Tài sản được và không được dùng thế chấp

Chủ đề   RSS   
  • #522665 03/07/2019

    shinichi45

    Female
    Mầm

    Bến Tre, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2015
    Tổng số bài viết (62)
    Số điểm: 805
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 90 lần


    Tài sản được và không được dùng thế chấp

    >>> 03 bước bán nhà đang thế chấp tại ngân hàng

    >>> Những tài sản "thường" là đối tượng của hợp đồng giao dịch bảo đảm

    Thế chấp tài sản là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong giao dịch. Như vậy, tài sản nào được và tài sản nào không được dùng để thế chấp?

    1. Tài sản được dùng thế chấp gồm:

    - Động sản và bất động sản thuộc sở hữu của bên thế chấp.

    Tài sản này có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. (Căn cứ Điều 295, 317, 318 Bộ luật Dân sự 2015).

    Ví dụ như: 

    + Đất đai; 

    + Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

    + Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

    +  Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

    - Đối với bất động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.

    Lưu ý: một số tài sản để được thế chấp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định, như:

    - Chủ đầu tư được thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở (căn cứ Điều 7 Thông tư 26/2015/TT-BTC);

    - Tổ chức, cá nhân được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai (căn cứ Điều 7 Thông tư 26/2015/TT-BTC);

    - Thế chấp một phần tài sản theo tỷ trọng vốn hình thành nên tài sản đó cho bên thứ ba (đối với các tài sản hình thành từ nguồn vốn được Chính phủ bảo lãnh và các nguồn vốn khác) thì chỉ được thế chấp phần giá trị vượt quá dư nợ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ và phải có ý kiến của Bộ Tài chính trước khi thực hiện. (Điều 3 Thông tư 10/2016/TT-BTC)

    - Trường hợp khác nếu pháp luật có quy định.

    2. Tài sản không được thế chấp:

    Tài sản không thuộc sở hữu của bên thế chấp: tài sản bên thế chấp được giao quản lý, thuê, mượn…

    Tài sản thuộc sở hữu của bên thế chấp nhưng không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để thực hiện thế chấp như:

     + Tài sản được hình thành từ khoản vay được Chính Phủ bảo lãnh để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác, mà không phải thế chấp cho chính khoản vay này. (Điều 3 Thông tư 10/2016/TT-BTC).

     + Các tài sản cần đáp ứng điều kiện để được thế chấp đã nêu trên: một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai... mà không đáp ứng điều kiện pháp luật quy định đó.

     + Trong vay thế chấp Ngân hàng thì quy định tài sản không dùng thế chấp, ví dụ như:

    -> Tài sản đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu;

    -> Tài sản đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    -> Tài sản đang thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ khác;

    -> Tài sản không có đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật;

    -> Các tài sản mà Nhà nước quy định cấm kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng.

    -> Tài sản đang còn tranh chấp.
     
    -> Tài sản không thuộc sở hữu hợp pháp của người thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
     
    -> Tài sản đi thuê, đi mượn;
     
    -> Tài sản đang bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, niêm phong, phong toả, tài sản đang làm thủ tục giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp.
     
    ->  Tài sản khó cất giữ, bảo quản, kiểm định, đánh giá

    Nếu còn trường hợp nào các bạn hãy cùng đóng góp nhé.

     
    5662 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn shinichi45 vì bài viết hữu ích
    VTNvacongsu (02/10/2024) enychi (07/07/2019) vocaomaithanh (04/07/2019) ThanhLongLS (03/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận