Tài liệu ôn thi các môn Luật

Chủ đề   RSS   
  • #435178 05/09/2016

    OanhNguyenHoang

    Female
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2015
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Tài liệu ôn thi các môn Luật

    Phần 1: ôn tập luật tố tụng hình sự

    Bài 1: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?
    a. Không chỉ cơ quan tiến hành tố tụng có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn.-
    Trả lời: đúng, bộ đội biên phòng, kiểm lâm cũng có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn trong 1 số trường hợp, hơn nữa bắt người trong trường hợp quả tang thì ai cũng có quyền bắt!
    b. Chỉ cơ quan điều tra, viện kiểm sát có quyền thu thập chứng cứ.
    Trả lời: Sai, căn cứ điều 65- Tòa án cũng có quyền
    Bài 2: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?
    a. Người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có thể không bị tạm giam
    Trả lời: Đúng, căn cứ điều 88, phụ nữ có thai, người già yếu….
    b. Không chỉ Tòa án mới có quyền xử lý vật chứng.
    Trả lời: đúng, căn cứ điều 76, còn nhiều cơ quan khác như VKS, cơ quan điều tra
    Bài 3: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?
    a. Tạm giam có thể được áp dụng đối với phụ nữ có thai.
    Trả lời: đúng, khoản 2 điều 88
    b. Vật chứng được sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội có thể không bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước.
    Trả lời: Đúng, điểm b, khoản 2 điều 76
    Bài 4: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?
    a. Tạm giam không áp dụng đối với bị can là phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong mọi trường hợp. trả lời, Sai, khoản 2 điều 88
    b. Trong mọi trường hợp, người có nhược điểm về tâm thần không được tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người làm chứng. trả lời, sai, căn cứ điểm b, khoản 2 điều 55, bị nhược điểm về tâm thần mà có khả năng nhận thức được những tình tiết về vụ án và khai báo đúng đắn thì vẫn được làm ng làm chứng.
    Bài 5: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?
    a. Trong mọi trường hợp, người đã ra lệnh tạm giam có quyền thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam.
    Trả lời: sai, căn cứ điều 80, điều 88, điều 94 thì thủ trưởng cơ quan điều tra có quyền ra lệnh tạm giam nhưng việc hủy bỏ thì phải do VKS quyết định.
    b. Có thể dùng lời khai nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ để kết tội họ- trả Lời: Đúng, nếu nó phù hợp với những chứng cứ khác, chỉ không được dùng lời khai của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất kết tội thui!

    Bài 6: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?

    a. Trong mọi trường hợp, Thẩm phán không được ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam- Trả lời : Sai, căn cứ điều 80- Thẩm phán là chánh án thì vô tư
    b. Người bị thiệt hại do hành vi phạm tôi gây ra có thể không tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại.- trả lời, đúng, k phải ng bị hại thì tham gia với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

    Bài 7 : Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?

    a. Tạm giữ chỉ được áp dụng với người chưa bị khởi tố hình sự.-trả lời, sai, căn cứ điều 86 thì có tạm giữ ng bị truy nã, mà bắt người bị truy nã thì có thể nó đã bị khởi tố rồi!
    b. Người bị hại phải khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết về vụ án.- Có thẻ tử trối khai báo nếu có lý do chính đáng, khoản 4 điều 51

    Bài 8: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?

    a. Chỉ được bắt bị can để tạm giam vào ban ngày.- Đúng, khoản 3 điều 80, không có ngoại lệ! nếu có thắc mắc thì liên hệ với t để đc giải đáp!
    b. Vật chứng là kim khí quý, đá quý không được bảo quản tại Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. –Đúng, điểm b, khoản 2 điều 75, không có ngoại lệ kể cả trong trường hợp bất khả kháng thì khắc phục xong vẫn phải chuyển đi.

    Bài 9: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?

    a. Viện trưởng Viện kiểm sát không có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp
    b. Trong mọi trường hợp, người bào chữa có quyền tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can- Sai, khoản 1 điều 58

    Bài 10: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?

    a. Trong mọi trường hợp, việc thay đổi Thẩm phán là Chánh án tòa án do Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quyết định. Sai, thay đổi thẩm phán là chánh án tòa án mà thay đổi tại phiên tòa do HĐXX quyết định, khoản 2 điều 46
    b. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không giải thích được vì sao biết các tình tiết đó. Đúng, khoản 2 điều 67!

    Bài 11: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?

    a. Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có quyền ra quyết định khởi tố bị can.- đúng, căn cứ điều 34
    b. Nội dung kết luận giám định có thể được sử dụng để xác định căn cứ đình chỉ vụ án hình sự.- đúng, căn cứ vào điều 107, 169- khi mà kết luận giám định cho thấy vụ án thuộc các trường hợp đình chỉ vụ án quy định tại điều 107.

    Bài 12: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?

    a. Quyền bào chữa của bị can chỉ được thực hiện trong giai đoạn điều tra, truy tố. –theo quan điểm của t là Sai, mặc dù bị can là người đã bị khởi tố về mặt hình sự cho đến khi kết thúc tư cách bị can là khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử của tòa án, tuy nhiên trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì bị can vẫn tồn tại tư cách bị can, do đó bị can vẫn được thực hiện quyền bào chữa của mình với tư cách bị can chứ k phải với tư cách bị cáo.
    b. Các tình tiết ghi trong biên bản hoạt động điều tra, xét xử có thể không được sử dụng làm chứng cứ trong tố tụng hình sự.- Đúng, vì “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án” nếu những tình tiết đó không cần thiết cho việc giải quyết vụ án hoặc những tình tiết đó không liên quan gì đến vụ án.

    14: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?

    a. Viện kiểm sát tiến hành tố tụng trong mọi giai đoạn của tố tụng hình sự.
    b. Trong mọi trường hợp, người giám định do Tòa án trưng cầu không được từ chối tiến hành giám định.

    Bài 15: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?

    a. Người đã bị khởi tố về hình sự có thể bị bắt trong trường hợp khẩn cấp-đúng,
    b. Người bảo chữa cho bị cáo là người chưa thành niên có quyền kháng cáo bản án của Tòa án cả trong trường hợp bị cáo không đồng ý với việc kháng cáo đó.

    Bài 16: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?

    a. Trong mọi trường hợp, người thực hiện hành vi phạm tội phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra.- sai, vì có các trường hợp ng phạm tội không bị phát hiện, hoặc hết thời hiệu truy cứu, ng phạm tội chết …. Điều 107
    b. Lệnh bắt bị cáo để tạm giam không cần phê chuẩn của VKS trước khi thi hành. – Đúng, căn cứ điều 50 và điều 80, lệnh bắt bị cáo để tạm giam là do tòa án quyết định, không cần VKS phê chuẩn cũng như VKS không có quyền phê chuẩn

    Bài 17: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?

    a. Tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý liên quan đến vụ án đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.-sai, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan k có quyền thay đổi người tiến hành tố tụng. điều 54
    b. Biện pháp ngăn chặn tạm giam chỉ áp dụng đối với người đã bị khởi tố về hình sự. Đúng, căn cứ điều 88 thì chỉ áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo (là ng đã bị khởi tố về hình sự).

    Bài 18: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?

    a. Người bảo chữa có thể tham gia tố tụng trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự.-đúng, có thể tham gia từ khi có quyết định tạm giữ, điều 58
    b. Chỉ Cơ quan điều tra mới có trách nhiệm xác định sự thật của vụ án.-Sai, căn cứ điều 10

    Bài 19: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?

    a. Trong mọi trường hợp, bị can đã thành niên thì không cần chỉ định người bào chữa cho họ.-Sai, vẫn phải chỉ định trong trường họp người đã thành niên nhưng có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần mà k mời ng bào chữa, điều 57
    b. Trong mọi trường hợp, không được bắt bị can để tạm giam vào ban đêm.- Đúng, căn cứ khoản 3 điều 80!

    Bài 20: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?

    a. Tất cả những người tiến hành tố tụng đều có quyền thu thấp chứng cứ. sai, Thư kí tòa án thì thu thập chứng cứ cái nông nỗi gì!
    b. Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ mọi quyết định tạm giam trái pháp luật. sai, quyết định tạm giam của Tòa án thì VKS không có quyền hủy bỏ, việc hủy bỏ do chánh án tòa án quyết định, điều 177

    Bài 21: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?

    a. Quyền bào chữa của bị can có thể được thực hiện trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình. (cần chú ý tư cách bị can không tồn tại trong giai đoạn xét xử mà chỉ có trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thui)!
    b. Người bị hại có quyền kháng cáo theo hướng có lợi cho bị cáo- Đúng, luật không cấm!

    Cá nhân tuần 2- Tố tụnghình sự
    1. Chỉ viện kiểm sát mới có quyền luận tội bị cáo.

    Trả lời: Đúng, xuất phát từ chức năng và nhiệm vụ của VKS ( quyền công tố và giám sát hoạt động tư pháp), việc luận tội là một trong những hoạt động cần thiết để thực hiện việc công tố của VKS. Quyền này ghi nhận tại điểm đ, khoản 1 điều 37 và điều 217 BLTTHS 2003.

    2. Khi nói lời sau cùng tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo được trình bày thêm các tình tiết của vụ án.

    Trả lời: đúng, căn cứ điều 220,- rõ ràng rùi nên k ý kiến gì thêm.

    3. Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra.

    Trả lời: đúng, căn cứ điểm đ, khoản 2 điều 36- khi quyết định này không có căn cứ pháp luật, khoản 5 điều 112, khoản 4 điều 164- thẩm quyền thuộc về Viện trưởng, phó viện trưởng VKS.

    4. Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội ít nghiêm trong chỉ là tòa án nhân dân cấp huyện.

    trả lời, sai: căn cứ khoản 1,2 điều 170- đối với các tội nêu ở khoản 1 thì dù là ít nghiêm trọng thì thẩm quyền cũng k thuộc cấp huyện mà thuộc tòa cấp tỉnh, tòa cấp quân khu, ngoài ra một số vụ án ít nghiêm trọng thuộc cấp huyện thì tòa án cấp trên vẫn có thể lấy lên để xét xử.

    5. Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa không có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án

    trả lời, Đúng- căn cứ điều 37 thì kiểm sát viên không có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án. (còn ở tòa KSV có quyền gì thì mọi ng tự tìm hiểu).

    6. Trong mọi trường hợp, hội đồng xét xử sơ thẩm không được ra bản án nếu kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tòa.

    trả lời, Sai, căn cứ khoản 1,2 điều 222

    7. Viện kiểm sát không chỉ có quyền truy tố các bị can đã được Cơ quan điều tra đề nghị truy tố.

    trả lời: đúng, vì: căn cứ điều 112,113,114- Cơ quan điều tra thực hiện việc điều tra theo yêu cầu của VKS, và gửi kết quả điều tra cho VKS, còn việc VKS truy tố ai là quyền của VKS.

    8. Tòa án cấp sơ thẩm phải trả hồ sơ cho Viện kiểm sát khi thấy vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình.

    Trả lời, Sai, điều 174

    9. Trong mọi trường hợp nếu xác định vụ án không thuộc thẩm quyền của mình VKS phải chuyển vụ án cho Viện kiểm sát cấp trên.

    Trả lời, Sai, căn cứ khoản 4 điều 166

    [sociallocker]

    10. Không chỉ người bào chữa được Tòa án yêu cầu chỉ định bào chữa cho bị cáo chưa thành niên mới có quyền kháng cáo cho bị cáo.

    trả lời, Đúng, căn cứ điều 231

    11. Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, cơ quan điều tra phải ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra khác.

    Trả lời, sai, điều 116- kiến nghị với VKS

    12. Trong mọi trường hợp khi bị can mắc bệnh tâm thần, Thẩm phán phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.

    Trả lời, Sai, xem xét trên 3 khía cạnh:
    Thứ nhất, căn cứ vào giai đoạn tố tụng, theo như đề đề cập là tư cách bị can, tư cách bị can xuất hiện trong các giai đoạn điều tra, truy tố, và chuẩn bị xét xử và thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ là khác nhau.
    Thứ hai, trên khía cạnh thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ vụ án( trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ vụ án phải là thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa chứ không phải thẩm phán nào cũng có quyền đó).
    Thứ 3, việc mắc bệnh tâm thần đó phải có chứng nhận của hội đồng giám đinh pháp y.

    13. Trong mọi trường hợp, nếu người bị hại tự nguyện rút yêu cầu khởi tố trong giai đoạn điều tra, vụ án phải bị đình chỉ.

    Trả lời, Sai, căn cứ điều 105

    14. Kiểm sát viên tiến hành tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm có thể là kiểm sát viên của Viện kiểm sát đã kháng nghị.

    Trả lời: đúng, điều 245, ai không hiểu thì inbox mình giải thích

    15. Trong mọi trường hợp, nếu phát hiện việc điều tra có vi phạm thủ tục tố tụng, Thẩm phán phải ra quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.

    Trả lời, sai, chỉ ra quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung khi phát hiện vi phạm “nghiêm trọng” thủ tục tố tụng .- thế nào là vi phạm ngiêm trọng thủ tục tố tụng xem trong thông tư liên tich 01/2010/

    16. Không chỉ Hội đồng xét mới có quyền xét hỏi tại phiên tòa.

    Trả lời, đúng, khoản 2 điều 207

    17. Viện kiểm sát không có quyền truy tố bị can đã được Cơ quan điều tra đình chỉ điều tra.

    Trả lời, Sai, VKS thích thì hủy quyết định đình chỉ điều tra đó và truy tố bình thường.( trong trường hợp quyết định đình chỉ đó không có căn cứ pháp luật).

    18. Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể xét xử vụ án nếu người bào chữa vắng mặt.

    trả lời, Đúng, nếu không thuộc trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa, bị cáo không mời người bào chữa. điều 190.

    19. Cơ quan cảnh sát điều tra không có quyền điều tra tất cả các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại Bộ luật hình sự.

    trả lời: đúng, điều 110

    20. Bản án của Tòa án cấp phúc thẩm khi tuyên án làm chấm dứt tư cách bị cáo.
    21. Trong tố tụng hình sự, Kiểm sát viên có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra.

    Trả lời, Đúng, khoản 2 điều 112

    22. Hội đồng xét xử phúc thẩm không có quyền xem xét phần bán án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
    trả lời, Sai căn cứ điều 235, 240, 241

    23. Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân có thể điều tra các tội phạm do người ngoài quân đội thực hiện.

    trả lời đúng, người ngoài quân đội phạm tội có liên quan đến quân đội, ví dụ ăn trộm tài sản của quân đội chẳng hạn. đọc pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự 2002 và điều 110 luật tths.

    24. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm có thể không tính từ ngày tuyên án.

    Trả lời, Đúng, khoản 2 điều 234

    25. Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ của HĐXX.

    Trả lời, sai , VKS chưa đủ trình.
    Trả lời: khẳng đinh trên là SAI vì những lý do sau:
    Thứ nhất về tính hợp pháp, căn cứ vào khoản 3 điều 109 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 có quy định cụ thể rõ ràng như sau: “3. Trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án cấp trên”. Như vậy có thể thấy, dù Viện kiểm sát có thấy quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử là không có căn cứ, nhưng cũng không được phép tự mình hủy bỏ quyết định đó mà chỉ có quyền kháng nghị quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử lên tòa án cấp trên.
    Thứ hai về tính hợp lý, khi đọc đến khoản 3 điều 109 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 hẳn sẽ có người đặt ra câu hỏi rằng: Tại sao đối với quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm,..thì Viện kiểm sát có quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố đó, còn đối với quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ của Hội đồng xét xử thì Viện kiểm sát lại chỉ có quyền kháng nghị lên tòa án cấp trên mà thôi? Xin trả lời rằng không phải ngẫu nhiên mà nhà làm luật lại quy định như vậy, tất cả đều có những lý do hợp lý riêng, chúng ta cần để ý đến một trong những nguyên tắc cơ bản trong pháp luật tố tụng hình sự đó là nguyên tắc “bảo đảo hiệu lực của bản án và quyết định của Tòa án” , mọi Bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó.[1] Nguyên tắc này đã đảm bảo cho việc xét xử độc lập của Hội đồng xét xử, và cũng như bảo đảm cho nguyên tắc “không ai có quyền can thiệp vào công việc xét xử của Hội đồng xét xử”. Mà như chúng ta đã biết việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử chỉ xảy ra khi đang xét xử tại phiên tòa mà thôi.[2]
    Thứ ba, có câu hỏi đặt ra là tại sao lai kháng nghị lên Tòa án cấp trên mà không kháng nghị chính Tòa án đó để Tòa án đó xem xét? Câu trả lời cũng là để đảm bảo các nguyên tắc trong pháp luật tố tụng hình sự, nguyên tắc được đảm bảo ở đây là nguyên tắc “giám đốc việc xét xử” theo đó Tòa án cấp trên giám đốc việc xét xử của Tào án cấp dưới.[3]

    [/sociallocker]

    26. Chỉ Viện kiểm sát mới có quyền ra hạn điều tra.

    Trả lời: khẳng định trên là ĐÚNG, vì những lý do sau:
    Thứ nhất về tính hợp pháp, căn cứ vào khoản 2 điều 119 Bộ Luật hình sự thì “Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra”, như vậy có thể thấy trong trường hợp cần thiết phải ra hạn điều tra thì Cơ quan điều tra cũng không được trực tiếp ra hạn điều tra mà phải kiến nghị đến Viện kiểm sát để Viện kiểm sát xem xét và ra quyết định ra hạn điều tra. Có thể thấy rõ là luật chỉ quy định là Cơ quan điều tra yêu cầu chỉ “Viện kiểm sát” chứ không hề có quy định thêm bất kì cơ quan nào khác.
    Thứ hai, căn cứ vào khoản 3, 4, 5 điều 119 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền ra hạn điều tra thì:
    “3. Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát được quy định như sau:
    a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;
    b) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
    c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
    d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.
    4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
    5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết, nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá bốn tháng.
    Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng”.
    Như vậy chúng ta có thể thấy Luật quy định rất rõ ràng rằng loại tội phạm nào thì ra thời gian gia hạn như thế nào? Số lần gia hạn như thế nào? Và cũng chỉ quy định Viện kiểm sát cấp nào sẽ ra quyết định gia hạn điều tra trong những trường hợp nào mà không hề quy định có thêm một cơ quan nào khác có thẩm quyền gia hạn điều tra.[4] Như vậy, chỉ có Viện kiểm sát mới có thẩm quyền ra hạn điều tra.
    Thứ ba về tính hợp lý, sở dĩ pháp luật tố tụng hình sự lại quy định chỉ có Viện kiểm sát có quyền ra hạn điều tra là vì:
    Để đảm bảo tính đồng bộ trong hoạt động giữa các cơ quan, mỗi cơ quan tiến hành tố tụng sẽ có những hoạt động đặc thù riêng của mình. Trong đó Viện kiểm sát được biết đến với hai hoạt động chính là kiểm sát và công tố. Việc quy định thẩm quyền gia hạn điều tra cũng là để thực hiện nhiệm vụ kiểm sát của Viện kiểm sát, chỉ những vụ án nào cần thiết phải gia hạn điều tra thì Viện kiểm sát mới ra quyền định gia hạn điều tra, qua việc Cơ quan điều tra gửi yêu cầu gia hạn điều tra đối với vụ án đó, Viện kiểm sát cần kiểm tra và giám sát xem vụ án đó có cần thiết phải gia hạn điều tra hay không? Cơ quan điều tra có thực hiện đúng với quy định của pháp luật hay không? Viện kiểm sát cần phải xem xét cụ thể và sẽ đưa ra quyết định của mình. Việc quy định chỉ Viện kiểm sát mới có quyền gia hạn điều tra là để tránh việc chồng chéo thẩm quyền, nếu ai cũng có thẩm quyền ra hạn điều tra thì sẽ gây ra rắc rối, và không thống nhất trong công việc giải quyết vụ án một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.

    27. Viện kiểm sát không có quyền khởi tố bị can.

    Trả lời, Sai, khoản 1 điều 112

    28. Có thể triệu tập người không kháng cáo tham gia phiên tòa phúc thẩm.

    trả lời, Đúng, khoản 2 điều 245

    29. Khi tiến hành điều tra, nếu xác định vụ án có đồng phạm khác thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can.

    Trả lời, Sai, ra quyết định khởi tố bị can. Điều 126 ( chỉ ra quyết định sửa đổi quyết đinh khởi tố bị can khi có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn hành vi phạm tội khác).

    30. Trong mọi trường hợp, VKS rút toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, việc xét xử phúc thẩm phải bị định chỉ.

    31. Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bán án theo hướng tăng nặng nếu có kháng cáo theo hướng đó.

    Trả lời: Đúng, vì câu hỏi là “có thể”- có thể sửa theo hướng tăng nặng nếu- có căn cứ tăng nặng, có kháng cáo tăng nặng của người bị hại điều 249

    32. Người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên tự nguyện rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ trong mọi trường hợp.

    sai.

    33. Công dân chỉ được tố giác tội phạm với cơ quan tiến hành tố tụng.

    Sai, điều 101

    34. Không phải là mọi tình tiết mới được phát hiện đều là căn cứ kháng nghi tái thẩm.

    Đúng, chỉ những tình tiết mới được phát hiện mà có khả năng làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật điều 290.

     

    Cập nhật bởi OanhNguyenHoang ngày 05/09/2016 06:01:55 CH

    V.O

     
    11805 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #435179   05/09/2016

    OanhNguyenHoang
    OanhNguyenHoang

    Female
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2015
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    ÔN TẬP LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

    QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT:

    1.     Chế độ CXNT: chưa có giai cấp nn và pluật
    =>nguyên nhân chính là xung đột về lợi ích

    (của cải dư thừa công cụ lđ phát triển(đá,đồng,sắt,kim khí) của cải dồi dào do năng suất lđ cao làm xung đột lợi ích)

    II.  Chế độ xã hội phương Đông cổ đại

            Giai cấp thống trị: vua, quan, tăng lữ, những người giàu có

                         Vua là người đứng đầu cho nên vua nằm trong giai cấp thống trị

                         Quan lại là người giúp việc cho nhà vua nên cũng nằm trong giai cấp thống trị

                         Tăng lữ là cầu nối giữa thế giới hiện thực & thế giới thần linh, tăng lữ giữ vai trò quan trọng trong BMNN. Ông được vua và quan lại ban hành nhiều bỗng lộc.

                         Những người giàu có

    4 giai cấp này hợp thành bộ máy thống trị.

            Giai cấp bị trị: nông dân, công xã, luôn chiếm đại đa số trong các công xã nông thôn, nông dân công xã có nhiều nông dân khác nhau.

                         Nông dân tự do: có 1 số ruộng đất tự cày cấy

                         Nông dân lĩnh canh: họ phải lĩnh canh từ những ông chủ đất khác để sản xuất.

            Nô lệ: nông dân phá sản, tù binh chiến tranh, con do nữ nô lệ sinh ra.

    Nông dân phá sản thành nô lệ trong thời kỳ phương Đông cổ đại lực lượn này có nhưng không nhiều

                         Tù binh chiến ranh: rất ít

                         Nô lê con: rất ít nô lệ không được kết hôn với nông dân tự do.

     nô lệ ở phương Đông ít, nô lệ ở phương Đông sử dụng để hầu hạ sống trong nhà hcủ, phục dịch chủ.

            Nô lệ ở phương Đông ít, là gia trưởng.

            Thợ thủ công & thương nhân: đây là tầng lớp bị bóc. Vì trong xã hội tầng lớp này không được xem trọng.

            Mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị mâu thuẫn nhau.

    III.        Trung Quốc

    1.    Pháp luật qua các triều đại: Hạ, thương & chu

            Hạ & thương: (sgk)

            Pháp luật thời kỳ nhà Chu phát triển nhất trong thời kỳ cổ đại ở TQ. Nhà Chu đặt ra các hình phạt “Phép ngủ hành”

                         Mặc hình: khác chữ lên mặt

                         Tỵ hình: (xẻo mũi)

                         Phị hình (chặt chân)

                         Cung hình thiên (đối với nam) nhốt vào nhà kính (đối với nữ).

                         Đại tịch (tử hình)

            Thời kỳ đầu của nhà Trung là Tây trung thời kỳ hưng thịnh nhất của các nhà Chu.

            Thời kỳ đông Chu PL chi thành 2 giai đoạn

     Bộ hình thủ của Quốc Trịnh được quan tâm trong nước Trịnh

     Thời kỳ nhà Chu, sau khi lật đổ Trụ vương lập nên nhà chu được gọi là Thiên tử, vùng đất còn lại chia cho nhưng người có công. Mỗi người trong hoàng thân quốc thích được lãnh một phần đất nhỏ.

            Sự tổ chức Bộ máy nhà Chu được sao chép

            PL trong thời kỳ chiến quốc đây là thời kỳ các nước đánh nhau liên tục, nếu tiến hành chiến tranh thi phải có tiền.

                         Giai cấp thống trị phải thu thuế người dân

                         Thoả thuận với tầng lớp quý tộc, để tầng lớp quý tộc ủng hộ chiến tranh nhưng ngược lại họ phải yêu cầu nhà nước có biện pháp bảo đảm quyền lợi cho họ. Ban hành các quy định PL để đảm bảo quyền lợi của quý tộc.

     Nỗi tiếng trong thời kỳ của TQ được kế thừa là bộ Pháp binh

    2.    Các tư tưởng chính trị:

            Ảnh hưởng đến nhà Chu trong thời kỳ Tây chu đặt ra “ngũ lễ” (cách thức xử sự của con người)

            Thời kỳ đông Chu đặc biệt trong thời kỳ chiến quốc XH loạn lạc, XH trong thời kỳ ở TQ “sáng nghe trị tối giết vua, sáng nghe trị tối giết cha”.

      XH loạn lạc nhân tài xuất hiện đề làm lý giải tại sao XH loạn lạc, vì sao XH loạn lạc làm như thế nào để xã hội trở lại bình thường. Thời kỳ này gọi là “bách gia tanh minh” và trong đó nỗi tiếng nhất là ông Khổng tử nỗi tiếng về nho giáo.

            Xã hội loạn lạc là do con người sống không “chính danh” (mỗi con người có một danh riêng của mình). Khi con người sống “chính danh” xã hội bình yên.

            Khi xã hội muốn bình yên thì con người phải tuân theo “Tam cương” (3 sợi dây buộc con người lại với nhau thì xã hội thực hiện chính danh), “ngũ thường”(nhân, nghĩa, lễ, trí, tín).

      Lão tử sáng tạo ra đạo giáo: lão tử cho rằng con người ta sống tốt đẹp cho con người ta thoát khỏi trần gian.

      Mặc tử: người đứng đầu phái mặc gia đây là sự luôn luôn có sự yêu thương của con người: và cũng là người phản đối chiến tranh.

      Hàn phi tử là người sáng tạo ra phái pháp trị hay còn pháp gia, Hàn phi tử không phải là người hình thành nên phái này Thưởng ưởng, Trúc gia là 2 người sáng tạo nên.

      Thuyết pháp trị đề cao vai trò của pháp luật. Về nội dug, nó gồm 3 yếu tố: pháp, thế thuật 

    II.        Tổ chức Bộ máy nhà nước của các quốc gia

    1.            Hy lạp cổ đại

    a.            Nhà nước Sparta:  

                                              - quý tộc sparta

                                              - bình dân                     nghề chiến binh

     

            Người Akeen

            Người Hillot

    Tổ chức bộ máy nhà nước Sparta

      Hình thức chính thể: Cộng hoà quý tộc chủ nô & mang tính chất quân sự, quyền lực trong tay 1 số người (là cộng hoà), duy trì bảo vệ hợp pháp chủ nô.

      Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất: đó là đại hội toàn thể các công dân sparta

            Gồm những thành viên 30 tuổi trở lên, nam công dân…

            Phê chuẩn các quyết định của cơ quan nhà nước khác, tuy nhiên các phiên họp đại hội toàn thể các công dân Sparta không được bàn bạc thảo luận & phát biểu ý kiến

            Hình thức sắp xếp:    - 1bên đồng ý

                                           - & 1 bên không đồng ý

            Hội đồng trưởng lão: hội đồng của những bô lão cao tuổi, của nhà nước quý tộc danh giá giàu có: đây chính là cơ quan có quyền lực thực tế (đây chính là cơ quan trọng tâm của quyền lực nhà nước sparta) cho nên đây chỉ là hình thức chính thể là cộng hoà quý tộc chủ nô, quý tộc của người sparta.

            Cơ quan thứ 3 là 2 vua được bầu ra trong hội đồng trường lão:    

                - tế lễ

                - xét xử: cơ quan đóng vai trò xét xử chính là quan giám sát:    - giám sát

                                                                                                                   - giải quyết sự việc mang tính chất tư pháp.

             Tính chất bảo vệ chế độ cai trị của người sparta: thực tế giám sát cơ quan nhà nước khác, giám sát để bảo vệ chế độ chuyên chế của con người.

    b.            Nhà nước Athens:

            Nền kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ

            Quá trình dân chủ hoá nhà nước Athens

    Tổ chức bộ máy của nhà nước Athens

            Dân chủ chủ nô (thời kỳ này là cộng hoà quý tộc Athens nhưng sau là dân chủ) thực hiện cai trị là toàn dân tham gia cai trị những quyền lực của nhà nước nằm vào toàn dân Aten (nền dân chủ nhà nước Athens).

            Đó là đại hội nhân dân thành viên là toàn thể công dân Aten (có cha mẹ là người Aten từ 18 tuổi trở lên và là nam công dân).

            Tư cách thành viên là: cha mẹ là người Aten từ 18 tuổi trở lên và là nam công dân.

            Thẩm quyền: đại hội nhân dân quyết định tất cả những vấn đề quan trọng nhất trong phiên họp các thành viên được bàn bạc thảo luận & phát biểu ý kiến, quyết định vấn đề quan trọng

            Quyết định của đại hội nhân dân là quyết định cao nhầt của bộ máy nhà nước Athens, mang tính chất dân chủ rất cao so với nhà nước khác, thậm chí so với nhà nước hịên đại

            Hội đồng 500 người là cơ quan hành pháp thi hành quyết định hội đồng nhân dân & việc tham gia vào hội đồng 500 người theo cách rút thăm theo các khu vực cử tri (việc tham gia quyền lực nhà nước rất dân chủ, người dân tham gia vào quyền lực nhà nước là thực tế & hiện thức).

            Cơ quan thứ 3 : TAND hình thành bằng con đường bầu cử: 30 tuổi trở lên, số thẩm phán đông :6000 người  đóng vai trò xét xử theo luật

    2.            Nhà nước Lamã.

            Hình thành ở Ý, cộng hoà quý tộc chủ nô.

            Đó là: 2 đại hội: đại hội bình dân & đại hội century

     Người bình dân chiếm lực lượng quan trọng trong quân đội, người bình dân đâu tranh dành thắng lợi, cơ quan thành lập đại hoc bình dân.

     100 binh sĩ thành lập 1 đội Centuri, 1 Centuri bỏ phiếu bằng 1 lá phiếu

            Viện nguyên lão là thành viên gồm những người quý tộc & giàu có đây là trung tâm quyền llực của nhà nước cách mạng (là cơ quan có quyền hành rất lớn).

            Thẩm quyền: quyền phê chuẩn quyết định của đại hội bình dân & đại hội Centuri có sự phê chuẩn của Viện nguyên lão có quyền giải thích luật.

            Viện nguyên lão: là cơ quan đại diện cho tầng lớp quý tộc, cộng hoà quý tộc chủ nô.

            Quan bảo dân: bảo vệ quyền & lợi ích của người bình dân.

     NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TÂY ÂU

    I.        Quá trình hình thành nhà nước

    1.            Sự xuất hiện của quan hệ sản xuất phong kiến:

            Thế kỷ 1 TCN nhà nước Lamã trở thành nhà nước chuyên chế độc quyền.

            Thế kỷ 5 SCN nhà nước phong kiến Tây Âu ra đời

    Quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ

     số lượng nô lệ đông vì vai trò lao động, mâu thuẫn nô lệ & chủ nô,

     Nô lệ phương Tây đông đảo hơn (tù binh chiến traanh, nhân dân bị phá sản)

            Ở phương Tây nông dân trị thuỷ, nông dân bị phá sản bán đất & chịu làm nô lệ

            Con của nô lệ đồng 1 cách đột biến nhất vì nô lệ không ý thức được thân phận tư do của họ.

            Người Lamã lập những trang trại nuôi nô lệ để bán con, nô lệ rất đông.

    Nô lệ là công cụ lao động thứ 3:

                         Công cụ lao động câm: cày cấy

                         Công cụ lao động biết kêu la: con trâu, con lừa

                         Công cụ lao động biết nói: là nô lệ

     Nô lệ có 3 cái không:           + Không có quyền con người

                                                    + Không có quyền sở hữu tài sản

                                                    + Không có quyền chiếm hữu (chính trị)

    Nô lệ không được xem là công dân Aten

            Nô lệ đấu tranh chống chủ nô chống lại chủ để dành 3 quyền đó lại

            Phong trào đấu tranh của nô lệ rầm rộ & khắp nơi, lúc này các địa chủ giữa nhiều nô lệ thì càng sợ nguy hiểm.

            Chủ nô là 1 chủ đất sở hữu những phần đất rất lớn và chia phần đất lớn đó ra thành những phần nhỏ, và một nô lệ được giao phần đất nhỏ tự chịu trách nhiệm trên phần đất được chia đó vàa nộp tô cho địa chủ

                         Tô hiện vật: có nghĩa là ½ sản phẩm làm ra cho địa chủ

                         Tô lao dịch có nghĩa là nộp tô bằng chính sức lao động của mình.

                         Tô tiền có nghĩa là địa chủ chỉ nhận bằng tiền chứ không nhận bằng hiện vật.

     Tất cả 3 tô này gọi là địa tô.

            Chủ nô: bóc lột sức lao động.

            Thân phận nô lệ ở phương Đông chuyển sang nông dân gọi là lệ nông  mức chuyển đổi nô lệ thành lệ nông & phát triển thành nông nô.

            Phương Tây không gọi là nông nô mà gọi là tá điền

            Phong kiến xuất hiện sau chiếm hữu nô lệ.

            Địa chủ ở phương Tây gọi là lãnh chúa phong kiến

     Quan hệ sản xuất là cơ sở hạ tầng, nhà nước &phong kiến gọi là kiến trúc thượng tầng

    + Cơ sở hạ tầng mang tính chất cách mạng

    + Kiến trúc thượng tầng mang tính lạc hậu

     Mặc dù nhà nước vẫn là nhà nước chiếm hữu nô lệ nhà nước phát triển nhất định, nhà nước chiếm hữu nô lệ  nhà nước phong kiến

            Sự xuất hiện nhà nước phong kiến Tây Âu chịu sự tác động

    2.            Cuộc chiến tranh xâm lược giécmanh (Man tộc).

            Thế kỷ thứ 5 SCN phương Đông lớn mạnh ở nền kinh tế phong kiến Trung Quốc, ở Trung Quốc & phương Tây nối liền bằng con đường tơ lụa ở phương Đông cổ đại bị khủng hoảng nhưng không nhiều.

            Thế kỷ 3 nền kinh tế Ấn Độ phát triển.

            Thế kỷ 4 SCN hoàng đế LaMã chia 2 phần Tây Lamã & Đông La Mã

    + Thù trong là nô lệ

    + Giặc ngoài là man tộc xâm lược

            Khi những người man tộc tràn vào xây dụng các nhà nuớc gọi là nhà nứơc phong kiến.

            Nhà nước phong kiến xây dựng theo hình thức chính thể: có 2 hình thức chính thể cơ bản: Quân chủ & cộng hoà

    + Quân chủ có 2 loại quân chủ tuyệt đối, quân chủ chuyên chế.

    + Cộng hoà có 2 loại: quý tộc & dân chủ

    + Cộng hoà chủ nghĩa tư bản có 3 loại: cộng hoà tổng thống (xuất hiện thứ hai), cộng hoà đại nghị (xuất hiện trước), cộng hoà hỗn hợp lưỡng tính (xuất hiện cuối cùng)

            Công xã nguyên thủy được bầu quân chủ dân sự.

            Theo quan điểm của Mác chia ra 5 thời kỳ, 5 hình thái xã hội

    Xã hội nguyên thuỷ sống bày đàn, thị tộc …

    + Nhà nuớc ra đời trên 5000 năm

    + Ở phương Đông Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc xuất hiện đầu thiên niên kỷ thứ 3 TCN.

    + Cuối thiên niên kỷ thứ 4 và đầu thiên niên kỷ thứ 3 TCn nhà nước phương Tây xuất hiện

                         Công cụ bằng đồng xuất hiện sớm hơn công cụ bằng sắt khoảng 2000 năm

            Đất đai ở phương Đông màu mỡ, phù sa

            Ở phương Tây thì khô cằn sỏi đá

            Công cụ bằng đồng xuất hiện ở phương Đông và tồn tại thì nền văn minh xuất hiện và lúc bấy giờ nhà nước phương Đông cũng xuất hiện.

            Nhà nước phương Tây xuất hiện muộn hơn nhà nước phương Đông khoảng 2000 năm

    thời kỳ công xã nguyên thuỷ chấm dứt thì chiếm hữu nô lệ xuất hiện và đồng thời nhà nước xuất hiện và kết thúc vào thế kỷ 5 SCN nhà nuớc chiếm hữu nô lệ Tây La mã chấm dứt  nhà nước phong kiến Tây âu xuất hiện.

     Nhà nước ở TQ: Tầng Thuỷ Hoàng thống nhất đất nước thế kỳ thứ 3 TCN

    thế kỷ 5 TCN thời kỳ phong kiến kết thúc chuyển sang tư bản chủ nghĩa.

     Từ phong kiến  tư bản chủ nghĩa la do cách mạng tư sản Anh.

            Thời kỳ phong kiến kết thúc thế kỷ 5, thế kỷ thứ 17 (1200 năm)

            221 TQ chuyển sang TBCN vào thế kỷ 20của sự kiện cách mạng Tân hợi diễn ra 1911 giai đoạn này thời kỳ phong kiến ở TQ.

            Thời kỳ chiếm hữu nô lệ phương Tây diễn ra từ thế kỷ 1  thế kỷ 5 là 1500 năm, ở phương Đông , thiên niên kỷ thứ 3 cuối thế kỷ thứ 5 gần 2000 năm.

            Cách mạng tư sản ở phương Đông có sự kế thừa, học tập cuả chủ nghĩa tư sản ở phương Tây.

            Thời kỷ phong kiến phương Tây kéo dài 1200 từ thế kỷ 5 thế kỷ 17 chia làm 3 giai đoạn phát triển:

             + Thời sơ kỳ trung đại: kéo dài từ thế kỷ 5 - thế kỷ 10 (thời kỳ này trở nên yếu đuối hơn)

             + Thời trung kỳ trung đại: từ thế kỷ 11 - thế kỷ 15

             + Thời hậu kỳ trung đại (mạt kỳ trung đại)

    hời sơ kỳ trung đại: TK 5 – TK10

            Khi người giéc manh và người La mã

            Nông nghiệp:   + Phong kiến: địa chủ, nông dân bị bóc lột bằng địa tô nền kinh tế nông nghiệp đặc trưng của nền kinh tế phong kiến.

                                  + Khi người giéc manh thoát ra thời kỳ công xã nguyên thuỷ  khi tấn công vào nhà nước La mã, thành thị không còn hưng thịnh nữa. Vì do đấu tranh giữa nô lệ & chủ nô thì phá tan thành thị, ruộng lúa bỏ hoang nhờ cuộc đáâu tranh đó thì địa chủ thay đổi.

     lúc này địa chủ La mã đàn áp những người La Mã xây dưng cơ sở kinh tế phong kiến.

            Từ thế kỷ 5 - thế kỷ 10 kinh tế chủ đạo là kinh tế nông nghiệp mang tính chất tự cung, tự cấp (tự sản xuất, tự tiêu dung).

    Trang viên phong kiến

    Phương Đông

    Phương Tây

    - Trong thời kỳ phong kiến dựa vào kinh tế nông nghiệp, tổ chức Bộ máy nhà nước vua là người đứng đầu.

    - Phương Đông cần trị thuỷ

    - Phương Đông cả vua chúa & nông dân không mong muốn sở hữu đất đai.

    - Phương Đông quyền lực phải tập trung vào nhà vua

    - Hình thức tổ chức Bộ máy nhà nước quân chủ tập đoàn

     

    - Phương Tây không cần trị thuỷ

     

     

    - Phương Tây không cần trị thuỷ: đất đai nhà vua giữ lại một phần đất cho mình, phần còn lại tặng cho những người có công (công tước, hầu tước, bá tước) phong tước & phân phong

    * Vua phân cho công tước, bá tước, hầu tước giữ những phần đất cho mình

    * Công tước lấy những phần đất đó chia cho nhưng Nam, kỳ sĩ  tiểu kỳ sĩ

     Từ những phần đất nhỏ được chia cho các tước gọi là trang viên phong kiến.

    Tại sao ở Phương Tây gọi là lãnh chúa: vì ở phương Tây các lãnh chúa không nghe mệnh lệnh cuả nhà vua.

    Phương Đông địa chủ thì nghe mệnh lệnh của nhà vua.

    Nông dân công xã: là nông dân công xã làm ruộng của công xã, thay vì nộp thuế cho nhà nước thì nội thuế cho công xã trong chiến hữu nô lệ gồm nông dân & công xã không được chiếm hữu đất.

    Nông dân tự do: họ muốn làm bao nhiêu thì họ làm, họ chỉ việc đóng thuế cho nhà nước

    Nông dân tá điền: nhận ruộng của người khác để trồng trọt & nộp tô cho chủ điền.

    Lệ nông: kết hợp với nô lệ & nông dân  hay còn gọi là nông nô.

