Tai nạn giao thông này xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #245033 22/02/2013

    alexchau

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tai nạn giao thông này xử lý như thế nào?

    Trưa ngày 19/2 cả gia đình em đang đi đèo Pren hướng lên Đà Lạt thì một thanh niên đi xe gắn máy đổ dốc đâm vào đầu xe (Xe ba em là xe Innova 7 chỗ).  Công an giám định hiện trường là xe ba em đi đúng luật, đúng tốc độ, và vẫn còn bên phần đường của mình, người thanh niên đi quá tốc độ, đúplê chiếc xe taxi, đi qua phần đường xe em và thắng gấp đâm thẳng vào xe nhà em. Do quán tính nên chiếc xe máy này văng ra nên bị hư hỏng nặng, còn người thanh niên bị thương chảy máu ngay đầu, bất tỉnh nên nhà em cho người đi theo mang tới bệnh viện cấp cứu. Sau sự việc thì xe ba em bị giam lại, công an đã xác định lỗi là bên xe gắn máy, theo như công an Đà Lạt nói thì gia đình em vẫn phải chờ người đó khỏe lại một chút để bên gia đình đó ký giấy bãi nại. Gia đình em đã chịu mọi chi phí nhập viện, chụp hình, mổ ban đầu. Ban đầu thì bên phía công an và bệnh viện nói là người này không sao , sẽ phục hồi nhanh. Công an cũng gấp rút giúp gia đình em hoàn tất giấy tờ bãi nại để mau lấy xe về, họ cũng thuyết phục bên gia đình người kia khi tỉnh lại sẽ ký giấy bãi nại. Nhưng khoảng 2 ngày sau thì bên phía bệnh viện thông báo người này bị khá nặng, phải mổ nhiều lần, rồi sau đó phải mang não người đó về Sài Gòn nuôi.

    Em có thắc mắc là về việc viết bãi nại. Chuyện này lỗi là do bên xe gắn máy tại sao phải chờ bên người đó ký bãi nại. Nếu phải chờ ký bãi nại, thì bên gia đình người đó ký được không, hay phải đợi người đó tỉnh lại ký hết, rồi mới có thể lấy xe ra? Chi phí bệnh viện là bên nào trả, bởi theo em biết là bên người này bị lỗi, nhưng em có nghe nói là mình phải trả phần nào để họ mau chóng kỹ bãi nại cho mình. Nhưng lỡ như người này nằm khá lâu, và có thể phải nuôi suốt đời thì không lẽ nhà em phải bỏ ra khá nhiều tiền để nuôi người đó, rồi nếu như vậy thì chừng nào xe nhà em mới có thể lấy ra? Nếu gia đình người đó và bên công an yêu cầu em nên trả tiền viện phí, thì gia đình em có quyền từ chối được không? Nếu không trả thì không lẽ người đó không chịu ký bãi nại, rồi phải chờ lên tòa, trong khi người này vẫn còn nằm viện.

    Mong các luật sư có thể trả lời gấp giùm em tình huống này. Em xin cảm ơn!

     
    11995 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #245235   23/02/2013

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

              1. TRÁCH NHIỆM TRONG VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG

               Nếu ba bạn không có lỗi trong vụ tai nạn đó thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, ba bạn vẫn phải bồi thường thiệt hại (do nguồn nguy hiểm cao độ gây nên) theo quy định tại Điều 623 Bộ luật hình sự, cụ thể như sau:

    "Ðiều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

    Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.".

               2. ĐỐI VỚI VIỆC TẠM GIỮ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

             Quyết định số 18/2007/QĐ-BCA(C11) ngày 05/01/2007 của Bộ Công an ban hành Quy  trình điều tra giải quyết tại nạn giao thông đường bộ quy định:

           Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết. 

     

            Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền. 
             Như vậy, thời gian giữ xe phụ thuộc vào quá trình điều tra, xác minh, khám nghiệm của cơ quan công an.   
    - Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ sẽ được xử lý theo quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 10 Quyết định số như sau: "Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện".  
    - Trường hợp tai nạn giao thông có dấu hiệu của tội phạm: Khi đó, chiếc xe là vật chứng của vụ án hình sự nên việc xử lý sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự: 
    "1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản. 
    2. Vật chứng được xử lý như sau: 
    a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ; 
    b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước; 
    c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước; 
    d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; 
    đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ. 
    3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án." 

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #245296   23/02/2013

    alexchau
    alexchau

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin luật sư cho em hỏi tiếp về vấn đề bãi nại. Công an đã xác định là bên người điều khiển xe máy là bên có lỗi, gia đình em đã sẵn sàng viết đơn bãi nại cho người này, không cần bồi thường thiệt hại xe hơi (vì đã có bảo hiểm xe lo) . Vậy tại sao bên người đó có lỗi mà vẫn phải chờ bãi nại từ bên đó? Xin nói rõ hơn cho em biết về luật pháp quy định trong vấn đề này.

    Công an thành phố Đà Lạt kêu ba em vẫn phải chờ người đó khỏe lại 1 xíu, sau đó ký bãi nại thì mới có thể lấy xe ra. Chuyện này có liên quan gì hay khác gì với việc tạm giữ phương tiện giao thông như luật sư đã nói trên không ạ?

    Theo như luật sư nói thì dù không có lỗi nhưng do là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nên vẫn phải bồi thường, vậy cho em hỏi mức bồi thường trong trường hợp này là bao nhiêu % trong tổng viện phí chữa trị cho người thanh niên này, hay sẽ tùy 2 bên gia đình thương lượng với nhau ạ?

    Em xin cám ơn! Mong luật sư hồi âm gấp.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư ĐẶNG VĂN CƯỜNG, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà VP số 65B phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, thành phố Hà Nội

Mobile: 0977.999.896 - 046.2929.386. Fax: 0437.327.407

Gmail: :LuatSuChinhPhap@gmail.com. Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn