nhưng lúc mất chỉ dặn dò chuyện nhà cửa bằng miệng có mọi người đều nghe thấy, để lại tài sản cho mẹ con cháu, lúc ấy ba sắp mất nên không viết di chúc.. Sau khi ba mất, mẹ cháu muốn bán 1 miếng đất nhưng ra phòng công chứng không đồng ý vì nói muốn bán phải có ông bà nội, vì họ cũng được hưởng thừa kế, nên họ phải ra ký vào giấy ko nhận thừa kế và chuyển qua cho mẹ cháu thì mới bán được.. Nhưng cháu nghe nói còn có di chúc bằng miệng nữa ạ ? Vậy cháu phải làm như thế nào để mẹ cháu có thể bán được đất mà không cần phải thông qua ông bà nội ạ? Và làm sao để di chúc bằng miệng của ba cháu có hiệu lực ạ? Luật sưu giải đáp giúp cháu với. Cháu cảm ơn

     
    4961 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #324589   22/05/2014

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào bạn!

    Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:

    1 - Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

    2 - Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

    Di chúc miệng được coi là hợp pháp khi đủ các điều kiện tại khoản 5 điều 652 Bộ luật Dân sự 2005: "Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực."

    Vì vậy, trường hợp của ba bạn thì di chúc miệng này là không hợp pháp nên được xác định đây là chia thừa kế theo pháp luật.

    Hàng thừa kế thứ nhất gồm: cha, mẹ (ông bà nội bạn), vợ (mẹ bạn) và các con. Di sản thừa kế sẽ chia đều, bằng nhau cho các đồng thừa kế.

    Vì vậy, Công chứng yêu cầu như trên là đúng rồi

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #324915   25/05/2014

    vohong0509
    vohong0509

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:20/05/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn luật sư đã tư vấn. Pa cháu mất năm 2012, Cháu muốn hỏi thêm là khi ra công chứng ủy quyền tài sản thừa kế của ông bà cho mẹ con cháu thì cần mang theo những giấy tờ gì ? và Ủy quyền có thù lao hay không có thù lao là sao?  sau này có phát sinh vấn đề gì không? thời gian ủy quyền là như thế nào ạ? Nếu lên phòng công chứng thì nên điền vào 2 mục đó như thế nào là tốt nhất để khỏi nảy sinh vấn đề sau này ạ ? Mong luật sư giải đáp rõ giúp .

     
    Báo quản trị |  
  • #325208   27/05/2014

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào bạn!

    Ông, bà bạn có thể úy quyền cho mẹ bạn thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế và làm một số công việc khác liên quan đến di sản của bố bạn.

    Mẹ bạn nên liên hệ trực tiếp với Văn phòng/phòng công chứng trên địa bàn để được hướng dẫn thủ tục, hồ sợ cụ thể

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #325388   28/05/2014

    luathuythanh
    luathuythanh
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2014
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 3619
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 171 lần


    Chào bạn,

    Tôi có một số quan điểm giải đáp các thắc mắc của bạn như sau:

    Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) về hình thức của di chúc thì:

    Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

    Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.

    Về hình thức di chúc miệng, Điều 651 BLDS quy định như sau:

    1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

    2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

    Để di chúc miệng được hợp pháp, Điều 652 BLDS quy định:

    1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. 

    Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì mẹ con bạn đã không thực hiện việc yêu cầu những người chứng kiến ghi chép lại nội dung di chúc của cha bạn và không thực hiện công chứng, chứng thực trong thời hạn quy định.

     

    Luật sư Nguyễn Văn Thành - Công ty Luật Huy Thành - http://luathuythanh.vn/

    Hotline miễn phí 24/7: 1900 6179

    Tầng 3, Tòa nhà 243 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

    Email: luat.huythanh@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Đức Chánh - Công ty luật Đức Chánh

Địa chỉ: 91 Nguyễn Văn Thủ, P.Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại tư vấn: 08.66.540.777. Email: luatsuchanh@gmail.com

Website: www.luatducchanh.vn - luatsuchanh.com