    Phương Đông

    Phương Tây

    - Nông dân: nghề nghiệp cày cấy họ không bị ràng buộc

    + Nông dân tá điền ở VN việc kết hôn do cha mẹ

    + Nông dân tá điền chế đọ pháp lý cho phép tự do ra đi

    -  Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

    - Tâm linh: đạo phật (phải có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ).

    - Không được quyền lựa chọn hôn nhân, do lãnh chú quyết định.

    - Nông dân lãnh đất của lãnh chúa không có quyền tự do

    - Nông nô: tìm mọi cách ra đi vì 2 lý do.

    + Điều kiện tự nhiên không thuận lợi phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp

    + Tư tưởng chủ đạo thiên chúa giáo ràng buộc suy nghĩ (không có nghĩa vụ chăm sóc, thờ tổ tiên).

    *Có hai loại quý tộc: quý tộc thế tộc & quý tộc tăng lữ

     thế lực tăng lữ đối đầu với nhà vua, đời sống thiên chúa giáo ảnh hưởng rất lớn. Thế lực giáo hoàng mâu thuẫn với nhà vua.

            Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ tuyệt đối nhưng tồn tại trong xã hội phân quyền căn cứ, quyền lực các lãnh chú phong kiến rất mạnh.

            Trong thời kỳ Sơ kỳ trung đại: Vương quốc phong kiến Frăng có vai trò quan trọng & trải qua 2 thời kỳ:

    Mêrôvanhgiêng & Carolanhgiêng (sgk trang 81)
    Thời kỳ trung đại TK 11 – TK15

            Trong suốt 5 thế kỷ đầu tiên kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp.

            Điều kiện tự nhiên quyết định nền kinh tế nông nghiệp, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho thủ công nghiệp.

            Khí hậu ôn đới thuận lợi cho trồng cây công nghiệp

            Từ thủ công nghiệp  thương nghiệp phát triển (buôn bán)  thợ thủ công trốn thoát ra khỏi xã hội phong kiến.

            Thành thị xuất hiện: là trung tâm công thương nghiệp phát triển nhưng lúc này thành thị thuộc về lãnh chúa phong kiến ví lãnh chúa phong kiến áp bức bóc lột  nền kinh tế lãnh chúa sống thì phụ thuộc vào nông nghiệp, khi bị quản lý lãnh chúa phong kiến thì thành thị không phát triển được. Phát triển khoản 1 thế kỷ thì thị dân thoát khỏi lãnh chúa phong kiến dành quyền tự quản thành thị cho mình.

            Sự chống lại lãnh chúa phong kiến:

    + Tiến hành đấu tranh vũ trang dành sự độc lập tuyệt đối

    + Mua chuộc bằng tiền: không an toàn nhưng hoà bình hơn

    Thị dân dựa vào vua để lật đổ lãnh chúa

    Thành thị này thuộc về nhà vuan Vì dựa vào nhà vua để lật độ lãnh chúa

    + Thành thị này thuộc về nhà vua. Dựa vào vua để đấu tranh vũ trang

     Nếu thành thị dựa vào đấu tranh, mua chuột tự trị hoàn toàn.

     Nếu dựa vào vua thì tự trị không hoàn toàn. Cho dù tự trị hoàn toàn hay không cũng đều phụ thuộc vào nhà vua.

    - Tự trị hoàn toàn khi quản lý thành thị vua không can thiệp.

    - Tự trị không hoàn toàn khi quản lý thành thị có sự can thiệp của nhà vua.

            Thành thị sau khi dành được tự quản thì theo quân chủ cộng hoà.

            Thành thị dành quyền tự trị họ hoàn toàn muốn thoát khỏi sự quản lý nhà vua, không đóng thuế cho nhà vua mà đánh luôn quân đội của nhà vua, khi đánh thắng nhà vua trở thành 1 nhà nước độc lập tổ chức theo mô hình cộng hoà.

            Trong xã hội cũ giai cấp thống trị: lãnh chúa phong kiến (lãnh chúa phong kiến thế tộc) vua, tăng lữ (dành đựơc sự thống trị)

                         Vua muốn thống trị lãnh chúa phong kiến thì vua cần phải có nhiều tiền, triệu tập đại hội quý tộc  lãnh chúa thị tộc, lãnh chúa phong kiến đứng đầu đại hội quý tộc là giáo hoàng

                         Vua muốn chống lại giáo hoàng thì phải nhờ vào thị dân, thị dân lúc này không còn là đại hội quý tộc nữa mà đại hội 3 đẳng cấp, lúc này nhà vua dựa vào thị dân (vua tăng thuế thị dân cũng chịu tăng theo).

            Quân chủ thế kỳ 13 – 15 hạn chế quyền lực nhà vua gọi là quân chủ hạn chế, hạn chế bởi cơ quan đại diện đẳng cấp. Thế kỷ 13 – 15 ở Trung ương không coàn gọi quân chủ tuyệt đối mà gọi là quân chủ đại diện đẳng cấp.

            Vẫn còn tình trạng độc lập phân cứ, thành thị tự quản kinh tế đứng trong BMNN thành thị ngày càng giàu không gọi là thị dân mà gọi là tư sản, tư sản tham gia vào bộ máy nhà nước.

     

    Thời hậu kỳ (mạt kỳ trung đại)

            Chính trường phái Phục hưng tạo ra một loạt hệ thống giáo dục mới, tư tưởng mới từ đó nó phát triển thành tựu khoa học kỷ thuật mới người ta gọi là đại Cách mạng khoa học kỹ thuật. Từ đó tạo ra những công cụ lao động thay thế cho sức lao động của con người.

            Chính giai cấp thị dân áp dụng khoa học kỹ thuật nhiều nhất vì thị dân sống dựa vào thủ công nghiệp từ nền công nghiệp  công nghiệp hiện đại.

    Giai cấp dựa vào kỷ thuật công nghiệp & thủ công nghiệp là giai cấp tư sản

    Giữa các quốc gia Châu Âu, xuất & nhập hàng hoá phá bỏ thuế. Từ đó tạo ra thị trường chung.

     Giai cấp tư sản dựa vào vua tập trung quyền lực nhà nước trong nhà vua để thống nhất lại thị trường tạo nên quân chủ chuyên chế.

            Khi cách mạng tư sản bùng nỗ và kết thúc thời kỳ phong kiến  thời kỳ tư bản chủ nghĩa

    Câu hỏi: Từ lúc nào quyền lực phong kiến Tây Âu bị suy yếu & bị lật đổ khi nào? Vào cuối thời trung kỳ.

     Thành thị ra đời làm co kinh tế phát triển mạnh, tiền tệ phát triển mạnh & số lượng nông nô bị suy yếu. Sự ra đời thành thị tạo ra những tư tưởng mới, thời đại mới là thời đại tư bản chủ nghĩa.

    BÀI 7: NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN PHƯƠNG ĐÔNG

    A.    NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRUNG QUỐC:

    I.             Quá trình hình thành nhà nước:

    1.            Những biến đổi kinh tế xã hội:

            Quá trình phong kiến hoá diễn ra khá sớm ở phương Đông (TQ: trongg thời kỳ Xuân Thu: từ TK 7 TK 4 TCN: Tư hữu về ruộng đất)

            Về hình thức sở hữu chủ yếu: sở hữu nhà nước về rụông đất

            Nền kinh tế chủ đạo là nông nghiệp tự nhiên tự cung, tự cấp

            Mang đặc điểm nền kinh tế phong kiến nhà nước.

            Sự xuất hiện của công cụ lao động bằng sắt  một loạt về biến đổi xã hội.

            Khi công cụ bằng sắt phát triển vũ khí sắt bén  chiến tranh ác liệt chế độ Tông pháp nhanh tan rã.

            Sự xuất hiện công cụ bằng sắt đã làm tan ra chế độ tĩnh điền (đất của nhà vu giữ 1 phần còn phần còn lại cho các công xã nông thôn: mỗi một phần giao cho gia đình nông dân công xã phân thành những phần ruộng đất nhỏ.

            Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ công cụ bằng đồng thì không cải tạo ruộng đất. Khi công cụ lao động bằng sắt xuất hiện thì cải tạo được ruộng đất (chế độ tĩnh điền tan rã).

            Công cuộc khai thác ruộng đất phát triển thành quy mô lớn.

    Hệ quả: Dựa về mặt xã hội này chết độ tư hữu ruộng đất xuất hiện chế độ Tông pháp đất chư hâu đất của nhà chu khi Tông pháp tan rã đất này trở thành đất của chư hầu.

    khi tĩnh điền tan rã ruộng đất của nông dân không còn của công xã nữa thì những nông dân này thành nông dân tự do.

     khi tư hữu ruộng đất ra đời nhân dân khó khăn thì bán đất nông dân không còn nông dân nữa.

            Ruộng đất nông dân tập trung vào địa chủ lớn, nông dân tự do biến thành nông dân tá điền, địa chủ bóc lột bằng địa tô. Trong thời kỳ chính quốc dẫn đến 1 loạt ra đời quan hệ sản xuất phong kiến.

            Quan hệ sản xuất phong kến xuất hiện nhà nước phong kiến không xuất hiện chờ 1 thời gian quan hệ sx phong kiến phát triển nhất định khi tích luỹ về lượng chuyển đổi về chất.

            Cơ sở hạ tầng như thế nào thì kiến trúc thượng tầng như thế đó khi kiến trúc thượng tầng tác động lại kiến trúc thượng tầng.

    Lúc này trong xã hội xuất hiện sx phong kiến với cường độ yếu hơn hay mạnh hơn dựa vào chính sách của nhà nước (kiến trúc thượng tầng).

     Với xu thế này nhà nước cấm mua bán đất nhưng việc mua bán ruộng đất vẫn diễn ra thì nền kinh tế suy yếu hơn. Trong 7 nhà, nhà Tần là nhà phát triển nhất về kinh tế. Nhà Tần là nhà nước phong kiến.

     Chữ viết TQ xuất hiện thời kỳ nhà Thương dưới dạng chữ viết hoàn chỉnh nhà Tây Chu xuất hiện nguyên tắc “Lâm sự thế hình” (khi sự việc xảy ra mới định hình phạt) Luật do thiên tử ban hành ra.

    Sang thời kỳ chiến quốc luật thành văn ra đời khắp mọi nơi.

                         Thời nhà Hạ: thời tiền sử

                         Thời nhà Thương, Chu, Tần, Hán gọi là phong kiến vì trong thời kỳ này có phân phong kiến địa.

     Thời nhà Hạ, Thương, Chu thời chiếm hữu nô lệ.

      Mác cho rằng để xuất hiện phong kiến thì quan hệ xuất hiện phong kiến phải xuất hiện. thời nhà Tần là thời mở đầu quan hệ sản xuất phong kiến.

     Thế kỷ thứ 5 thời kỳ phong kiến là thời kỳ mở đầu ở phương Tây.

    2.            Tác động quan hệ & thống nhất phong kiến (sgk)

    Là sự xuất hiện của nhà Tần.

    Nhà nước phong kiến TQ hình thành khá sớm (năm 221 TCN)

    Hình thức chính thể phổ biến là quân chủ chuyên chế tập quyền ngày càng được tập trung cao hơn.

    SO SÁNH CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN PHƯƠNG TÂY VÀ PHƯƠNG ĐÔNG

    Kinh tế: 
    Kinh tế nông nghiệp là chính, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. 
    Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất. 
    Lực lượng sản xuất chính là nông dân. 
    Đặc điểm cơ bản là tự cung tự cấp. 
    Xã hội: 
    Tất cả ruộng đất, con người đều là của cải và thuộc quyền sở hữu của nhà vua. 
    Hai giai cấp cơ bản và cũng chính là mâu thuẫn cơ bản là chủ đất và nông dân làm thuê. 
    Phân chia đẳng cấp là đặc điểm tiêu biểu. 
    Chính trị: 
    Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân. 
    Chế độ chính trị: đi từ phân quyền đến tập quyền, đây là đỉnh tột cùng của chế độ phong kiến. 
    Tư tưởng: 
    Cả hai đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc: Khổng giáo, Ấn Độ: Hồi giáo, châu Âu: Thiên chúa giáo). 

    2. Sự khác nhau: 

    Kinh tế - xã hội: 
    - Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông. 
    - Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn. 
    - Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ phong kiếnhương Đông (hơn 2500 năm). 

    Chính trị và tư tưởng. 
    Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm. 
    Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa. 
    Cơ sở lí luận chchohế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.

     SO SÁNH NHÀ NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ NHÀ NƯỚC PHƯƠNG TÂY
     
    I:Sự giống nhau

    - Sự ra đời của Nhà nước cổ đại ở phương Đông và phương Tây đều tuân theo một qui luật chung, đó là sự hình thành trên cơ sở những mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể điều hòa được 
         - Xã hội hình thành ba giai cấp: giai cấp chủ nô (gồm các quý tộc thị tộc trong công xã, bộ lạc, liên minh bộ lạc; những thương nhân tích lũy được nhiều của cải và bắt người sản xuất phải phụ thuộc họ về kinh tế; những tăng lữ nắm cả vận mệnh tinh thần và vật chất của cư dân; một số ít là nông dân, bình dân hoặc một số ít thợ thủ công do tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất đã dần dần giàu lên); giai cấp nông dân, thị dân nghèo, họ có chút ít tài sản; giai cấp nô lệ (tù binh chiến tranh và nông dân, thị dân nghèo bị phá sản).
          - Những lợi ích căn bản giữa chủ nô và nô lệ đối lập nhau, vì thế mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt tới mức không thể điều hòa được., đấu tranh giai cấp diễn ra quyết liệt. Các hình thức tổ chức xã hội trong xã hội nguyên thủy không thể giải quyết được thực trạng đó và nó không còn phù hợp để tồn tại. Giai cấp chủ nô cần phải có một tổ chức mới để củng cố và tăng cường địa vị của mình. Đó là bộ máy bạo lực, gồm các quan chức hành chính, tòa án, nhà tù, quân đội, cảnh sát để đàn áp người lao động. Tổ chức đó gọi là Nhà nước.
         - Đặc trưng của Nhà nước:
     + Thống trị dân cư theo khu vực hành chính, đập tan cơ sở huyết thống của xã hội thị tộc; 
     + Hình thành bộ máy quyền lực công cộng, một bộ máy quan liêu ở trung ương và ở địa phương, một lực lượng quân sự to lớn để trấn áp nhân dân và tiến hành chiến tranh xâm lược hoặc chống xâm lược.

     - Các chức năng của Nhà nước : gồm 2 chức năng cơ bản
      + Chức năng đối nội: 
    · Chức năng bảo vệ, củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ: Chế độ sở hữu của chủ nô không những đối với tư liệu sản xuất mà cả đối với nô lệ - là cơ sở tồn tại của xã hội Chiếm hữu nô lệ (CHNL). Vì vậy, đây là chức năng đặc trưng, thể hiện rõ nhất bản chất giai cấp của Nhà nước chủ nô. Nhà nước thừa nhận ở mọi lúc mọi nơi quyền sở hữu tuyệt đối của chủ nô và tình trạng vô quyền của nô lệ, công khai sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ và hoàn thiện chế độ sở hữu này. Nhà nước thông qua pháp luật để “chính thức hóa” quyền lực vô hạn của chủ nô đối với nô lệ và gia đình của họ. 
    · Chức năng trấn áp nô lệ và các tầng lớp bị bóc lột khác : Mọi sự phản kháng của nô lệ và dân nghèo đều bị Nhà nước chiếm hữu nô lệ (NNCHNL) đàn áp bằng các biện pháp bạo lực, đây là một hoạt động cơ bản và thường xuyên nhất của các NNCHNL. Nhà nước sử dụng rộng rãi bộ máy quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù để đàn áp dã man những cuộc khởi nghĩa của nô lệ cũng như mọi sự phản kháng. Bên cạnh trấn áp bằng bạo lực, NNCHNL còn trấn áp cả về tinh thần đối với nô lệ và dân nghèo bằng công cụ Thần quyền.
    · Chức năng kinh tế - xã hội : NNCHNL đứng ra giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội thiết yếu như xây dựng đường sá, cầu cống, phân chia đất đai, điều chỉnh giá cả thị trường, đề ra các chính sách kinh tế, ngoại giao, xây dựng và quản lí các công trình thủy lợi ( ở phương Đông ) 

    + Chức năng đối ngoại:
    · Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược : Chiến tranh là phương tiện tốt nhất để thực hiện mục đích của giai cấp chủ nô là làm giàu nhanh chóng bằng tài sản cướp bóc được và bằng việc biến các tù binh thành nô lệ. Vì vậy đây là chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước CHNL. Điển hình của việc thực hiện chính sách đối ngoại hiếu chiến là nhà nước La Mã cổ đại. Từ thế kỉ V đến thế kỉ III TCN nhà nước La Mã không ngừng tiến hành các cuộc chiến tranh qui mô lớn thôn tính và cướp bóc các quốc gia khác, kết quả là La Mã trở thành đế chế hùng mạnh nhất châu Âu thời bấy giờ. Chiến tranh xâm lược làm cho quan hệ giữa các nhà nước chủ nô luôn trong tình trạng căng thẳng và là nhân tố làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giai cấp trong xã hội, là nguyên nhân bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa trong nội bộ đất nước.
    · Chức năng phòng thủ, bảo vệ đất nước và tiến hành các hoạt động ngoại giao, buôn bán với các quốc gia khác: Đồng thời với tiến hành chiến tranh xâm lược các nhà nước chủ nô cũng phải tổ chức phòng thủ bảo vệ đất nước, thể hiện ở hàng loạt các hoạt động như xây dựng quân đội mạnh, xây dựng các pháo đài thành lũy, chuẩn bị cơ sở vật chất, tiến hành các hoạt động quân sự khi cần thiết .

    II: Sự khác nhau
     A,Phương Đông
     1:.Bộ máy nhà nước 
    a,Thời gian:
         Phương Đông ra đời sớm hơn ( khoảng 4000-3000 năm TCN) so với phương Tây (khoảng thế kỉ VIII – thế kỉ VI. TCN). 
     b,Hình thành:
         Ở phương Đông các nhà nước được hình thành ở lưu vực các con sông lớn. Điều kiện thiên nhiên không chỉ tạo ra những thuận lợi mà còn sẵn có những thử thách. Bất cứ cộng đồng dân cư nào cũng phải tiến hành công cuộc trị thủy và thủy lợi. Do tính cấp bách thường xuyên và yêu cầu quy mô lớn của công cuộc trị thủy, thủy lợi nên công xã nông thôn với chế độ sở hữu chung về ruộng đất được bảo tồn rất bền vững. Chế độ tư hữu về ruộng đất lúc đầu hầu như không có và sau đó hình thành, phát triển rất chậm chạp. “ Trong hình thức Á châu (ít ra cũng trong hình thức chiếm ưu thế), không có sở hữu mà chỉ có việc chiếm dụng của cá nhân riêng lẻ, kẻ sở hữu thực tế, thực sự là công xã, do đó sở hữu chỉ tồn tại với tư cách là sở hữu chung về ruộng đất mà thôi ”( Các Mác – Bàn về xã hội tiền tư bản ).
           Như vậy, nguyên nhân của thực tế lịch sử ở phương Đông đó là việc không có chế độ tư hữu ruộng đất: sự phân chia xã hội thành kẻ giàu người nghèo diễn ra rất chậm chạp, chưa thật sâu sắc và mức độ phân hóa chưa cao lắm so với lịch sử quá trình hình thành nhà nước ở phương Tây. Bởi vậy ở phương Đông, quá trình hình thành, định tính và định hình của các giai cấp cũng diễn ra chậm chạp và không sắc nét, mâu thuẫn đối kháng chưa phát triển đến mức gay gắt không thể điều hòa được. Nhưng dù trong hoàn cảnh như vậy, nhà nước vẫn phải ra đời bởi chính công cuộc trị thủy - thủy lợi, không chỉ duy trì chế độ công hữu về ruộng đất mà còn là yếu tố thúc đẩy nhà nước ra đời sớm. Bên cạnh đó còn có một số tác nhân khác, ví dụ nhu cầu tự vệ. Có thể khẳng định rằng nhân tố trị thủy - thủy lợi và tự vệ tuy bản thân chúng không thể sản sinh ra nhà nước nhưng có thể thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước trên cơ sở phân hóa xã hội đã ở một mức độ nhất định
    c,Hình thức:
       Là nhà nước quân chủ với các hình thức phổ biến sau:
    ·       Nhà nước quân chủ quý tộc
    ·       Nhà nước quân chủ phân quyền
    ·       Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền 
     d,Đặc trưng:
       Mọi quyền lực tập trung chủ yếu trong tay nhà vua ( quyền lập pháp,hành pháp,tư pháp).Nôi vua theo chế độ cha truyền con nối
     e,Cấu trúc nhà nước:
        Đứng đầu nhà nước là nhà vua ( ở Ai Cập gọi là Pha-ra-ông,ở Lưỡng Hà là Enxin-người đứng đầu,Trung Quốc gọi là Thiên Tử-con trời,ở Ấn Độ gọi là Pagio…).Vua chuyên chế có quyền lực vô hạn,tuyệt đối,quyết định các vấn đề chiến tranh hay hoà bình..Ngoài quyền lực về hành chính,vua còn nắm quyền lực tối cao về tôn giáo và thường được coi là đại diện,hiện thân dòng dõi của thần thánh.
      Sau vua là hệ thống quan lại gồm toàn quý tộc: Viên quan lớn cao giúp vua trị nước ở Ai Cập là Liđia,ở Trung Quốc gọi là thừa tướng (đứng đầu quan văn) và Thái Uý (đứng đầu quan võ),Dưới nữa là các quan giữ tài chính,lương thực,tư pháp,chỉ huy quân đội…
      Bộ máy nhà nước cổ đại Phương Đông thường có 3 chức năng chính:
    - Quan lại phụ trách tài chính,coi sóc bảo tàng,giữ quốc khố…
    - Quan lại chỉ huy quân đội,tiến hành chiến tranh xâm lược,bóc lột các nước khác.
    - Quan lại coi sóc công tác thuỷ lợi,xây dựng đền đài….
    2:Cơ sở kinh tế- xã hội
     a)Kinh tế:
      Kinh tế phương Đông cổ đại là nền kinh tế nông nghiệp, chế độ công hữu chiếm ưu thế 
     a.1: Hoạt động nông nghiệp 
     a.2: làm ruộng 
     a.3:Chăn nuôi gia súc

    a.4:Hoạt động thương nghiệp
     b:Xã hội
     Quý tộc và nô lệ ở Phương đông
     B: Phương Tây
     Lược đồ các quốc gia cổ đại Phương Tây: 
     1:.Bộ máy nhà nước
    a, Thời gian:
     Bộ máy nhà nước phương Tây ra đời muộn hơn nhà nước phương Đông
     b,Hình thức:
      Ở phương Tây, Ăngghen đã chỉ ra ba hình thức cơ bản của sự xuất hiện nhà nước :
    ·         Một là, nhà nước Aten – hình thức thuần túy và cổ điển nhất – ra đời hoàn toàn do những nguyên nhân nội tại của xã hội. Nhà nước Aten là kết quả trực tiếp của sự phân hóa tài sản và phân chia giai cấp rõ nét, đòi hỏi nhất thiết phải có thay thế cơ quan thị tộc giàu có.
    ·       Hai là, nhà nước Giéc-manh – hình thức được thiết lập sau chiến thắng của người Giéc-manh đối với đế chế La Mã cổ đại – ra đời dưới ảnh hưởng của văn minh La Mã và do nhu cầu phải thực hiện cai trị trên đất La Mã, chứ không phải do đòi hỏi bức thiết của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội Giécmanh. Khi nhà nước thành lập, dấu hiệu của sự phân hóa giai cấp còn mờ nhạt. Cùng với quá trình củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước thì xã hội Giecmanh mới chuyển sang xã hội có giai cấp.
    ·        Ba là, nhà nước Rôma cổ đại. Ở đây, quá trình xuất hiện của nhà nước được thúc đẩy bởi cuộc đấu tranh của những người bình dân sống ngoài các thị tộc Rôma chống lại giới quý tộc của các thị tộc Rôma. 
     c,Đặc Trưng:
     Đứng đầu nhà nước không phải là vua,quyền hành không năm hết trong tay vua
     d, Bộ máy nhà nước:
       Khác với bộ máy nhà nước phương Đông,đứng đầu nhà nước Phương Tây không phải Vua mà là Đại Hội Công dân.Trong các đại hội,chỉ có nam giới được tham dự,Đại hội bầu ra các quan chức nhà nước,thảo luận và thống nhất các đạo luật, quyết định chiến tranh hay  hoà bình và các vấn đề phát triển của đất nước….
       Sau Đại Hội công dân là hội đồng dân biểu : Ở Hy Lạp có khoảng 400 đến 500 đại  biểu thay mặt toàn dân thường trực giữa 2 kỳ Đại Hội Công dân ; Ở La mã có viện nguyên lão hay viện nguyên lão có quyền xác nhận những nghị quyết của Đại Hội Công dân thông qua các dự án trước khi Đại Hội Công dân thảo luận
       Hội đồng 500 bầu ra 10 viên chức điều hành công việc và có nhiệm kì một nam và có thể bị bãi miễn nếu không hoàn thành nhiệm vụ.
     2: Cơ sở kinh tế,xã hội
     a)   Kinh tế:
       Các quốc gia cổ đại phương Tây, nền kinh tế phát triển theo hướng thương nghiệp thị trường ,có điều kiện để phát triển mạnh các mặt: Nông,công thương,hàng hải . Chế độ tư hữu chiếm ưu thế
     b) Xã hội:
       Ở các quốc gia cổ đại phương Tây (điển hình như các quốc gia thành bang của Hi Lạp, La Mã cổ đại), nô lệ là lực lượng chính trong việc sản xuất ra của cải vật chất của xã hội
     
    **so sánh nhà nước và pl phong kiến phương tây và pương đông

     

     

     

    PT

    SH ruộng đất

    Hình thành giai cấp chiếm hữu về ruộng đất->địa chủ

    Hình thành giai cấp chiếm hữu về ruộng đất->lãnh chúa

    Đặc trưng phong kiến

    Bóc lột địa tô trực tiếp

    - trc PK: Đchủ giao ruộng đất cho nông dân sản phẩm làm ra chia đôi

    - PK: bóc lột giá trị tahwjng dư là sức lđ

    (Nb)

     

     

    -ở pt, cụ thể là châu âu mãi đến TK V TCN chế độ Pk và NN PK đầu tiên mới đc thiết lập ở tây âu.Sự hình thành chế độ PK và NN PK là cả một quá trình lịch sử có hai con đg:

    + có những nc từ chế độ CHNL và ở thời kỳ cuối của chế độ này nảy sinh mầm móng quan hệ PK dần dần chuyển sang chế độ PK, thiết lập NN PK như: TQ,Ấn độ,ĐNA

    + có những nc từ chế độ CXNT bỏ qua chế độ CHNL tiến thẳng lên chế dộ PK.Sự nhảy vọt này là hiệu quả của hai yếu tố

    ->sự phát triển của LLSX

    -> sự hình thành mầm móng giai cấp là địa chủ PK
    là yếu tố nội sinh
    yếu tố ngoại sinh bên ngoài là sự tiếp thu ảnh hưởng quan hệ PK của các nước khác.Đi theo con đg này là Triều Tiên,Mông Cổ, các tộc người Giéc Manh ở tây âu và Xlavơ

    -chế độ phong kiến ở phương đông hình thành trên cơ sở chế độ CHNL phát triển không đầy đủ,quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng.

    -chế độ phong kiến ở tây âu hình thành trên cơ sở chế độ CHNL đã từng trải qua thời kì phát triển cao,quan hệ nô lệ mang tính điển hình.

    *cơ sở KT,CT,XH của nhà nước PK:

    +đất đai là tài sản chủ yếu,tư liệu sản xuất chính. Chế độ sở hữu đất đai PK là nền tảng của CĐPK và nhà nước phong kiến.

    +ở phương đông chế độ sở hữu ruộng đất không thuần nhất, gồm 2 hình thức sở hữu(ruộng đất công,tư)

    ~ ruộng đất công thuộc quyền sở hữu chung của làng xã chia cho các thành viên của làng và thu thuế trên mảnh đất đó và thu thuế trên danh nghĩa tất cả ruộng đất công đều thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà vua,vua có quyền lấy ruộng đất cất cho quý tộc,quan lại là bổng lộc là người được ban cấp chỉ có quyền được thu thuế.

    ~ ruộng đất tư bị hạn chế trễ không làm giảm quyền lực của nhà nc trug ương

    + ở phương tây chế độ tư hữu ruộng đất phát triển triệt để vs hình thức nổi bật là sở hữu lãnh địa của lãnh chúa. Sở hữ đất đai là đặc quyền của giai cấp PK,nông dân không có ruộng đất và trở thành nông nô của lãnh chúa.

    -đặc điểm của chế độ sở hữu ruộng đất quyết định tới định tính và định hình của 2 g/cấp đặc trưng của chế đọ PK:

    +phương đông:địa chủ PK không chỉ thu lợi tức từ địa tô ở ruộng đất tư của mình mà còn từ thuế được hưởng ở ruộng đất công do ban cấp. người nông dân vừa cày cáy ruộng đất của địa chủ và nộp địa tô,đồng thời nhận 1 phần ruộng đất công để cày cáy và nộp thuế thậm chí có những gia đình có chút ít ruộng đất tư rõ ràng định tính và định hình các giai cấp không đậm nét.

    +phương tây:các quý tộc PK là những chủ sở hữu ruộng đất rất lớn lợi tức của họ có dc chủ yếu từ tô thuế đối vs nông nô,nông nô hoàn toàn không có ruộng đất,lĩnh canh và nộp tô thuế cho chủ đất định tính và định hình rõ nét hơn.

    -ở PĐ VÀ PT KT tự túc tự cấp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế PK.nhưng đén cúi thời kì PK Ở PT KT tư bản chủ nghĩa nảy sinh và phát triển đây là yếu tố tiên quyết đưa PT vượt lên PĐ

    * VÌ SAO Ở PT KINH TẾ RA ĐỜI SỚM HƠN Ở PĐ?

    =>ruộng đất tư phát triển tạo kt hàng hóa-> phá bỏ các mối quan hệ-> hình thành tầng lớp ,g/cấp->tạo hình thái kt ms

    PĐ chế đọ sở huux ruộng đát công kìm hãm sự phát triển của kt thị trường

    *hình thức chức năng nhà nước PK

    +PĐ trong suốt thời kì PK nhà nc dc tổ chức theo chính thể quân chủ chuyên chế do nhu cầu huy đọng sức người sức của vào công cuộc trị thủy thủy lợi đòi hỏi pải có một nhà nc tập quyền. và do tâm lí,tập quán chính trị truyeenf thống chính thể quân chủ chuyên chế PĐ hình thành và tồn tai sút thời kì cổ đại. tất cả ruộng đất công của nhà nc thuộc quyền sở hữu tối cao of nhà vua cùng vs nó là sự tồn tại bền vững của các công xã nông thôn

    +PT HÌNH THỨC CẤU TRÚC NHÀ NC PK phổ biến bao trùm phân quyền cát cứ tồn tại sút thời kì dài,chế đọ quân chủ chuyên chế chỉ đc thiết lập thời kì cuối thời kì suy vong của chế đọ PK <3

    Nhà nc PK PĐ VÀ PT đều thực hiện chức năng đối nội và đốii ngoại ,chức năng xh riêng PĐ có 1 chức năng truyền thống đặc bịt

    *luật pháp PK

    +PĐ: luật hành văn ra đời sớm hơn  PT

    (CHUNG):

    ~pháp luật PK là páp luật đặc quyền bảo vệ địa vị và quyền lợi của g/cấp thống cị

    ~pháp luật PK MANG NẶNG tính tôn giáo

    ~ pháp luật Pk mang nặng tính hà khắc và tàng bạo.

    *Tại sao ở NB CÁCH MẠNG TƯ SẢN ẢY RA SỚM 1?

    =>GIỐNG PT TƯ HỮU VỀ RUỘNG ĐẤT TẠO RA CÁT CỨ TẠO NGHÀNH KT HÀNG HÓA PHÁT TRỈN MẠNH=>HÌNH THÀNH G/CẤP LỚN

    ANH:

    *TẠI SAO NHẤN MẠNH ĐẠO ĐỨC MÀ 0 NHẤN MẠNH TÀI NĂNG?

    =>THỰC TẾ QUYỀN HÀNH CỦA NHÀ VUA LÀ BỈU TƯỢNG CHO GIÁ TRỊ TINH THẦN,CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CHỨ 0 PẢI ĐÌU HÀNH

              

    V.O

     
    Báo quản trị |  
  • #435183   05/09/2016

    OanhNguyenHoang
    OanhNguyenHoang

    Female
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2015
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    ôn tập luật thương mại 2

     

    Ôn thi luật thương mại 2

    1/ Khái niệm:

    Trọng tài thương mại: là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.

    Tòa án: là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bào thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.

     2/ Thẩm quyền giải quyết:

    a) Trọng tài: Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

    Những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài:

    -Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

    - Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

    - Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

     b) Tòa án:

    - Các tranh chấp về hợp đồng trong kinh doanh giữa các thương nhân và đều có cùng mục đích lợi nhuận

    - Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ có mục đích lợi nhuận

    - Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, tổ chức lại và giải thể công ty

     3/ Giải quyết:

    a) Trọng tài:

    Thủ tục bắt đầu bằng một đơn kiện do nguyên đơn gửi đến Trung tâm trọng tài:

    - Chọn và chỉ định Trọng tài viên

    - Công tác điều tra trước khi xét xử

    -Chọn ngày xét xử

    - Kết thúc xét xử

     b) Tòa án:

    - Khởi kiện

    -Hòa giải

    -Xét xử sơ thẩm

    -Xét xử phúc thẩm

    -Thi hành án

     4/Ưu điểm:

    a) Trọng tài:

    - Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử.

    - Được chỉ định trọng tài viên thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp để từ đó họ có thể giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chính xác.

    - Nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai, phần nào giúp các bên giữ được uy tín.

    - Trọng tài khi giải quyết tranh chấp nhân danh ý chí của các bên, không nhân danh quyền lực tự pháp của nhà nước, nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có nhân tố nước ngoài.

     b) Tòa án:

    - Tòa án là cơ quan nhân danh nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó phản quyết của toà án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Cơ quan thi hành án là một cơ quan chuyên trách và có đầy đủ bộ máy, phương tiện để thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật.

    - Việc giải quyết có thể qua nhiều cấp xét xử, vì thế nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm cho quyết định của toà án được chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật.

    - Với điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án thấp hơn rất nhiều so với việc nhờ đến các tổ chức trọng tài thương mại hay trọng tài quốc tế.

     5/ Khuyết điểm:

    a) Trọng tài:

    - Trọng tài tuyên án chỉ sau một cấp xét xử duy nhất, nên đôi khi các quyết định của trọng tài là không chính xác, gây thiệt hại đối với doanh nghiệp.

    - Trong thực tiễn tình hình nước ta hiện nay, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài quá lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có khả năng chi trả.

    - Khi không được thoả thuận sử dụng trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp kinh doanh trong hợp đồng thì khi xảy ra tranh chấp, trọng tài không có thẩm quyền giải quyết ngay cả khi doanh nghiệp có ý định đó.

     b) Tòa án:

    – Các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng.

    – Tòa án xét xử công khai. Các doanh nghiệp làm ăn trên thương trường đều không muốn mất uy tín hay lộ bí mật kinh doanh nên đây là khuyết điểm lớn nhất.

    – Nguyên tắc xét xử nhiều cấp đảm bảo cho quyết định của toà án là chính xác, công bằng nhưng  khiến cho vụ việc có thể bị kéo dài, xử đi xử lại nhiều lần gây bất lợi cho đương sự.

     

    1) Về vấn đề trọng tài: 
    1.1. khái niệm: Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được tiến hành theo trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành bởi Hội động Trọng tài thuộc một Trung tâm Trọng tài nhất định hoặc bởi Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập, tùy thuộc vào quyền lựa chọn của các bên. 
    1.2.Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có những ưu điểm gì? Trả lời : Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đơn giản hơn so với tòa án và trọng tài được giải quyết không công khai, quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm. Ngoài ra, trong trọng tài các bên được tự do chỉ định trọng tài viên của riêng mình và tự do thỏa thuận về các trình tự, thủ tục giải quyết vụ tranh chấp như ngôn ngữ trọng tài, địa điểm trọng tài, luật áp dụng v.v... 
    1.3. Hạn chế: không có tính cưỡng chế nhà nước, các bên có thể thực hiện hay không thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên có một thỏa ước, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình sau khi xét xử trọng tài thì bên đó sẽ không được các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước chấp nhận giao dịch buôn bán về kinh tế.
    2) Vấn đề về Tòa án:
    2.1. khái niệm về tòa án: Tòa án là một cơ quan tư pháp của Nhà nước, có chức năng xét xử.
    2.2. Xét xử bằng hình thức tòa án có ưu điểm:
    có tình cưỡng chế nhà nước, bắt buột thi hành bản án.
    2.3. hạn chế:
    thủ tục phức tạp, chưa phát huy được tính thỏa thuận của các tổ chức. Phụ thuộc vào quan điểm và pháp luật của nước sở tại.

    **

    Thương lượng, hòa giải, tòa án, trọng tài đều là các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại, nhằm hướng tới mục đích giải quyết tranh chấp.

    Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp có sự khác nhau như sau:

    1. Cách thức giải quyết

    - Thương lượng:Thỏa thuận giữa các bên.

    - Hòa giải: thông qua người trung gian là hòa giải viên.

    - Tòa án: thông qua người trung gian là thẩm phán.

    - Trọng tài: thông qua trọng tài viên

    2. Đảm bảo tính bí mật

    - Thương lượng: tính bí mật tuyệt đối

    - Hòa giải: Tính bí mật mang tính chất tương đối, nhưng vẫn bí mật hơn so với phương thức tòa án.

    - Tòa án: không giữ được bí mật, xét xử và tuyên án công khai.

    - Trọng tài: Tính bí mật tương đối, bí mật hơn so với phương thức tòa án.

    3. Kinh phí

    - Thương lượng: ít tốn kém kinh phí.

    - Hòa giải, thương lượng, tòa án: tốn kém kinh phí hơn.

    4. Khả năng thành công

    - Phụ thuộc vào sự hợp tác trong mỗi bên tranh chấp

    5. Khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp

    - Thương lượng: do 2 bên tự đi đến thỏa thuận với nhau.

    - Hòa giải: có khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp

    - Tòa án: không có khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp.

    - Trọng tài: vẫn có khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp.

    6. Giá trị ràng buộc của phán quyết

    - Thương lượng và hòa giải: mang tính chất khuyến khích

    - Tòa án: giá trị pháp lý bắt buộc, bị cưỡng chế thi hành(trong trường hợp không tuân thủ, có thể kháng cáo.

    - Trọng tài: giá trị pháp lý bắt buộc, giá trị chung thẩm, không thể kháng cáo.

    7. Khả năng thực thi phán quyết giải quyết tranh chấp

    - Thương lượng, hòa giải: phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên

    - Tòa án: khả năng thực thi cao

    - Trọng tài: khả năng thực thi phụ thuộc vào Tòa án trong từng trường hợp cụ thể, thường là không cao.

    Thương lượng và hòa giải là hai phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại không chịu sự ràng buộc bởi bất kì nguyên tắc và quy định nào, kết quả phụ thuộc vào các bên, không được bảo đảm thi hành.

    1.Đặc điểm

    *Thương lượng:

    -Các bên tranh chấp tự gặp nhau bàn bạc thỏa thuận

    -Không chịu bất kì ràng buộc của của nguyên tắc pháp lý hay quy định khuân mẫu nào về giải quyết tranh chấp

    -Kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào các bên và không được dảm bảo thi hành

    *Hòa giải:

    -Có sự hiện diện của bên thứ 3 làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp

    -Không chịu bất kì ràng buộc của của nguyên tắc pháp lý hay quy định khuân mẫu nào về giải quyết tranh chấp

    -Kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào các bên và không được dảm bảo thi hành

    2. Ưu điểm

    *Thương lượng:

    -Đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện, ít tốn kém

    -Bảo vệ uy tín cho các bên tranh chấp, bảo vệ bí mật kinh doanh

    *Hòa giải

    -Cơ hội thành công cao hơn vì có người thứ 3 làm trung gian hòa giải

    3.Nhược điểm

    *Thương lượng:

    -Không được đảm bảo thi hành bởi cơ chế bắt buộc

    *Hòa giải:

    -Uy tín bí mật kinh doanh vẫn bị ảnh hưởng

    -Tốn kém chi phí dịch vụ cho người thứ 3

    1. Trọng tài vụ việc (adhoc)

    Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về thuật ngữ “Trọng tài vụ việc”. “Trọng tài vụ việc” có thể được hiểu là hình thức trọng tài được lập ra theo yêu cầu của các đương sự để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi tranh chấp đó đã được giải quyết. “Trọng tài vụ việc” có nghĩa là trọng tài không được tiến hành theo quy tắc của một tổ chức trọng tài thường trực. Do các bên không bắt buộc phải tiến hành trọng tài theo quy tắc của một tổ chức trọng tài thường trực, họ có thể tự do quy định quy tắc tố tụng riêng. Nói cách khác, trọng tài vụ việc là trọng tài tự tiến hành (do it yourself arbitration)”[1].

    Ưu điểm:

    Ưu điểm cơ bản của hình thức Trọng tài vụ việc đó là quyền tự định đoạt của các bên là rất lớn. Thủ tục giải quyết của Trọng tài vụ việc hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận cho riêng họ và các Trọng tài viên phải tuân theo. Điều này đòi hỏi sự hợp tác của các bên để thực hiện một cách đầy đủ, hiệu quả và tốn nhiều thời gian vì các bên phải tthỏa thuận chi tiết về việc tiến hành quá trình tố tụng.

