Ở các nước phương Tây, nếu xe bị thiệt hại do điều kiện đường sá yếu kém, chủ phương tiện có thể khiếu nại đòi bồi thường lên cơ quan phụ trách quản lý con đường. Bởi nếu nhà nước có trách nhiệm duy tu sửa chữa sẽ phải chịu trách nhiệm khi tai nạn xảy ra do điều kiện an toàn không được đảm bảo trong chừng mực hợp lý. Tuy nhiên đó là ở Mỹ, một nước đi trước chúng ta rất nhiều. Còn ở Việt Nam không khó để bắt gặp các ổ gà, ổ voi mang đến sự mất an toàn cho người đi đường bất cứ lúc nào.
Để nhận được bồi thường từ nhà nước vì điều kiện đường sá xuống cấp, người kiện phải chứng minh được hai điều: Một là cơ quan xây đường biết hoặc phải biết về tình trạng xuống cấp của đường, hai là cơ quan trên đã không sửa chữa kịp thời.
Bên cạnh ổ voi ổ gà, còn nhiều yếu tố khác gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và có thể thuộc về lỗi bất cẩn của nhà nước như thiết kế đường không hợp lý, không có biển báo hoặc vị trí đặt biển gây nhầm lẫn, đường quá hẹp, đất đá sỏi, lề đường không đủ... cần phải có quy định để quy trách nhiệm cho cơ quan xây đường kém chất lượng.
Ở Việt Nam, đường xuống cấp chỉ khi xuất hiện rất nhiều các ổ gà, ổ voi, bị người dân phản ánh từ ngày này qua tháng nọ mới bắt đầu triển khai sửa chữa, chấp nối cho có. Trong khi những con đường đó là đường huyết mạch, đường người dân di chuyển thường xuyên, hằng ngày sinh sống nhưng họ đâu biết rằng nguy hiểm có thể đến với họ bất cứ lúc nào.
Cơ quan chức năng có trách nhiệm phải rà soát, kiểm tra các tuyến đường để kịp thời sửa chữa, bảo dưỡng để người dân có thể yên tâm lưu thông, không để những tai nạn đáng tiếc xảy ra, vì trên thực tế có rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do những ổ gà, ổ voi gây ra.
Đơn vị quản lý hạ tầng giao thông cần xem việc đảm bảo an toàn trên các tuyến đường là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Cơ quan, ban ngành quản lý hạ tầng giao thông cần chủ động kiểm tra, phát hiện và kịp thời xử lý hư hỏng trên đường. Vì nếu người dân bị tai nạn thì họ tự chịu chứ không ai chịu nên việc quan tâm vấn đề này là cần thiết.