     

    Bên cạnh đó, việc tiến hành Trọng tài vụ việc có chi phí thấp và thời gian giải quyết nhanh. Với việc lựa chọn hình thức trọng tài này, các bên sẽ không phải trả thêm các khoản chi phí hành chính cho các trung tâm trọng tài (thông thường khoản chi phí này không nhỏ). Ví dụ, theo Quy tắc tố tụng của Tòa án Trọng tài quốc tế ICC, khi nộp đơn kiện, Nguyên đơn phải nộp một khoản phí đăng ký là 2.500 USD và khoản phí này sẽ không được hoàn lại trong bất kỳ điều kiện nào. Mức phí hành chính tối đa mà ICC yêu cầu các bên phải nộp có thể lên tới 75.800 USD[2]. Theo Quy tắc Tố tụng của Viện Trọng tài Stockhoml Thụy Điển, khi nộp đơn kiện, Nguyên đơn cũng phải nộp một khoản phí đăng ký là 1.500 Euro và khoản phí này sẽ không được hoàn lại trong bất kỳ trường hợp nào.

    Ngoài ra, đối với Trọng tài vụ việc, các bên có thể thỏa thuận bỏ qua một số thủ tục tố tụng không cần thiết để rút ngắn thời gian giải quyết vụ tranh chấp.

    Nhược điểm:

    Nhược điểm lớn nhất của Trọng tài vụ việc (có thể là yếu tố bất lợi nghiêm trọng) đó là phải phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của các bên. Nếu một bên không có thiện chí, quá trình tố tụng sẽ luôn có nguy cơ bị trì hoãn, và nhiều khi không thể thành lập được Hội đồng Trọng tài bởi vì không có quy tắc tố tụng nào được áp dụng.

    Trong Trọng tài vụ việc, không có tổ chức nào giám sát việc tiến hành trọng tài và giám sát các Trọng tài viên. Vì vậy, kết quả phần lớn phụ thuộc vào việc tiến hành tố tụng và khả năng kiểm soát quá trình tố tụng của các Trọng tài viên. Cả Trọng tài viên và các bên sẽ không có cơ hội nhận được sự ủng hộ và trợ giúp đặc biệt từ một tổ chức trọng tài thường trực trong trường hợp phát sinh sự kiện không dự kiến trước và trong trường hợp các Trọng tài viên không thể giải quyết được vụ việc. Sự hỗ trợ duy nhất mà các bên có thể nhận được là từ các Tòa án.

    Do vậy, chỉ khi có tồn tại một Hội đồng Trọng tài và một quy tắc tố tụng cụ thể được xác lập thì quá trình tố tụng mới có thể tiến hành được suôn sẻ như Trọng tài quy chế trong trường hợp một bên từ chối không tham gia vào quá trình tố tụng.

    2. Trọng tài quy chế

    Trọng tài quy chế là hình thức trọng tài được thành lập dưới dạng các trung tâm, tổ chức hoặc hiệp hội, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có trụ sở cố định. Hầu hết các tổ chức trọng tài đều có Quy tắc tố tụng trọng tài riêng, một số có Danh sách trọng tài viên riêng.

    Khi các bên lựa chọn Trọng tài quy chế, các bên nhận được sự hỗ trợ nhất định của tổ chức trọng tài này liên quan tới việc tổ chức và giám sát tố tụng trọng tài. Tuy nhiên, để nhận được sự trợ giúp đó, các bên phải trả một số chi phí nhất định gọi là chi phí hành chính. Các chi phí này có thể nằm trong phí trọng tài hoặc được tách riêng.

    Nếu các bên muốn lựa chọn hình thức Trọng tài quy chế, các bên phải ghi rõ tên tổ chức trọng tài cụ thể trong điều khoản trọng tài hoặc ghi rõ tranh chấp sẽ được giải quyết theo Quy tắc tố tụng trọng tài của một tổ chức trọng tài cụ thể. Nếu không có thỏa thuận rõ ràng, các điều khoản trọng tài có nguy cơ bị vô hiệu hoặc không được cơ quan nào giải quyết khi tranh chấp phát sinh.

    Nhằm giúp các bên có thể dễ dàng lựa chọn tổ chức trọng tài khi có ý định sử dụng trọng tài quy chế, các tổ chức trọng tài quy chế đều có những điều khoản trọng tài mẫu để các bên tham khảo. Có tổ chức trọng tài hướng các bên lựa chọn Quy tắc tố tụng trọng tài của mình. Ví dụ như Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ (AAA): “Bất kỳ tranh chấp hoặc khiếu nại nào phát sinh từ hoặc liên quan tới hợp đồng này được giải quyết bằng trọng tài theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ”. Có tổ chức trọng tài hướng đến việc lựa chọn tên của tổ chức trọng tài đó hoặc Quy tắc của tổ chức trọng tài đó. Ví dụ như Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”. v.v… Với việc đưa các điều khoản trọng tài nêu trên vào hợp đồng, các bên sẽ được đảm bảo nhận được đầy đủ các hình thức hỗ trợ của trọng tài quy chế, đảm bảo trong mọi trường hợp, quá trình tố tụng trọng tài vẫn được tiến hành, không phụ thuộc vào việc một bên có tham gia tố tụng hay không.

    Về cơ bản, các Trung tâm trọng tài đều có quy tắc tố tụng riêng, trong đó ấn định các thời hạn cụ thể hoặc có một số giới hạn. Theo quy tắc của một số tổ chức trọng tài, các bên phải chọn một Trọng tài viên từ danh sách do tổ chức cung cấp (Một số tổ chức trọng tài thường trực có thể hạn chế các Trọng tài viên trong danh sách là những công dân thuộc nước họ). Tuy nhiên, phần lớn các tổ chức trọng tài không có danh sách Trọng tài viên hoặc có danh sách Trọng tài viên cũng chỉ mang tính tham khảo, các bên không bắt buộc phải chỉ định Trọng tài viên từ danh sách đó.

    Ưu điểm:

    Việc quy định chi tiết các thủ tục tố tụng khi bắt đầu cho đến khi kết thúc là thuận lợi lớn nhất của Trọng tài quy chế. Chẳng hạn, khi các bên thỏa thuận trọng tài sẽ được tiến hành bởi một Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên nhưng Bị đơn lại không tiến hành chỉ định Trọng tài viên. Trong trường hợp đó, quy tắc tố tụng trọng tài sẽ quy định cụ thể về việc chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn. Theo Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC, nếu Bị đơn không tiến hành chỉ định Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu chỉ định Trọng tài viên thì Chủ tịch Trung tâm sẽ chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn.

    Ngoài ra, các quy tắc tố tụng của các tổ chức trọng tài thường quy định rất chi tiết về các bước của quá trình tố tụng, đảm bảo trong mọi trường hợp tranh chấp sẽ được giải quyết, không phụ thuộc vào việc một bên có tham gia vào quá trình tố tụng trọng tài hay không. Theo Quy tắc của ICC: “Nếu một trong các bên, mặc dù đã được thông báo hợp lệ, nhưng không tham dự, thì Trọng tài viên, nếu thấy rằng việc gửi thông báo đã được tiến hành hợp lệ mà bên nhận được thông báo vắng mặt không có lý do chính đáng, thì trọng tài vẫn có quyền tiếp tục các bước tố tụng, và quá trình tố tụng tố vẫn được coi là được tiến hành với sự có mặt của các bên”. Như vậy, trong trường hợp một bên không có thiện chí tham gia tố tụng trọng tài thì các quy định trên là rất cần thiết.

    Ưu điểm thứ hai đó là hầu hết các tổ chức trọng tài đều có những chuyên gia được đào tạo tốt để hỗ trợ quá trình trọng tài. Các chuyên viên này sẽ đảm bảo Hội đồng Trọng tài sẽ được thành lập, các khoản phí trọng tài sẽ được nộp đủ, đôn đốc đúng thời hạn và nói chung sẽ đảm bảo quá trình tố tụng được diễn ra phù hợp trong phạm vi tối đa có thể.

    Điển hình trong việc hỗ trợ và giám sát quá trình tố tụng trọng tài đó là Tòa án Trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), giám sát toàn bộ tố tụng trọng tài từ lúc thông báo cho Bị đơn về yêu cầu trọng tài của Nguyên đơn cho đến lúc gửi quyết định trọng tài cho các bên. Đặc biệt, theo Điều 27 Quy tắc tố tụng của ICC, Hội đồng Trọng tài không được ban hành quyết định trọng tài khi chưa được ICC phê chuẩn về hình thức của quyết định. Đây là quy định rất quan trọng, về nguyên tắc vẫn đảm bảo quyền tự quyết của các Hội đồng Trọng tài. Tuy nhiên, sự xem xét của ICC nhằm mục đích hạn chế tối đa các sai sót về mặt hình thức, giảm thiểu nguy cơ quyết định trọng tài bị tuyên hủy.

    Nếu quá trình tố tụng không được giám sát theo cách thức trên, các Hội đồng Trọng tài sẽ phải tự đảm nhận các trách nhiệm này. Quá trình tố tụng sẽ có nguy cơ bị gián đoạn, kéo dài hoặc không thể tiến hành được theo đúng quy định mà các bên đã thỏa thuận hoặc quy định của quy tắc tố tụng.

    Nhược điểm:

    Nhược điểm lớn nhất của Trọng tài quy chế đó là tốn kém nhiều chi phí. Rõ ràng giải quyết tranh chấp tại Trọng tài quy chế, ngoài việc phải trả chi phí thù lao cho các Trọng tài viên, các bên còn phải trả thêm các chi phí hành chính để nhận được sự hỗ trợ của các trung tâm trọng tài.

    Nhược điểm thứ hai của Trọng tài quy chế đó là nhiều khi quá trình tố tụng bị kéo dài mà Hội đồng Trọng tài các các bên bắt buộc phải tuân thủ vì phải tuân theo các thời hạn theo quy định của Quy tắc tố tụng

    Như vậy, mỗi hình thức trọng tài đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

     UỶ THÁC MBHH 
    1.Ủy thác thƣơng mại khác với đại lý thƣơng mại ở chỗ, bên đại lý nhân danh chính mình trong quan hệ 

    với ngƣời thứ ba, trong khi bên nhận ủy thác nhân danh bên ủy thác. à S. bên nhận uỷ thác ko nhân danh bên 
    uỷ thác  

     
    2.Ủy thác thƣơng mại chính là một ví dụ của đại diện cho thƣơng nhân à Sai. Vì đại diện nhân danh bên 

    giao đại diện còn uỷ thác nhân danh chính mình 

     
    3. Hàng hoá là đối tƣợng của HĐ uỷ thác mua bán hàng hoá. 

    à Sai. Vì Theo điều 518 BLDS HĐ uỷ thác mua bán hàng hoá là một loại HĐ dịch vụ, do đó đối tượng của 

    HĐ uỷ thác mua bán hàng hoá là công việc mua bán hàng hoá do bên nhận uỷ thác tiến hành theo sự uỷ quyền của 
    bên uỷ thác. Hàng hoá được mua bán theo yêu cầu của bên uỷ thác là đối tượng của hợp đồng mua bán giao kết 
    giữa bên nhận uỷ thác với bên thứ 3 chứ ko phải đối tượng của HĐ uỷ thác. 

     
    4. Trong hoạt động uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu bên uỷ thác có thể uỷ thác cho bên nhận 

    uỷ thác mua bán tất cả các hàng hoá lƣu thông hợp pháp tại Việt Nam. 

    à Sai. Vì theo điều 17 NĐ 12/2006/NĐ-CP thì thương nhân được uỷ thác cho thương nhân khác xuất nhập 

    khẩu các loại hàng hoá trừ các hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu hoặc  hàng hoá 
    thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. VD như: Hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng là hàng 
    hoá  được  phép  lưu  thông  ở  Việt  Nam.  Nhưng  nó  thuộc  danh  mục  hàng  hoá  cấm  nhập  khẩu  ban  hành  theo  NĐ 
    12/2006/NĐ_CP nên bên uỷ thác ko thể uỷ thác cho bên nhận uỷ thác mua bán loại hàng hoá này được 

     
    * ĐẠI LÍ: 
    1.Đại lý thƣơng mại là một hoạt động thƣơng mại trong đó, bên đại lý nhân danh chính mình, bán hàng 

    hóa, cung ứng các dịch vụ cho bên thứ ba và chịu mọi trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng với bên thứ ba. à 
    S. vì  trách nhiệm đc phân chia theo HĐ hoặc theo quy định  của PL tuỳ  theo lỗi của bên  gây ra thiệt  hại. Theo 
    khoản 5 điều 175 LTM bên đại lí chỉ phải liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá của đại lí mua bán 
    hàng hoá, chất lượng dịch vụ của đại lí cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi của mình gây ra. 

    2. Hàng hoá là đối tƣợng của HĐ đại lí mua bán hàng hoá. 
    à S. Vì HĐ đại lí mua bán hàng hoá cũng là một HĐ dịch vụ theo quy định tại điểu 518 BLDS nên đối tượng 

    của HĐ đại lí là công việc mua bán hàng hoá hoặc công việc cung ứng dịch vụ của bên đại lí cho bên giao đại lí. 
    Khi thực hiện hoạt động đại lí, bên đại lí ko phải là người mua hàng hoá của bên giao đại lí mà chỉ là người nhận 
    hàng để rồi tiếp tục bán cho bên thứ 3. 

     
      3. Trong hợp đồng đại lí mua bán hàng hoá, các bên có thể thoả thuận quyền sở hữu hàng hoá có thể 

    đƣợc chuyển giao cho bên đại lí kể từ thời điểm bên giao đại lí giao hàng cho bên đại lí.

     Sai. Vì: Theo điều 170 LTM. Hàng hoá giao cho bên đại lí thuộc sở hữu của bên giao đại lí, Khi thực hiện 

    hoạt động đại lí, bên đại lí ko phải là người mua hàng hoá của bên giao đại lí mà chỉ là người nhận hàng để rồi tiếp 
    tục bán cho bên thứ 3. Chỉ khi hàng hoá được bán,  quyền sở hữu hàng hoá mới chuyển từ bên giao đại lí cho bên 
    thứ 3. 

      4. Trong quan hệ đại lí thƣơng mại, các bên có quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng đại lí.  
    à Đúng. Vì theo điều 177LTM thì các bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lí và chỉ cần thông báo 

    bằng văn bản cho bên kia về việc  chấm dứt hợp đồng đại lí trong thời hạn quy định.  

    Điều 525 BLDS cũng quy ddingj các bên tham gia hợp đồng đại lí cs quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng 

    đại lí trong những trường hợp… 

     
     
    XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI 
    Xúc tiến thƣơng mại là một loại dịch vụ trong thƣơng mại.
     à Sai, vì nếu hoạt động xúc tiến thương mại 

    cho thương nhân tự mình thực hiện thì ko phải là dịch vụ thương mại 

     
    * KHUYẾN MẠI: 
    1- Mục đích của khuyến mại
     ko chỉ nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá mà còn nhằm mục đích xúc tiến 

    việc mua hàng. Vì viêc khuyến mại để gom hàng, mua hàng cũng có thể trở thành nhu cầu tất yếu để hoàn thành kế 
    hoạch kinh doanh. 

     
    2- Nghị định 37 quy định các thủ tục cơ bản để thực hiện khuyến mại là đăng kí, thông báo và xin phép. 

    Trong đó: 

    + thủ tục xin phép chỉ thực hiện đối với những hình thức khuyến mại mà pháp luật chưa dự liệu được và chưa 

    được liệt kê trong luật thương mại 2005.  

    + Thủ tục đăng kí ko đòi hỏi thương nhân chờ đợi thái độ tiếp nhận hay phảm đối của cơ quan công quyền. Thủ 

    tục này được thực hiện trước khi bắt đầu hoạt động chương trình khuyến mại và bản chất của nó là sự thông báo 
    bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung, hình thức, thời gian, địa bàn khuyến mại… Cơ 
    quan nhà nc theo đó có quyền kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện 

    + Thủ tục thông báo cũng là hành vi có tính chất thông tin một chiều tới cơ quan nhà nước dược thực hiện trc 

    hoặc sau khi hết đợt xúc tiến thương mại 

     
    3- Thƣơng nhân đƣợc phép khuyến mại đối với mọi hàng hóa thuộc quyền kinh doanh của mình  
    à sai. Vì. Theo điều 100, một số hàng hoá thuộc quyền kinh doanh của doanh nghiệp nhưng ko được sử dụng 

    để khuyến mại dưới mọi hình thức như thuốc lá, rượu cồn từ 30 độ trở lên… 

     
    5.Hoạt động khuyến mại của thƣơng nhân chỉ thuộc sự điều chỉnh của Luật Thƣơng mại 2005
     à Sai. 

    Khoản 9 điều 100 LTM quy định thương nhân ko đc khuyến mại nhằm cạnh tranh ko lành mạnh . Việc khuyến mại 
    nhằm cạnh tranh ko lành mạnh lại được quy định cụ thể trong luật cạnh tranh. DO đó hoạt động khuyến mại của 
    thương nhân còn thuộc sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh 

     
    6. Thƣơng nhân có thể sử dụng hình thức khuyến mại giảm giá đối với tất cả các mặt hàng ko bị cấm 

    kinh doanh và hạn chế kinh doanh. 

    à sai. Vì theo điều 9 nghị định 37/2006/NĐ-CP Ko đc giảm giá với các đối tượng quy định tại khoản 2, 3 điều 

    này 

     
     
    * QUẢNG CÁO: 
    1. Việc có các quy định hạn chế về thời lƣợng, dung lƣợng…quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin ko 

    phải là sự hạn chế quyền tự do kinh doanh thƣơng mại của thƣơng nhân, Vì: 

    +  Các  phương  tiện  thông  tin  có  nhiệm  vụ  thông  tin  toàn  diện  về  chính  trị,  văn  hoá,  xã  hội  phục  vụ  nhu  cầu 

    thông tin mọi mặt của người dân…nên quy định hạn chế là hợp lý. 

    + Các quy định hạn chế thương tự ko áp dụng dối với quảng cáo trên cac báo, phương tiện quảng cáo chuyên 

    dụng như băng, biển, pa-nơ, áp-phích… 

    2.Quảng cáo thƣơng mại là một hoạt động thƣơng mại mà khi thực hiện, các thƣơng nhân bắt buộc phải 

    ký kết hợp đồng quảng cáo thƣơng mại.  

    à sai, t/h thương nhân tự thực hiện quảng cáo ko cần thông qua HĐ 
     
    3.Tất cả các hoạt động quảng cáo thƣơng mại đối với các hàng hóa, dịch vụ không thuộc phạm vi các đối 

    tƣợng bị cấm kinh doanh đều đƣợc coi là hợp pháp  

    à Sai. Có những sản phẩm đc phép kinh doanh nhưng ko đc quảng cáo (sữa cho trẻ dưới 12 tháng, rượu dưới 

    30 độ) 

     
    4.Bên phát hành quảng cáo phải chịu mọi trách nhiệm liên quan đến tính hợp pháp của sản phẩm quảng 

    cáo.  

    à sai. Bên có sản phẩm quảng cáo, chủ thể thiết kế ra sản phẩm quảng cáo…cũng phải chịu trách nhiệm 
     
    5. Thƣơng nhân ko đc ko đƣợc thực hiện hoạt động quảng cáo bằng việc so sánh trực tiếp hoạt động sản 

    xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ cùng loại 
    của thƣơng nhân khác. 

    à  Sai.  Vì  Điều  22  NĐ  37/2006  Thương  nhân  có  quyền  so  sánh  HH  của  mình  với  hàng  giả,  hàng  vi  phạm 

    quyền SHTT trong sản phẩm QCTM sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử 
    dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT để so sánh. 

     
    6. Thƣơng nhân đƣợc phép quảng cáo rƣợu có nồng độ cồn dƣới 30 độ trên báo in, báo điện tử, Đài phát 

    thanh, Đài truyền hình. 

    à Đúng. Vì LTM chỉ cấm quảng cáo rượu có độ cồn trên 30 độ. 
     
    7. Các bên trong quan hệ hợp đồng dịch vụ quảng cáo thƣơng mại có quyền tự do thoả thuận mức phạt 

    vi phạm hợp đồng, không bị giới hạn mức phạt tối đa” à sai. Vì: 

    Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại là sự thoả thuận giữa các bên ký kết, theo đó bên làm dịch vụ thực 

    hiện quảng cáo thương mại cho bên thuê quảng cáo, bên thuê quảng cáo trả tiền công cho bên làm dịch vụ. Hợp 
    đồng quảng cáo chính là một loại hợp đồng dịch vụ, do đó nó có những đặc điểm của hợp đồng dịch vụ và phải 
    tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng dịch vụ. Trong đó có quy định về thoả thuận mức phạt vi phạm 
    hợp đồng. 

    Tuy nhiên nhằm tránh việc các bên thỏa thuận mức phạt quá cao sẽ ảnh hưởng tới lợi ích hoạch toán của bên vi 

    phạm, Luật thương mại quy định “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều 
    vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” – 
    Điều 301. 

    Như vậy, theo quy định của LTM thì hai bên có quyền thỏa thuận về mức phạt vi phạm, tuy nhiên mức thỏa 

    thuận này không được quá giới hạn tối đa cho phép. Do đó khẳng định trên là sai. 

     
     
    ĐẤU GIÁ: 
    1.Trong trƣờng hợp ngƣời trả giá cao nhất từ chối mua hàng hóa, ngƣời trả giá cao thứ hai sẽ là ngƣời 

    mua đƣợc hàng hóa bán đấu giá. à S. Vì cuộc đấu giá tiếp tục diễn ra và sẽ bắt đầu từ mức giá mà người trả giá 
    cao thứ 2. 

     
    2.Ngƣời trả giá cao nhất trong một cuộc bán đấu giá là ngƣời mua đƣợc hàng hóa bán đấu giá à S. Vì 

    trg bán đấu giá có 1 yếu tố rất quan trọng là giá đó phải lớn giá khởi điểm. 

       
      3. Mọi hàng hoá đƣợc phép lƣu thông, dịch vụ thƣơng mại đƣợc phép cung ứng đều có thể đƣợc bán 

    thông qua phƣơng thức bán đầu giá. 

    à Sai. Vì Theo điều 185, thương nhân chỉ bán đấu giá hàng hoá chứ ko đấu giá dịch vụ thương mại. 
     
      4. Mọi tổ chức cá nhân đều có thể tham gia đấu giá hàng hoá trong thƣơng mại. 

     Sai, Vì, điều 198 LTM quy định có những chủ thể ko được tham gia đấu giá, như… 
     
      5. Để bán hàng hoá qua hình thức đấu giá, ngƣời bán hàng phải kí kết hợp đồng dịch vụ tổ chức bán 

    đấu giá với thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ đấu giá. 

    à Sai. Vì theo điều 185 LTM người bán hàng có thể tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc 

    đấu giá. Trong trường hợp người bán hàng tự mình thực hiện hoạ động đấu giá thì ko cần kí kết HĐ dịch vụ tổ 
    chức bán đầu giá với thương nhân kdoanh dịch vụ đấu giá.  

     
    * ĐẤU THẦU: 
    1.Đấu thầu hai túi hồ sơ là phương thức đấu thầu bắt buộc với mọi gói thầu trong thương mại à S. còn đấu giá 

    1 túi hồ sơ 

    2. Mức lệ phí hồ sơ mời thầu có sự giới hạn bởi pháp luật. Vì nếu mức phí mời thầu quá cao sẽ làm nản chí 

    những nhà thầu có năng lực, từ đó có thể làm giảm tính cạnh tranh trg đấu thầu. 

     
    * LOGISTIC 
    1.Thƣơng nhân có Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ngành nghề vận tải đồng thời đƣợc kinh doanh 

    dịch vụ logistic. à Sai. Logistic là một ngành nghề độc lập. 

     
    2.Việc phạt hợp đồng và bồi thƣờng thiệt hại đối với những vi phạm hợp đồng logistic cũng giống nhƣ 

    đối với hợp đồng mua bán hàng hóa trong thƣơng mại. à S. BTTH trg logistic ko vượt quá giá trị của hàng 
    hoá mà nó giao nhận. 

     
     
      3. Đk kinh doanh các dịch vụ logisctic chủ yếu đối với thƣơng nhân VN và thƣơng nhân nƣớc ngoài tại 

    VN là nhƣ nhau: 

    à Sai. Vì Nhiều năm qua, ngành dịch vụ logistics được Chính phủ bảo hộ khá kỹ thông qua các biện pháp 

    ngăn chặn doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước. Chính vì vậy Luật thương mại cũng quy định 
    điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic của các thương nhân Việt Nam có phần đỡ khắt khe hơn so với các thương 
    nhân nước ngoài nước ngoài kinh doanh dịch vụ này tại Việt Nam. Cụ thể, theo nghị định 140/2007/NĐ-CP Ngày 
    5/9/2007 Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistic và giới hạn trách nhiệm đối 
    với thương nhân kinh doanh dịch vụ, tại các điều 5 thì:  

    Nếu như, Theo khoản 1, 2 điều 5 Nghị định 140 đối tượng kinh doanh Logistic là thương nhân Việt Nam thì 

    điều kiện kinh doanh các dịch vụ logistic chủ yếu chỉ là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp 
    luật Việt Nam, có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên 
    đáp ứng yêu cầu 

    (2 )

    .  

       Thì theo khoản 3 điều 5 Nghị định 140 đối tượng kinh doanh cách dịch vụ logistics chủ yếu là thương nhân 

    nước ngoài để được kinh doanh hoạt động logistic tại Việt Nam thì ngoài việc phải tuân thủ những điều kiện như 
    thương nhân Việt Nam còn phải tuân thủ một số điều kiện khác. Như: đối với dịch vụ liên quan đến vận tải, thương 
    nhân nước ngoài được phép thành lập công ty liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không 
    quá 50% đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá; không quá 51% đối với kinh doanh dịch vụ kho 
    bãi; dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ bổ trợ khác (từ năm 2010, trước đó là 49%). Trong đó điều kiện đối với kinh 
    doanh dịch vụ kho bãi; dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ bổ trợ khác sẽ chấm dứt hạn chế vào năm 2014. 

    Như vậy, rõ ràng cơ sự khác nhau giữa điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic của  thương nhân Việt Nam và 

    thương nhân nước ngoài. 

     
    * GIÁM ĐỊNH. 
    1. Mọi thƣơng nhân đều có thể kinh doanh dịch vụ giám định. 

    à Sai. Vì. Theo điều 256LTM chỉ các thương nhân có đủ đk theo quy định của PL, cụ thể là các điều kiện kinh 

    doanh dịch vụ giám định quy định tại điều 257 LTM và đc cấp GCN đký KD dịch vụ giám định thương mại mới đc 
    phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định 

     
    2. Giám định viên phải là ngƣời có chứng chỉ hành nghê do Bộ công thƣơng cấp

     Sai.  Vì  theo  điều  259  LTM  và  điều  6  NĐ  20/2006/NĐ-CP  thi  Giám  định  viên  chỉ  cần  đáp  ứng  các  tiêu 

    chuẩn quy định tại khoản 1 điều 259 và Giám đốc doanh nghiệp KD dịch vụ giám định sẽ công nhận giám định 
    viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. 

     
    3. Nếu cấp chứng thƣ giám định có kết quả sai thì thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ giám định có trách 

    nhiệm BTTH phát sinh cho khách hàng. 

    à Sai. Vì theo điều 266 LTM thương nhân chỉ phải trả tiền phạt cho khách hàng nếu như kết quả chứng thư 

    giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình. Thương nhân chỉ phải BTHH phát sinh cho khác hàng khi chứng 
    thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình. 

     
     
    CHẾ TÀI THƢƠNG MẠI 
    1. Chế tài huỷ hợp đồng đƣợc áp dụng với mọi vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. 

    à Sai. Vì theo khoản 13 điều 3 LTM vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho 

    bên kia tới mức làm cho bên kia ko đạt đc mục đích của việc giao kết hợp đồng. Như vậy, nếu như một bên vi 
    phạm nghĩa vụ cơ bản của HĐ nhưng ko khiến bên kia ko đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng thi ko áp 
    dụng chế tài huỷ hợp đồng. Ví dụ như: một bên giao hàng thiếu 1kg hàng trong số 100kg hàng phải giao, theo quy 
    định việc giao hàng đúng số lượng là một nghĩa vụ cơ bản của HĐ, tuy nhiên trg t/h này mặc dù có sự vi phạm nv 
    cơ bản của HĐ nhưng lỗi vi phạm này ko làm bên kia ko đạt đc mục đích của việc giao kết HĐ nên ko thể áp dụng 
    chế tài huỷ HĐ. Hơn nữa, về mục đích giao kết HĐ, bên vi phạm chỉ chịu trách nhiệm về việc bên kia ko đạt đc 
    mục đích HĐ khi được thông báo trước hoặc buộc phải biết. 

     
    2. Bên vi phạm HĐ trong trƣờng hợp bất khả kháng đc miễn trách nhiệm đối với mọi thiệt hại phát sinh. 

    à sai. Theo điều 295 LTM, khi xảy ra trường hợp bất khả kháng thì bên vi phạm HĐ phải thông báo ngay 

    bằng văn bản cho bên kia về trường hợp đc miến trách nhiệm và hậu quả có thể xảy ra, nêu ko thông báo kịp thời 
    thì phải BTTH. 

     
    3. Chế tài thƣơng mại đƣợc áp dụng khi có hành vi vi phạm, có thiệt hại thực tế và có mối quan hệ nhân 

    quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế. 

    à Sai vì: 
    - Đối với chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì chỉ cần có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi 

    phạm là có thể áp dụng chế tài buộc thực hiện HĐ mà ko cần có thiệt hại xảy ra trên thực tế. 

    - Đối với phạt vi phạm cũng có thể AD khi có hành vi vi phạm HĐ và có sự thoả thuận AD chế tài này trong 

    HĐ. 

    - Có hành vi vi phạm,  có thiệt hại, có mqh nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vẫn có thể ko áp dụng chế tài 

    thương mại trong trường hợp thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo điều 249 LTM. 

     
    4. Phải áp dụng chế tài buộc thực hiện HĐ trƣớc khi áp dụng các chế tài khác. 
    à Sai. Vì các chế tài thương mại được áp dụng độc lập khi có đủ các căn cứ để áp dụng theo quy định của 

    pháp luật. Và theo điều 299 LTM khoản 1 thì trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện HĐ bên bị vi phạm ko 
    được áp dụng các chế tài huỷ hợp đồng, tạm ngừng thực hiện HĐ, đình chỉ thực hiện HĐ. 

     
    5. HĐ thƣơng mại chỉ đƣợc áp dụng mức phạt tối đa 8% giá trị phần HĐ bị vi phạm. 

    à  
     
    6. Bên bị VP có thể ko đƣợc bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại thực tế. 

    à Đúng. Vì, bên bị thiệt hại trong kinh doanh  dịch vụ logistic có thể ko đc bồi thường toàn bộ thiệt hại thực 

    tế, do toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic ko vượt quá giới hạn đối với tổn thất toàn 
    bộ hàng hoá (điều 238). Mà thiệt hại thực tế có thể lớn hơn tổn thất của toàn bộ hàng hoá. 

     
    7. Nếu các bên đã thoả thuận phạt vi phạm trg HĐ thì ko đc quyền yêu cầu BTTH. 
    à Sai. Vì theo khoản 2 điều 307 thì nếu các bên có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp 

    dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc BTTH

    * Nếu 1 bên trg các bên tanh chấp ko tuân thủ phán quyết của trọng tài thì có thể bị cƣỡng chế thi hành. 
    à Đúng. Vì: 
    Theo khoản 1 điều 57 PLTT thì … 
    Như vậy, Quyết định trọng tài có thể cưỡng chế thi hành nếu quyết định này là hợp pháp. Tính hợp pháp của qđ 

    trg tài được thừa nhận khi ko có đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài hoặc đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài bị 
    bác thông qua quyết định ko huỷ quyết định trọng tài của toà án. 

     
    * “Tranh chấp chỉ đƣợc giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài trƣớc khi xảy ra 

    tranh chấp”  

    à sai. Vì: 
    Theo quy định tại khoản 1 điều 3 pháp lệnh trọng tài thương mại, Điều 2 Nghị định số  25/2004/NĐ-CP Quy 

    định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại đều quy định “Tranh chấp được giải quyết 
    bằng trọng tài nếu trước hoặc sau khi sảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài” 

    Theo nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy 

    định của pháp lệnh trọng tài thương mại, mục 1.1 quy định “Theo quy định lại Điều 1, Điều 3 và Điều 5 Pháp lệnh 
    thì Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại nếu 
    trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài. Như vậy Thỏa thuận trọng tài có thể là điều 
    khoản về giải quyết tranh chấp đã được ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận riêng, có thể là một Phụ lục đính kèm 
    tại thời điểm ký Hợp đồng hoặc được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp. 

    TTTM có thẩm quyền thụ lý  để giải quyết  một vụ tranh chấp nếu nhƣ tranh chấp đó là  tranh chấp 

    thƣơng mại và các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài.  

    à Sai. Vì : Theo điểm 1.2 NQ 05/2003/ NQ-HĐTP thì những tranh chấp thương mại sau đây mặc dù các bên 

    có thoả thuận trọng tài nhưng vẫn thuộc thẩm quyền của toà án: 

    + Thoả thuận trọng tài vô hiệu theo quy định tại điều 10 PL. 
    + Cú quyết định huỷ qđ trọng tài của toà án nếu các bên ko có thoả thuận khác. 
    + Nguyên đơn cho biết sẽ khởi kiện ra toà mà bị đơn ko phản đối à được cho là các bên có thoả thuận mới 

    thay cho thoả thuận trọng tài. 

     
    * Trong mọi trƣờng hợp, nếu các bên tranh chấp không lựa chọn đƣợc TTV, bên thứ 3 hỗ trợ các bên 

    lựa chọn TTV sẽ là Chủ tịch TTTT mà các bên chỉ định. 

    à Sai. Vì: 
    -  Trong nhiều t/h trọng tài viên do Toà án chỉ định ( điểm 2.1 NQ 05/2003/NQ-HĐTP) 
    -  Khoản 3 điều 25 PL, trọng tài viên thứ 3 có thể do hai trọng tài viên đc các bên lựa chọn hoặc được Chủ tịch 

    TTTT chỉ định 

     
    * Thỏa thuận: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ đƣợc giải quyết tại TTTTTM” là một thỏa 

    thuận có hiệu lực pháp luật.  

    à Sai. Vì:  
    + Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có thể ko là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại quy định tại 

    khoản 3 điều 2 PL. 

    + TTTTTM à ko xác định rõ TTTTTM này là trung tâm nào à Thoả thuận TT vô hiệu  
     
    * Trong mọi  trƣờng hợp, trong quá trình tố tụng TT, nguyên đơn đƣợc triệu tập hợp lệ đến 2 lần mà 

    vắng mặt không có lý do chính đáng thì HĐTT ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. 

    à Sai. Vì, theo điều 40PLTT Nếu nguyên đơn đã đc riệu tập tham dwjphieen họp giải quyết vụ tranh chấp mà 

    có lí do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà ko đc hội đồng trọng tài đồng ý thì được coi là đã rút đơn kiện. Tuy 
    nhiên, HĐ trọng tài có thể vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu bị đơn yêu cầu hoặc có đơn kiện lại theo quy định 
    tại điều 29 của pháp lệnh trọng tài TM, tức là HĐ trọng tài không giải quyết theo yêu cầu của nguyên đơn nữa mà 
    giải quyết theo yêu cầu của bị đơn hay có thể gọi là “nguyên đơn mới”. 

     
    * Tòa án sẽ dựa trên nội dung của vụ tranh chấp để đƣa ra quyết định Hủy Quyết định TTTM. 

    à Sai vì. Theo điểm c điều 5 NQ 05/03/NQ-HĐTP và điều 53 khoản 4 PLTTTM thì khi xét đơn yêu cầu huỷ 

    quyết định trọng tài toà án ko xem xét lại nội dung vụ tranh chấp mà chỉ kiểm tra các giấy tờ theo quy định tại điều 
    54 của pháp lệnh để ra quyết định. 

    a)      Mọi hoạt động vận chuyển hàng hoá của thương nhân cho khách hàng để hưởng thù lao đều gọi là hoạt động 
    dịch vụ Logictics  
    b) Trong mọi trường hợp, nếu ko có thoả thuận chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại thì ko 
    được đòi phạt khi có vi phạm hợp đồng đó.  
    c) Bên đại lý ko được tự mình quyết định giá bán hàng hoá mà mình làm đại lý.  
    d) Chỉ có thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại mới được quyền tổ chức hội 
    chợ, triển lãm thương mai. 
    a/ Mọi rủi ro đối với hàng hoá sẽ thuộc về bên bán nếu bên mua chưa nhận được hàng hoá đó.  
    b/ Hợp đồng mua hàng hoá sẽ không có hiệu lực, nếu các bên trong quan hệ mua bán đó không có chức năng kinh 
    doanh đối với hàng hoá là đối tượng của hợp đồng.  
    c/ Mua bán hàng hoá giữa các thương nhân Việt Nam với nhau là mua bán hàng hoá trong nước.  
    d/ Hợp đồng trong hoạt động thương mại, có hiệu lực từ thời điểm được giao kết giữa các bên.  
    e/ Trong hợp đồng mua bán hàng hoá, điều khoản về chất lượng là điều khoản bắt buộc trong hợp đồng.  
    f/ Mọi thiệt hại phát sinh trong hợp đồng mua bán hàng hoá, sau thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá 
    giữa bên bán với bên mua, được chuyển giao cho bên mua. g/ Tài sản được mua bán, chuyển nhượng trên thị trường là hàng hoá.  
    h/ Hợp đồng thương mại được xác lập trái quy định pháp luật sẽ bị vô hiệu tại thời điểm xác lâp. 
    c. Mọi hàng hóa không bị pháp luật cấm kinh doanh đều có thể được khuyến mại hoặc được sử dụng để khuyến 
    mại. 
    d. Quyền sở hữu hàng hóa được chuyển cho bên đại lý kể từ khi bên giao đại lý giao hàng hóa cho bên đại lý.

    Cập nhật bởi OanhNguyenHoang ngày 05/09/2016 11:39:14 SA

    V.O

     
    Báo quản trị |  
  • #435170   05/09/2016

    OanhNguyenHoang
    OanhNguyenHoang

    Female
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2015
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    bài tập Luật Tài chính

    Bài tập:

    DN A nhập khẩu một lô hàng 10 xe ô tô điện chở người 9 chỗ, giá nhập khẩu 15,000 USD/chiếc.Thuế suất NK: 78%.Sau một thời gian DN A bán ra thị trường 8 chiếc, giá thanh toán 935,000,000 /chiếc.

    Tính thuế GTGT phải nộp theo phương  pháp khấu trừ, biết tỷ giá tính thuế 20,000/USD.Thuế suất GTGT: 10%.

    Bài giải:

    * tính thuế GTGT đầu ra:

    Thuế GTGTđầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn GTGT

    + Thuế GTGT ghi trên hóa đơn = (giá chưa có thuế của hàng hóa,dịch vụ) *(số lượng)* (thuế suất thuế GTGT)

     

    -        giá chưa tính thuế = giá thanh toán/(1+ thuế suất)

                               = 935,000,000/(1+0.1)

                                                     = 850,000,000 đ

    => thuế GTGTđầu ra = 850,000,000*8*0.1

     = 680,000,000 đ

    * tính thuế GTGT đầu vào 

    Thuế GTGTđầu vào= Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ

                                                                                                                       

    + thuế NK =15,000*20,000*10*0.78

                      = 2,340,000,000 đ

    ð Thuế GTGTđầu vào = [(15,000*20,000*10) + 2,340,000,000]*0.1

                                    = 534,000,000 đ

    ð Vậy thuế GTGTphải nộp = Thuế GTGTđầu ra  - Thuế GTGTđầu vào 

                                                = 680,000,000 - 534,000,00

                                                = 146,000,000 đ

    Cập nhật bởi OanhNguyenHoang ngày 05/09/2016 10:57:54 SA

    V.O

     
    Báo quản trị |  
  • #435181   05/09/2016

    OanhNguyenHoang
    OanhNguyenHoang

    Female
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2015
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    các vấn đề liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp

    THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

    I.

    1.Vì sao cần phải có thuế thu nhập doanh nghiệp.

    Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế . Hiện nay ở các nước phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập.

    Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

    Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ các lý do chủ yếu sau:

    - Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

    - Sự ra đời của thuế thu nhập doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu tài chính của Nhà nước.

    2. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp.

    Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp.

         Ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức.

         Cùng với công cuộc cải cách thuế bước I năm 1990, Luật thuế lợi tức đã được ban hành. Tuy nhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhược điểm và không còn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai đoạn mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã được ban hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới.

    3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

    Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

    Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật. Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý.

    Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước.

    Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào.

    Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước.

    Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định.

    Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định.

    Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu qủa vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài.

    II.   PHẠM VI, ÐỐI TƯỢNG ÐIỀU CHỈNH CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.

    1. Phạm vi điều chỉnh.

       - Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh thu nhập phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

     Như vậy, đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp phải có hai điều kiện:
     + thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp

     + phải có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đó.

     Khác với thuế lợi tức trước kia, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phạm vi mở rộng hơn. Nó bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hộ gia đình, cá nhân nông dân trồng trọt, nuôi trồng thủy sản có giá trị sản phẩm hàng hóa và thu nhập trên mức tối thiểu do Chính phủ quy định.

    2. Ðối tượng điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp.

    Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:

    - Doanh nghiệp Nhà nước.

    - Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

    - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

    - Công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

    - Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các đơn vị hành chính, sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

          - Hợp tác xã, tổ hợp tác.

    - Doanh nghiệp tư nhân.

    - Các tổ chức khác có sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

    Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:

    - Cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh.

    - Hộ cá thể.

    - Cá nhân hành nghề độc lập: bác sĩ, luật sư, kế toán, kiểm toán, họa sĩ, kiến trúc sư, nhạc sĩ và những người hành nghề độc lập khác.

    - Cá nhân cho thuê tài sản như: nhà, đất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài sản khác.

    - Hộ gia đình, cá nhân trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, có đầy đũ 2 điều kiện: giá trị sản phẩm hàng hóa trên 90 triệu đồng/năm và thu nhập trên 36 triệu đồng/ năm phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập trên 36 triệu đồng/năm.

        Công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam.

        Cơ sở thường trú của công ty nước ngoài tại Việt Nam là cơ sở kinh doanh mà thông qua cơ sở này công ty nước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam mang lại thu nhập. Cơ sở thường trú của công ty nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các hình thức sau:

     +   Công ty đó có tại Việt Nam: chi nhánh, trụ sở điều hành, văn phòng (trừ văn phòng đại diện thương mại không được phép kinh doanh theo pháp luật Việt Nam), nhà máy, xưởng sản xuất, kho giao nhận hàng hoá, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu hoặc khí đốt, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên hay các thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên.

     +  Công ty đó có tại Việt Nam: địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp; các hoạt động giám sát xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp.

     +  Công ty đó thực hiện việc cung cấp dịch vụ ở Việt Nam thông qua nhân viên của công ty hay một đối tượng khác được công ty ủy nhiệm thực hiện dịch vụ cho một dự án hay nhiều dự án.

     +  Công ty đó có tại Việt Nam đại lý môi giới, đại lý hưởng hoa hồng hoặc bất kỳ một đại lý nào khác.

     +  Công ty đó ủy nhiệm cho một đối tượng tại Việt Nam có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty hoặc không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên công ty nhưng có quyền thường xuyên đại diện cho công ty giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

    Cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

    3. Ðối tượng không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:

    - Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức kinh tế tập thể khác có thu nhập từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

    - Hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất nông nghiệp có giá trị sản lượng hàng hoá đến 90 triệu đồng/năm và thu nhập đến 36 triệu đồng/ năm.

    III.Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp

    1.Quy định tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

    - Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất;

    Trongtrường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệpphải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

    Thuế TNDN phải nộp

    =

    (Thu nhập tính thuế

    -

    Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có))

    x

    Thuế suất thuế TNDN

    - .    Kỳ tính thuế

    Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp:

    ü  Doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.

    ü  kỳ tính thuế năm đầu tiên và kỳ tính thuế năm cuối có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo.  Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.

    ü  Doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn: Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế hoặc nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.

    Ví dụ 1: Doanh nghiệp A (DN A) kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 áp dụng theo năm dương lịch, đầu năm 2014 lựa chọn chuyển đổi sang năm tài chính từ ngày 01/4 năm này sang ngày 31/03 năm sau, thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm chuyển đổi (năm chuyển đổi 2014) được tính từ ngày 01/01/2014 đến hết ngày 31/03/2014 (3 tháng), kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm tiếp theo (năm tài chính 2014) được tính từ ngày 01/04/2014 đến hết ngày 31/03/2015.

    Ví dụ 2: Cũng trường hợp nêu trên nhưng DN A được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn thuế 2 năm, giảm 50% thuế TNDN trong 4 năm tiếp theo), năm 2012 bắt đầu được miễn thuế thì DN A sẽ hưởng ưu đãi thuế như sau (miễn thuế các năm 2012, 2013; giảm 50% thuế các năm 2014, 2015, 2016, 2017).

     

    ü  Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:

    + Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.

    Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.

    + Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.

    + Đối với hoạt động khác: 2%.

    Ví dụ 3: Đơn vị sự nghiệp A có phát sinh hoạt động cho thuê nhà, doanh thu cho thuê nhà một (01) năm là 100 triệu đồng, đơn vị không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động cho thuê nhà nêu trên do vậy đơn vị lựa chọn kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ như sau:

    Số thuế TNDN phải nộp = 100.000.000 đồng x 5% = 5.000.000 đồng.

     

    - Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí và thu nhập khác bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam .

     

     

    2. căn cứ tính thuế:

     Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa trên 2 căn cứ: thu nhập chịu thuế và thuế suất.

     2.1. Thu nhập chịu thuế. 

    Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài và thu nhập chịu thuế khác.

                2.1.1 Doanh thu tính thuế.

          - Ðối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở sản xuất, kinh doanh được hưởng. Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương thức trực tiếp trên giá trị gia tăng, doanh thu để tính thu nhập bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

          - Ðối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp là doanh thu của hàng hóa bán tính theo giá bán trả một lần, không bao gồm lãi trả chậm.

          - Ðối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng thì doanh thu tính thuế theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng.

           - Ðối với sản phẩm tự dùng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó.

           - Ðối với hoạt động gia công hàng hoá là tiền thu về gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi tiết khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá.

           - Ðối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuê thu được từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều tháng, nhiều năm thì doanh thu là toàn bộ số tiền thu được.

          - Ðối với hoạt động tín dụng là tiền lãi cho vay thực thu được trong kỳ tính thuế.

          - Ðối với hoạt động khác do Bộ tài chính quy định.

     

    2.1.2 Chi phí.

    Khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất, kinh doanh. Mức trích khấu hao tài sản cố định do Bộ tài chính quy định. ·        
    - Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ, được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho.
    - Tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động, tiền ăn giữa ca:
    - Tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước theo quy định hiện hành.
    - Tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động trong các cơ sở kinh doanh khác theo hợp đồng lao động. Nếu chưa thực hiện chế độ hợp đồng lao động thì tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động dược tính vào chi phí để tính thu nhập chịu thuế căn cứ vào mức tiền lương, tiền công bình quân của ngành nghề tại địa phương.
    - Không được tính vào chi phí tiền lương, tiền công các khoản chi phí sau:
    + Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
    + Tiền lương, tiền công của sáng lập viên các công ty mà họ không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
    - Chi phí tiền ăn giữa ca cho người lao động.
    - Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến cải tiến, bảo vệ môi trường, tài trợ cho giáo dục, y tế, đào tạo lao động trong nội bộ doanh nghiệp.
    - Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại, tài sản cố định, tiền thuế tài sản cố định, kiểm toán, bảo hiểm tài sản, chi trả tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấp phép công nghệ không thuộc tài sản cố định, các dịch vụ kỹ thuật.
    - Các khoản chi cho lao động nữ theo quy định của pháp luật, chi bảo hộ lao động, bảo vệ cơ sở kinh doanh, trích nộp qũy bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ quy định.
    - Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng theo lãi suất thực tế; chi trả lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế, nhưng tối đa không qúa mức lãi suất trần do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho các tổ chức tín dụng.
    - Trích các khoản dự phòng: giảm giá hàng tồn kho, giảm giá các loại chứng khoán trong hoạt động tài chính và dự phòng các khoản thu khó đòi.
    - Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật.
    - Chi về chi tiêu hàng hóa, dịch vụ bao gồm: chi đóng gói, vận chuyển, bốc vác, thuê kho, bãi, bảo hành sản phẩm.
    - Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khoản chi phí khác được khống chế tối đa không quá 7 % tổng số chi phí. Ðối với hoạt động thương nghiệp tổng chi phí để xác định mức khống chế không bao gồm giá mua vào của hàng hoá bán ra.
    - Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) bao gồm:
    - Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng, thuế môn bài, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà, đất, thuế tài nguyên.

    -Lệ phí đường, phí qua cầu ,qua phà ,lệ phí sân bay ,công chứng...
    - Tiền thuê đất...

    - Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú ở Việt Nam theo tỷ lệ doanh thu của cơ sở thường trú so với tổng doanh thu công ty ở nước ngoài.
    Doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ các khoản chi phí sau:

    - Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi như: trích trước về sửa chữa lớn, phí bảo hành sản phẩm hàng hoá, công trình xây dựng và các khoản trích trước khác.

    - Các khoản chi không có chứng từ hoặc có chứng từ nhưng không hợp lệ.

    - Các khoản tiền phạt như phạt do vi phạm hợp đồng, vi phạm Luật giao thông, phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh, phạt vi phạm hành chính về chế độ kế toán thống kê, phạt vi phạm hành chính về thuế và các khoản phạt khác.

    - Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế như chi về đầu tư xây dựng cơ bản, chi ủng hộ các địa phương, đoàn thể, tổ chức xã hội, chi từ thiện và các khoản chi khác không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế.

    - Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ như chi phí sự nghiệp, chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, khó khăn đột xuất...

    2.1.3 Thu nhập khác.

    Chênh lệch về mua, bán chứng khoán.

    ·         Thu nhập về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản:

    ·        Thu nhập về cho thuê tài sản.

    ·        Thu nhập từ việc cho sử dụng hoặc quyền sử dụng sở hữu trí tuệ.

    ·        Thu nhập khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

    ·         Lãi từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản .

    ·         Lãi tiền gửi, cho vay vốn.

    ·         Chênh lệch do bán ngoại tệ.

    ·         Kết dư cuối năm các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán, dự phòng bù đắp các khoản phải thu khó đòi.

    ·         Thu các khoản thu khó đòi đã xoá sổ kế toán nay đòi lại được.

    ·         Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.

    ·         Các khoản thu nhập từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra.

    ·         Các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài.

    Trường hợp nhận được khoản thu nhập đã nộp thuế thu nhập ở nước ngoài thì cơ sở kinh doanh phải xác định số thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập ở nước ngoài để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi xác định số thuế thu nhập cả năm sẽ được trừ số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài nhưng số thuế được trừ không vượt qúa số thuế thu nhập tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cho khoản thu nhập nhận được đó.

    ·        Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thu, sau khi đã trừ các khoản chi phí theo quy định của Bộ tài chính để tạo ra khoản thu nhập đó.

    ·        Các khoản thu nhập khác.

    ·        Cơ sở kinh doanh nhận được thu nhập do cơ sở kinh doanh nhận góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết kinh tế chia cho (sau khi đã nộp thuế) thì không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập đó nhưng phải gộp vào phần thu nhập sau thuế để xác định thuế thu nhập bổ sung.

    2.1.4. Cách xác định lãi – lỗ,chuyển lỗ:

    * xác định lãi-lỗ:

    – Trước đây việc xác định lãi – lỗ là căn cứ vào thu nhập chịu thuế (Theo Điều 9 của TT 123/2012/TT-BTC).

    – Nhưng kể từ ngày 2/8/2014 kể từ khi thông tư 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thì việc xác định lãi hay lỗ là dựa vào thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các kỳ trước.

    (Theo điều 9 của TT 78).

    – Theo điều 4 của TT 78/2014/TT-BTC, chúng ta có cách xác định thu nhập tính thuế như sau:

    Thu nhập thuế = Thu nhập chịu thuế – thu nhập được miễn thuế + các khoản lỗ được quyết chuyển theo quy định 

    Trong đó:

    + Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

    Thu nhập chịu thuế= doanh thu – chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác

    + Thu nhập được Miễn thuế: 

    – Tại khoản 1 điều 9 của TT 78/2014/TT-BTC có hướng dẫn:

    “1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.”

    Kết hợp với các công thức tính thuế bên trên chúng ta có cách xác định lãi – lỗ trong kỳ như sau:

    Đặt: Doanh Thu – Chi phí được trừ + Thu nhập khác – Thu nhập miễn thuế = A.

    + Nếu A < 0 => Kết quả kinh doanh trong kỳ là Lỗ => Doanh nghiệp không phải nộp thuế

    + Nếu A > 0 => Kết quả kinh doanh trong kỳ là Lãi.

    Lãi nhưng chưa chắc doanh nghiệp đã phải nộp thuế TNDN vì chúng ta còn có thể có các khoản lỗ của kỳ trước. Khi kết quả kinh doanh là Lãi thì chúng ta được quyền chuyển lỗ (Nếu có)

    Chú ý: Đối với các doanh nghiệp không phát sinh thu nhập miễn thuế thì việc xác định lãi hay lỗ được thể hiện ở thu nhập chịu thuế (Tức là: DT + Thu nhập khác < CP được trừ )

    *Cách chuyển lỗ:

    – Nguyên tắc chuyển lỗ: 

    + Chỉ chuyển lỗ khi xác định được kết quả kinh doanh trong kỳ là lãi.

    + Số lỗ được chuyển phải toàn bộ và liên tục. Nhưng không được lớn hơn số lãi.

    + Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

    – Hướng dẫn chuyển lỗ:

    + Chuyển lỗ giữa các Qúy:

    Ví dụ 1: Năm 2014 Kế Toán thuế Hà Nội (KTTHN) có kết quả như sau:

    + Qúy 1/2014: Lỗ 10 triệu ( Vì lỗ nên KTTHN không phải nộp thuế và không được chuyển lỗ).

    + Qúy 2/2014: Lãi 15 triệu => Vì lãi nên KTTHN được chuyển lỗ, KTTHN sẽ chuyển toàn bộ số lỗ 10tr của quý 1 vào quý 2. Sau khi chuyển thì thu nhập tính thuế chỉ còn 5 triệu. KTTHN tính thuế TNDN tạm tính quý 2 trên 5tr đó theo mức thuế suất mà KTTHN áp dụng.

    Ví dụ 2:

    + Qúy 1/2015: Lỗ 20 triệu.

    + Qúy 2/2015: Lãi 12 triệu. => KTTHN sẽ chuyển lỗ từ quý 1 sang quý 2.

    Nhưng số lỗ được chuyển tối đa chỉ bằng số lãi tức là chuyển 12tr. Sau khi chuyển lỗ thì Thu nhập tính thuế bằng 0 => KTTHN không phải nộp thuế.

    Qúy 1 lỗ 20tr đã chuyển 12tr vào quý 2 vậy còn 8tr tiền lỗ KTTHN sẽ theo dõi và chuyển vào các quý sau khi quý đó lãi.

    ( Vì bắt đầu từ quý 4/2014 doanh nghiệp sẽ không phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa nên KTTHNkhông nhắc đến các chỉ tiêu trên phần mềm hỗ trợ kê khai).

    Ví dụ 3: Công ty ABC có số liệu tạm tính các quý như sau:

    Qúy 1/2014: Lãi 16 triệu => Năm 2013 không lỗ -> không có số lỗ để chuyển => Cty ABC tính và nộp thuế trên 16tr theo mức thuế suất áp dụng.

    Qúy 2/2014: Lãi 8 triệu => nộp thuế.

    Qúy 3/2014: Lỗ 11 triệu.

    Qúy 4/2014: Lỗ 6 triệu.

    Nhưng khi quyết toán thuế TNDN số lỗ được tính ra là 9 triệu ( Tức là năm 2014 công ty ABC lỗ 9tr).

    Đến năm 2015:
    Qúy 1/2015: lãi 10 triệu => Vì lãi nên cty ABC được chuyển lỗ từ năm 2014 sang. Nhưng số lỗ được chuyển kế toán không được lấy ở số lỗ đã tạm tính các quý năm 2014:

    ( Qúy 3 + quý 4 = 11 + 6 = 17tr). ( đây chỉ là tạm tính).

    Mà phải lấy số lỗ khi quyết toán thuế TNDN -> Tức là chỉ được chuyển lỗ 9 triệu

    -> Qúy 1 lãi 10 tr, chuyển lỗ 9tr => quý 1 Cty ABC tính thuế trên 1 triệu theo mức thuế suất mà cty ABC áp dụng.

     

    + Cách chuyển lỗ giữa các năm:

    – Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

    – Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

    ví dụ 1: Năm 2013 DN A có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng, năm 2014 DN A có phát sinh thu nhập là 12 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2013 là 10 tỷ đồng, DN A phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2014.

    Ví dụ thứ 2: Năm 2013 DN B có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng, năm 2014 DN B có phát sinh thu nhập là 15 tỷ đồng thì:

    + DN B phải chuyển toàn bộ số lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập năm 2014;

    + Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, DN B phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2013 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

    – Ví dụ năm 2014 thì chỉ được chuyển từ năm 2009.Khi làm tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN.Nếu chỉ tiêu C4 – Thu nhập tính thuế có phát sinh dương (lãi) mà các năm trước (trong vòng 5 năm) có số lỗ chưa chuyển hết thì kế toán thực hiện việc chuyển lỗ trên phụ lục 03-2A/TNDN để phần mềm tự động cập nhật số liệu về chỉ tiêu C3 – lỗ từ các năm trước chuyển sang.

    2.2. Thuế suất.

    2.2.1.Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:

    ·         Thuế suất chung là 32 %.

    ·         Trường hợp cần ưu đãi, thuế suất 25 % áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh dưới đây trong thời hạn 03 năm kể từ khi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực thi hành:

    ·        Khai thác mỏ, khoáng sản, lâm sản và thủy sản.

    ·        Luyện kim, sản xuất sản phẩm cơ khí.

    ·        Sản xuất hoá chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu.

    ·        Sản xuất vật liệu xây dựng (trừ sản xuất xi măng).

    ·        Xây dựng (trừ khảo sát, thiết kế, tư vấn, giám sát).

    ·        Vận tải (trừ vận tải hàng không, vận tải taxi).

    ·         Trường hợp cần điều tiết do các cơ sở kinh doanh có địa điểm kinh doanh thuận lợi, ngành nghề kinh doanh ít bị cạnh tranh, mang lại thu nhập cao thì sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 32 %, cơ sở kinh doanh còn phải nộp thuế thu nhập bổ sung với thuế suất 25 % đối với phần thu nhập còn lại tính trên phần thu nhập cao hơn đó.

    Tạm thời chưa thu thuế thu nhập bổ sung đối với các cơ sở kinh doanh sau:

    ·        Các cơ sở sản xuất, kinh doanh được áp dụng thuế suất 25 % trong thời hạn 03 năm kể từ ngày 01/01/1999.

    ·        Các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25 %, 20 %, 15 %.

    ·        Cơ sở sản xuất xuất khẩu trên 50 % sản phẩm sản xuất ra hoặc có doanh thu xuất khẩu chiếm trên 50 % tổng doanh thu.

    ·         Ðối với các dự án đầu tư mới thuộc các ngành nghề ưu đãi đầu tư theo quy định của chính phủ được áp dụng thuế suất 25 %.

    ·         Các dự án thuộc các lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi đầu tư, nếu đầu tư vào các huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo, vùng có khó khăn theo quy định của Chính phủ được áp dụng thuế suất là 20 %; nếu đầu tư vào các huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số ở miền núi cao theo quy định của Chính phủ được áp dụng thuế suất là 15 %.

    2.2.2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:

    ·         Thuế suất chung là 25 %.

    ·         Áp dụng mức thuế suất 20 % trong thời hạn 10 năm kể từ khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các dự án đầu tư có một trong các tiêu chuẩn sau:

    ·        Xuất khẩu ít nhất 50 % sản phẩm.

    ·        Sử dụng từ 500 lao động trở lên.

    ·        Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản.

    ·        Sử dụng công nghệ tiên tiến, đầu tư vào nghiên cứu phát triễn.

    ·        Sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tư sẳn có tại Việt Nam; chế biến, khai thác có hiệu qủa tài nguyên tại Việt Nam; sản xuất sản phẩm có tỷ lệ nội địa hoá cao...

    ·         Áp dụng mức thuế suất 15 % trong thời hạn 12 năm kể từ khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các dự án đầu tư có một trong các tiêu chuẩn sau:

    ·        Xuất khẩu ít nhất 80 % sản phẩm.

    ·        Ðầu tư vào lĩnh vực luyện kim, hoá chất cơ bản, cơ khí chế tạo, hoá dầu, phân bón, sản xuất linh kiện điện tử, linh kiện ô tô, xe máy.

    ·        Xây dựng - kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng.

    ·        Trồng cây công nghiệp lâu năm.

    ·        Ðầu tư vào vùng có khó khăn (kể cả dự án khách sạn).

    ·        Chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động (kể cả dự án khách sạn).

    ·        Các dự án có 02 tiêu chuẩn tại mục (áp dụng mức thuế suất 20% trong thời hạn 10 năm).

    ·         Áp dụng mức thuế suất 10 % trong thời hạn 15 năm, kể từ khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các dự án:

    ·        Xây dựng kết cấu hạ tầng tại vùng khó khăn.

    ·        Ðầu tư vào miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

    ·        Trồng rừng.

    ·        Các dự án thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư khác.

    ·         Ðối với các dự án đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT, dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất thì mức thuế suất ưu đãi 20 %, 15 %, 10 % áp dụng trong suốt thời gian thực hiện dự án.
     

    Các thuế suất nêu trên không áp dụng đối với các dự án khách sạn ( trừ trường hợp đầu tư vào vùng khó khăn, miền núi, hải đảo, chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam, các dự án tài chính, Ngân hàng, bảo hiểm, cung cấp dịch vụ, thương mại.

    2.2.3.Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là 50 %; khai thác tài nguyên qúy hiếm khác thì có thể áp dụng mức thuế suất từ 32 % đến 50 % phù hợp đối với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. Bộ tài chính quyết định cụ thể đối với từng dự án đầu tư của tổ chức, cá nhân trong nước; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư quyết định cụ thể đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng phải được sự đồng ý của Bộ tài chính
    2.2.4 Thu nhập mà nhà đầu tư nước ngoài thu được do đầu tư tại Việt Nam (kể cả số thuế thu nhập được hoàn lại và số thu nhập thu được do chuyển nhượng vốn) nếu chuyển ra nước ngoài hoặc được giữ lại ngoài Việt Nam đều phải chịu thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài

    -         3. NƠI NỘP THUẾ ( Điều 12 luật thuế TNDN)

    ü  Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính.

    ü  Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì số thuế được tính nộp theo tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính. Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

     

    IV.Các trường hợp được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

    1.      Ðối với doanh nghiệp trong nước.

    o    Min thuế thu nhp cho phn thu nhp ca các cơ s kinh doanh trong nước như sau:

    ·        Thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học.

    ·        Thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.

    ·        Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật.

    ·        Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.

    o    Min, gim thuế đi vi cơ s sn xut trong nước mi thành lp:

    ·        Cơ sở sản xuất trong nước mới thành lập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50 % cho 2 năm tiếp theo.

    Trường hợp thành lập và hoạt động ở huyện thuộc vùng núi, hải đảo và vùng có khó khăn thì thời gian giảm thuế được kéo dài thêm 2 năm.

    ·        Cơ sở sản xuất mới thành lập thuộc lĩnh vực, ngành nghề được ưu đãi đầu tư được miễn thuế thu nhập 2 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50 % cho 3 năm tiếp theo.

    Nếu như đầu tư ở các huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số ở miền núi cao được miễn thuế thu nhập trong 4 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50 % trong 9 năm tiếp theo.

    Nếu như đầu tư ở các huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số ở miền núi và hải đảo được miễn thuế thu nhập trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50 % trong 7 năm tiếp theo.

    Nếu đầu tư ở những vùng khó khăn khác được miễn thuế thu nhập trong 3 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50 % cho 5 năm tiếp theo.

    o    Min, gim thuế cho cơ s kinh doanh, dch v mi thành lp thuc ngành ngh, lĩnh vc ưu đãi đu tư:

    Cơ sở kinh doanh, dịch vụ mới thành lập thuộc ngành nghề được ưu đãi đầu tư thì được giảm 50 % số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế.

    Nếu đầu tư ở những huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số ở miền núi cao được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50 % trong 5 năm tiếp theo.

    Nếu đầu tư ở những huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo thì được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50 % trong 4 năm tiếp theo.

    Nếu đầu tư ở những vùng khó khăn khác thì được miễn thuế thu nhập 1 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50 % trong 3 năm tiếp theo.

    o    Cơ sở sản xuất trong nước đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm của năm đầu và giảm 50 % thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng thêm do đầu tư mới mang lại của 2 năm tiếp theo.

    o    Cơ sở kinh doanh trong nước di chuyển đến miền núi, hải đảo và vùng có khó khăn khác được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế.

    o    Hộ cá thể sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được xét miễn thuế, giảm thuế trong các trường hợp sau:

    Hộ cá thể sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vừa và nhỏ chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ, tính thuế và nộp thuế theo mức doanh thu ấn định, nếu nghỉ kinh doanh liên tục từ 15 ngày trở lên trong tháng được xét giảm 50 % số thuế phải nộp, nếu nghỉ cả tháng thì xét miễn thuế của tháng đó.

    Hộ cá thể sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thu nhập bình quân tháng trong năm dưới mức lương tối thiểu do nhà nước quy định đối với công chức nhà nước được miễn thuế cả năm.

    2.      Ðối với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.

          Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:

    o    Các dự án được áp dụng mức thuế suất 20 % trong thời hạn 10 năm kể từ khi hoạt động sản xuất, kinh doanh được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 1 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50 % cho 2 năm tiếp theo.

    o    Các dự án được áp dụng mức thuế suất 15 % trong thời hạn 12 năm kể từ khi hoạt động sản xuất kinh doanh, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50 % trong 3 năm tiếp theo.

    o    Các dự án áp dụng mức thuế suất 10 % trong thời hạn 15 năm kể từ khi có hoạt động sản xuất kinh doanh, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50 % trong 4 năm tiếp theo.

    o    Các dự án trồng rừng, xây dựng kết cấu hạ tầng tại miền núi, hải đảo và các dự án khác đặc biệt khuyến khích đầu tư được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 8 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế.

    Min, gim thuế thu nhp doanh nghip cho các nhà đu tư nước ngoài trong các trường hp sau:

    o    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được giảm 20 % số thuế thu nhập phải nộp, trừ trường hợp được hưởng thuế suất thuế thu nhập là 10 %.

    o    Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp phần giá trị bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật của các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định.

    o    Miễn thuế thu nhập cho các nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng phần vốn góp cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp mà nhà nước nắm cổ phần chi phối.

    o    Giảm 50 % thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng phần vốn góp cho các doanh nghiệp việt nam khác.

    Cơ sở kinh doanh trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Mức giảm tương ứng với số tiền thực chi cho lao động nữ dưới đây:

    o    Chi cho công tác đào tạo lại nghề nếu nghề cũ không còn phù hợp.

    o    Chi phí tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho cô giáo dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức, quản lý.

    o    Chi phí do tổ chức thêm một lần khám sức khỏe trong năm.

    o    Chi bồi dưỡng thêm một lần cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc hai.

    o    Chế độ phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong thời gian cho con bú ở lại làm việc cho doanh nghiệp.

         Các khoản chi cho lao động nữ nêu trên phải có chứng từ và mức chi theo quy định hiện hành.

    o    Hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài dùng thu nhập được chia để tái đâu tư với điều kiện:

    ·        Tái đầu tư vào dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đấu tư.

    ·        Vốn đấu tư được sử dụng 3 năm trở lên.

    ·        Ðã góp đủ vốn pháp định ghi trong giấp phép.

    Tỷ lệ hoàn thuế được quy định như sau:

    ·        Tái đầu tư vào các dự án được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10 % trong thời hạn 15 năm: 100 %.

    ·        Tái đầu tư vào các dự án được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15 % trong thời hạn 12 năm: 75 %.

    ·        Tái đầu tư vào các dự án được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20 % trong thời hạn 10 năm: 50 %.

    o    Cơ sở kinh doanh trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau khi quyết toán với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển sang những năm sau để trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian chuyển lỗ không qúa 5 năm.

    V.ƯU ĐÃI:

    * Ưu đãi về thuế suất 

     

    - Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh t- xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm. 

     

    - Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường được áp dụng thuế suất 10%. 

     

    - Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong thời gian mười năm. 

     

    - Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng thuế suất 20%. 

     

    - Đối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm, nhưng thời gian kéo dài thêm không quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này. 

     

    - Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu. 

     

    * Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế 

     

    - Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm; doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo. 

     

    - Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn thuế tối đa không quá hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá bốn năm tiếp theo. 

     

    - Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế; trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư 

     

    * Các trường hợp giảm thuế khác 

     

    - Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ. 

     

    - Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh

    nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số .

    Từ ngày 06/8/2015, Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC119/2014/TT-BTC151/2014/TT-BTC bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, có những điểm mới quan trọng sau:

     

    STT

    Nội dung mới

    Quy định cụ thể

    01

    Sửa đổi, bổ sung một số quy định về kê khai, nộp thuế TNDN đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại nước ngoài

    - Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam đối với các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp đầu tư chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.

    - Khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm có chuyển phần thu nhập về nước theo quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khoản thu nhập (lãi), khoản lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài không được trừ vào số lỗ, số thu nhập (lãi) phát sinh trong nước của doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

    - Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có chuyển phần thu nhập về nước mà không thực hiện kê khai, nộp thuế đối với phần thu nhập chuyển về nước thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài theo quy định của Luật Quản lý thuế.

    - Đơn giản hóa hồ sơ, tài liệu khi kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đảm bảo tương đồng với trường hợp áp dụng hiệp định, bao gồm: (i) Bản chụp Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế; (ii) Bản chụp chứng từ nộp thuế ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế hoặc bản gốc xác nhận của cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp hoặc bản chụp chứng từ có giá trị tương đương có xác nhận của người nộp thuế.

    02

    Hướng dẫn rõ hơn về chuyển lỗ năm tiếp theo giữa các loại thu nhập

    Doanh nghiệp trong kỳ tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác quy định tại Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC), sau khi bù trừ vẫn còn lỗ thì tiếp tục được chuyển sang các năm tiếp theo trong thời hạn chuyển lỗ theo quy định.

    03

    Sửa đổi quy định về thời điểm xác định xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ

    Thời điểm xác định xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp cụ thể), Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC (doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi).

    04

    Đối với chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.

    Hồ sơ xác định giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác như sau:

    a) Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:

    - Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.

    Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    - Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

    - Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

    b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

    Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:

    - Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.

    Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    - Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

    - Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

    Hồ sơ xác định giá trị tổn thất được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.

    05

    Về chi khấu hao tài sản cố định

    Bổ sung các tài sản cố định của doanh nghiệp phục vụ cho người lao động và để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp; cơ sở vật chất, máy, thiết bị là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

    06

    Về phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá

    Bỏ quy định doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh làm cơ sở xác địnhchi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lýkhông được tính vào chi phí được trừ.

    Đối với phần chi vượt định mức tiêu hao đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

    07

    Về chi trả tiền thuê tài sản của cá nhân

    Bổ sung quy định không tính vào chi phí được trừ khi tính thuế đối với chi trả tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ như sau:

    ·         Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.

    - Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.

    - Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.

    08

    Về chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động

    Bổ sung quy định không được tính vào chi phí được trừ đối với chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

    09

    Về chi trang phục cho người lao động

    Bỏ mức khống chế đối với trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cho người lao động bằng hiện vật, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định.

    Không tính vào chi phí được trừ đối phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

    Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.

    10

    Về khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác

    Bỏ mức khống chế đối với khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp có khoán phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán.

    11

    Về chi trả tiền điện, tiền nước

    Bỏ quy định doanh nghiệp phải lập bảng kê thanh toán tiền điện, tiền nước theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC.

    12

    Về chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp

    Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

    13

    Về chi phí tài trợ cho giáo dục

    Bổ sung hướng dẫn chi tài trợ cho giáo dục bao gồm cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp nếu không đúng đối tượng quy định hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ thì không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

    14

    Về chi tài trợ làm nhà cho người nghèo, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết

    Trường hợp bên nhận tài trợ là cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ thì hồ sơ xác định khoản tài trợ bao gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ và cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ là bên nhận tài trợ; hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền), không cần có văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương (đối với tài trợ làm nhà cho người nghèo).

    15

    Bổ sung quy định chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước

    Bổ sung quy định chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước bao gồm cả khoản tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    16

    Bổ sung một số khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế được tính vào chi phí được trừ

    ·         Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:

    + Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.

    + Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp

    - Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động).

    Đồng thời, bổ sung hướng dẫn: Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm

    17

    Bổ sung hướng dẫn

    Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vượt mức thực tế phát sinh của năm không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Trường hợp nộp một lần, mức thực tế phát sinh của năm được xác định trên cơ sở tổng số tiềncấp quyền khai thác khoáng sản phân bổ cho số năm khai thác còn lại. Trường hợp nộp hàng năm, mức thực tế phát sinh là số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của năm mà doanh nghiệp đã vào nộp ngân sách nhà nước.

    18

    Về thu nhập khác

    - Bỏ quy định: Thu nhập khác là khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được hướng dẫn tại đoạn 1 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC.

    - Bỏ quy định khoản thu nhập từ dự án đầu tư ở nước ngoài khi chuyển về nước được coi là khoản thu nhập khác.

    - Về thu nhập từ chênh lệch tỷ giá tại Khoản 9 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC sửa đổi nội dung sau:

    + Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí tài chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.

    + Lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập khác hoặc chi phí tài chính khi xác định thu nhập chịu thuế.

    19

    Về thu nhập được miễn thuế

    - Bổ sung thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã; thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản của doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế TNDN.

    Hướng dẫn cụ thể: Thu nhập từ trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã và của doanh nghiệp được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) là thu nhập từ sản phẩm do doanh nghiệp, hợp tác xã tự trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản (bao gồm cả trường hợp hợp tác xã, doanh nghiệp mua sản phẩm nông sản, thủy sản về chế biến).

    Thu nhập của sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

    - Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm (giá thành sản xuất hàng hóa, sản phẩm) từ 30% trở lên.

    - Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính.

    Doanh nghiệp phải xác định riêng thu nhập sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

    20

    Về chuyển lỗ khi chia, tách doanh nghiệp

    Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chia, tách thành doanh nghiệp khác và đang còn trong thời gian chuyển lỗ theo quy định thì số lỗ này sẽ được phân bổ cho các doanh nghiệp sau khi chia, tách theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu được chia, tách.

    21

    Về xác định giá mua của phần vốn chuyển nhượng

    - Trường hợp chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn góp lũy kế đến thời điểm chuyển nhượng vốn trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán và được các bên tham gia đầu tư vốn hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

    ·         theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm chuyển nhượng.

    - Bỏ quy định: Trường hợp phần vốn doanh nghiệp góp hoặc mua lại có nguồn gốc một phần do vay vốn thì giá mua của phần vốn chuyển nhượng bao gồm cả các khoản chi phí trả lãi tiền vay để đầu tư vốn.

    22

    Về xác định ưu đãi đối với trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn ưu đãi đầu tư

    Bổ sung các nội dung sau:

    ·         Doanh nghiệp có dự án đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh vận tải được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện ưu đãi về địa bàn (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao) thì doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ vận tải căn cứ theo địa bàn thành lập dự án đầu tư thuộc địa bàn được hưởng ưu đãi thuế và có điểm đi hoặc điểm đến thuộc địa bàn thành lập dự án đầu tư.

    ·         Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn có phát sinh thu nhập ngoài địa bàn thực hiện dự án đầu tư thì:

    (i) Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn.

    (ii) Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn. Việc xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập này được xác định theo từng địa bàn căn cứ theo thời gian và mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại địa bàn thực hiện dự án đầu tư.

    Đồng thời bổ sung ví dụ minh họa cụ thể.

    23

     Về dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế TNDN

    - Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày 01/01/2014 nhưng đang trong quá trình đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh doanh thu thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo dự án đầu tư mới theo quy định tại Luật số 32/2013/QH13; Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    24

     Bổ sung Khoản 8a Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định về kỳ tính thuế đầu tiên 

    Trường hợp trong kỳ tính thuế đầu tiên mà dự án đầu tư của doanh nghiệp (bao gồm cả dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh đượchưởng ưu đãi thuế dưới 12 (mười hai) tháng, doanh nghiệp được lựa chọn hưởng ưu đãithuế đối với dự án đầu tư ngay từ kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được hưởng ưu đãi thuế từ kỳ tính thuế tiếp theo. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thời gian ưu đãi thuế vào kỳ tính thuế tiếp theo thì phải xác định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đầu tiên để nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định.

    25

     Sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC về áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm

    - Bổ sung hướng dẫn cụ thể hơn đối với dự án đầu tư phát triển được hưởng ưu đãi thuế TNDN như sau: Dự án đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga phải phát sinh doanh thu, thu nhập từ quá trình hoạt động của các dự án đầu tư nêu trên thì mới thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp các doanh nghiệp thực hiện thi công, xây dựng các công trình này thì phần thu nhập từ hoạt động thi công, xây dựng không được hưởng ưu đãi thuế theo quy định này.

    ·         Sửa đổi, bổ sung quy định về ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như sau: Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao và các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp từ hoạt động công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi tại điểm a khoản 2 Điều 10 Thông tư96/2015/TT-BTC).

    26

    Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC về kéo dài thời gian áp dụng thuế suất 10%

    Các trường hợp được kéo dài thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi:

    a) Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b, điểm c Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 96/2015/TT-BTC có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư;

    b) Đối với dự án quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 96/2015/TT-BTC đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

    - Sản xuất sản phẩm hàng hóa có khả năng cạnh tranh toàn cầu, doanh thu đạt trên 20.000 tỷ đồng/năm chậm nhất sau 5 năm kể từ khi có doanh thu từ dự án đầu tư;

    - Sử dụng thường xuyên bình quân trên 6.000 lao động;

    - Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực hạ tầng kinh tế kỹ thuật, bao gồm: đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước, cầu, đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, sân bay, nhà ga, năng lượng mới, năng lượng sạch, công nghiệp tiết kiệm năng lượng, dự án lọc hóa dầu.

    c) Căn cứ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ quyết định kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Khoản này nhưng thời gian kéo dài thêm không quá 15 (mười lăm) năm.

    27

    Tại khoản 3 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC về áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động

    Bổ sung phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giám định tư pháp; thu nhập của doanh nghiệp từ chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn.

    Bổ sung hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm bao gồm cả đầu tư để trực tiếp bảo quản hoặc đầu tư để cho thuê bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm.

    28

    Bổ sung Khoản 3a Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

    Hướng dẫn về đối tượng áp dụng thuế suất 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

    30

    Về thời gian miễn thuế, giảm thuế

    Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định nêu trên được tính từ năm được cấp Giấy chứng nhận công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

    31

    Về chuyển tiếp ưu đãi

    Bổ sung các Khoản 2a, 2b, 2c, 2d, 2đ Điều 23 Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:

    2a. Doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư hoặc đã thực hiện đầu tư trong giai đoạn năm 2009 - năm 2013, tính đến kỳ tính thuế năm 2014 đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế (lĩnh vực ưu đãi hoặc địa bàn ưu đãi bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao) theo quy định của Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì đượchưởng ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng theo quy định của Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.

    Doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng sản xuất đến ngày 31/12/2008 đang đầu tư xây dựng dở dang, trong năm 2009 dự án vẫn tiếp tục quá trình đầu tư xây dựng dở dang và từ năm 2010 trở đi mới hoàn thành đi vào sản xuất, kinh doanh đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế (lĩnh vực ưu đãi hoặc địa bàn ưu đãi bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao) theo quy định tại thời điểm quyết định thực hiện đầu tư mở rộng thì được lựa chọn hưởng ưu đãi đối với phần thu nhập tăng thêm từ đầu tư mở rộng theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm quyết định thực hiện đầu tư mở rộng hoặc theo quy định của Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.

    2b. Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư vào khu công nghiệp trong giai đoạn năm 2009 – năm 2013, tính đến kỳ tính thuế năm 2014 đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế (lĩnh vực ưu đãi hoặc địa bàn ưu đãi) theo quy định của Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được hưởng ưu đãi thuế theo quy định của Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.

    2c. Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào địa bàn mà trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 chưa thuộc địa bàn ưu đãi thuế (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao), đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 thuộc địa bàn ưu đãi thuế quy định tại Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được hưởng ưu đãi thuế theo quy định tại Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.

    Trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư vào địa bàn ưu đãi thuế nhưng được hưởng mức ưu đãi thấp hơn, đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế về địa bàn được hưởng mức ưu đãi cao hơn quy định tại Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được hưởng ưu đãi thuế theo quy định tại Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.

    2d. Sau ngày 01 tháng 01 năm 2015 địa bàn nơi doanh nghiệp đang có dự án đầu tư được chuyển đổi thành địa bàn ưu đãi thuế thì doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế khi chuyển đổi.

    2đ. Đối với các trường hợp chuyển đổi ưu đãi nêu tại khoản 2a, 2b, 2c Điều này đến kỳ tính thuế năm 2015 chưa có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế. Đối với các trường hợp chuyển đổi ưu đãi nêu tại khoản 2a, 2b, 2c nêu trên đến kỳ tính thuế năm 2015 chưa có thu nhập từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế (nếu doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư phát sinh doanh thu)”.

    32

    Về Hiệu lực thi hành

    ·         Thông tư 96/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 08 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2015 trở đi.

    - Đối với các doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác năm dương lịch thì:

    + Việc chuyển tiếp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (thời gian miễn thuế, giảm thuế, thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi) theo quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC được tính cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.

    + Các nội dung sửa đổi, bổ sung khác thực hiện từ ngày 01/01/2015.

    - Khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài phát sinh từ kỳ tính thuế năm 2014 trở về trước doanh nghiệp thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định tại Thông tư về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm tương ứng; từ năm 2015 chuyển khoản thu nhập trên về nước thì không phải thực hiện kê khai, nộp thuế đối với khoản thu nhập này. Khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài từ kỳ tính thuế năm 2015 thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 96/2015/TT-BTC.

    - Bãi bỏ điểm 21 Khoản 2 Điều 6, Khoản 5 Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (về khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị và năm miễn thuế, giảm thuế) và các nội dung hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính và các ngành ban hành không phù hợp với quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC.

     

    V.O

     
    Báo quản trị |  
  • #435185   05/09/2016

    OanhNguyenHoang
    OanhNguyenHoang

    Female
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2015
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    đề cương ôn tập lịch sử văn minh thế giới

    09/05/2014

    Đề cương ôn tập Lịch sử văn minh thế giới có đáp án - Phần 1

    Câu 1:Cơ sở hình thành và thành tựu cơ bản của văn minh Ai Cập

     

    1. Cơ sở hình thành:

     

    Ai Cập nằm ở Đông Bắc Châu Phi, hạ lưu sông Nin. Sông Nin là một con sông dài nhất thế giới, khoảng 6500 km chảy từ Trung Phi lên Bắc Phi. Hàng năm, tới mùa mưa nước sông Nin cuồn cuộn đỏ phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở hạ lưu sông Nin. Đất đai màu mỡ, cây cỏ tốt tươi, các loài động thực vật phong phú, nên ngay từ thời nguyên thuỷ con người đã tập trung sinh sống ở đây đông hơn các khu vực xung quanh.

     

    Tới cách ngày nay khoảng 6000 năm, con người ở đây đã biết sử dụng những công cụ, vũ khí bằng đồng. Công cụ bằng đồng giúp con người ở đây chuyển sang sống chủ yếu nhờ nghề nông, thoát khỏi cuộc sống săn bắn, hái lượm và sớm bước vào xã hội văn minh. Chính vì vậy mà cách đây hơn 2000 năm trước, một nhà sử học Hy Lạp là Hêrôđôt tới thăm Ai Cập đã có một nhận xét rất hay là “ Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.

     

    Về mặt dân cư, những cư dân cổ nhất ở lưu vực sông Nin là những thổ dân Châu Phi hình thành trên cơ sở hỗn hợp nhiều bộ lạc. Sau này, một số bộ tộc Hamit (Hamites) từ Tây Á xâm nhập hạ lưu sông Nin. Trải qua một quá trình hỗn hợp lâu dài giữa người Hamit và thổ dân Châu Phi đã hình thành ra những tộc người Ai Cập cổ đại.

     

    Các thời kì lịch sử chính của Ai Cập cổ đại : Lịch sử Ai Cập cổ đại có thể chia ra làm 5 thời kì chính sau :

     •         Thời kì TảoVương quốc ( khoảng 3200 - 3000 năm TCN )

     •         Thời kì Cổ Vương quốc ( khoảng 3000 - 2200 năm TCN )

     •         Thời kì Trung Vương quốc ( khoảng 2200 - 1570 năm TCN )

     •         Thời kì Tân Vương quốc ( khoảng 1570 - 1100 năm TCN  )

     •         Thời kì Hậu Vương quốc ( khoảng 1100 - 31 năm TCN )

     

    2. Thành tựu cơ bản:

     

    a) Chữ viết: Khoảng hơn 3000 nămTCN, người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra chữ tượng hình . Muốn chỉ một vật gì thì họ vẽ những nét tiêu biểu của sự vật đó. Để diễn tả những khái niệm trừu tượng thì họ mượn ý. Thí dụ để diễn tả trạng thái khát thì họ vẽ ba làn sóng nước và cái đầu bò đang cúi xuống; để nói lên sự công bằng thì họ vẽ lông chim đà điểu ( vì lông đà điểu hầu như dài bằng nhau ).

    Từ chữ tượng hình, sau này người Ai Cập cổ đại đã hình thành ra hệ thống 24 chữ cái. Vào thiên niên kỉ II TCN, người Híchxốt đã học cách viết của người Ai Cậpđể ghi lại các ngôn ngữ của mình. Về sau này, loại chữ viết ấy lại ít nhiều ảnh hưởng tới người Phênixi và người Phênixi đã sáng tạo ra vần chữ cái A , B ...Những chữ tượng hình của người Ai Cập được khắc trên đá, viết trên da, nhưng nhiều nhất là được viết trên vỏ cây sậy papyrus. Đây là một loại “giấy” cổ xưa nhất, do vậy ngôn ngữ nhiều nước trên thế giới, giấy được gọi là papes, papier ...Năm 1822, một nhà ngôn ngữ học người Pháp là Sampôliông ( Champollion ) đã tìm cách đọc được thứ chữ này.

     

    b) Về văn học: những tác phẩm tiêu biểu còn lại như Truyện hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Đối thoại của một người thất vọng với linh hồn của mình , Người nông phu biết nói những điều hay ...

     

    c) Tôn giáo : Người Ai Cập cổ đại theo đa thần giáo, họ thờ rất nhiều thần. Ban đầu, mỗi vùng thờ mỗi vị thần riêng của mình, chủ yếu là những vị thần tự nhiên. Đến thời kì thống nhất quốc gia, bên cạnh những vị thần riêng của mỗi địa phương còn có các vị thần chung như thần Mặt trời ( Ra ), thần sông Nin (Osiris ).

     

    Người Ai Cập cổ tin rằng con người có hai phần : hồn và xác. Khi con người chết đi, linh hồn thoát ra ngoài nhưng có thể một lúc nào đó lại tìm về nơi xác ( Họ tin rằng như khi bị ngất , hồn thoát ra ngoài tạm thời ). Vì vậy những người giàu có tìm mọi cách để giữ gìn thể xác. Kĩ thuật ướp xác vì vậy cũng rất phát triển.

     

    d) Kiến trúc điêu khắc : Người Ai Cập cổ đại đã xây dựng rất nhiều đền đài, cung điện, nhưng nổi bật nhất phải kể đến là các kim tự tháp hùng vĩ, vĩnh cửu. Người thiết kế ra Kim tự tháp đầu tiên để làm nơi yên nghỉ cho các pharaon là Imhotép. Người ta đã phát hiện ra khoảng 70 Kim tự tháp lớn nhỏ khác nhau trong đó có 3 Kim tự tháp nổi tiếng nằm ở gần thủ đô Cairo. Lớn nhất là Kim tự tháp Kêôp ( Kheops ) cao tới 146m, đáy hinh vuông , mỗi cạnh tới 230m. Đã mấy ngàn năm qua các Kim tự tháp vẫn sừng sững với thời gian. Vì vậy người Ai Cập có câu “ Tất cả mọi vật đều sợ thời gian, nhưng riêng thời gian phải nghiêng mình trước Kim tự tháp”. Ngoài việc xây dựng các lăng mộ, người Ai Cập cổ còn để lại ấn tượng cho đời sau qua các công trình điêu khắc. Đặc biệt nhất là tượng Nhân Sư (Sphinx ) hùng vĩ ở gần Kim tự tháp Khephren. Bức tượng mình sư tử với gương mặt Khephren cao hơn 20m này có lẽ muốn thể hiện Khephren là chúa tể với trí khôn của con người và sức mạnh của sư tử.

     

    e) Khoa học tự nhiên :

     

    Về thiên văn: người Ai Cập cổ đã vẽ được bản đồ sao, họ đã xác định 12 cung hoàng đạo và sao Thuỷ,Kim, Hoả, Mộc, Thổ. Người Ai Cập cổ làm ra lịch dựa vào sự quan sát sao Lang ( Sirius ). Một năm của họ có 365 ngày, đó là khoảng cách giữa hai lần họ thấy sao Lang xuất hiện đúng đường chân trời. Họ chia một năm làm 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Năm ngày còn lại được xếp vào cuối năm làm ngày lễ. Để chia thời gian trong ngày, họ đã chế ra đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước.

    Về toán học: do yêu cầu làm thuỷ lợi và xây dựng nên kiến thức toán học của người Ai Cập cổ cũng sớm được chú ý phát triển. Họ dùng hệ đếm cơ số 10. Họ rất thành thạo các phép tính cộng trừ, còn khi cần nhân và chia thì thực hiện bằng cách cộng trừ nhiều lần. Về hình học, họ đã tính được diện tích của các hình hình học đơn giản; đã biết trong một tam giác vuông thì bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. Pi của họ tính = 3,14 .

    Về Y học: người Ai Cập cổ đã chia ra các chuyên khoa như khoa nội, ngoại , mắt, răng, dạ dày ... Họ đã biết giải phẫu và chữa bệnh bằng thảo mộc.

     

    Câu 2:Quá trình hình thành đạo Hồi , Ảnh hưởng của Việt Nam?

     

    a) Quá trình hình thành Đạo Hồi

     

    Hồi giáo là một tôn giáo lớn được sang lập vào thời trung đại và nhanh chóng trở thành niềm phấn khích của các đại đế chế. Điểm khởi đầu là tại bán đảo Arập mà người sáng lập ra là Muhammad

    Theo truyền thuyết vào năm 610 Muhammad nhìn thấy một thiên sứ và nói với ông rằng phải vâng theo vị thần linh duy nhất là Đấng Allah “Đấng dạy cho con người những điều chưa biết”. Từ đó ông đã nhận ra sứ mệnh của mình là truyền giảng tư tưởng đơn thuần. Sự ra đời của Hồi giáo đã làm giảm sút sự ảnh hưởng của các thương gia giàu có nhờ quyền bán ảnh tượng (Ảnh tượng các vị thần trong đền thánh mécca) mà người dân đang tôn sung, vì thế đã xó những âm mưu hãm hại Muhammad, biết được điều đó Muhammad đã phải lánh khỏi Mecca năm 622. Tuy nhiên chính nhờ chuyến đi này mà giáo thuyết của ông đã tỏa rạng và đánh dấu cho sự mở đầu cả Hồi giáo, Tín đồ Hồi giáo đã lấy năm 622 là năm thứ nhất của lịch Hồi giáo

    Cuộc lánh nạn của Muhammad đã trở thành huyền thoại, ông thu phục tín đò trên đường lánh nạn, chỉ trong vòng 10 năm từ người trốn tránh kẻ thù nghịch Muhammad trở thành lành tụ tôn giáo có nhiều tín đồ.

     

    b) Ảnh hưởng của Đạo Hồi tới Việt Nam

    Sự du nhập Hồi giáo vào Việt Nam

       Hồi giáo truyền vào khu vực Đông Nam Á khá sớm, khoảng thế kỷ XI, XII. Nếu so với các khu vực Hồi giáo khác trên thế giới, thì việc truyền bá Hồi giáo vào Đông Nam Á chủ yếu bằng con đường "hoà bình" qua những thương nhân Ảrập, Ấn Độ, Ba Tư. Những thế kỷ đầu sau khi ra đời, Hồi giáo phát triển nhanh như vũ bão bằng chiến tranh với công thức “thanh gươm - vó ngựa - kinh Qur'an". Tuy nhiên, khi chinh phục được Ấn Độ, đoàn quân Hồi giáo đã mệt mỏi, lại đứng trước biển cả mênh mông đã cản bước tiến quân các chiến binh Hồi giáo đến khu vực Đông Nam Á nên Hồi giáo đành phải truyền bá đến đây qua các thương nhân và các giáo sỹ. Chính sự du nhập và phát triển bằng con đường "hoà bình", lại từ nguồn Hồi giáo Ấn Độ đã dung hoà với văn hoá Ấn Độ nên Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á thường bị pha trộn với tín ngưỡng, phong tục tập quán địa phương. Điều này khác hẳn với những nơi Hồi giáo bành trướng bằng những cuộc chiến tranh chinh phục. Hồi giáo khu vực Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam nói riêng ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa Hồi giáo như một số khu vực khác.

       Hồi giáo du nhập vào Việt Nam qua các thời điểm khác nhau. Theo Tống sử Trung Quốc thì thế kỷ X đã thấy người Chăm khi giết trâu để cúng, họ đều cầu nguyện câu kinh đề cao Thượng đế Allah của người Hồi giáo, điều này có thể giả định từ thế kỷ thứ X, Hồi giáo đã được truyền vào đất Chiêm Thành.  

        Vậy có thể nói: Từ thế kỷ X, tín ngưỡng Hồi giáo đã manh nha ở Vương quốc Chămpa thông qua các thương nhân từ Trung Cận Đông đem vào, gây ảnh hưởng nhất định trong đời sống tâm linh người Chămpa. Nhưng Hồi giáo không phát triển, có lẽ vì lòng sùng tín thần thánh Bàlamôn giáo, tập tục, lễ nghi cùng chế độ mẫu hệ đã bén rễ ăn sâu, trở thành truyền thống trong xã hội Chămpa, trải qua hơn nghìn năm không dễ gì thay đổi. Vì vậy, ở Vương quốc Chămpa cổ vào khoảng trước năm 1470 Hồi giáo chưa phải là tôn giáo chính thống của người Chăm.  

         Sau năm 1470, một bộ phận cư dân Chămpa lưu tán đã tiếp xúc với người Malaysia, Indonesia, Campuchia... và họ bắt đầu tìm hiểu Hồi giáo ở các nước đó, nhiều người Chăm bỏ tôn giáo truyền thống (đạo Bàlamôn) để theo Hồi giáo. Những người Chăm khi tiếp thu được tôn giáo mới, họ quay về nước để truyền lại cho đồng bào mình. Từ đó Hồi giáo có chỗ đứng đáng kể trong cộng đồng cư dân Chămpa và chính thời điểm này sự giao hoà giữa đạo Islam và đạo Bàlamôn đã sản sinh ra một tôn giáo mới của người Chăm, đó là đạo Bàni tại miền Nam Trung bộ.

        Vào năm 1840, dưới triều Nguyễn, quan bảo hộ Chân Lạp là Trương Minh Giảng bị quân của An Dương - Campuchia đánh bại phải rút chạy về vùng thượng nguồn sông Tiền (Châu Đốc - An Giang ngày nay) mang theo quân lính và người Chàm, người Mã lai theo Hồi giáo, lúc đó nhà Nguyễn dựa vào lực lượng này lập các đội quân để giữ biên giới. Từ đó hình thành vùng thứ hai theo Hồi giáo chính thống của người Chăm - đạo Islam.

       Những năm cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, vùng Sài Gòn - Gia Định mở rộng giao lưu buôn bán với một số quốc gia phương tây, từ đó trở thành trung tâm buôn bán của Nam bộ. Các thương nhân đã thu nhận người Malaysia, Indonesia, Ấn Độ theo Hồi giáo. Tuy nhiên, cho mãi đến cuối thế kỷ XIX khi Nam bộ bị Pháp chiếm đóng, quá trình giao thương với bên ngoài ngày càng phát triển, là môi trường và điều kiện để cho người Malaysia và Indonesia nhập cư vào đất này đông hơn. Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ năm 1880 - 1890, ở Gia Định cũng xuất hiện một bộ phận người Ấn Độ, Pakistan có tín ngưỡng Hồi giáo là những thương nhân làm nghề buôn bán tơ lụa, đồ gia vị cho những tiệm buôn, quán ăn. Đó là nguồn gốc hình thành cộng đồng cư dân ngoại lai theo Hồi giáo ở TP. Hồ Chí Minh cho tới ngày nay.

    II. Đức tin và giáo luật của Hồi giáo

              1. Cũng như bất cứ một tôn giáo nào, giáo lý Hồi giáo cũng bao gồm những quan niệm về thế giới và con người. Tuy nhiên, giáo lý Hồi giáo chứa đựng yếu tố tín ngưỡng cổ của người Ảrập. Cơ sở giáo lý Hồi giáo là niềm tin vào Thượng đế Allah và Thiên sứ Mohammad, tin vào thiên thần và sự bất tử của linh hồn, tin vào ngày phục sinh và phán xét cuối cùng. Đặc biệt là tin vào sự vĩnh cửu của kinh Qur'an và luật Sariat.

              Kinh Qur'an là thánh thư của Hồi giáo, được thiết lập gồm 30 phần, 114 chương (Surah) với 6.211 câu (Ayat) và được viết bằng tiếng Ảrập. Theo Hồi giáo, kinh Qur'an là những lời giáo huấn của Thượng đế cho mọi người mà Thiên sứ Mohammad đã nhận được qua thiên thần Gabriel trong khoảng 22 năm (610-632). Thực ra, kinh Qur'an là tập hợp những lời thuyết đạo của Mohammad lúc còn tại thế, mãi về sau này được sưu tầm, biên soạn thành văn bản chính thức lưu truyền cho đến ngày nay. Kinh Qur'an được người Hồi giáo coi là "cuốn sách vĩ đại nhất, thông thái nhất" chứa đựng mọi "chân lý và tri thức" của loài người.

              Thực tiễn cho thấy, kinh Qur'an không chỉ đơn thuần là kinh sách tôn giáo mà nó còn có ý nghĩa về tính pháp lý trong xã hội, có nhiều quy định về vệ sinh, ăn ở, hôn nhân, cách cư xử trong gia đình và trong quan hệ xã hội như: quan hệ mua bán, tài chính, chính trị - có cả tội ác và hình phạt. Đây là một đặc điểm quan trọng nhất của Hồi giáo, nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa đạo với đời, giữa tôn giáo và chính trị.

              Ngoài những điều, những hành vi cuộc sống thường nhật của con người mà kinh Qur'an không quy định, hành vi “đối nhân xử thế” của Mohammad hoặc những việc làm của tín đồ mà không bị ngăn cấm đều được coi như những điều luật về tôn giáo và đạo đức của con người. Sự ghi nhận đó là cơ sở và nguồn gốc sách luật thứ hai của tín ngưỡng Hồi giáo - luật Sariat.

              2. Hồi giáo là một tôn giáo không có hệ thống phẩm trật chức sắc, tuy nhiên giáo luật Hồi giáo lại chứa đựng nhiều nội dung và hành vi xử thế trong cuộc sống xã hội - con người có tính chất bắt buộc cao và rất khắt khe. Nó vượt ra khỏi phạm vi đức tin và những sinh hoạt tôn giáo thuần tuý để trở thành tiêu chuẩn pháp lý trong đời sống xã hội, chi phối mọi hoạt động của người Hồi giáo. Vì vậy, một số quốc gia Hồi giáo áp dụng và đưa luật Hồi giáo vào quản lý đất nước hoặc được thực hiện với luật pháp nhà nước. Giáo luật Hồi giáo tập trung vào 5 điều sống đạo cơ bản (còn gọi là 5 cốt đạo) sau đây:

              - Xác tín hoặc còn gọi là biểu lộ đức tin (Tawhid).

              - Cầu nguyện mỗi ngày (Solah).

              - Tháng lễ Ramadan - tháng 9 Hồi lịch.

              - Bố thí (Zakat).

              - Hành hương (Hadji) viếng thánh địa Mecca.

              Ngoài ra, những tín đồ Hồi giáo còn có nghĩa vụ dự thánh chiến (Jihad).

    B. HỒI GIÁO Ở VIỆT NAM

    I. Những đặc điểm chủ yếu

              Ở nước ta, cộng đồng cư dân Chăm theo Hồi giáo mang tính đặc thù rõ nét, được chia thành 2 dòng khác nhau. Người ta thường gọi là Chăm Islam và Chăm Bàni với những đặc điểm chủ yếu sau đây:

             1. Truyền thống gắn bó và đồng hành cùng dân tộc

              Việt Nam chủ yếu chỉ có người Chăm theo Hồi giáo. Vì vậy, Hồi giáo gắn bó với dân tộc Chăm, mà cư dân Chăm là một dân tộc có nền văn hoá đa dạng và phong phú; có truyền thống yêu nước, gắn kết với dân tộc và cách mạng, đã có nhiều đóng góp trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Là một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng bào Chăm Hồi giáo luôn phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống đoàn kết, yêu nước gắn bó với cộng đồng các dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập dân tộc.

              Hơn nữa, từ khi có Đảng đồng bào Chăm Hồi giáo luôn đi theo và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; làm tốt nghĩa vụ công dân, ủng hộ sự nghiệp đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, góp phần viết tiếp trang sử vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

             2. Tính chính thống của Hồi giáo có thay đổi

    Bởi tác động của bản sắc văn hoá dân tộc vùng Đông Nam Á, trong đó nền tín ngưỡng, tôn giáo bản địa cổ Bàlamôn chiếm địa vị chủ yếu. Sự tác động này được gọi là quá trình “Chăm hoá”.

              Như khi nghiên cứu, để chinh phục thế giới Ảrập và bành trướng thế lực, Hồi giáo chủ trương mở rộng “đất thánh” bằng các cuộc thánh chiến, với khẩu hiệu “Thanh gươm, vó ngựa, kinh Qur'an”. Nhưng khi Hồi giáo truyền bá xuống phía Đông bị cản trở bởi đại dương nên không thể tiến hành thánh chiến mà các giáo sĩ truyền đạo thông qua thương thuyền theo con đường mậu dịch để truyền bá và phát triển Hồi giáo ở vùng này. Chúng ta có thể khẳng định khi Hồi giáo truyền bá xuống phía Đông đã chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi bản sắc văn hoá truyền thống lâu đời của vùng Á Đông và tín ngưỡng cổ Bàlamôn với chế độ mẫu hệ, làm cho tính cách Hồi giáo phải biến đổi phù hợp với nền văn hóa bản địa.

             3. Tính quốc tế của Hồi giáo

              Hồi giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất thế giới, đang trong xu thế của quá trình “Hồi giáo hoá thế giới”. Hơn nữa, thế giới đang đứng trước nguy cơ xung đột sắc tộc và tôn giáo trong mối quan hệ “toàn cầu hoá”. Đảng ta chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế theo phương châm “Việt Nam là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Các tôn giáo ở Việt Nam, nhất là Chăm Hồi giáo đã, đang và sẽ tiếp tục chịu sự tác động nhiều mặt của Hồi giáo thế giới. Theo đó, một số sinh hoạt tôn giáo truyền thống của Hồi giáo vốn mang tính quốc tế nay được mở rộng. Nó vừa là nhu cầu, vừa là đặc điểm phổ biến đang phát triển.

              Cùng với xu thế hội nhập quốc tế của Nhà nước, Hồi giáo Việt Nam cũng mở rộng và phát triển giao lưu với các cá nhân, tổ chức Hồi giáo ngoài nước. Mối quan hệ đó không chỉ vì mục đích tôn giáo mà còn có những mục đích chính trị - xã hội. Nhằm thúc đẩy hoạt động Hồi giáo nước ta hội nhập vào cộng đồng Hồi giáo thế giới.

    II. Thực trạng về tình hình Hồi giáo

             1. Số lượng và phân bố tín đồ

              Hiện nay, theo số liệu thống kê của các địa phương có Hồi giáo, số lượng tín đồ Hồi giáo khoảng hơn 72.000 người (bao gồm cả Chăm Bàni và Chăm Islam), cư trú trên địa bàn 13/63 tỉnh, thành phố cả nước. Hồi giáo ở nước ta hình thành hai dòng:

              - Một là: Cộng đồng Hồi giáo tuân thủ tương đối giáo lý Hồi giáo nguyên thuỷ gọi là Chăm Islam, sống tập trung ở 12 tỉnh, thành phố: An Giang, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Ninh Thuận, Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Bình Phước và Thủ đô Hà Nội.

              - Hai là: Cộng đồng theo Hồi giáo đã bị “Chăm hoá” gọi là Chăm Bàni, sống tập trung ở ba tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Phước.

             Qua khảo sát về tình hình Hồi giáo ở Việt Nam, có thể rút ra một số vấn đề sau:

              - Hồi giáo ở Việt Nam không nhiều và chủ yếu là trong cư dân Chăm. Tỷ lệ tín đồ tăng chậm trong thời gian qua, ngoài một bộ phận bỏ tín ngưỡng Bàni theo Islam ở Phước Nam (Ninh Thuận) vào những năm 60 của thế kỷ XX, số tín đồ theo Hồi giáo qua con đường “truyền đạo” không đáng kể và chủ yếu là tăng tự nhiên.

              - Dân cư hình thành theo các nhóm cộng đồng Jam'ah có tính quần cư là chủ yếu, một bộ phận không lớn cộng cư với người Kinh và các dân tộc anh em. Tuy nhiên, tính cộng đồng - nét truyền thống tổ chức - xã hội của cư dân Chăm vẫn là lối sống đặc trưng của cư dân Chăm Hồi giáo.

              - Hồi giáo nước ta có sự khác biệt giữa các vùng, trong đó Chăm Islam có mối quan hệ thường xuyên với Hồi giáo thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Mối quan hệ đó, ngoài yếu tố tôn giáo còn có quan hệ thân tộc.

             2. Nhu cầu về niềm tin tôn giáo

              Đồng bào Chăm Islam và Chăm Bàni có niềm tin tôn giáo sâu sắc vào Thượng đế Allah và Thiên kinh Qur'an, là nhu cầu đời sống tinh thần không thể thiếu, nó gắn chặt với yếu tố tôn giáo. Nó hoàn toàn khác với nhu cầu về vật chất trong đời sống xã hội. Nhưng niềm tin đó lại có sự khác nhau trong quá trình thực thi giáo luật Hồi giáo giữa hai dòng: Chăm Islam thực thi giáo luật Hồi giáo hầu như trọn vẹn mang tính chính thống, yếu tố tôn giáo sâu sắc hơn; Chăm Bàni thực hiện giáo luật mang tính tượng trưng, không thực hiện hết 5 điều sống đạo, chỉ thực hiện trong tháng Ramadan mà họ quen gọi là tháng “vào chùa’’ của các vị chức sắc. Mặt khác, Chăm Bàni chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tôn giáo Bàlamôn và tín ngưỡng bản địa với chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng đa thần, có yếu tố dân tộc mang tính vượt trội.

     

           3. Về thực trạng kinh tế - xã hội

              Đánh giá một cách tổng quát, tình hình kinh tế - xã hội của đồng bào Chăm Hồi giáo nước ta hiện nay được cải thiện. Đời sống kinh tế của đồng bào Hồi giáo được nâng cao nhờ cơ sở hạ tầng phát triển, đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, nhất là khi Đảng ta thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước. Cho nên, mức sống của đồng bào Chăm cũng được nâng lên theo tỷ lệ chung ở từng vùng, từng địa phương, số hộ đạt mức sống khá và giàu tăng lên. Tuy nhiên, vẫn còn một số cộng đồng Hồi giáo nhỏ lẻ thiếu đất sản xuất. Do đó, tình hình tái nghèo và thất học trong các cộng đồng này đang là một vấn đề cần được quan tâm.

              Những năm gần đây, đời sống văn hoá - xã hội trong các cộng đồng Hồi giáo cũng phát triển và tăng lên rõ rệt. Theo đó, trình độ học vấn trong đồng bào Hồi giáo cũng từng bước nâng lên, nhất là khi Nhà nước áp dụng chính sách miễn học phí cho học sinh là con em đồng bào Chăm. Một bộ phận người Chăm Hồi giáo có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học.

             4. Về cơ sở thờ tự

              Theo kết quả khảo sát, số lượng cơ sở thờ tự của Hồi giáo đến năm 2009 là 79 cơ sở. Trong đó, Chăm Islam có 40 thánh đường, 22 tiểu thánh đường; Chăm Bàni có 17 thánh đường (chùa). So với trước ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, số lượng cơ sở thờ tự của Hồi giáo tăng, nhiều cơ sở được trùng tu, sửa chữa khang trang.

    5. Về tổ chức Hồi giáo

              Đối với Chăm Islam, trước năm 1975, ở miền Nam, Hồi giáo có hai tổ chức chính thức là: "Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam" và "Hội đồng giáo cả Islam Việt Nam". Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam hoạt động dưới sự điều hành của Ban Quản trị Hiệp hội Trung Ương và Đại hội đồng cơ sở. Nhằm mục đích: không hoạt động chính trị mà duy trì những tinh hoa đạo đức trong sinh hoạt tôn giáo; thực thi các tập tục truyền thống và đời sống đạo đã được kinh Qur'an giáo huấn. Tuy nhiên, cả hai tổ chức này nhất là Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam bị chính quyền Mỹ, Ngụy lợi dụng, sử dụng làm công cụ chống cách mạng. Do đó, nó cùng tồn tại đến ngày 30/4/1975 thì tự giải tán theo sự sụp đổ của chính quyền ngụy Sài Gòn.

              Mặt khác, trong cộng đồng Chăm Bàni ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, trước năm 1975 đều có tổ chức "Hội đồng giáo cả" tuy chưa được pháp luật thừa nhận nhưng trên thực tế vẫn hoạt động và tồn tại cho đến nay.

    Từ sau giải phóng miền Nam đến trước khi có chủ trương của Đảng về công tác đối với Hồi giáo, ở Việt Nam mới có một tổ chức là Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh được thành lập tháng 7/1992. Từ năm 2003 (thực hiện chủ trương của Đảng về công tác Hồi giáo), Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có Hồi giáo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo về mặt tổ chức cho bà con tín đồ. Đến nay, đối với Chăm Islam, có thêm hai tổ chức Hồi giáo cấp tỉnh ở tỉnh An Giang và Tây Ninh; đối với Chăm Bàni, có Hội đồng sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận. Trong thời gian qua, việc thành lập tổ chức của các cộng đồng Hồi giáo giúp cho công tác quản lý nhà nước ở địa phương đối với Hồi giáo tốt hơn, kịp thời đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của bà con tín đồ.

    Thông qua các tổ chức này, cấp uỷ, chính quyền, UBMTTQVN và đoàn thể các cấp có nhiều thuận lợi trong việc tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho bà con tín đồ Hồi giáo. Nhằm giúp họ hiểu rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của tín đồ Hồi giáo, củng cố niềm tin, ý thức tự nguyện ủng hộ và tham gia thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, cũng như chủ trương, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta./.

     

    Câu 3:Những thành tựu cơ bản của văn minh Ấn Độ thời cổ trung đại:

     

    a) Chữ viết: Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ hoạ. Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.

     

    b) Văn học: Ấn Độ là nước có nèn văn học rất phát triển, gồm có 2 bộ phận chính là Vê đa và sử thi, tuy nhiên nổi bật hơn cả là sử thi với hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana. Mahabharata là bản trường ca gồm 220 000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó. Ramayana là một bộ sử thi dài 48 000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita. Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana.

     

    Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tâp ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu.

     

    c) Nghệ thuật: Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo. Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.

     

    Các công trình kiến trúc Hinđu giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn Độ và được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỉ VII - XI. Tiêu biểu cho các công trình Hinđu giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ nước và những cánh đồng.

     

    Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII và lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII.

     

    d) Khoa học tự nhiên:

     

    - Về Thiên văn: người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. ( Như vậy năm bình thường có 360 ngày ). Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận.

    - Về Toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên. (Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán học.) Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác. Pi = 3,1416.

    - Về vật lý: Người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ V TCN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết “...trái đất, do trọng lực của bản thân đã hút tất cả các vật về phía nó”.

    - Y học: cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ để lại hai quyển sách là “ Y học toát yếu” và “ Luận khảo về trị liệu”.

     

    Câu 4:Sự hình thành và phát triển của đạo Phật thời cổ trung đại, phân tích ảnh hưởng tích cực của Đạo phật đối với xh Việt Nam hiện nay.

     

    a) Sự hình thành và phát triển của đạo Phật

     

    - Sự hình thành: Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho là đây là năm Đức Phật nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo đạo Phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những người theo đạo Thiên chúa).

    - Sự phát triển: Sauk hi ra đời đạo Phật nhanh chóng được truyền bá ở miến Bắc Ấn Độ. Để soạn thảo giáo lý, quy chế và chấn chỉnh về tổ chức từ thé kỷ thứ V – III TCN đạo Phật đã riệu tập 3 cuộc Đại hội từ đó đạo Phật được truyền sang Xrilanca, rồi đến các nước khác như Myanma, Thái Lan, Indolexia…

     

    Khoảng năm 100 sau CN đạo Phật triệu tập đại hội lần 4 ở Cusan, Đại hội đã thông qua giáo lý của đạo Phật cải cách, xuất hiện phái phật giáo mới gọi là phái Đại thừa để phân biệt với phật giáo cũ là phái Tiểu thừa

    Sau Đại hội lần 4 ở Cusan các nhà sư càng được khuyến khích ra nước ngoài truyền Đạo, do đó đạo Phật càng được truyền bá mạnh mẽ sang các nước Trung Á, Trung Quốc. Những thế kỷ tiếp sau đó Phật giáo suy dần ở Ấn Độ song lại phát triển mạnh ở các nước và nó đã trở thành quốc giáo của một số nước: Xrilanca, Thái Lan, Campuchia, Lào…

     

    b) Ảnh hưởng tích cực của Phật giáo đến xã hội Việt Nam hiện nay.

     

    Với vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng. Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người, ảnh hưởng tích cực đến quần chúng.

     

    Với tư tưởng từ bi, cứu khổ cùng với các giá trị đạo đức của Phật giáo đã có ảnh hưởng không ít tới môi trường sống của người dân, bởi vì đạo Phật là tiếng nói của một con người gửi tới những con người khác, để cùng giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Vì thế, đạo Phật mang tính xã hội và đạo đức rất cao. Phật giáo không chỉ dừng lại ở công việc chia sẻ những khó khăn của xã hội như hòa bình, thịnh vượng, công bằng, mà còn hướng mọi người lấy điều thiện làm chuẩn mực sống, làm phương tiện và mục đích để đạt tới hạnh phúc cho con người. Như hiện nay trong làm ăn kinh tế, một số người vì sự lôi cuốn của đồng tiền muốn làm ít hường nhiều, muốn làm giàu nhanh chóng, đã bất chấp thủ đoạn, coi thường pháp luật chà đạp nghiêm trọng tới đạo đức, lối sống truyền thống. Với quan niệm tiêu dùng của cải vật chất hợp lý, không quá coi trọng tài sản đến mức trở thành nô lệ của nó, không ăn của người, cuộc sống an vui giải thoát chỉ đạt được khi con người đạt được chân thiện mỹ, hạnh phúc của người này có được không phải bằng cách giẫm đạp lên hạnh phúc của người khác, phải đem an vui đến cho mọi người, Phật giáo đã phần nào tác động tốt tới nhân cách, lối sống các tín đồ.

     

    Cũng có thể thấy rằng những giáo lý của phật giáo khá đồng thuận với tư tưởng xã hội chủ nghĩa, nên việc phật giáo được Đảng và nhà nước quan tâm là điều tất yếu.

     

    Câu 5:Điều kiện hình thành những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Quốc thời cổ trung đại?

     

    Lãnh thổ Trung Quốc ngày nay rộng mênh mông nhưng Trung Quốc thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ nhiều. Địa hình Trung Quốc đa dạng, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.

     

    Trong hàng ngàn con sông lớn nhỏ ở Trung Quốc, có hai con sông quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang (Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây-đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc.

     

    Trung Quốc gồm nhiều dân tộc nhưng đông nhất là người Hoa-Hạ. Người Hoa ngày nay tự cho tổ tiên họ gổc sinh sống ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiểm Tây và sông Hạ thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay.(Dân núi Hoa sông Hạ). Trong gần 100 dân tộc hiện sinh sống trên đất Trung Quốc ngày nay, có 5 dân tộc đông người nhất là Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng.

     

    Những điều kiện về địa hình và dân cư đó đã hình thành cho thế giới một nền văn minh mới, đó là văn minh Trung Quốc với rất nhiều thành tựu.

     

    Câu 6:Những thành tựu cơ bản của Văn minh Trung Quốc  thời cỏ trung đại. từ ảnh hưởng đó đến sự phát triển của văn minh thế giới.

     

    1) Những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Quốc:

     

    a) Chữ viết: Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện.

     

    b) Văn học: Trung Quốc có nền văn học rất phong phú đó là nhờ vào chế độ thi cử và việc văn chương trở thành thước đo của tri thức. Các thể loại tiêu biểu: Thơ,Từ, Phú, Kịch, tiểu thuyết…trong đó tiêu biểu nhất là Kinh thi, Thơ Đường và Tiểu thuyết Minh - Thanh

    Kinh thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác thời Xuân-Thu, được Khổng tử sưu tập và chỉnh lí. Kinh thi gồm có 3 phần: Phong, Nhã, Tụng.

    Thơ Đường là thời kì đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng ngàn tác giả nổi bật lên ba nhà thơ lớn đó là Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.

    Tới thời Minh-Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần...trong đó Hồng lâu mộng được đánh giá là tiểu thuyết có giá trị nhất.

     

    c) Sử học:  Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Nhiều nước thời Xuân-Thu đã đặt các quan chép sử. Trên cơ sở quyển sử nước Lỗ, Khổng Tử đã biên soạn ra sách Xuân Thu.

     

    Tới thời Hán, Tư Mã Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại tác Phẩm Sử kí, chép lại lịch sử Trung Quốc gần 3000 năm, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế.

    Tới thời Đông Hán, có các tác phẩm Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Diệp.

    Tới thời Minh-Thanh, các bộ sử như Minh sử, Tứ khố toàn thư là những di sản văn hoá đồ sộ của Trung Quốc.

     

    d) Khoa học tự nhiên

     

    Toán học: Người Trung Hoa đã sử dụng hệ đếm thập phân từ rất sớm. Thời Tây Hán đã xuất hiện cuốn Chu bễ toán kinh, trong sách đã có nói đến quan niệm về phân số, về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông.

    Thời Đông Hán, đã có cuốn Cửu chương toán thuật, trong sách này đã nói đến khai căn bậc 2, căn bậc 3, phương trình bậc1, đã có cả khái niệm số âm, số dương.

    Thời Nam-Bắc triều có một nhà toán học nổi tiếng là Tổ Xung Chi, ông đã tìm ra số Pi xấp xỉ 3,14159265, đây là một con số cực kì chính xác so với thế giới hồi đó.

    - Thiên văn học:  Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã vẽ được bản đồ sao có tới 800 vì sao. Họ đã xác định được chu kì chuyển động gần đúng của 120 vì sao. Từ đó họ đặt ra lịch Can-Chi. Thế kỉ IV TCN, Can Đức đã ghi chép về hiện tượng vết đen trên Mặt trời. Thế kỉ II, Trương Hành đã chế ra dụng cụ để dự báo động đất.

    Năm 1230, Quách Thủ Kính (đời Nguyên) đã soạn ra cuốn Thụ thời lịch, xác định một năm có 365,2425 ngày. Đây là một con số rất chính xác so với các nhà thiên văn Châu Âu thế kỉ XIII.

    - Y dược học: Thời Chiến Quốc đã có sách Hoàng đế nội kinh được coi là bộ sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa. Thời Minh có cuốn Bản thảo cương mục của Lí Thời Trân. Cuốn sách này được dịch ra chữ Latinh và được Darwin coi đây là bộ bách khoa về sinh vật của người Trung Quốc thời đó. Đặc biệt là khoa châm cứu là một thành tựu độc đáo của y học Trung Quốc.

     

    e) Hội họa, điêu khắc, kiến trúc

     

    - Hội hoạ:  Hội hoạ Trung Quốc có lịch sử 5000 - 6000 năm với các loại hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách đã tổng kết những kinh nghiệm hội hoạ từ đời Hán đến đời Tuỳ.

    - Điêu khắc: Ở Trung Quốc cũng phân thành các ngành riêng như: Ngọc điêu, thạch điêu, mộc điêu. Những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng Tần ngẫu đời Tần, tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán ( pho tượng cao nhất thế giới ), tượng Phật nghìn mắt nghìn tay.

    - Kiến trúc: Cũng có những công trình rất nổi tiếng như Vạn lí trường thành ( tới 6700 km ), Thành Tràng An, Cố cung, Tử cấm thành ở Bắc Kinh.

     

    2. Ảnh hưởng đó tới sự phát triển văn minh thế giới:

    ………….

     

    Câu 7:Bốn phát minh lớn về KHKT của Trung Quốc thời cổ trung đại và ý nghĩa của nó:

     

    Thời trung đại Trung Quốc có 4 phát minh lớn rất quan trọng đó là: Giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và kim chỉ nam.

     

    a) Kĩ thuật làm giấy:

     

    - Thời Tây Hán, người Trung Quốc vẫn dung thẻ tre, lụa để ghi chép. Đến khoảng thế kỷ II, mặc dù đã biết dung phương pháp xơ gai để làm giấy, tuy nhiên giấy thời kỳ này còn xấu, mặt không phẳng , khó viết nên chỉ dung để gói.

    - Đến thời Đông Hán, năm 105 một người tên Thái Luân đã dung vỏ cây, lưới cũ, rẻ rách…làm nguyên liệu, đồng thời đã cải tiến kỹ thuật, nên đã làm được loại giấy có chất lượng tốt. Từ đó giấy được dung để viết 1 cách phổ biến thay thế cho các vật liệu trước đó.

    - Từ thế kỷ III nghề làm giấy được truyền sang Việt Nam và sau đó được tryền đi hầu khắp các nước trên thế giới.

     

    b) Kĩ thuật in:

     

    - Từ giữa thế kỷ VII kĩ thuật in giấy đã xuất hiện. Khi mới ra đời là in bằng ván sau đó có một người dân tên Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung đã hạn chế được nhược điểm của cách in bằng ván. Tuy nhiên cách in này vẫn còn hạn chế nhất định: chữ hay mòn, khó tô mực. Sau đó đã có một số người tiến hành cải tiến nhưng ko được, đến thời Nguyên, vương Trinh mới cải tiến thành công việc dùng chữ rời bằng gỗ.

    - Từ khi ra đời kĩ thuật in cũng đã được truyền bá rộng rãi ra các nước khác trê thế giới. Cho đến năm 1448, Gutenbe người Đức đã dùng chữ rời bằng kim loại, nó đã làm cơ sở cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay.

     

    c) Thuốc súng:

     

    Thuốc súng là phát minh ngẫu nhiên của những người luyện đan, cho đến thế kỷ X thuốc súng bắt đầu được dùng làm vũ khí. Sau đó qua quá trình sử dụng nó đã được cải tiến rất nhiều với nhiều tên gọi khác nhau. Và trong quá trình tấn công Trung Quốc người Mông cổ đã học được cách làm thuốc súng và từ đó lan truyền sang Tây Á rồi đến châu Âu.

     

    d) Kim chỉ nam.

     

    Từ thế kỷ III TCN người Trung Quốc đã phát minh ra “Tư nam” đó là một dụng cụ chỉ hướng. Sau đó các thầy phong thủy đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo, đầu tiên la bàn được dùng để xem hướng đất rồi mới được sử dụng trong việc đi biển. Nửa sau thế kỷ XII la bàn được truyền sang Arập ròi sang châu Âu

     

    2. Ý nghĩa:

     

    Đối với trung quốc bốn phát minh trên ra đời không chỉ trực tiếp giúp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của con người Trung Quốc, mà đó còn là những đóng góp không nhỏ của một nền văn minh cho toàn nhân loại.

     

    Đối với thế giới sự ra đời của kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và kim chỉ nam đã nâng cao được vị thế của loài người, đưa nhân loại tiến lên một bước trong quá trình chinh phục tự nhiên và tranh đấu với tự nhiên với chính con người để sinh tồn và phát triển.

     

    Câu 8:Quá trình hình thành tư tưởng nho giáo và phân tích những đặc điểm chính của tư tưởng này. Nêu ảnh hưởng của nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.

     

    1. Quá trình hình thành tư tưởng nho giáo và phân tích những đặc điểm của tư tưởng  này.

     

    a) Quá trình hình thành

     

    Nho gia là trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc. Người đặt cơ sở đầu tiên của Nho gia là Khổng tử. Nho gia đề cao chữ nhân, chủ trương lễ trị, phản đối pháp trị. Nho gia đề cao Tam cương, Ngũ thường, cùng với tư tưởng Chính danh định phận và đề cao tư tưởng Thiên mệnh. Giá trị quan trọng nhất trong tư tưởng của Khổng Tử là về giáo dục. Ông chủ trương dạy học cho tất cả mọi người.

    Tiếp sau Khổng Tử là Mạnh Tử người kế thừa và phát triển học thuyết Nho gia them một bước

    Tới thời Hán Vũ Đế (140-87 TCN), chấp nhận đề nghị của Đổng Trọng Thư, Hán Vũ Đế đã ra lệnh “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, Nho gia đã được đề cao một cách tuyệt đối và nâng lên thành Nho giáo.

     

    b) Đặc điểm của Nho giáo

    …………………………………………………

    ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TỚI ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ VIỆT NAM

    I. QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA NHO HỌC VÀO VIỆT NAM. Tiếp thu một học thuyết từ bên ngoài để làm lý luận hướng dẫn tư duy và hành động cho dân tộc mình là một chân lý phổ biến, là một sự thực khách quan của các thời đại, của các dân tộc. Thực tế này có căn cứ vững chắc trong sự phát triển. Đó là sự phát triển không đồng đều của các dân tộc qua không gian và thời gian. ở cùng một thời đại, ta thường thâý ở một vùng này, có một dân tộc hoặc một vài dân tộc khác cao hơn, nhanh hơn, mạnh hơn các dân tộc khác ở xung quanh. Sự thực này ta có thể tìm thấy ở Châu á, Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ, ở thời xưa cũng như thời nay. Những dân tộcc ở bất cứ đâu, bất cứ thời nào muốn sống, muốn nâng cao mức sống của mình không thể không học tập những dân tộc tiên tiến. Ta không hề thấy một dân tộc nào cứ chịu lạc hậu, chịu áp bức bóc lột nghèo nàn để chờ sự sáng tạo của riêng mình không thèm học tập những dân tộc tiến bộ hơn mình. Điều này đúng với khoa học tự nhiên và kỹ thuật cũng như vưói khoa học xã hội. Vì thế chúng ta tiếp thu tư tưởng văn hoá Trung Quốc là một điều tất yếu. Trong ý thức hệ phong kiến mà người Hán đưa vào nước ta từ thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo lâu bền nhất và có ảnh hưởng sâu sắc nhất. Phật giáo dần dần rút lui vào chùa chiền, lão giáo cũng dần biến thành một thứ mê tín dị đoan mà các thầy phù thuỷ dùng làm kế sinh nhai. Tư tưởng trị vì trong lĩnh vực chính trị và học thuật suốt 2000 năm là tư tưởng Nho giáo. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân vô cùng quan trọng là sức sống của dân tộc. Trong hoàn cảnh thời trước, nhất là từ khi giành được nền tự chủ dân tộc Việt Nam muốn tồn tại thì phải chọn lấy một ý thức hệ tích cực, quan tâm đến con người đến cuộc đời, đến xã hội, đến vận mệnh dân tộc. Nho giáo có nhiều hạn chế nhưng trong 3 ý thức hệ phong kiến thì phải nói Nho giáo có nhiều nhân tố tích cực nhất. Do đó cha ông ta đã chọn lấy Nho giáo. Chúng ta đã biết, lúc đầu Nho giáo được đưa vào Việt Nam trong trường hợp không hay ho gì. Nó bị bọn xâm lược đặt lên nhân dân ta với ý định gây cảnh “đồng văn” để dễ “đồng hoá”. Nhưng khi đã làm quen với đạo Nho, chắc rằng nhân dân ta thời đó thấy nó đáp ứng được nhiều vấn đề mà đời sống đặt ra, nên khi giành được độc lập, nhân dân ta nói lấy nó làm nền tảng lý luận để chỉ đạo tư duy và hành động của mình. Thế là từ chỗ bị ép học nó, nhân dân ta đã tự nguyện học nó và ngày một phổ biến nó một cách rộng rãi. Vì thế những người Việt Nam đầu tiên được giữ những chức vụ quan trọng dưới thời Bắc thuộc như Lý Tiến, Lý Cầm - làm thái thú, thứ sứ - đều là những người học thông kinh truyện, xuất thân từ khoa bảng. Ngay khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán, giành được độc lập đã xây dựng thể chế quốc gia, đặc các nghi lễ phẩm phục, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, tức là tinh thần tôn ti đẳng cấp. Các triều đại đầu tiên khi niên hiệu, tôn hiệu cũng đã thể hiện sự tin tưởng màu sắc là lý thuyết mệnh trời như “ứng thiên”, “thuận thiên” “Phụng thiên”. Phần “Chiếu dời đô” của nhà Lý tuy đoạn còn lại với chúng ta rất ngắn, cũng đượm mùi Nho giáo. Cái gương “nhà Thương, nhà Chu” cũng được nêu lên, cái gương “kính vâng mạng trời” cũng được nhấn mạnh. Các triều đại sau, Trần, Lê, Nguyễn thờ đạo Nho như thế nào thì sử sách đã nêu rõ.

    II. ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TRONG TƯ TƯỞNG VIỆT NAM.

     1.Những nhu cầu xã hội giúp cho Nho giáo chiếm được địa vị độc tôn trong thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam.

    Nho giáo Việt Nam chiếm được vị trí độc tôn từ thế kỷ 15 và thịnh đạt nhất vào thời Lê Thánh Tông thì đó không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên. Bởi vì nó có liên hệ với những nhu cầu xã hội nước ta lúc đương thời. Những nhu cầu này không chỉ tồn tại ở thế kỷ 15 mà đã sớm xuất hiện từ trước ngay khi Nho giáo còn đang trên đà phát triển. Trong những nhu cầu đó đáng kể trước hết là nhu cầu xây dựng và tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền lớn mạnh và nhu cầu củng cố trật tự đã ổn định của xã hội phong kiến. Ngay từ sau chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại ở thế kỷ X, việc xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đã tỏ ra cần thiết cho công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Tuy nhiên dưới các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê việc xây dựng một nhà nước chủ thế mới chỉ làm được những bước đầu tiên và chưa thực sự được đẩy mạnh, phải đợi đến thế kỷ XI với sự xác lập của vương triều Lý thì nhà nước phong kiến tập quyền mới được xây dựng một cách quy mô bề thế, với những tổ chức và thể chế trùng điệp của nó. Tiếp đó là triệu đại nhà Trần, rồi đến Lê Lợi khi đã lãnh đạo cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi đều quan tam tới việc củng cố chế độ phong kiến tập quyền và xây dựng một bộ máy nhà nước trung ương hùng mạnh không kém gì phương Bắc. Nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam ra đời là một sự phủ định chính quyền của bọn phong kiến phương Bắc kéo dài trong 1000 năm Bắc thuộc. Thế cho nên khi xây dựng nhà nước tập quyền của mình, giai cấp phong kiến Việt Nam phải tiếp thu những kinh nghiệm và nguyên tắc tổ chức của nhà nước phong kiến tập quyền phương Bắc cùng với Nho giáo là cơ sở lý luận của Nhà nước. Vả lại trong hoàn cảnh lịch sử bấy giờ chỉ có Nho giáo mới có thể giải đáp được những vấn đề thiết thân đến việc củng cố nhà nước như vấn đề quân quyền, quy định các chương lễ chế và cơ cấu hành chính từ triều đình đến địa phương... Đó là những vấn đề mà bản thân phật giáo cũng như Lão giáo với toàn bộ hệ thống lý thuyết của nó không hề có một sự giải đáp thích đáng nào cả. Cho nên từ thế kỷ XV trở đi Nho giáo ngày càng được giai cấp phong kiến Việt Nam trọng dụng thì đó cũng là điều dễ hiểu. Sự thực chứng tỏ rằng trong thời Lý, Trần, Nho giáo đã bắt đầu được vận dụng một cách rõ rệt vào hoạt động thực tiễn nhằm củng cố chính quyền nhà nước. Sau nữa, củng cố ở thời Lý, Trần và nhất là thời Lê sơ, tôn ti trật tự của chế độ phong kiến tập quyền cùng với sự phân biệt rạch ròi về quyền lợi và đẳng cấp của nó đã dần dần ổn định. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự khẳng định về mặt lý luận. Vả lại vào cuối triều Lý và nhất là khi nhà Trần suy vong, mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và đa số nhân dân đã lộ rõ, mầm phản kháng của nhân dân chống lại cái trật tự khắc nghiệt của chế độ phong kiến đã trở thành một sự nổi bật hơn cả những cuộc hỗn chiến giữa các tập đoàn thống trị. Trong hoàn cảnh ấy giai cấp phong kiến Việt Nam muốn tăng cường bộ máy Nhà nước và duy trì trật tự xã hội thì không thể không tìm đến cái đạo trị quốc bình thiên hạ, cái lý thuyết chính danh định phận và lễ trị của Nho giáo. Quá trình phát triển của chế độ trung ương tập quyền Việt Nam gắn liền với sự củng cố quyền sở hữu của Nhà nước và sự bành trướng của sở hữu tư nhân về ruộng đất. Hầu hết ruộng đất dù là ruộng công của làng xã hay ruộng của địa chủ đều được sử dụng trong khuôn khổ sản xuất nhờ lấy gia đình làm đơn vị. Trong mỗi gia đình không những cơ quan hôn nhân, huyết thống mà còn có cả quan hệ sở hữu, phân phối sản phẩm, phân công lao động cho đến những quan hệ tinh thần. Tất cả những quan hệ ấy chứng tỏ vai trò của người gia trưởng và tôn ti trật tự của gia đình có một ý nghĩa rất lớn. Đó chính là cơ sở để Nho giáo dễ thâm nhập vào cuộc sống bởi vì Nho giáo với các khái niệm hiếu, đễ, tiết, hạnh đã góp phần củng cố uy quyền của người gia trưởng và tôn ti trật tự trong gia đình. Cuối cùng phải kể đến nhu cầu phát triển văn hoá và giáo dục nước ta khi chế độ phong kiến tập quyền đã bắt đầu, việc bổ sung quan lại bằng hai con đường “nhiệm tử” và “thủ sĩ” không đủ mà cần phải bổ sung một phương thức đào tạo và tuyển lựa quan lại mới. Phương thức này chỉ có thể phát triển giáo dục văn hoá và thực hiện chế độ thi cử để tuyển lựa nhân tài. Lúc đương thời Phật giáo, Lão giáo không chỉ đảm nhiệm công việc đó. Cho nên Nho giáo vốn có đầy đủ lý thuyết và quy chế về giáo dục và khoa cử tất nhiên phải đảm đương nhiệm vụ lịch sử ấy. Tất nhiên những nhu cầu xã hội nói trên mới chỉ là những cơ sở khách quan cho sự phát triển Nho giáo ở nước ta mà thôi. Sự phát triển đó muốn trở thành hiện thực thì phải thông qua hoạt động của những con người cụ thể, những lực lượng xã hội cụ thể. Trong thực tế từ vua cho đến các đại thần nắm quyền chính trị dưới càng triều Lý, Trần cũng như các thế hệ nho sĩ đời sau đều đã nhận thức được vai trò cần thiết của Nho giáo. Và đã tiến hành những bước truyền bá và sử dụng Nho giáo trong xã hội Việt Nam.

    2. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam.

     Ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo thể hiện ở những điểm sau: Nho giáo suy đến cùng là bảo thủ về mặt xã hội và duy tâm về mặt triết học. Nó thường được sử dụng để bảo vệ, củng cố các xã hội phong kiến trong lịch sử. Nho giáo góp phần không nhỏ trong việc duy trì quá lâu chếđộ phong kiến ởáĐông nói chung vàở Việt nam nói riêng. Nho giáo cũng là một trong những nguyên nhân kìm hãm sản xuất phát triển ở Việt nam. Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, truyền thống tập thểđã biế n thành chủ nghĩa gia trưởng, chuyên quyền, độc đoán, bất bình đẳng. Nho giáo không thúc đẩy sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên bởi phương pháp giáo dục thiên lệch của Nho giáo chỉ quan tâm tới đạo đức, học và dạ y làm người mà không đề cập đến kiến thức khoa học kỹ thuật. Những mặt tiê u cực đó phản ánh tính chất bảo thủ lạc hậu của Nho giáo ở nước ta. Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt nam thì tư tưởng chính trị - đạo đức của Nho giáo cóảnh hưởng trên các mặt sau: - Trên lĩnh vực xã hội: Nó có tác dụng ổn định kinh tế - chính trịđể phát triển kinh tế. Đó làđiều kiện để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt nam. - Trên lĩnh vực chính trị - đạo đức: Ngày nay áp dụng những tư tưởng của Nho giáo, kế thừa nhữnh mặt tích cực của nóđểđạt mục tiêu ổn định kinh tế, xã hội; đặc biệt chú trọng Nho giáo cổđại (Khổng Tử) chứ không phải Nho giáo sau này (chỉ nhấn mạnh quan hệ một chiều). Đảm bảo nhìn nhận vấn đề

    một cách hợp lý, duy trì vấn đề phê phán đúng lúc, đặt vấn đề dân chủ trong việc áp dụng những tinh hoa tích cực. Trong kinh doanh phải biết trọng chữ tín, lấy chữ tín làm đầu, trong đó có một vấn đề rất quan trọng là phải quan tâm đúng mức đến chất lượng sản phẩ m.

    KẾTLUẬN Nho giáo tuy là một triết học duy tâ m nhưng đặc biệt coi trọng các giá trịđạo đức. Trong các nội dung đó, chúng vẫn có những ý nghĩa nhân loại nhất định ngoài những hạn chế của đẳng cấp, giai cấp. Việt nam hiện nay đang trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa thì những tư tưởng bảo thủ, hủ nho sẽ là những cản trở không nhỏ cho quá trình chuyển đổi ấy. Mặt khác, Việt nam hiện nay đang rất cần giữ thếổn định của xã hội, đó làđiều mà Nho giáo đã theo đuổi hàng ngàn nă m nay - mục tiêu "ổn định". Nho giáo đã suy tư rất nhiều về phương cách thực hiện mục tiêu ấy. Ta cần tham khảo các vấ n đềđó từ nhiều nguồn thông tin, trong đó có Nho giáo, nghiên cứu để vận dụng vào Việt nam cho phù hợp với điều kiện riêng có của nước ta trong điều kiện hiện nay. Vì vậy nghiên cứu Nho giáo trong điều kiện hiện nay còn là một nhiệ m vụ cấp bách và cóý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn.


     

    Câu 9:Điều kiện hình thành nền văn minh khu vực Đông nam Á và những thành tựu cơ bản của nền văn minh đó, Việt Nam đã có những đóng góp gì cho nền văn minh khu vực

     

    1. Điều kiện hình thành nền văn minh khu vực ĐNA

     

    a) Điều kiện tự nhiên của ĐNA thuận lợi cho những bước đi đầu tiên của con người. Vì thế có thể hiểu được tại sao con người đã có mặt ở vùng đất ày từ rất xa xưa. Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lý, cư dân ĐNA đã sang tạo ra một nền văn hóa bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp súc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Theo những vật chứng để lại nhờ sự phát hiện của các nhà khảo cổ có thể thấy Văn hóa ĐNA cũng đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển khác nhau và rồi dần hình thành lên một nền văn minh mới của nhân loại.

     

    b) Sự hình thành các quốc gia ĐNA còn gắn liền với việc tiếp thu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ. Những ảnh hưởng này là khá tòa diện và sâu sắc, cả về chữ viết, văn chương, tôn giáo, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Sự tiếp thu đó qua các con đường khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là thông qua hoạt động thông thương và việc xâm chiếm. Tuy phải chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của hai nền văn hóa lớn song ĐNA vẫn là ĐNA một khu vực được coi là “Châu Âu giáo mùa” cũng có những bản sắc và những thành tựu riêng biệt mang đậm chất ĐNA

     

    2. Những thành tựu cơ bản của nền văn minh ĐNA

     

    Cư dân ĐNA lấy sản suất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chủ yếu. Do đó không chỉ có những nét tương đồng về canh tác và hệ thồng thủy lợi, mà đến các phong tục tập quán ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của của nền nông nghiệp lúa nước.

    a) Trước khi các tôn giáo được truyền bá vào ĐNA, cư dân nơi đây đã dùng thuyết “vạn vật hữu linh” để chỉ tất cả những hình thức tín ngưởng. Trong đó sớm nhất là bái vật giáo với những ý niệm về sức mạnh siêu nhiên của tự nhiên.

     

    Quan niệm “vạn vật hữu linh” đã tồn tại trong các tín ngưỡng dân gian và có tác động không nhỏ đến các tôn giáo được truyền bá vào và một phần làm biến dạng nó, biến nó thành cái của mình: như Ăng co vát ở Campuchia, Bánh xe luân hồi bằng đá ở Thái Lan,

     

    b) Khác với văn hóa chữ viết của người Hán và Ấn Độ, văn hóa cư dân nông nghiệp ĐNA tắm  mình trong nền văn hóa dân gian. Tín ngưỡng, lễ hội gắn liền với chu ký nông nghiệp, thờ cúng tổ tiên. Cơ cấu của lễ hội bao gồm hai phần đó là Lễ và Hội đan xen hòa quyện vào nhau rất khăng khít, Ngoài ra lễ hội khu vực ĐNA còn mang tính chất thống nhất cao như Tết cổ truyền ở các nước đều có với hình thức gần giống nhau và thời điểm cũng tương đương nhau.

     

    c) Qua các văn bia người ta biết rằng ĐNA cổ xưa đã sử dụng chữ viết đươc du nhập từ Ấn Độ là chính. Tuy nhiên trong quá trình lịch sử lâu dài việc sang tạo ra chữ viết và quá trình cải tiến nó của các cư dân ĐNA không phải là một sự bắt chước đơn giản mà là cả một quá trình công phu và sang tạo, một thành tựu đáng kể về văn hóa của khu vực.

     

    Nền văn học dân gian của các dân tộc ĐNA cũng rất phong phú và đa dạng  về thể loại đó là những truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn, truyện trạng…mặc dù có chịu ảnh hưởng của văn học Hán và Ấn Độ song văn học ĐNA vẫn mang được bản sắc riêng.

     

    Ngoài ra văn hóa ĐNA còn rất nhiều bản sắc riêng biệt nữa như: Chiếc nhà sàn, Thích múa hát tập thể, hát đối…

     

    3. Việt Nam đã có những đóng góp gì cho nền văn minh khu vực?

    …………………

    Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa lâu đời, được tạo nên từ rất nhiều mối quan hệ và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Tiếp cận văn hoá Đông Nam Á ngày nay cái cảm đầu tiên với mỗi người sẽ là một nền văn hoá đa dạng trong thống nhất. Trong kho tàng văn hoá đồ sộ ấy dẫu có rất nhiều yếu tố chung làm nên cái gọi là “khung” Đông Nam Á song cũng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nằm trong tổng thể văn hoá Đông Nam Á, Việt Nam là một trong số ít những quốc gia hội tụ được nhiều giá trị của nền văn hoá - văn minh phương Đông, mang nhiều đặc trưng điển hình của một Đông Nam Á thu nhỏ. Sức sống văn hoá Việt Nam cũng được thể hiện rất đa dạng trên mọi khía cạnh của cuộc sống, xét cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần. Ở mỗi khía cạnh lại có những thành tựu văn hoá đặc sắc riêng, được tiếp thu, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác và lưu truyền đến tận ngày nay. Để hoàn thiện một cái nhìn tổng quát nhất về văn hoá Việt Nam, trong bài báo cáo này chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu: Một vài nét khác biệt của văn hoá Việt Nam với các nước Đông Nam Á, qua đó sẽ giúp chúng ta có thể nhận diện chính xác hơn những nét riêng có đã làm nên giá trị muôn đời của văn hoá Việt. Khoảnh khắc nhìn lại đây sẽ thay cho thông điệp của người viết về việc bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau những giá trị văn hoá quí giá của dân tộc. NỘI DUNG 1. Khái quát về văn hoá Đông Nam Á 1.1. Đông Nam Á - một khu vực địa lý, văn hoá, lịch sử thống nhất Về mặt địa lý, Đông Nam Á là khu vực nhiệt đới, gió mùa, khí hậu nóng ẩm, nắng lắm, mưa nhiều. Xét ở góc độ cảnh quan địa lý, Đông Nam Á có đủ rừng núi, đồng bằng, sông, biển. Đó là những hằng số tự nhiên góp phần tạo nên bản sắc thống nhất của văn hoá Đông Nam Á: văn hoá nông nghiệp lúa nước, văn hoá sông biển và văn minh xóm làng. Về mặt lịch sử, Đông Nam Á là một trong những cái nôi của nhân loại. Trong quá trình phát triển, số phận của các dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á thăng trầm theo những bước lên xuống gập ghềnh khá giống nhau. Nơi đây có chung các nền văn hoá nổi tiếng: văn hoá Hoà Bình, văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Đông Sơn.v.v. Con đường dựng nước và giữ nước của các dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á cũng luôn luôn ở vào một hoàn cảnh tương tự: xây dựng nhà nước sơ khai ban đầu theo mô hình tổ chức của Ấn Độ, cùng phải đối mặt với đế quốc Nguyên Mông, các đế quốc phương Tây và Nhật Bản... 1.2. Đông Nam Á - là một khu vực chịu sự ảnh hưởng của các nền văn hoá lớn nhưng vẫn tạo được bản sắc riêng và có những đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hoá thế giới Trước hết, Đông Nam Á là quê hương của các loại cây có củ như khoai mài, khoai sọ và các loại ngũ cốc mà quan trọng nhất là cây lúa. Có thể nói trong lĩnh vực này, so với nhiều khu vực khác, Đông Nam Á đóng một vai trò tối quan trọng nếu không nói là chủ chốt. Do đó, hiện nay, Đông Nam Á trở thành khu vực xuất khẩu lúa gạo vào loại hàng đầu thế giới. Không chỉ có cây lúa, nền văn minh thực vật Đông Nam Á còn tạo ra chè, quế, hồ tiêu và nghề trồng dâu nuôi tằm. Và hiệu quả của việc tạo ra các sản phẩm này là những con đường thương mại quốc tế mang tên chúng như: đường chè, đường hồ tiêu, đương tơ lụa. Đông Nam Á là khu vực đầu tiên trên thế giới thuần dưỡng thành công các loài động vật hoang dã như chó, gà, vịt, ngỗng, trâu, voi. Đóng góp cho di sản văn hoá thế giới còn phải kể đến đồ gốm (Bản Chiềng -Thái Lan; Sa Huỳnh - Việt Nam), đồ đồng thau (Đông Sơn - Việt Nam) và hàng loạt các công cụ bằng sắt phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp. Về mặt kiến trúc, Đông Nam Á đã để lại cho thế giới những công trình kì vĩ, độc đáo như khu đền Ăngco, tháp Chàm, Chùa Borobudur, hệ thống đê điều Bắc Bộ,v.v Nghệ thuật điêu khắc Khmer, Chăm, Myanmar,v.v. cũng là những đóng góp đặc sắc của văn hoá Đông Nam Á. Với một bề dày truyền thống văn hoá như vậy thì sự phát triển kinh tế và văn hoá như hiện nay của các nước Đông Nam Á cũng là điều có thể lỷ giải được. 1.3. Văn hoá Đông Nam Á là một nền văn hoá thống nhất trong sự đa dạng Tính thống nhất trong sự đa dạng được biểu hiện ở rất nhiều mặt, nhiều khía cạnh của văn hoá Đông Nam Á. Dưới đây chỉ xin đơn cử một vài ví dụ minh hoạ. Về mặt ngôn ngữ, sự đa dạng của chúng được thể hiện ở chỗ mỗi quốc gia Đông Nam Á hiện có đến hàng chục, thậm chí hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Với gần 200 triệu dân sống ở 13.000 hòn đảo, Indonesia có đến hơn 200 ngôn ngữ dân tộc khác nhau cùng tồn tại. Đất nước 7.107 hòn đảo Philippines cũng có đến khoảng 80 ngôn ngữ dân tộc. Các nước Đông Nam Á khác cũng là những quốc gia đa ngôn ngữ. Tuy nhiên, dù hết sức đa dạng, nhiều vẻ các ngôn ngữ Đông Nam Á đều chỉ thuộc về một trong số 4 ngữ hệ như chúng ta đã biết: Nam Á, Nam Đảo, Thái, Hán Tạng. Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một gốc chung là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử. Quả là một sự thống nhất cao độ từ trong cội nguồn của chúng. Phong tục tập quán là một cái gì hết sức riêng biệt của mỗi dân tộc. Ở Đông Nam Á có đến hàng trăm dân tộc khác nhau, vì thế các phong tục, tập quán cũng rất đa dạng. Sự đa dạng của nó đến mức mỗi làng, mỗi bản đều có những tập tục riêng của mình. Song trong cái hằng hà sa số ấy, người ta vẫn tìm thấy nhiều đặc điểm chung mang tính chất toàn vùng, mang tính phổ quát cho cả khu vực. Đó là cách ăn mặc với một trang phục chung là sarông (váy), khố, rồi vòng đeo tai, vòng đeo cổ.v.v. Đó là tục ăn uống với thức ăn chính là cơm, rau, cá, và hoa quả. Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình. Đó là tục chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống và những thứ mà khi còn sống họ thường ưa thích. Đó là tục nhai trầu, cưa, và nhuộm răng đen, xăm mình; rồi đến cả những trò vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền.v.v. Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình và rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực. Sự đa dạng của phong tục tập quán còn được biểu hiện ở các lễ hội, lễ tết Đông Nam Á. Có thể nói, ở mỗi dân tộc, mùa nào, tháng nào cũng có lễ hội. Nếu làm một phép thống kê, con số các lễ hội, lễ tết Đông Nam Á đều quy tụ về một loại thống nhất: lễ hội nông nghiệp. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á dù hết sức đa dạng, nhiều vẻ vẫn có thể thuộc về một trong số ba loại chính: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ cúng người đã mất. Một nét chung khác nữa trong tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là thuyết vạn vật hữu linh, là tục thờ Thần, đặc biệt là những vị thần liên quan đến việc trồng cấy như thần Đất, thần Nước, thần Mây, thần Mặt trời.v.v. Tóm lại, ở mọi thành tố của văn hoá Đông Nam Á chúng ta đều có thể tìm thấy một sự thống nhất trong muôn hình muôn vẻ sự tồn tại đa dạng của chúng ở các dân tộc Đông Nam Á. 1.4. Đông Nam Á - khu vực mang tính chất mở, tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố tích cực từ bên ngoài Đặc điểm này có cơ sở từ hai lí do chính. Thứ nhất, do tính cách, bản chất của con người Đông Nam Á: luôn luôn cởi mở (sẵn sàng tiếp nhận, không có thành kiến dân tộc) và năng động (sáng tạo). Thứ hai, do vị trí của khu vực Đông Nam Á. Đông Nam Á, như chúng ta đã biết, nằm trên đường giao lưu Trung Hoa - Ấn Độ, nằm gọn trên trục thông thương Đông - Tây qua hai đại dương. Vị trí ấy tạo điều kiện cho Đông Nam Á, ngay từ buổi đầu lịch sử, đã sớm tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá Trung, Ấn, Arập và sau này sớm tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây. Những dấu ấn về sự tiếp thu ấy còn để lại khá đậm nét trong văn hoá Đông Nam Á. Các yếu tố mới tiếp thu từ bên ngoài cùng với các yếu tố bản địa đã làm cho vườn hoa Đông Nam Á càng đa dạng sắc màu trong cuộc sống hiện đại. 1.5. Đông Nam Á - là khu vực còn duy trì các đặc trưng văn hoá mang tính nông thôn Khác với văn hoá phương Tây, vốn hầu như chỉ mang tính chất thành thị, văn hoá Đông Nam Á còn lưu giữ rất nhiều những nét gắn liền nó với nông thôn, cũng như với nguồn gốc xa xưa, tức là duy trì cái cơ sở chung gắn liền với quá khứ. Những yếu tố, những đặc trưng văn hoá mang tính nông thôn còn tồn tại khá nhiều, chẳng hạn: - Nông nghiệp lúa nước và tổ chức làng xã có tính chất tự quản thích hợp với nền nông nghiệp này. - Quan niệm về gia đình xây dựng trên sự hoà hợp vợ chồng trong đó vai trò của người phụ nữ được coi trọng. - Những nghi lễ gắn liền với lá trầu, quả cau trong mọi giao tiếp xã hội. - Những tín ngưỡng gắn liền với linh hồn cha mẹ, những tàn dư vạn vật hữu linh vẫn được duy trì cho dù nước này theo Phật giáo, nước kia theo Hồi giáo hay Thiên chúa giáo. - Trong văn học vai trò của văn học dân gian vẫn chiếm vị trí quan trọng, bên cạnh dòng văn học mới ít chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây. Các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật khác như âm nhạc, vũ, điêu khắc, hội hoạ cũng ở trong tình trạng tương tự. - Về mặt tâm thức, con người Đông Nam Á coi trọng cộng đồng hơn cá nhân, thích hoà hợp hơn cạnh tranh, lấy tình nghĩa làm chính trong các quan hệ giưũa người với người. Như vậy, nhìn chung có thể đánh giá rằng, Đông Nam Á là một khu vực có những đặc trưng văn hoá riêng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, bản sắc ấy ngày càng được bồi đắp thêm bởi những yếu tố mới tiến bộ. Ngày nay, các nước Đông Nam Á đều đã giành được độc lập và đang bước vào thời kì phát triển kinh tế, xây dựng xã hội mới giàu mạnh, tiên tiến, hiện đại. Chỉ với mấy chục năm khôi phục kinh tế, phát triển đất nước, các quốc gia Đông Nam Á đã thu được những thành tựu đáng kể. Có được những thành tự ấy, một trong những lý do quan trọng nhất là bởi khu vực này từ xa xưa đã có một bản sắc văn hoá chung, đặc sắc mà chỉ ngày nay trong hoàn cảnh thế giới mới, nó mới có điều kiện phát huy sức mạnh vốn có của mình. 2. Văn hoá Việt Nam và những nét đặc trưng khác biệt về văn hoá so với các nước trong khu vực Đông Nam Á 2.1. Lịch sử hình thành văn hoá Việt Nam Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa của một quốc gia đa tộc người bởi vậy, nền văn hoá ấy được thể hiện một cách đa dạng trên mọi lĩnh vực cả về vật chất lẫn tinh thần. Mỗi khía cạnh của cuộc sống lại có những thành tựu văn hóa đặc sắc riêng, được tiếp thu phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác và lưu truyền đến ngày nay. Việt Nam gồm có tất cả 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số. Chỉnh thể văn hóa Việt Nam được thể hiện bởi một nền văn hóa thống nhất của một quốc gia dân tộc bao gồm 54 sắc thái của 54 tộc người, với đặc điểm là một nền văn hóa đa tộc người vừa có tính thống nhất, vừa có tính đa dạng. Chính vì đặc điểm khi chúng ta tiếp cận văn hóa Việt Nam ta nên khám phá ở góc độ lịch sử phát triển để có thể đưa ra một cái nhìn tổng thể chính xác nhất. Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc. Các nhà sử học đã thống nhất một ý kiến: Việt Nam có một cộng đồng văn hoá khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ này. Đó là cộng đồng văn hoá Đông Sơn. Cộng đồng văn hoá ấy phát triển cao so với các nền văn hoá khác đương thời trong khu vực, có những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá vùng Đông Nam Á, vì có chung chủng gốc Nam Á (Mongoloid phương Nam) và nền văn minh lúa nước. Những con đường phát triển khác nhau của văn hoá bản địa tại các khu vực khác nhau (lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả...) đã hội tụ với nhau, hợp thành văn hoá Đông Sơn. Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước “phôi thai” đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng liên làng và siêu làng (để chống giặc và đắp giữ đê trồng lúa), từ đó các bộ lạc nguyên thuỷ phát triển thành dân tộc. Giai đoạn văn hoá Văn Lang - Âu Lạc (gần năm 3000 đến cuối thiên niên kỷ 1 trước CN) vào thời đại đồ đồng sơ khai, trải 18 đời vua Hùng, được coi là đỉnh cao thứ nhất của lịch sử văn hoá Việt Nam, với sáng tạo tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước ổn định. Sau giai đoạn chống Bắc thuộc có đặc trưng chủ yếu là song song tồn tại hai xu hướng Hán hoá và chống Hán hoá, giai đoạn Đại Việt (từ thế kỉ 10 đến 15) là đỉnh cao thứ hai của văn hoá Việt Nam. Qua các triều đại nhà nước phong kiến độc lập, nhất là với hai cột mốc các triều Lý - Trần và Lê, văn hoá Việt Nam được gây dựng lại toàn diện và thăng hoa nhanh chóng có sự tiếp thu ảnh hưởng to lớn của Phật giáo và Nho giáo. Sau thời kì hỗn độn Lê - Mạc và Trịnh - Nguyễn chia cắt đất nước, rồi từ tiền đề Tây Sơn thống nhất đất nước và lãnh thổ, nhà Nguyễn tìm cách phục hưng văn hoá dựa vào Nho giáo, nhưng lúc ấy Nho giáo đã suy tàn và văn hoá phương Tây bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam. Kéo dài cho tới khi kết thúc chế độ Pháp thuộc là sự xen cài về văn hoá giữa hai xu hướng Âu hoá và chống Âu hoá, là sự đấu tranh giữa văn hoá yêu nước với văn hoá thực dân. Giai đoạn văn hoá Việt Nam hiện đại được hình thành kể từ những năm 20, 30 của thế kỷ XIX, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác - Lênin. Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền văn minh thế giới hiện đại, đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hoá Việt Nam hứa hẹn một đỉnh cao lịch sử mới. 2.2. Những đặc trưng khác biệt của văn hoá Việt Nam so với các nước trong khu vực Đông Nam Á Như chúng ta đã biết, văn hóa là một khái niệm rất rộng, nó bao gồm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của mình. Khi nghiên cứu về văn hóa, nhất là văn hóa của Đông Nam Á - một trong những khu vực xuất hiện dấu chân người đầu tiên trên thế giới, là nơi có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, nơi hình thành rất nhiều nền văn minh... - phải thừa nhận rằng đây là một việc rất khó khăn. Mặt khác, trong các giá trị văn hóa của các quốc gia có những giá trị văn hóa nội sinh nhưng cũng có những giá trị văn hóa tiếp biến của các nền văn hóa khác, những giá trị văn hóa này pha trộn, tương đồng lẫn nhau rất khó xác định. Chính vì vậy, trong bài nghiên cứu này, nhóm không đi sâu chứng minh sự khác nhau trên từng khía cạnh của thành tựu văn hoá, bởi như vậy dễ sa vào con đường đánh giá chủ quan, hời hợt (khác nước này nhưng có thể lại giống nước kia). Mà chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ vấn đề dựa trên những luận điểm xoay quanh vấn đề: yếu tố nội tại và sự tiếp biến văn hóa. Với phương thức lý luận này không chỉ làm rõ được sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác mà còn thể hiện được mối liên hệ biện chứng giữa chúng. 2.2.1. Văn hoá Việt Nam - sự hội tụ của Văn hoá ngã tư Về địa lý ta thấy rõ nhất, Việt Nam nằm ở bờ Tây của Thái Bình Dương, cực nam của đại lục Trung Hoa, cực bắc của vùng bán đảo và quần đảo Đông Nam Á. Chính tính chất tính chất “ngã tư” này tạo cho nó sức sống và động lực phát triển. Bốn dòng văn hóa lớn nhất Ấn - Hoa - Cận Đông - Tây đường đi qua, đan chéo nhau ở ngã tư này. Văn hóa Hán tràn ngập đại lục, ngấm đẫm Đông Bắc Á nhưng chỉ len lỏi qua những con đường mòn, những mạch suối nhỏ xuống miền Đông Nam Á. Con đường của công cuộc Ấn Độ hóa đi qua Campuchia, Trung Việt - Champa ra quần đảo Indonesia tạo nên những đỉnh cao tuyệt vời Ăngco - Mỹ Sơn - Borobudua. Cuộc Hồi giáo hóa yếu hơn cũng để dấu ấn ở Trung Việt. Còn văn minh phương Tây tiếp xúc với đất này từ đầu công nguyên, những đợt sóng thứ nhất chỉ diễn ra hồi thế kỷ 16 bằng đường thương mại mà Hội An là một nhân chứng. Đợt hai là cuộc xâm chiếm và thực dân hóa của Pháp cuối TK 19 - đầu TK 20 tiếp nối là các biến động lịch sử của cách mạng Mác xít - chủ nghĩa yêu nước chống thực dân, cuộc tiếp xúc hòa nhập với CNXH hiện thực và giờ đây là "toàn cầu hóa". Có thể nói mọi nền văn minh đều đi qua ngã tư Việt Nam nhưng khác với các ngã tư biến thành phố thị, thành trung tâm lớn thì ngã tư Việt Nam vẫn chỉ là ngã tư để đi qua, để quá cảnh. Làn gió đi qua mát mẻ nhưng sự tích đọng không nặng nề, thấm đẫm. Việt Nam không theo Phật đậm như Campuchia, không Khổng đậm như Hàn Quốc, không Kito đậm như Philippines và không Hồi giáo đậm như Indonesia. Giao tích văn hóa diễn ra kiểu “ăn hương ăn hoa” khéo léo chắt lấy tinh hoa đấy nhưng cũng hời hợt, không triệt để, đủ để tạo một khoảng trống cho chủ thể nội tại có thể phát huy sức sáng tạo của mình. Để minh chứng rõ hơn về vấn đề này chúng tôi xin đưa ra dẫn chứng về nét độc đáo của cồng chiêng Tây Nguyên so với các nước Đông Nam Á khác: Sự độc đáo và khác biệt cơ bản giữa cồng chiêng Tây Nguyên đối với cồng chiêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á ngoài sự gắn kết với không gian văn hóa, là sự phong phú trong cơ cấu của các dàn chiêng (riêng người Gia-rai trước đây đã tồn tại 5 dàn cồng chiêng khác nhau: loại dùng trong lễ bỏ mả, loại dùng để uống rượu cần, loại dùng khi có đám rước, loại dùng tế thần lửa và loại dùng để đón người chiến sĩ chiến thắng trở về) và nhất là sự độc đáo, khác biệt trong cách thức diễn tấu. Cồng chiêng của các nước Đông Nam Á lục địa: Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, các nước hải đảo: Indonesia, Philippines, Malaysia với các dàn chiêng Gamelan, Gong Kebyar (Indonesia), Kulingtan (Philippines), Khong wong yai (Thái Lan, Lào), Khong thom (Campuchia), Ky waing (Myanma)... ngoài 1 đến 2 chiếc cồng lớn là treo trên giá (Agong – cặp cồng núm), còn đa phần là cồng có núm nhỏ, mà mỗi cồng có núm được úp trên một hộp bằng đồng - Gs. Trần Văn Khê mô tả như hình cái ô trầu có nắp, được sắp đặt theo một hệ thống cố định trên một giàn tròn bằng mây hoặc giá bằng gỗ. Nhạc công ngồi yên ở giữa, hai tay dùng 2 búa gỗ để gõ cồng. Nói chung, dàn cồng chiêng của họ được cấu tạo tương tự hình thức một cây đàn gõ ra giai điệu. (chỉ trừ dàn cồng Gangsa tại đảo Luson (Philippines) gồm 6 cồng phẳng, cách sắp đặt và diễn tấu lại không khác nhiều người Mnông ở Tây Nguyên).  Cồng chiêng Tây Nguyên Việt Nam thì trái lại, biên chế đa dạng, không cố định, hình thành nhiều loại dàn chiêng khác nhau để phục vụ cho những sinh hoạt, lễ thức khác nhau. Có loại dàn chỉ gồm 2 chiếc (như dàn chiêng Tha) cho đến loại từ 9,11,16 cồng và chiêng. Nhạc công các dàn cồng chiêng các nước Đông Nam Á lục địa một mình với 2 tay đánh bằng dùi gõ cả dàn cồng đến 17, 19 chiếc, còn nhạc công dàn cồng chiêng Tây Nguyên thì mỗi người chỉ đánh một cồng. Mỗi nhạc công giữ một vị trí cao độ và tiết tấu, âm sắc khác nhau, đòi hỏi phải nhớ, phải tập trung tâm trí nắm chắc thời gian, nhịp điệu để gõ đúng phần của mình, vừa phải lắng nghe người khác trong dàn nhạc để tạo nên sự hòa hợp, đồng cảm chung. Vì vậy, để tham gia diễn tấu được một bài chiêng, thì yếu tố “nhạc cảm”, năng khiếu bẩm sinh là vấn đề quan trọng, không phải là ai cũng có thể làm ngay được. Đặc biệt là sự quy định chức năng từng loại cồng trong dàn nhạc: “Chiếc cồng phát ra âm thanh thấp – vốn là âm cơ bản – mang tên “mẹ”. Trong những dàn có 9 cồng chiêng trở lên thì có thêm cồng “cha”, ... tiếp theo là các cồng con, cồng cháu... hình thành hệ thống gia đình mang dấu vết chế độ mẫu hệ của người Tây Nguyên. Khi diễn tấu, cồng mẹ và cồng cha được phân công phần trầm làm nền, cồng con và các cồng khác đánh so le trước – sau, nhanh – chậm để tạo ra giai điệu” . Điều khác biệt nữa là nhạc công dàn chiêng Tây Nguyên không ngồi yên tại chỗ để gõ cồng như các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanma... mà luôn di động, (thường là di động xoay quanh một đối tượng được tôn vinh ở vị trí trung tâm như cây nêu... theo chiều ngược kim đồng hồ như chiều bay của cánh chim Lạc trên mặt trống đồng) và đa dạng về động tác (tùy theo sự cảm hứng diễn đạt trong quá trình diễn tấu như khom người, nghiêng mình, cúi mặt...). Cách gõ cồng của Tây Nguyên có hai cách: đánh bằng dùi và đánh bằng cườm tay. Đánh bằng dùi, nếu là dùi mềm cho âm thanh tròn trĩnh, dịu dàng, trầm lắng, nếu là dùi cứng cho âm thanh độ mãnh liệt, sắc nhọn. Đánh bằng cườm tay cho âm thanh cảm giác mờ ảo, xa xăm, huyền bí, hoang sơ. Bàn tay trái phía sau cồng không chỉ để giữ cồng mà cũng tham gia diễn tấu, lúc bịt lúc mở mặt chiêng để tạo tiếng ngắt, tiếng ngân theo từng sắc thái của bài chiêng. Bởi vậy có thể khẳng định: “không bao giờ bật gốc qua các cơn bão lốc, luôn bảo tồn cái vốn có một cách dai đẳng, khéo léo nhưng cũng không đột biến, bùng phát tới một đỉnh nào” - chính là nét khác biệt dễ nhận thấy nhất trong văn hóa Việt Nam”. Chính yếu tố này đã tạo nên một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống vừa có sự tiếp biến mềm mại không làm mất đi bản sắc riêng của dân tộc. 2.2.2. Văn hoá Việt Nam và con đường “trung dung” vừa phải Không cực đoan, không triệt để, không đi tới cùng, không quá khích, không đồ sộ, không lấn át, không cuồng nhiệt... mà mềm dẻo, linh hoạt, bền bỉ, xinh xắn, khôn khéo, có tình, có nghĩa... đại loại đó là người Việt và Việt Nam. Sông dài, biển rộng, núi cao nhưng ấn tượng sâu sắc về non sông Việt là những cái đèo và những sông nhỏ hiền lành Cầu, Đường, Hương, Thu Bồn.... Trong văn chương, hội họa, phong cảnh không phải biển hùng vĩ như biển hồ Tonle sap (Campuchia) hay những ngọn núi lửa phun đầy hoang dại như Cụm núi lửa Tengger Caldera (Indonesia). Kiến trúc thì cũng xinh xắn, to nhất là các đình, hoàng cung Huế cũng rất vừa phải, các quốc tự quốc tháp (trong tứ đại khí) thời Lý Trần cũng rất xinh so với chùa tháp ở Thái Lan, Malaysia và thật nhỏ bé so với Ăngco hay Borobudua. Vẻ đẹp đàn bà không "nghiêng nước, nghiêng thành", "chim sa cá lặn" mà "Cổ tay em trắng như ngà..." rất vừa phải. Người đàn ông không vạm vỡ, lực lưỡng, uy quyền mà khá nhu nhược, ủy mị - nho nhã. Vẻ hùng tráng của Từ Hải hay người chinh phu của Nguyễn Du và Đặng Trần Côn có phần vay của Tầu nhưng cũng vừa phải không thể so với những Bạch Khởi, Hạng Võ... bên Tàu. Màu sắc không cực đoan, một chiều như màu vàng ánh kim mà người Thái vẫn ưa chuộng mà thường dùng màu trung gian: cánh sen, nõn chuối, cổ vịt, mỡ gà... Các nhân vật chính trị không quyết liệt độc tài độc đoán... như Campuchia mà được tôn vinh phần lớn là vua hiền lành, nhân đức. Trong tôn giáo thì sự hòa trộn là rất khéo léo, ít tính cuồng tín như Mianma, mà tin theo vừa phải và lỏng lẻo. Xung đột tôn giáo không bao giờ quyết liệt. Chất tâm linh thần bí không sâu như Ấn Độ, tính thực dụng duy lợi, ý chí, mưu mô không cương hoạnh như Trung Hoa. Đặc biệt, điển hình nhất phải kể đến quá trình hình thành ngôn ngữ Việt Nam. Từ xưa, ngôn ngữ vốn được xem là thành tựu đặc trưng cho sự phát triển của nền văn minh mỗi một dân tộc. Ở đây quá trình hình thành chữ viết Việt Nam không chỉ thể hiện trình độ phát triển mà còn chứng nhân lịch sử của sự giao lưu trung dung, “có gạn lọc, tiếp biến” của trí tuệ Việt. Về nguồn gốc tiếng Việt, có nhiều giả thuyết. Giả thuyết giầu sức thuyết phục hơn cả: tiếng Việt thuộc dòng Môn-Khmer của ngữ hệ Đông Nam Á, sau chuyển biến thành tiếng Việt-Mường (hay tiếng Việt cổ) rồi tách ra. Trong tiếng Việt hiện đại, có nhiều từ được chứng minh có gốc Môn-Khmer và tương ứng về ngữ âm, ngữ nghĩa khi so sánh với tiếng Mường. Trải qua nghìn năm Bắc thuộc, và dưới các triều đại phong kiến, ngôn ngữ chính thống là chữ Hán, nhưng cũng là thời gian tiếng Việt tỏ rõ sức sống đấu tranh tự bảo tồn và phát triển. Chữ Hán được đọc theo cách của người Việt, gọi là cách đọc Hán-Việt và được Việt hóa bằng nhiều cách tạo ra nhiều từ Việt thông dụng. Tiếng Việt phát triển phong phú đi đến ra đời hệ thống chữ viết ghi lại tiếng Việt trên cơ sở văn tự Hán vào thế kỉ 13 là chữ Nôm. Thời kỳ thuộc Pháp, chữ Hán dần bị loại bỏ, thay thế bằng tiếng Pháp dùng trong ngôn ngữ hành chính, giáo dục, ngoại giao. Nhưng nhờ chữ Quốc ngữ, có lợi thế đơn giản về hình thể kết cấu, cách viết, cách đọc, văn xuôi tiếng Việt hiện đại thực sự hình thành, tiếp nhận thuận lợi các ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ văn hóa phương Tây. Chữ quốc ngữ là sản phẩm của một số giáo sĩ phương Tây trong đó có Alexandre de Rhodes hợp tác với một số người Việt Nam dựa vào bộ chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt dùng trong việc truyền giáo vào thế kỉ 17. Chữ quốc ngữ dần được hoàn thiện, phổ cập, trở thành công cụ văn hóa quan trọng. Cuối thế kỉ 19, đã có sách báo xuất bản bằng chữ quốc ngữ. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, tiếng Việt và chữ quốc ngữ giành được địa vị độc tôn, phát triển dồi dào, là ngôn ngữ đa năng dùng trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp học, phản ánh mọi hiện thực cuộc sống. Ngày nay, nhờ cách mạng, một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có chữ viết riêng. Đặc điểm của tiếng Việt: đơn âm nhưng vốn từ cụ thể, phong phú, giầu âm sắc hình ảnh, lối diễn đạt cân xứng, nhịp nhàng, sống động, dễ chuyển đổi, thiên về biểu trưng, biểu cảm, rất thuận lợi cho sáng tạo văn học nghệ thuật. 2.2.3. Văn hoá làng - tổ chức cộng đồng căn bản của văn hoá Việt Cộng đồng người Việt được tổ chức theo các đơn vị cơ bản là làng. Các nhà nghiên cứu về làng xã Việt Nam cũng đã thừa nhận rằng: “Làng kiểu Việt Nam, nhất là ở Bắc Bộ không thấy ở nơi nào khác trên thế giới.” Cái làng phát triển nhất cũng không là tiền thân đô thị phong kiến hay tư bản như ở các nước khác. Nó không chỉ là nơi tụ hội, cố kết các phong tục tập quán và những thành tựu văn hóa dân gian như từ Phan Kế Bính tới các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian hiện nay quan niệm. Làng là một tổ chức khá khép kín. Về quy hoạch, làng là một cụm dân cư nông nghiệp, thủ công nghiệp với diện tích nhỏ. Về hành chính, nó không phải một đơn vị như thôn - xã - huyện, tỉnh mà được gắn kết dựa trên huyết thống. Về kinh tế, các làng nghề là đỉnh cao của kinh tế Việt Nam thời phong kiến với các tổ nghệ - đáng gọi là các anh hùng lao động, khoa học công nghệ thời đó. Từ làng mạng lưới thương mại quốc gia được nối kết qua một số đầu mối như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. Sản xuất không tập trung về đô thị... Về tín ngưỡng, làng thường có đình làng là nơi thờ cúng các vị thành hoàng và hội họp dân làng, nơi tổ chức các lễ hội quan trọng. Làng được bao bọc bởi lũy tre và có cổng, trong làng còn có cây đa, có thể có chùa. Ngôi đình tiếp nối các nhà to - nhà cộng đồng Đông Nam Á và là nhà hành chính - nhà thờ và nhà văn hóa của làng. Về văn hóa, làng cũng là địa bàn, là cái nôi sinh ra tới 90% di sản văn hóa Việt. Kiến trúc, điêu khắc, ca, vũ, kịch tới múa rối, các trò chơi, thể thao... đều là của làng, có tiếng có chất lượng thì thành của cả nước giống như các món ăn, các sản phẩm như gạch Bát Tràng, rượu làng Vân, bún làng Mọc. Tầng lớp trí thức không làm quan chỉ ở làng, cáo quan cũng về làng nên phải nói trí tuệ Việt Nam tập trung ở làng. Tên danh nhân cũng gọi theo làng như cụ Tiên Điền, ông Yên Đổ. Đơn vị xã hội nhỏ hơn làng là các gia đình. Gia đình được tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ, người dưới phải có hiếu và kính trọng người trên, người trên có nghĩa vụ phải chăm lo dạy dỗ con cháu nên người. Các gia đình nhiều thế hệ hợp thành dòng họ. Các dòng họ gắn kết với làng, tranh thế lực ở làng. Những người đứng đầu làng được mọi người tôn kính, thường là những người già cả, người có tiền, được gọi là các trưởng làng. Hương ước là một sản phẩm độc đáo của làng và có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có. Lệ làng làm nghiêng phép nước tạo ra một nền dân chủ làng và một thế tự trị lỏng lẻo nhưng rất bền chặt. Hệ thống giá trị quyền lực theo các thang: chi tộc - học vấn - chức sắc - tài sản đan dệt khá tinh vi, phức tạp. Có lẽ vì vậy, từ Nguyên, Minh, Thanh tới Pháp, Mỹ đều không thể chiếm được làng dù đã tạm thời chiếm cả nước? Qua nhiều thế kỷ phát triển, Làng biểu hiện tất cả những nét tốt đẹp cũng như những hiện tượng tiêu cực của văn hóa Việt Nam thời phong kiến. Nhận định, đánh giá Như vậy, có thể nói Văn hóa dân tộc Việt Nam nảy sinh từ một môi trường sống cụ thể: xứ nóng, nhiều sông nước, nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh lớn. Điều kiện tự nhiên (nhiệt, ẩm, gió mùa, sông nước, nông nghiệp trồng lúa nước...) đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc, đến tính cách, tâm lý con người Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện xã hội và lịch sử lại là những yếu tố chi phối rất lớn đến văn hóa và tâm lý dân tộc. Cho nên cùng là cư dân vùng trồng lúa nước, vẫn có những điểm khác biệt về văn hóa giữa Việt Nam với Thái Lan, Lào, Indonesia, Ấn Độ... Cùng cội nguồn văn hóa Đông Nam Á, nhưng do sự thống trị lâu dài của nhà Hán, cùng với việc áp đặt văn hóa Hán, nền văn hóa Việt Nam đã biến đổi theo hướng mang thêm các đặc điểm văn hóa Đông Á. Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải thực hiện các cuộc chiến tranh giữ nước, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hóa nổi bật: tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc. Chiến tranh liên miên, đó cũng là lý do chủ yếu khiến cho lịch sử phát triển xã hội Việt Nam có tính bất thường, tất cả các kết cấu kinh tế - xã hội thường bị chiến tranh làm gián đoạn, khó đạt đến điểm đỉnh của sự phát triển chín muồi. Cũng vì chiến tranh phá hoại, Việt Nam ít có được những công trình văn hóa-nghệ thuật đồ sộ, hoặc nếu có cũng không bảo tồn được nguyên vẹn. Qua những nét đặc trưng căn bản trên chúng ta có thể đưa ra nhận định như sau: Bản sắc văn hóa Việt, thế mạnh của nó chính là tính lưỡng căn - hai gốc rễ ( lưỡng thể vừa văn hóa biển vừa văn hóa đại lục) - Đông Á - Đông Nam Á. Ta “gần” – “giống” Trung Hoa, Nhật Bản - Triều Tiên bao nhiêu thì cũng gần Thái, Malaysia, Indonesia... bấy nhiêu. Chính yếu tố lưỡng căn vừa Đông Á vừa Đông Nam Á, kết hợp yếu tố là ngã tư Đông - Tây - Nam - Bắc nên người Việt chịu nhiều áp lực bên ngoài, biết né tránh đối đầu cực đoan có tính sinh tử, rất bền bỉ, khôn khéo, luồn lách thích ứng; nương theo tình thế mà ứng phó, phát triển; cứng thì cũng như các ngọn đèo, mềm mại thì như những dòng sông mà tự né tránh bảo tồn mình phát triển mãi về phía Nam. Ngay cuộc Nam Tiến cũng diễn ra chậm chạp, đồng hóa, chuyển hóa, hòa nhập từ từ cả ngàn năm chứ không huỷ diệt, thôn tính kiểu nhà Nguyên hay Ba Tư, La Mã. Trong giao tích văn hóa thu nhận những ảnh hưởng bên ngoài người Việt cũng rất vừa phải, từ từ, có khi rụt rè và không triệt để như các nước Đông Nam Á khi chuyển tôn giáo theo Hồi hay Kito. Đạo Phật Việt Nam rất nhu hòa gần gũi một cách mơ hồ với dân làng, đạo Lão thâm thúy hay Phật giáo Nam Tông chặt chẽ ảnh hưởng không lớn. Kể cả trong trường hợp tiếp nhận văn hoá phương Tây cũng vậy: chỉ học cái ẻo lả, cảnh vẻ, khoan hòa của người Pháp chứ ít học cái duy lý Đức hay cuồng nhiệt Tây Ban Nha hay thực dụng mạnh mẽ của Anh mà sự học này cũng chỉ vừa phải, giống như khi xưa anh nho sinh, ông quan đạo Khổng cũng không như Trung Hoa mà vẫn là một anh người làng. Bởi vậy có thể khẳng định, xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam, đã có ba lớp văn hóa chồng lên nhau là lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Quốc và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây. Nhưng đặc điểm chính của Việt Nam là nhờ gốc văn hóa bản địa vững chắc nên đã không bị ảnh hưởng văn hóa ngoại lai đồng hóa, trái lại còn biết sử dụng và Việt hóa các ảnh hưởng đó làm giàu cho nền văn hóa dân tộc. Dựa trên những lý luận đã nêu chúng tôi xin được tóm tắt lại những nét bản sắc đặc thù của văn hoá Việt. Có thể nó không hẳn đã là của riêng một dân tộc Việt nhưng qua bao thế kỉ được tôi luỵên trong dòng chảy lịch sử dân tộc, tất cả đây đã trở thành một phần bản chất, một sức sống Việt, sức sống của dân tộc, của quốc gia: - Có một nền văn hóa lâu đời phát triển một cách bền bỉ. Tình cảm tôn giáo bàng bạc (religosité), không cuồng tín. Ảnh hưởng còn mạnh của các tín ngưỡng bản địa (vật linh). Tín ngưỡng dân gian sống dẻo dai và hoà trộn cả vào các tôn giáo chính thống. Các tôn giáo bên ngoài du nhập vào Việt Nam không làm mất đi tín ngưỡng dân gian bản địa mà hoà quyện vào nhau làm cho cả hai phía đều có những biến thái nhất định. Ví dụ Nho giáo không hạ thấp được vai trò người phụ nữ, việc thờ Mẫu ở Việt Nam rất thịnh hành. Tính đa thần, dân chủ, cộng đồng được thể hiện ở việc thờ tập thể gia tiên, thờ nhiều cặp thần thánh, vào một ngôi chùa thấy không chỉ thờ Phật mà thờ cả nhiều vị khác, thấn linh có mà người thật cũng có. Và có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có chuyện con cóc kiện cả ông Trời, cũng như môtíp người lấy tiên trong các chuyện cổ tích. Đây chính là những nét riêng của tín ngưỡng Việt Nam. - Ở Việt Nam không có một hệ thống lý luận triết học và tư tưởng riêng, thiếu triết gia tầm cỡ quốc tế, nhưng không có nghĩa là không có những triết lý sống và những tư tưởng phù hợp với dân tộc mình: + Xã hội nông nghiệp có đặc trưng là tính cộng đồng làng xã với nhiều tàn dư nguyên thuỷ kéo dài đã tạo ra tính cách đặc thù của con người Việt Nam. Người Việt có tinh thần cộng đồng cao; dân tộc sớm phát triển (gia đình - làng - nước). Lý do: tập hợp chống ngoại xâm, đắp đê. Hạt nhân: làng xã cổ truyền. Tinh thần yêu nước là yếu tố chủ đạo trong việc cố kết làng xã. + Đó là một lối tư duy lưỡng hợp (dualisme), một cách tư duy cụ thể, thiên về kinh nghiệm cảm tính hơn là duy lý, ưa hình tượng hơn khái niệm, nhưng uyển chuyển linh hoạt, dễ dung hợp, biết thích nghi để tồn tại, ứng xử mềm mỏng, dung hoà. Như với trường hợp của phát triển của tôn giáo Việt Nam, thời Lý-Trần, Phật giáo cực thịnh nhưng vẫn đón nhận cả Nho giáo, Lão giáo, tạo nên bộ mặt văn hóa mang tính chất "Tam giáo đồng nguyên" (cả ba tôn giáo cùng tồn tại). + Quen sống thanh bạch, đơn sơ mộc mạc. Do đó thích cái bình dị, cái khéo, xinh, duyên dáng hơn tìm cái huy hoàng tráng lệ. Nghệ thuật tạo hình Việt Nam cũng chú trọng diễn tả nội tâm mà giản lược về hình thức, dùng nhiều thủ pháp cách điệu, nhấn mạnh.v.v.

    Câu 10:Điều kiện hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã và những thành tựu cơ bản của nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại.

     

    1. Diều kiện hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã

     

    a) Điều kiện hình thành nền văn minh Hy Lạp

     

    * Địa lý và dân cư:

    - Vùng đất của thế giới Hy Lạp cổ đại lớn hơn nước Hy Lạp ngày nay rất nhiều, nó gồm miền Nam bán đảo Bancăng (Balkans), các đảo trên biển Êgiê (Aegean) và phía tây Tiểu Á. Trung tâm của thế giới Hy Lạp cổ đại nằm ở phía nam bán đảo Bancăng.

    - Đất đai Hy Lạp không được phì nhiêu, không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, địa hình lại còn bị chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp. Nhưng bù lại, Hy Lạp có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi cho việc lập những hải cảng. Ở đây còn có nhiều khoáng sản lại tương đối dễ khai thác như đồng, vàng, bạc...Chính vì vậy, kinh tế Hy Lạp cổ đại chú trọng phát triển về công, thương nghiệp hơn nông nghiệp, nhất là buôn bán đường biển. Đặc điểm này của kinh tế cũng làm cho nền văn minh Hy Lạp cổ tuy phát triển sau văn minh Ai Cập cố, nhưng những lái buôn Hy Lạp trong quá trình ngang dọc trên Địa Trung Hải cũng học được nhiều điều hay từ Ai Cập và Lưỡng Hà.

    - Về dân cư, dân Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người như người Êôliêng (Eolien), Akêăng (Acheen), Đôriêng (Dorien)...Lúc đầu các tộc người này đều gọi theo tên riêng từ thời bộ lạc của mình, tới thế kỉ VIII-VII TCN các tộc người đó đều tự gọi một tên chung là Helen (Hellenes) và gọi đất nước mình là Hella (Hella) tức Hy Lạp .

     

    b) Điều kiện hình thành nền văn minh La Mã.

    - Bán đảo Italia, nơi hình thành nhà nước La Mã cổ đại nằm ở Nam Âu như một chiếc chân người chìa ra Địa Trung Hải.

    - Bán đảo Italia có nhiều đồng bằng, tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, trong lòng đất lại chứa nhiều khoáng sản, thuận lợi cho nghề luyện kim. Địa hình ở đây lại không bị chia cắt, tạo điều kiện cho sự thống nhất. Bờ biển ở phía nam bán đảo có nhiều vịnh, cảng thuận tiện cho tàu bè trú ẩn khi thời tiết xấu. Do điều kiện địa lí như vậy nên bán đảo Italia có điều kiện tiếp xúc với những nền văn minh phát triển sớm ở phương Đông.

    - Người dân có mặt sớm nhất ở trên bán đảo Italia được gọi là Italiot, trong đó bộ phận sống trên đồng bằng latium được gọi là người Latinh (Latin), ngoài ra còn có một số nhỏ người gốc Gôloa, gốc Hy Lạp.

     

    2. Những thành tựu cơ bản của nền văn minh Hy Lạp – La Mã

     

    a) Những  thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp.

     

    Tuy xuất hiện muộn hơn nền văn minh Ai Cập nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại và phát triển lên, nâng lên tầm khái quát, nên nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã có rất nhiều đóng góp giá trị.

     

    * Chữ viết: Về chữ viết, người Hy Lạp cổ đại đã dựa trên hệ thống chữ viết của người Phênixi (Phoenicia) rồi cải tiến, bổ xung thành một hệ thống chữ cái mới gồm 24 chữ cái. Từ chữ Hy Lạp cổ sau này đã hình thành nên chữ Latinh và chữ Slavơ. Đó là cơ sở chữ viết mà nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay đang sử dụng.

     

    * Văn học: Văn học Hy Lạp cổ đại có thể chia ra làm ba bộ phận chủ yếu có liên quan với nhau, đó là thần thoại, kịch, thơ.

    - Người Hy Lạp có một hệ thống thần thoại rất phong phú để mô tả thế giới tự nhiên, nói lên kinh nghiệm cuộc sống và cả tâm tư sâu kín của con người. Hầu như trong cuộc sống thời đó có việc gì thì đều có thần bảo trợ, lo về công việc đó. Kho tàng thần thoại Hy Lạp mãi tới ngày nay còn được nhiều môn nghệ thuật ở các nước trên thế giới khai thác. Đây là một dân tộc có một kho tàng thần thoại mà nhiều dân tộc lớn trên thế giới phải ghen tị. Về sau, khi có chữ viết, kho tàng thần thoại này được Hêdiốt ( nhà thơ Hy Lạp sống vào thế kỉ VIII TCN ) hệ thống lại trong tác phẩm Gia phả các thần.

    - Thơ ca là thể loại văn học rất phát triển, đặc biệt nó có thế mạnh khi chưa có chữ viết. Tiêu biểu nhất phải kể đến tác phẩm Iliat và Ôđixê của Homer ( thế kỉ IX TCN ). Tới thế kỉ VII-VI TCN xuất hiện nhiều nhà thơ được công chúng ưa thích như Acsilôcút, Xôlông, Xaphô, Anacrêông...

    - Hy Lạp là quê hương của kịch nói phương Tây. Ở đây có cả bi kịch lẫn hài kịch. Những nhà viết kịch nổi tiếng thời đó như Etsin, Sôphôclơ, Ơripit...

     

    * Sử học: Từ thế kỉ VIII-VI TCN, lịch sử Hy Lạp chỉ được truyền lại bằng truyền thuyết và sử thi. Đến thế kỉ V TCN lịch sử ở Hy Lạp mới trở thành một bộ môn riêng biệt. Các nhà viết sử tiêu biểu của Hy Lạp thời đó là Hêrôđôt (Herodotus) với cuốn Lịch sử chiến tranh Hy-Ba , Tuyxiđit (Thuycudides) cuốn Lịch sử chiến tranh Plôpônedơ.

     

    * Kiến trúc, điêu khắc: Những công trình kiến trúc của Hy Lạp cổ đại không hùng vĩ như của Ai Cập cổ đại nhưng nó lại nổi bật ở sự thanh thoát, hài hoà. Các công trình kiến trúc ở Hy Lạp cổ đại thường được xây dựng trên những nền móng hình chữ nhật với những dãy cột đá tròn ở bốn mặt. Qua nhiều thế kỉ, người Hy Lạp cổ đại đã hình thành ra ba kiểu cột mà ngày nay người ta vẫn thể hiện trong trường phái “cổ điển”.Kiểu Đôric (thế kỉVIITCN), trên cùng là những phiến đá vuông giản dị không có trang trí; kiểu Lônic (t.kỉ V TCN) cột đá tròn thon hơn, có đường cong ở bốn góc phiến đá hình vuông như hai lọn tọc uốn; kiểu Côranh ( thế kỉ IV TCN ) có những cành lá dưới những đường cong, thường cao hơn và bệ đỡ cầu kì hơn.

    - Các công trình kiến trúc tiêu biểu thời bấy giờ là đền Pactơnông (Parthenon) ở Aten, đền thờ thần Dớt (Zeus) ở núi Olempia, đền thờ nữ thần Atena (Athena).

    - Các nhà điêu khắc ở Hy Lạp cổ đại cũng để lại nhiều tác phẩm tới bây giờ vẫn xứng đáng là mẫu mực cho điêu khắc như các pho tượng Vệ nữ ở Milô, tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần Atena, tượng thần Hecmet...Những nhà điêu khắc tiêu biểu thời đó như Phiđat ( Phidias), Mirông( Miron),Pêliklêt,(Polykleitos)...

     

    * Khoa học tự nhiên: Thế giới Hy Lạp cổ đại còn cống hiến cho nhân loại nhiều nhà bác học mà đóng góp của họ tới nay vẫn còn giá trị như: Ơclit (Euclide), người đưa ra các tiên đề hình học đặt cơ sở cho môn hình học sơ cấp. Pitago ( Pythagoras), ông đã chứng minh định lí mang tên ông và ngay từ thế kỉ V TCN ông đã đưa ra giả thuyết trái đất hình cầu. Talét (Thales), người đã đưa ra Tỉ lệ thức (Định lí Talét). Đặc biệt là Acsimet (Archimede), người đã đề ra nguyên lí đòn bẩy, chế ra gương cầu lõm, máy bắn đá và phát hiện ra lực đẩy tác động lên một vật nếu vật đó trong lòng chất lỏng (lực đẩy Acsimet).

     

    * Triết học: Hy Lạp cổ đại là quê hương của triết học phương Tây, ở đây có cả hai trường phái triết học duy vật và duy tâm. Đại diện cho trường phái duy vật là các nhà triết học nổi tiếng như: Talét (Thales), Hêraclit (Heracleitus), Đêmôcrit (Democritus)... Đại diện cho trường phái duy tâm là các nhà triết học: Platôn, Arixtôt.

     

    * Luật pháp và tổ chức nhà nước: Các quốc gia ở phương Tây chịu ảnh hưởng nhiều về hệ thống pháp luật và cách tổ chức nhà nước từ Hy Lạp cổ đại.

    - Nhà nước ở Hy Lạp cổ đại hình thành trên cơ sở sự tan rã của xã hội thị tộc. Nhà nước dân chủ chủ nô ở Hy Lạp ngày càng được hoàn thiện qua những cải cách của Xôlông (Solon), Clisten (Clisthenes) và Pêliclêt (Pericles).

    - Về luật pháp, bộ luật cổ nhất của Hy Lạp là bộ luật Đracông (Dracon), bộ luật này có những hình phạt rất khắc nghiệt, có khi chỉ ăn cắp cũng bị xử tử. Sau này, nhờ những cải cách của Xôlông, Clisten, luật pháp Hy Lạp ngày càng mang tính dân chủ hơn (nhưng cũng chỉ công dân tự do mới được hưởng, nô lệ thì không).

     

    b) Những thành tựu của nền văn minh La Mã.

     

    Người La Mã không chỉ kế thừa nền văn minh của người Hy Lạp thời cổ đại mà còn có những đóng góp đáng kể, tạo thành nền văn minh Hy-La, cơ sở của văn minh Tây Âu sau này.

     

    * Chữ viết: Từ chữ Hy Lạp cổ, người La Mã đã đặt ra một loại chữ riêng của mình mà ngày nay ta quen gọi là chữ Latinh. Đây là một thứ chữ viết đơn giản, thuận tiện nên đã được sử dụng rộng rãi trong toàn bộ đế quốc và sau này đã trở thành chữ viết của nhiều quốc gia trên thế giới.

     

    * Văn học: Văn học La Mã cổ đại cũng có nhiều thể loại như thơ, kịch, sử thi với các tác giả nổi tiếng như Xixêrông (Xixeron), Viêcghin (Vergil), Hôratiut (Horatius).

     

    * Sử học: Từ thế kỉ III TCN, người La Mã đã có viết sử nhưng họ viết bằng chữ Hy Lạp. Người đầu tiên viết sử La Mã bằng chữ Hy Lạp là Phabiut.

     

    Người viết sử La Mã bằng chữ Latinh đầu tiên là Cato(234-149 TCN). Sau đó còn nhiều người khác như Plutac, Tacitus.

     

    * Triết học: Các nhà triết học La Mã cũng đã kế thừa truyền thống của triết học Hy Lạp, kế thừa những tư tưởng duy vật của Đêmôcrit. Những nhà triết học tiêu biểu thời kì đó như: Lucretius, Ciceron.

    * Luật pháp: Bộ luật thành văn cổ nhất ở La Mã là bộ Luật 12 bảng. Nó được gọi như vậy vì được khắc vào 12 bảng đá vào năm452 TCN.

    * Khoa học tự nhiên: Các nhà khoa học người La Mã cũng có công sưu tập, tổng hợp những kiến thức khoa học khắp vùng Địa Trung Hải. Những nhà khoa học nổi tiếng thời đó như Plinius, Ptôlêmê, Hêrôn

    * Y học: Ông tổ của Y học phương Tây là Hipôcrat (Hippocrates). Ông đặc biệt được đời sau luôn nhớ tới bởi lời thề Hypôcrat khi nhắc những người bước chân vào ngành y. Cuốn Phương pháp chữa bệnh của Ông để lại đã được dùng làm sách giáo khoa cho nhiều trường đại học ở châu Âu mãi tới thời cận đại.

    * Kiến trúc và điêu khắc: Một trong những giá trị kiến trúc của người La Mã thể hiện qua các cầu vòm bằng đá. Nhờ những chiếc cầu này mà hệ thống giao thông nối liền các vùng của đế chế La Mã trở nên thuận lợi.

     

    Công trình kiến trúc La Mã nổi tiếng hay được nhắc đến là đền Pactơnông, đấu trường Côlidê và Khải hoàn môn. Kiến trúc sư La Mã nổi tiếng thời đó là Vitorius.

     

    Điêu khắc La Mã có cùng phong cách với điêu khắc Hy Lạp. Những bức tượng còn lại ở thành Rôma và những phù điêu trên Khải hoàn môn là hiện vật tiêu biểu cho điêu khắc La Mã.

    Câu 11:Sự ra đời và phát triển của đạo Ky tô thời cổ trung đại ở châu Âu

    1. Sự ra đời:

    Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Kitô là Jesus Crit, con của chúa Trời đầu thai vào người con gái đồng trinh Maria. Jesus Crit ra đời vào khoảng thế kỉ IV TCN tại Béthleem (Palestin ngày nay). Đến năm 30 tuổi, Jesus Crit bắt đầu đi truyền đạo.

    Đạo Kitô khuyên con người nhẫn nhục chịu đựng đau khổ nơi trần gian để khi chết sẽ được hưởng hạnh phúc nơi thiên đàng. Chúa Trời sáng tạo ra thế giới này. Chúa Trời, chúa Jesus, thành thần tuy ba mà là một ( tam vị nhất thể ). Đạo Kitô cũng có quan niệm thiên đường, địa ngục, thiên thần, ma quỉ... Giáo lí của đạo Kitô gồm có Kinh cựu ước (tiếp nhận của đạo Do Thái) và Kinh tân ước (kể từ khi chúa Jesus ra đời). Luật lệ của đạo Kitô thể hiện trong 10 điều răn.

    Về tổ chức, lúc đầu các tín đồ đạo Kitô tổ chức thành những công xã vừa mang tính chất tôn giáo, vừa giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Đến thế kỉ II, các công xã Kitô dần phát triển thành Giáo hội.

    2. Sự phát triển của Đạo Kitô

    Khi mới ra đời, đạo Kitô bị các hoàng đế La Mã và bọn quí tộc địa phương đàn áp rất tàn bạo. Vụ đàn áp đẫm máu nhất là vụ đàn áp vào năm 64, dưới thời hoàng đế Nêrông, máu của biết bao nhiêu tín đồ đã đổ. Nhưng số người theo đạo Kitô không những không giảm mà ngày càng tăng lên. Về sau, Giáo hội đề ra nguyên tắc “vương quốc thì trả cho vua, thiên quốc thì trả cho Chúa trời” tức là tôn giáo không dính dáng đến chính trị. Thấy đàn áp mãi không có tác dụng, các hoàng đế La Mã nghĩ tới biện pháp chung sống. Năm 311, một hoàng đế La Mã đã ra lệnh ngưng đàn áp các tín đồ Kitô. Năm 313, đạo Kitô được hoàng đế La Mã công nhận là hợp pháp. Năm 337, một hoàng đế La Mã lúc đó là Cônxtantinut đã gia nhập đạo Kitô.

    Hoàng đế theo đạo Kitô thì đương nhiên các quan lại đua nhau theo Đạo. Ngân quĩ quốc gia cũng được chi ra để đóng góp cho Nhà thờ. Đạo Kitô được truyền bá rộng khắp trong vùng đất quanh Địa Trung Hải. Sau này, khi đế quốc La Mã tan vỡ thì đạo Kitô đã ăn sâu, lan rộng khắp châu Âu.

     

     

    Câu 12Những thành tựu nổi bật của nền văn minh Tây Âu thời phục hưng

    1. Văn học: Cả ba thể loại, thơ, kịch, tiểu thuyết trong nền văn học Phục hưng đều có những thành tựu quan trọng.

    - Về thơ, có hai đại biểu là Đantê ( 1265-1324 ) và Pêtracca ( 1304 - 1374 ). Đantê là người mở đầu phong trào Văn hoá Phục hưng ở Ý. Ông xuất thân trong một gia đình kị sĩ suy tàn ở Plorencia. Ông đả kích các thầy tu lúc đó và cổ vũ cho sự thống nhất của đất nước Ý. Tác phẩm tiêu biểu của ông la Thần khúc và Cuộc đời mới.

    - Pêtracca là một nhà thơ trữ tình Ý. Trong tác phẩm của mình, ông ca ngợi tình yêu lí tưởng, ca ngợi sắc đẹp, ca ngợi sự tự do tư tưởng và chống lại sự gò bó kinh điển.

    - Về tiểu thuyết, có hai nhà văn nổi bật là Bôcaxiô ( Boccacio ), Rabơle ( F. Rabelais ) và Xecvantec (Cervantes). Boccacio là một nhà văn Ý, tác phẩm nổi tiếng của ông là tập truyện Mười ngày. Qua tác phẩm Mười ngày, ông chế diễu thói đạo đức giả, công kích cuộc sống khổ hạnh, cấm dục vì cho đó là trái tự nhiên. Ông cổ vũ cho cuộc sống vui vẻ, biết tận hưởng mọi lạc thú của cuộc sống.

    - F. Rabơle là một nhà văn Pháp, ông có hiểu biết rộng rãi cả về khoa học tự nhiên, văn học, triết học và luật pháp. Tác phẩm trào phúng nổi tiếng của ông là cuộc đời không giá trị của Gargantua và Pantagruen.

    - Migel de Cervantes là một nhà văn lớn của Tây Ban Nha. Tác phẩm nổi tiếng của ông là Don Quyjote. Thông qua hình ảnh chàng hiệp sĩ lỗi thời Don Quyjote, Cervantes ám chỉ tấng lớp quí tộc Tây Ban Nha với những quan niệm danh dự cổ hủ và vẽ nên bức tranh một nước Tây Ban Nha quân chủ đang bị chìm đắm trong vũng lầy phong kiến lạc hậu.

    2. Kịch: Nhà viết kịch vĩ đại thời phục hưng là một người Anh có tên là W. Sếchpia. (William Shakespeare ). Ông đã viết tới 36 vở bi, hài kịch. Những vở kịch nổi tiếng ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới như Rômêô và Giuyliet, Hamlet, Vua Lia, Ôtenlô...

    3. Hội họa, điêu khắc: Nhà danh hoạ khổng lồ thời Phục hưng là Lêôna đơ Vanhxi ( Leonardo da Vinci), ông là một người Ý. Ông không những là một hoạ sĩ thiên tài mà còn là một con người thông thái trên nhiều lĩnh vực. Ông đã để lại những bức hoạ nổi tiếng như Bữa tiệc cuối cùng , Nàng Giôcôngđơ ( La Joconde ), Đức mẹ đồng trinh trong hang đá. Từ thế kỉ XV, ông đã đưa ra ý tưởng sử dụng cánh quạt đẩy nước cho thuyền thay mái chèo; vẽ ra nguyên tắc hoạt động của máy bay trực thăng, dù thoát hiểm...nhưng những kĩ thuật hồi đó không cho phép ông thực hiện những ý tưởng của mình.

    - Mikenlăngiơ (Michelangelo) ra đời ở Ý(1475-1564). Ông là một danh hoạ, một nhà điêu khắc nổi tiếng, đồng thời còn là một kiến trúc sư, một thi sĩ. Tác phẩm tiêu biểu của ông là bức hoạ Sáng tạo thế giới vẽ trên trần nhà thờ Xixtin gồm có 343 nhân vật. Còn bức Cuộc phán xét cuối cùng thì được vẽ trên tường nhà thờ Xixtin. Về điêu khắc, ông để lại nhiều bức tượng tiêu biểu như pho tượng Môidơ, Ngưòi nô lệ bị trói, đặc biệt là pho tượng Đavid. Pho tượng Đavid của Mikenlăngiơ được tạc trên đá cẩm thạch cao tới 5,3 mét. Đavid ở đây không phải là một chú bé chăn cừu mà là một chàng thanh niên đang độ tuổi mười tám đôi mươi, đang độ tuổi sung sức, với cơ bắp khoẻ mạnh, vầng trán thông minh, ánh mắt tự tin, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thử thách. Mượn hình tượng Đavid, Mikenlăngiơ thể hiện sức sống đang lên của một lớp người đại diện cho một thời đại mới, thời đại cần những con người khổng lồ và đã sản sinh ra những con người khổng lồ .

    - Nghệ thuật thời Phục hưng còn có sự đóng góp của những nghệ sĩ nổi tiếng khác như Raphaen ( Raffaello ), Giôtô (Giotto ), Bôtixeli ( Botticelli )...

    4. Khoa học tự nhiên: Thời Phục hưng còn có sự đóng góp của nhiều nhà khoa học dũng cảm, dám chống lại những suy nghĩ sai lầm nghìn đời đã được giới quyền lực đảm bảo, thừa nhận. N. Côpecnic ( Nikolai Kopernik - 1473 - 1543 ) là một giáo sĩ người Ba Lan. Qua nhiều năm nghiên cứu, ông đã đi tới một kết luận đáng sợ hồi đó là: Trái đất quay xung quanh Mặt trời chứ không phải là Mặt trời quay xung quanh Trái đất. Thuyết Mặt trời là trung tâm đó của ông vậy là trái hẳn với thuyết Trái đất là trung tâm đã được nhà thờ công nhận hàng nghìn năm.

    - Gioocđanô Brunô ( Giordano Bruno - 1548-1600 ), là một giáo sĩ trẻ người Ý. Ông tích cực hưởng ứng học thuyết của Côpecnic khi giáo hội cấm lưu hành. Không những thế, ông còn phát triển thêm tư tưởng của Côpecnic. Ông cho rằng Mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ mà chỉ là trung tâm của Thái dương hệ.

    - Một nhà thiên văn học người Ý khác là Galilê ( Gallileo Gallilei - 1564-1642 ) tiếp tục phát triển quan điểm của Côpecnic và Brunô. Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng phóng to gấp 30 lần để quan sát bầu trời. Ông đã chững minh là Mặt trăng có bề mặt gồ ghề chứ không phải là nhẵn bóng; Thiên hà là do vô số vì sao tạo thành. Ông đã giải thích hiện tượng sao chổi. Ông là cha đẻ của khoa học thực nghiêm, phát hiện ra định luật rơi tự do và dao động con lắc.

    - Tiến xa hơn, nhà thiên văn học người Đức là Kêplơ ( Kepler - 1571-1630 ) đã phát minh ra ba qui luật quan trọng về sự vận hành của các hành tinh xung quanh Mặt trời. Ông đã chứng minh rằng quĩ đạo chuyển động của các hành tinh không phải là hình tròn mà là hình elíp, càng đến gần Mặt trời, vận tốc chuyển động càng tăng lên và càng xa Mặt trời thì vận tốc chuyển động càng chậm lại.

    5. Triết học: Triết học cũng có những bước phát triển mới. Người mở đầu cho trường phái triết học duy vật thời Phục hưng là một người Anh, F. Baicơn ( Francis Bacon - 1561- 1626 ). Ông đề cao triết học duy vật Hy Lạp cổ đại, phê phán triết học duy tâm và triết học kinh viện.

     

     

    Câu 13Kết quả và ảnh hưởng của công cuộc phát kiến địa lý đối với sự phát triển của văn minh nhân loại

    1. Kết quả của công cuộc phát kiến địa lý.

    - Cuộc hành trình của Vaxcodo gama men theo bờ biển châu Phi đến điểm cực nam (Mũi hy vọng) rồi vượt qua Ấn độ dương, cập bến Ấn Độ. Những chuyến đi tiếp theo đã đến các quần đảo ĐNA rồi đi vào Biển Đông tới các cacngr Trung Hoa và Nhật Bản

    - Những chuyến vượt Đại Tây Dương của Crixtôp Côlông và vêpuxơ Amêrigô đã phát hiện ra lục địa châu Mỹ, khi đó được gọi là Tân thế giới hoặc nhầm lần là “Tây Ấn Độ”

    - Cuộc thám hiểm của Megienlan chẳng những đã đến châu Mỹ mà còn vượt qua Thái Bình Dương để tới quàn đảo vùng ĐNA, được đặt tên là Philippin

        Những chuyến vượt biển trên cùng nhiều cuộc thám hiểm tiếp theo đã đem lại nhiều kết quả to lớn vượt xa mục đích ban đầu, có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong lịch sử loài người

     

    2. Ảnh hưởng của cuộc phát kiến địa lý

    Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lí, thiên văn, hàng hải, sinh vật học...

    Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hoá trên thế giới diễn ra do các cá nhân có nguôn gốc văn hoá khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân...

    Một làn sóng di chuyển dân cư lớn trên thế giới trong thế kỉ XVI-XVIII với những dòng người Châu Âu di chuyển sang Châu Mĩ, Châu Úc. Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê hương xứ sở sang Châu Mĩ .

    Hoạt đông buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công ti buôn bán tầm cỡ quốc tế được thành lập.

    Những cuộc phát kiến địa lí này cũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen và sau này là chế độ thực dân.

    Câu 14:Hoàn cảnh ra đời và ảnh hưởng của phong trào văn hóa phục hưng

     

    1. Hoàn cảnh ra đời của phong trào văn hóa phục hưng

    Văn hoá Tây Âu thế kỉ V - X dựa trên nền tảng nền kinh tế tự cung tự cấp, sự giao lưu trao đổi rất hạn chế, văn hoá vì vậy cũng phát triển không đáng kể.

    Tới thế kỉ XIV, với sự phát triển kinh tế công thương ở các thành thị, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần hình thành và ngày càng lớn mạnh. Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản không còn chịu chấp nhận những giáo lí phong kiến lỗi thời, họ vận động khôi phục lại sự huy hoàng của văn hoá Tây Âu thời cổ đại. Họ tìm thấy trong nền văn hoá cổ đại những yếu tố phù hợp với mình, có lợi cho mình để đấu tranh chống lại những trói buộc của nền văn hoá trung cổ .

    Phong trào Văn hoá Phục hưng xuất hiện đầu tiên ở Ý, vì ở đây thế kỉ XIV đã xuất hiện các thành thị tự do như những quốc gia nhỏ. Quan hệ sản xuất tư bản đã chiếm địa vị chi phối đời sống văn hoá. Ý lại là trung tâm của đế quốc Rôma cổ đại, vì vậy ở đây còn giữ lại nhiều di sản văn hoá cổ đại của Hy Lạp - Rôma. Hơn ai hết, các nhà văn hoá Ý có điều kiện khôi phục lại nền văn hoá trước tiên khi có điều kiện. Từ Ý, phong trào lan sang Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức...

    Tầng lớp giàu có ở các thành thị muốn thể hiện sự giàu sang của mình qua các dinh thự và các tác phẩm nghệ thuật, điều đó cũng tạo điều kiện cho các nhà văn hoá thể hiện tài năng.

    2. Ảnh hưởng của phong trào văn hóa phục hưng.

    Là một phong trào cách mạng về tư tưởng và văn hóa, phong trào văn hóa phục hưng đã có ảnh hưởng rất lớn đối với Tây Âu cũng như với toàn thế giới.

    a) Bằng tinh thần đấu tranh dũng cảm bất chấp lò thiêu và ngục tối của tòa án tôn giáo, các chiến sĩ trên mặt trân văn hóa thời phục hưng đã đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của phong kiến và giáo hội Thiên chúa, do đó đã giải phóng ư tưởng tình cảm con người khỏi sự kìm hãm và trói buộc của giáo hội. Từ đó chủ nghĩa nhân văn với các nội dung nhân quyền, nhân tính, cá tính, ngày càng giữ vai trò chi phối không những về văn học nghệ thuật mà trong cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

    b) Sau một nghìn năm chìm đắm, phong trào văn hóa phục hưng là một bước tiến diệu kỳ trong lịch sử văn minh ở Tây Âu. Các nhà văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, triết học đã đóng góp trí tuệ và tài năng tuyệt vời của mình vào phong trào văn hóa đó bằng những tác phẩm và công trình bất hủ. Không những thế phong trào văn hóa phục hưng còn làm cơ sở và mở đương cho sự phát triển của văn hóa Tây Âu trong hững thế kỷ tiếp sau.

     

    Câu 15:Quá trình cải cách tôn giáo và sự hình thành của đạo tin Lành ở Tây Âu thời trung đại

     

    1. Hoàn cảnh lịch sử.

    Thời kì trung đại, giáo hội Thiên chúa là một thế lực thống trị về mặt tư tưởng đầy quyền uy. Giáo hội còn được sự ủng hộ của các lãnh chúa phong kiến. Sang thế kỉ XVI, giai cấp tư sản muốn loại bỏ những điều trong giáo lí không phù hợp với cuộc sống kinh doanh của mình, họ muốn những giáo lí phải phù hợp với trào lưu kinh doanh và lối sống của những người giàu có mới nổi lên. Đó là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ ra phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu thế kỉ XVI.

    2. Quá trình cải cách tôn giáo và sự ra đời của đạo Tin lành

    Đầu thế kỉ XVI, phong trào cải cách tôn giáo diễn ra ở ba nơi: Đức, Thuỵ Sĩ và Anh.

    a) Cải cách tôn giáo ở Đức: Người khởi xướng ra phong trào cải cách tôn giáo ở Đức là Martin Luther ( 1483 - 1546 ), ông là con một thợ mỏ nghèo ở Thirighen được học trở thành luật sư. Năm 1517, ông đã viết “Luận văn 95 điều” dán trước cửa nhà thờ của trường đại học vitenbec tố cáo việc mua bán thẻ miễn tội hồi đó. Trong “Luận văn 95 điều” ông cho rằng việc mua bán thẻ miễn tội là giả dối, chỉ làm lợi cho những người lợi dụng nó. Ông cho rằng chỉ cần lòng tin vào Đức Chúa là sẽ được cứu vớt, ngay cả những nghi lễ phức tạp, tốn kém cũng không cần thiết.

    Phong trào đòi cải cách tôn giáo ở Đức đã diễn ra rất quyết liệt. Rất nhiều người nông dân đã ủng hộ những tư tưởng của Martin Luther và xảy ra xung đột với giáo hội. Đến năm 1555, những tư tưởng của Luther đã được công nhận. Tôn giáo cải cách của Luther từ Đức đã lan sang nhiều nước Châu Âu khác.

    b) Cải cách tôn giáo ở Thuỵ Sĩ: Đại biểu cho phong trào cải cách tôn giáo ở Thuỵ Sĩ là Can Vanh ( Jean Calvin). Năm 1536 Calvin cho xuất bản cuốn “Thiết chế Cơ Đốc”. Trong tác phẩm đó, ông thừa nhận thượng đế và thuyết tam vị nhất thể nhưng chỉ chấp nhận có kinh Phúc âm. Ông phê phán việc tu hành khổ hạnh và cho rằng cái quan trọng nhất là lòng tin. Ông cũng chủ trương khuyến khích việc làm giàu. Calvin chủ trương giảm bớt những nghi lễ phiền phức, tốn kém.

    Điểm quan trọng của thuyết Calvin là thuyết định mệnh. Ông cho rằng số phận con người do Chúa Trời đã định trước, việc bỏ ra một ít tiền mua thẻ miễn tội không giải quyết được gì. Như vậy là ông chống lại việc bán thẻ miễn tội, cho đó chỉ là một trò lừa bịp.

    Cải cách tôn giáo ở Thuỵ Sĩ đã được đông đảo mọi người ủng hộ. Giơnevơ ( Genève) trở thành trung tâm phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu.

    c) Cải cách tôn giáo ở Anh: Từ đầu thế kỉ XVI, kinh tế tư bản đã phát triển khá mạnh ở Anh. Giai cấp tư sản lớn mạnh muốn có một tôn giáo mới phù hợp với cuộc sống và công việc kinh doanh của họ.

    Lúc đó nhà thờ ở Anh còn chiếm khá nhiều ruộng đất. Vua Anh cũng muốn lấy lại một phần ruộng đất của nhà thờ và loại bỏ ảnh hưởng của giáo hội Rôma đối với vương quyền.

    Nhân việc Giáo hoàng phản đối việc bỏ vợ của vua Anh lúc đó là Henri VIII, Henri VIII đã ban “Sắc luật về quyền tối cao” vào năm 1534, tuyên bố cắt đứt quan hệ với giáo hội Rôma và thành lập một giáo hội riêng gọi là Anh giáo.

    Anh giáo do vua Anh làm giáo chủ, nhưng mọi giáo lí, nghi lễ, phẩm hàm thì vẫn giống như đạo Thiên Chúa. Các giáo phẩm thì do vua Anh bổ nhiệm, mọi ruộng đất của giáo hội Rôma bị chính quyền tịch thu. Anh giáo như vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của giai cấp tư sản. Tư sản Anh cần có cải cách triệt để hơn, điều đó đã dẫn tới Thanh giáo ( tôn giáo trong sạch). Thanh giáo xoá bỏ hết tàn dư của đạo Thiên Chúa, đơn giản hoá các nghi lễ, cắt đứt quan hệ với Anh giáo. Họ thành lập một hội đồng riêng, cầm đầu là các trưởng lão do các tín đồ bầu ra.

    Như vậy thế kỉ XVI ở Tây Âu có nhiều giáo phái mới đã ra đời. Các giáo phái này ở các nước khác nhau, giáo lí cụ thể có điểm không giống nhau nhưng đều giống nhau một điểm là đơn giản hoá các nghi lễ, cắt đứt quan hệ với Giáo hoàng và toà thánh Rôma. Họ chỉ tin vào kinh Phúc âm. Chữ Phúc âm có nghĩa là tin mừng, tin lành, nên sau này người ta gọi tôn giáo mới là đạo Tin lành.

    Câu 16:Quá trình hình thành và đặc điểm của chế độ phong kiến Tây Âu, phân tích, so sánh những đặc điểm chủ yếu của chế độ phong kiến Phương Đông – Phương Tây

    1. Quá trình hình thành và đặc điểm của chế độ phong kiến Tây Âu

    - Xã hội Hy Lạp, La Mã là xã hội chiếm hữu nô lệ. Năm 476 đế quốc Tây La Mã diệt vong. Sự kiến đó đánh dấu chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, từ đó, các vương quốc mới thành lập trên đất đai của Tây La Mã không tiếp tục duy trì chế độ chiếm hữu nô lệ mà đi vào con đường phong kiến hóa

    - Chế độ phong kiến là gì?. Đó là một hình thái kinh tế xã hội trong đó có hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân. Giai cấp địa chủ phong kiến chiếm hầu hết ruộng đất trong xã hội , còn giai cấp nông dân thì bị mất ruộng đất nên phải cày cấy trên ruộn đất của địa chủ, do đó bị giai cấp địa chủ bóc lột bằng địa tô và các hình thức cưỡng bức siêu kinh tế khác.

    - Ở Tây Âu, quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phrăng  diễn ra tiêu biểu nhất

    + Trong quá trình chinh phục vua Phrăng đã đem những vùng đất rộng lớn phong cho những người than cận của mình lập thành những lãnh địa. Đồng thời phong cho họ các tước hiệu quý tộc. Các lãnh địa và các tước hiệu đều được truyền cho con cháu. Như vậy, chính sách phân phong ruộng đất của vương quốc Phrăng đã tạo nên một giai cấp mới là giai cấp lãnh chúa phong kiến, đòng thời cũng là giai cấp quý tộc

    + Xuất hiện đồng tời với giai cấp lãnh chúa phong kiến là giai cấp nông nô. Trừ một bộ phận nhỏ là do nô lệ biến thành, còn phần lớn nông nô vốn là nông dân tự do có ruộng đất riêng.  Nhưng do việc chiếm đoạt ruộng đất của lãnh chúa phong kiến, họ không còn ruộng đất và phải lệ thuộc vào cac lãnh chúa, nộp địa tô cùng với nhiều nghĩa vụ khác.

    2. Phân biệt những đặc điểm của phong kiến Tây Âu với phong kiến phương đông

    * Phân biệt

    Phong kiến phương Đông:

    - Chính trị: Vua là ng nắm quyền lực tuyệt đối, có quyền ra mọi quyết định liên quan đến đất nc.

    - Kinh tế: Ít đổi mới, sản xuất khép kín, ko giao du với nc ngoài -> trình độ kinh tế lạc hậu

    - xã hội: Chịu ảnh hưởng mạnh của tư tưởng Lão-Trang, xã hội có tôn ti trật tự, gia đình gắn bó nhiều đời.

    Phong kiến phương Tây:

    - Chính trị: Vua ko phải là ng có quyền lực tuyệt đối, mọi việc phải thông qua sự đồng ý của Quốc Hội

    - Kinh tế : Liên tục đổi mới, học hỏi lẫn nhau nên kinh tế ko ngừng phát triển

    - Xã hội: Gia đình thường chỉ có 2 thế hệ, giữa các thế hệ luôn có sự xa cách, mang tư tưởng tự do phóng khoáng

    * So sánh: Tại phương Tây, đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa - chư hầu, tình trạng cát cứ kéo dài.

    Tại phương Đông, kinh tế lãnh địa và quan hệ lãnh chúa - nông nô không phát triển, chế độ quân chủ tập quyền ra đời sớm và tồn tại lâu dài, bên cạnh sở hữu tư nhân còn có sở hữu nhà nước về ruộng đất, kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ - tá điền chiếm ưu thế.

    Câu 17:Cách mạng công nghiệp và những thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng đó

    1. Điều kiện dẫn tới cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh

    a) Điều kiện tự nhiên.

    - Anh có nhiều mỏ than, sắt và các mỏ này lại nằm gần nhau, điều đó rất thuận lợi về mặt kinh tế khi khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp.

    - Về nguyên liệu, Anh có thuận lợi là nguồn lông cừu trong nước và bông nhập từ Mĩ, đó là những nguyên liệu cần thiết cho ngành dệt.

    - Các dòng sông ở Anh tuy không dài nhưng sức chảy khá mạnh, đủ để chạy các máy vận hành bằng sức nước. Hải cảng Anh thuận lợi để đưa hàng hoá đi khắp

    b) Điều kiện xã hội.

    - Giai cấp quí tộc Anh sớm tham gia vào việc kinh doanh và họ trở thành tầng lớp quí tộc mới, có quyền lợi gắn liền với tư sản, có cách nhìn của tư sản.

    - Nhu cầu về lông cừu đã dẫn tới phong trào đuổi những người nông dân ra khỏi ruộng đất để các nhà quí tộc biến đất đai đó thành đồng cỏ nuôi cừu. Lực lượng nông dân bị dồn đuổi ra khỏi ruộng đất đã cung cấp một lượng lớn lao động cho các công trường thủ công ở các thành thị.

    2. Những thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp

    - Năm 1733 John Kay đã phát minh ra “thoi bay”. Phát minh này đã làm người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi.

    - Năm 1765 Giêm Hagrivơ ( James Hagreaves ) đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 8 cọc sợi một lúc. Ông lấy tên con mình là Gienny để đặt cho máy đó.

    - Năm 1769, Akrai ( Richard Arkrwight ) đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.

    - Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục Étmôn Cacrai (Edmund Cartwright). Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.

    - Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, Giêm Oát (James Watt) phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hoá.

    - Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt “puddling”. Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó.

    - Cách mạng cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1804, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở Châu Âu và Mĩ.

    - Năm 1807, Phơntơn (Robert Fulton) đã chế ra tàu thuỷ chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.

    - Nhiều khu công nghiệp xuất hiện, dân tập trung ra các thành thị ngày một nhiều dẫn tới quá trình đô thị hoá thời cận đại. Nhiều đô thị với dân số trên 1 triệu người dần hình thành.

    - Giai cấp vô sản cũng ngày càng phát triển về số lượng. Với điều kiện sống cực khổ lúc đó, mỗi ngày lại phải làm việc từ 12 đến 15 giờ nên những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã sớm nổ ra.

    - Năm 1811 - 1812, ở Anh đã nổ ra phong trào đập phá máy móc. Đó là một biểu hiện đấu tranh bộc phát.

    - Bãi công là một vũ khí đấu tranh phổ biến của giai cấp vô sản. Nhiều cuộc bãi công cũng đã nổ ra. Ở Anh, 1836 - 1848 còn nổ ra phong trào Hiến chương.

    - Quyết liệt hơn, ở Pháp, Đức còn nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Năm 1831 - 1834 tại Lion (Pháp) và Sơlêdin (Đức) đã nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Những cuộc đấu tranh này chứng tỏ giai cấp vô sản đang trở thành lực lượng chính trị độc lập, đòi hỏi thay đổi sự thống trị của giai cấp tư sản.

    Câu 18:Những thành tựu cơ bản của văn minh thế giới nửa thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI

    - Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đạt được những thành tựu kì diệu trong mọi ngành khoa học cơ bản và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, rõ nét nhất là trong các ngành điện tử-tin học, năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học, kĩ thuật lade, khoa học vũ trụ.

    - Máy tính và rôbôt là những sản phẩm tiêu biểu của công nghệ điện tử-tin học. Từ những chiếc máy vi tính (compute) đầu tiên ra đời vào năm 1946 đến nay, máy tính đã trải qua bốn thế hệ. Từ những chiếc máy tính điện tử đầu tiên sử dụng bóng đèn điện tử chân không, rồi chất bán dẫn, vi mạch (mạch tích hợp IC - Integrated Circuit), vi mạch với độ tích hợp cao. Từ máy tính điện tử dẫn tới sự kết nối Internet, tạo ra mạng thông tin toàn cầu với khả năng trao đổi thông tin cực nhanh, giá rẻ.

    - Đội ngũ rôbôt công nghiệp ngày càng đông đảo, thông minh hơn và lĩnh vực tham gia hoạt động đang ngày càng mở rộng.

    - Nhiều loại vật liệu mới ra đời trong hoàn cảnh vật liệu thiên nhiên ngày càng vơi cạn dần. Những loại vật liệu mới này còn có những tính năng hơn hẳn vật liệu tự nhiên như siêu bền, siêu cứng, siêu nhẹ...Tên các loại vật liệu mới như composit, polyme, silic, sợi cáp quang... ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều loại năng lượng mới đã được con người sử dụng để biến thành điện năng như năng lượng nguyên tử, năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió...

    - Tia lade (laser) mới được phát minh ra từ những năm 60 của thế kỉ XX nhưng đến nay đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, từ quân sự, thiên văn, y học, công nghệ in, thông tin liên lạc...

    - Công nghệ sinh học đã đạt được nhiều thành tựu đáng kinh ngạc, thậm chí đáng sợ. Công nghệ sinh học tập trung vào bốn lĩnh vực : công nghệ gien, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzim. Nhờ công nghệ sinh học, người ta đã tạo ra nhiều giống cây, con mới với những đặc tính ưu điểm khác hẳn các giống trong tự nhiên; nhiều loại dược phẩm mới ra đời, nhiều loại chất xúc tác mới xuất hiện...

    - Trong nghiên cứu vũ trụ, con người đã tiến những bước dài mà đi đầu là hai nước Liên Xô và Mĩ. Các tàu vũ trụ của Liên Xô và Mĩ đã đi thăm dò những hành tinh xa xôi ngoài Trái Đất. Liên Xô, Mĩ và giờ đây đang thêm nhiều nước khác đã phóng các vệ tinh nhân tạo đáp ứng nhu cầu truyền hình, thông tin toàn cầu, điều tra tài nguyên, dự báo thời tiết, mạng định vị qua vệ tinh...

    Câu 19

    Điều kiện hình thành những thành tựu cơ bản của nền văn minh công nghiệp, Nền văn minh công nghiệp đã có đóng góp gì cho sự phát triển chung của nhân loại và công cuộc CNH – HĐH ở Việt Nam hiện nay

     

    1. Điều kiện hình thành những thành tựu cơ bản của nền văn minh công nghiệp.

    Câu 20:Kể tên nền văn minh trên thế giới mà A/c yêu thích, cơ sở hình thành của nền văn minh tiêu biểu.

    Nền văn minh Ai cập, Lưỡng Hà, Arập, Trung quốc,….

    Cơ sở hình thành của nền văn minh TRung Quốc

    Lãnh thổ Trung Quốc ngày nay rộng mênh mông nhưng Trung Quốc thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ nhiều. Địa hình Trung Quốc đa dạng, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.

    Trong hàng ngàn con sông lớn nhỏ ở Trung Quốc, có hai con sông quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang (Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây-đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc.

    Trung Quốc gồm nhiều dân tộc nhưng đông nhất là người Hoa-Hạ. Người Hoa ngày nay tự cho tổ tiên họ gổc sinh sống ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiểm Tây và sông Hạ thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay.(Dân núi Hoa sông Hạ). Trong gần 100 dân tộc hiện sinh sống trên đất Trung Quốc ngày nay, có 5 dân tộc đông người nhất là Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng.

    Câu 21:Những nét chính trong tư tưởng của nhà khai sang về vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền từ Tk XVI – XVIII. Việt Nam đã vận dụng tư tưởng của các nhà khai sang ntn trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền

    1. Khái niệm và đặc trưng của nhà nước pháp quyền

    Nhà nước pháp quyền (NNPQ)là một phạm trù thuộc khoa học chính trị - pháp lý, xuất hiện khá sớm trong lịch sử tư tưởng nhân loại, bắt nguồn từ tư tưởng về nguyên tắc cai trị bằng luật pháp (rule by law) hơn là nguyên tắc cai trị bằng quyền lực tuyệt đối của nhà vua hay nhà độc tài (rule by man). Mặc dù ý niệm về “Nhà nước pháp quyền” (rule of law) được các nhà nhà triết học Hy Lạp ít nhiều đã đề cập, nhưng phải đến thời kỳ Phục hưng và Khai sáng châu Âu, khái niệm này mới được thực sự luận bàn và phát triển và làm tiền đề cho sự thịnh hành ở thế kỷ XX trở đi trên quy mô toàn cầu.

    Nhà nước pháp quyền, hiểu một cách cơ bản nhất là một chế độ xã hội và một chính thể nhà nước đặt pháp luật là nguyên tắc tối thượng: không có ai ở trên luật hay ngoài luật, mà mọi người phải tuân theo pháp luật, bất kể là vua, tổng thống, thủ tướng hay người dân thường.

    Toàn bộ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, các nhánh quyền lực của nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) nếu được thiết kế dựa trên nguyên tắc pháp quyền(rule of law) sẽ là một tiền đề quan trọng nhất cho các quyền và tự do của công dân được bảo đảm và thực thi. Nguyên tắc pháp quyền hiểu theo nghĩa rộng bao trùm toàn bộ các nguyên tắc nền tảng làm tiền đề cho việc tổ chức, hoạt động, giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước, tôn trọng và bảo đảm các quyền con người. Như vậy, nguyên tắc pháp quyền không chỉ là nguyên tắc đòi hỏi việc quản lý, điều hành (hay cai trị) xã hội ấy phải bằng luật pháp, mà điều quan trọng hơn là toàn bộ tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước ấy phải chịu sự điều chỉnh và giám sát của luật pháp. Hơn nữa, luật pháp ấy phải là thể hiện được ý chí của đa số nhân dân. Nghĩa là các nguyên tắc pháp quyền ấy phải là sự lựa chọn và xác lập bằng các cơ chế thể hiện ý chí trực tiếp hoặc đại diện của nhân dân. Theo ý nghĩa ấy, nguyên tắc pháp quyền (rule of law) đồng nhất với chế độ pháp quyền hay nhà nước pháp quyền (law-governed state).

    Liên hợp quốc và hệ thống pháp luật quốc tế ngày càng hoàn thiện, điều chỉnh các quy tắc ứng xử không chỉ giữa các công dân với nhà nước mà toàn thể cộng đồng nhân loại, các quan niệm về NNPQ ngày càng được phổ biến rộng rãi và trở thành một trong những tiền đề quan trọng nhất của cộng đồng quốc tế trong quá trình xây dựng xã hội hòa bình, tiến bộ, dân chủ và văn minh(1).

    Báo cáo của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về nhà nước pháp quyền và tư pháp chuyển đổi trong các xã hội xung đột và hậu xung đột (xuất bản năm 2004), đã xác định: “Đối với Liên hợp quốc, pháp quyền là một nguyên tắc của quản trị mà ở đó tất cả các cá nhân, cơ quan và các tổ chức, công và tư, bao gồm chính nhà nước, là phải giải trình trước luật pháp được ban hành một cách công khai, được thực thi một cách bình đẳng và được xét xử một cách độc lập, và phù hợp với các quy phạm và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Cũng như nó đòi hỏi về các biện pháp đối với việc đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc về tính tối cao của pháp luật, sự bình đẳng trước pháp luật, trách nhiệm giải trình trước pháp luật, tính công bằng trong việc áp dụng pháp luật, phân chia quyền lực, tham gia vào việc ra quyết định, đảm bảo pháp lý, tránh sự tùy tiện và sự minh bạch về thủ tục và pháp lý”(2).

    Quan điểm được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng quốc tế hiện nay cho rằng có ba thước đo của nguyên tắc pháp quyền và NNPQ đó là: Quyền con người (đánh dấu bằng các quyền con người toàn cầu được thừa nhận rộng rãi trong Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền 1948, các công ước quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc và công ước nhân quyền khu vực); hình thức/thể chế (bao gồm: quy định bằng luật, mang tính phổ quát và bình đẳng, áp dụng như nhau, có thể tiếp cận được công khai, đồng bộ, tương thích, dễ hiểu, mang tính tuân thủ, tòa án công tâm, trình tự, thủ tục công bằng, sự thẩm tra, giám sát của tư pháp đối với hành pháp và tiếp cận công lý); chế độ chính trị theo đó đề cao tính tối cao của Hiến pháp, sự cân bằng và đối trọng quyền lực, các cơ quan được bầu một cách dân chủ và phân chia quyền lực(3)

    Sự phát triển lý luận về nhà nước pháp quyền

    Thời kỳ Phục hưng và Khai sáng châu Âu là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các trào lưu tư tưởng về đề cao vai trò của pháp luật trong việc xác lập các nguyên tắc cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, cho việc tôn trọng và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của công dân.

    Nhà nước pháp quyền theo quan niệm của các nhà tư tưởng Phục Hưng và Khai Sáng, đặc biệt là Môngtétxkiơ, đó là sự phân chia và chế ước quyền lực nhà nước thành các nhánh (lập pháp, hành pháp và tư pháp) rạch ròi, sao cho pháp luật được đề cao và thực thi hiệu quả, các quyền và tự do cơ bản của công dân được bảo đảm. Nhà nước pháp quyền là nhà nước nơi những người được ủy giao trọng trách quản lý và điều hành xã hội, hay nói chung là những người được giao cho việc cai trị, phải thông qua cơ chế phổ thông đầu phiếu, do người dân bầu ra, dù bằng hình thức bầu trực tiếp hay qua hình thức đại diện. Montesquieu đặc biệt nhấn mạnh đến sự phân chia giữa các nhánh quyền lực nhà nước và về mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp (nghị viện/quốc hội), với cơ quan hành pháp (chính phủ) và cơ quan tư pháp (tòa án) để hạn chế sự tùy tiện hay vượt quá giới hạn của bất cứ quyền lực nào, nhất là quyền hành pháp. NNPQ được thực hiện thông qua mô hình dân chủ điển hình nhất là dân chủ nghị viện, theo đó quyền lập pháp (nghị viện) hạn chế quyền lực của phía hành pháp (chính phủ). Như vậy chính phủ không thể tự do hành động theo sở thích của mình và phải luôn có được sự hậu thuẫn của nghị viện, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của dân chúng. Tương tự như vậy, quyền tư pháp cho phép tạo ra sự đối trọng với một số quyết định của chính phủ, đồng thời giúp công dân bảo vệ được các quyền và tự do trong trường hợp các quyền ấy bị tùy tiện tước đi bởi cơ quan hành pháp.

    Trên thế giới hiện nay có ba trường phái chính hay quan niệm khác nhau về NNPQ đại diện cho ba truyền thống tư tưởng triết học - chính trị và tư duy pháp lý châu Âu: 1) Rechtsstaat (Đức); 2) Des L’Etat de Droit (Pháp); 3) Rule of Law (Anh).

    Quan niệm NNPQ của truyền thống Đức (Rechtsstaat) xem NNPQ là một nhà nước trong đó các quy phạm pháp luật được sắp xếp có trật tự sao cho quyền lực phải chịu sự giới hạn. Theo đó, mỗi quy phạm có được hiệu lực từ sự tuân thủ các quy phạm cao hơn. Sự tồn tại một trật tự có thứ bậc các quy phạm tạo nên một trong những đảm bảo quan trọng bậc nhất của nhà nước pháp quyền. Trong khuôn mẫu đó, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước phải được xác định một cách rõ ràng và các quy phạm mà những cơ quan này tạo ra chỉ có hiệu lực với điều kiện tuân thủ toàn bộ các quy phạm có hiệu lực cao hơn. Cao nhất của hệ thống các quy phạm pháp luật là hiến pháp.

    Trong một NNPQquyền lực của nhà nước bị hạn chế để bảo vệ công dân khỏi việc thực thi quyền lực một cách tùy tiện, công dân được hưởng các quyền tự do dân sự một cách hợp pháp và họ có thể sử dụng hệ thống tòa án để bảo vệ các quyền ấy. Một đất nước không thể là một nền dân chủ tự do nếu trước hết không phải là một NNPQ.

    NNPQ theo quan điểm của châu Âu lục địa (continental law), dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng pháp luật (positive law) và theo quan điểm các nhà tư tưởng Đức, theo đó pháp luật ra đời gắn liền với nhà nước, với sự hình thành và phát triển của nhà nước, nhà nước và pháp luật không thể tách rời. Chính vì vậy, khái niệm NNPQ được cấu thành từ hai từ “reich” (luật, pháp quyền) và “state” (nhà nước).  

    Quan điểm NNPQ theo truyền thống Anglo-American (Anh - Mỹ) (rule of law). Quyền lực nhà nước về bản chất là quyền lực của nhân dân; quyền lực của nhân dân là cơ sở, nguồn gốc của quyền lực nhà nước. Trong quan hệ với nhân dân, nhà nước không có quyền mà chỉ thực hiện sự uỷ quyền của nhân dân mà thôi; công dân trao cho nhà nước các quyền lực thông qua một khế ước xã hội và hoàn toàn có quyền rút lại khế ước ấy trong chừng mực nhà nước tước đi các quyền tự nhiên thiêng liêng của công dân. Vai trò của pháp luật tự nhiên là xác lập các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của mọi quyền lực nhà nước để bảo vệ các quyền tự nhiên cơ bản của con người. Vì vậy, NNPQ là nhà nước được hình thành bằng luật tự nhiên và có nhiệm vụ tối thượng là bảo vệ các quyền tự nhiên của tất cả mọi người.

    Rule of Law là nguyên tắc mà ở đó tất cả mọi người và mọi thiết chế đều phải phục tùng và chịu trách nhiệm giải trình đối với luật pháp và được áp dụng, thực thi công bằng đối với họ.

    Ba nguyên tắc cơ bản và trở thành phổ biến trong truyền thống NNPQ của Anh - Mỹ và thế giới ngày nay được Dicey đưa ra vào năm 1885, đó là : 1) Không ai có thể bị trừng phạt hoặc phải chịu đựng một hình phạt ngoại trừ một hành vi trái pháp luật được chứng minh tại tòa; 2) Không ai đứng trên pháp luật và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật bất kể địa vị xã hội, kinh tế hay chính trị của họ; 3) Nguyên tắc pháp quyền bao gồm những kết quả của các quyết định tư pháp xác định các quyền của cá nhân(4). Những nguyên tắc cơ bản này đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc tế hiện đại, đặc biệt liên quan đến các chế độ bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên phạm vi toàn cầu.

    Tiếp nối truyền thống tư duy chính trị - pháp lý dựa trên pháp luật tự nhiên (natural law) của John Locke, các nhà tư tưởng khai sáng Hoa Kỳ, như Thomas Paine, Thomas Jefferson, Madison và Abraham Lincoln,… đã đặc biệt đề cao vai trò của pháp luật, các nguyên tắc pháp quyền, nhất là tính tối cao của hiến pháp, sự phân chia quyền lực, ghi nhận và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của công dân,… Nguyên tắc pháp quyền, Rule of Law, trong tư duy chính trị - pháp lý Hoa Kỳ được xem là xương sống cho việc tổ chức, thiết kế và vận hành của nền dân chủ Hoa Kỳ.

    2. Giá trị tham khảo cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam

    Lý luận về NNPQ có những đặc trưng chung và có thể được áp dụng cho những mô hình phát triển xã hội khác nhau hay những đặc thù về trình độ phát triển, điều kiện văn hóa khác nhau. Đối với Việt Nam, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dựa trên một NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, những giá trị chung, phổ biến này hoàn toàn phù hợp với Việt Nam. Đó là: Tính thượng tôn của pháp luật hay pháp luật đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội, đặc biệt là quan hệ kinh tế của một nền kinh tế thị trường;các quyền và tự do của công dân được tôn trọng và bảo đảm; tính minh bạch, công khai, trách nhiệm giải trình của nhà nước; quyền lực nhà nước, đặc biệt là quyền hành pháp, cần phải được kiểm soát, và tính độc lập của cơ quan tư pháp (nhất là sự độc lập của thẩm phán trong hoạt động xét xử).

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sớm đề cao và có những tư tưởng sâu sắc về NNPQ. Ngay từ năm 1919, trong bản Yêu sách gửi các nước Đồng Minh thắng trận tại Hội nghị Vécxây, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định “Bảy xin Hiến pháp ban hành. Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Những tư tưởng thấm đượm các nguyên tắc chung của NNPQ tiến bộ sau đó đã không ngừng được tái khẳng định, bổ sung và phát triển trong tư tưởng của Người cũng như được thể chế trong các quan điểm của Đảng, được hiến định và luật định, đặc biệt là trong Cương lĩnh năm 1930 của Đảng và Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Kế thừa và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về NNPQ, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 (có hiệu lực từ 1-1-2014) tiếp tục tái khẳng định các nguyên tắc pháp quyền và việc xây dựng NNPQ theo con đường XHCN: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.(5) Mặc dù theo quan điểm nhà nước do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất (Điều 2), NNPQ mà chúng ta đang xây dựng vẫn chứa đựng điểm chung, đó là có sự kiểm soát về mặt quyền lực nhà nước. Sự kiểm soát ấy được hiểu là giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Một điểm mới trong Hiến pháp 2013 đó là lần đầu tiên cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện quyền tư pháp được hiến định rõ ràng và cụ thể: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102)(6). Việc bước đầu có sự phân công rạch ròi và hiến định nguyên tắc kiểm soát có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN ở nước ta.

    Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cũng mang đặc trưng cốt lõi của NNPQ nói chung, đó làcông nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân (Điều 3, Hiến pháp 2013). Tuy nhiên, việc thừa nhận và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân trong NNPQ XHCN Việt Nam đạt trình độ cao hơn. Về mặt chủ thể của các quyền con người là thuộc về tất cả mọi người, thuộc về nhân dân, và mục tiêu của sự phát triển đó là vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

    Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 cho đến bản Hiến pháp mới nhất (Hiến pháp năm 2013), nguyên tắc pháp quyền trong việc thừa nhận, tôn trọng và thực hiện quyền con người luôn được thể hiện rõ nét. Đây cũng là một trong những đặc trưng của bất cứ NNPQ nào trên thế giới. Điều 14 của Hiến pháp 2013 khẳng định:“1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14), và “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” (Điều 14)(7).

    Nhà nước pháp quyền có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý, điều hành xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng, nhất là một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. Nhà nước pháp quyền là một tiền đề quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường, đồng thời để định hướng các quan hệ kinh tế thị trường hạn chế những tác động tiêu cực, phát huy những yếu tố tích cực như tính năng động, sáng tạo, tích cực của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế, cũng như người dân. Chỉ có các nguyên tắc pháp quyền mới có thể giúp cho các quy luật kinh tế vận hành hiệu quả nhưng trên cơ sở hướng tới mục đích phục vụ lợi ích tối đa của đa số các tầng lớp nhân dân trong xã hội chứ không phải thiểu số giới chủ, giới doanh nhân và tầng lớp sở hữu tư liệu sản xuất và của cải xã hội. NNPQ cũng chính là một nhà nước định vị vào các giá trị phúc lợi xã hội, quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những người yếu thế (powerless), đặc biệt là người nghèo, và các nhóm dễ bị tổn thương.

    Xu hướng xa rời định hướng XHCN cũng là một trong những thách thức vô cùng lớn mà nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam đang phải đối mặt. NNPQ hơn bao giờ hết chính là một giải pháp hữu hiệu để điều chỉnh nguy cơ “chệch hướng” và những khuyết tật cố hữu của một nền kinh tế thị trường. Việc hoàn thiện một NNPQ phụ thuộc rất lớn vào quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới và tăng cường tính độc lập của cơ quan tư pháp, cải cách không ngừng nền hành chính theo hướng cởi mở, minh bạch và chịu trách nhiệm giải trình. Đồng thời, NNPQ được hình thành dựa trên nỗ lực, cam kết mạnh mẽ của đội ngũ lãnh đạo và quản lý nói riêng, cũng như cán bộ, công chức nói chung, với tính cách là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạch định, thực thi chính sách.

    Nhà nước pháp quyền trong một nền kinh tế thị trường luôn có sự đề cao đặc biệt của nhà nước, lực lượng thị trường (các doanh nghiệp và các quan hệ kinh tế thị trường,...) và tổ chức xã hội dân sự. Trong đó, vai trò đặc biệt quan trọng của nhà nước đó là bằng công cụ pháp luật và thông qua pháp luật, điều tiết nền kinh tế, cân bằng mối quan hệ giữa lực lượng thị trường (vốn luôn có xu hướng lấy lợi nhuận làm đầu và lấy các quan hệ kinh tế chi phối toàn bộ các quan hệ khác và mọi mặt của đời sống xã hội) với các tổ chức xã hội và đoàn thể nhân dân (là cầu nối, người giám sát và bảo vệ trực tiếp các quyền và lợi ích chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân). Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội không chỉ góp phần hiệu quả vào việc giám sát quá trình thực thi chính sách, giảm tác động tiêu cực của các lực lượng thị trường, mà điều quan trọng đó chính là việc giúp tăng cường năng lực quản trị nhà nước đối với nền kinh tế thị trường, mà còn giúp trao quyền và tăng cường sự hưởng thụ và thực hiện các quyền cơ bản của công dân. Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là một trong những tiền đề quan trọng của phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cần tăng cường năng lực thực thi và giám sát việc thực thi quá trình chính sách, cùng với việc tăng cường các cơ chế kiểm soát, giám sát quyền lực nhà nước hiệu quả (như Quốc hội, hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội…).

    Trong một xã hội dựa trên kinh tế thị trường, xu hướng lạm quyền và vi hiến của cơ quan hành chính - nhà nước (trong việc thực thi quyền hành pháp) là rất rõ rệt. Vì vậy, NNPQ chỉ có thể được tổ chức và hoạt động theo chiều tích cực đối với hệ thống kinh tế thị trường và phát triển bền vững xã hội nếu như có các cơ chế tương đối độc lập giúp cho nó vận hành hiệu quả. Tăng cường thẩm quyền, năng lực và tính độc lập của các cơ quan tư pháp là một đòi hỏi vô cùng cấp thiết. Kinh nghiệm khu vực và quốc tế về tính hiệu quả của một số mô hình đặc trưng về NNPQ đề cao tính tối cao của Hiến pháp và tinh thần thượng tôn pháp luật của các cơ quan nhà nước và mỗi công dân, vai trò độc lập và tối cao của cơ quan tư pháp trong bảo vệ các nguyên tắc pháp quyền có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng một mô hình NNPQ phù hợp với điều kiện văn hóa, lịch sử, chính trị,… của một nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam hiện nay.

     

    ……………….

    Học thuyết nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề trong lịch sử hình thành và phát triển Tóm tắt: Nghiên cứu sơ bộ những vấn đề cơ bản trong lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng Nhà nước pháp quyền từ thời các triết gia Hy Lạp cổ đại cho đến nay, tác giả rút ra kết luận đó là di sản văn hoá pháp lý chung của toàn thể nhân loại, được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới, chỉ có một thuật ngữ "Nhà nước pháp quyền" thống nhất với những nguyên tắc cơ bản đã được thừa nhận chung. Còn về mặt thực tiễn, xây dựng Nhà nước pháp quyền cho phù hợp với chế độ xã hội, các điều kiện kinh tế-xã hội, các đặc điểm lịch sử- truyền thống từng nước lại là vấn đề hoàn toàn khác, cần được tiếp tục nghiên cứu. Vừa qua, Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định rõ việc tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân với tính chất là công cụ bảo vệ một cách vững chắc các quyền và tự do của nhân dân. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay trớc khoa học pháp lý Việt Nam có nhiệm vụ cấp bách và vô cùng quan trọng là: phải

    tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để làm sáng tỏ về mặt khoa học những vấn đề lý luận về NNPQ. Một trong những vấn đề đó là lịch sử hình thành và phát triển của NNPQ. Đã từ lâu trong khoa học pháp lý tồn tại một quan điểm phổ biến và được thừa nhận chung- trước khi bắt tay vào nghiên cứu bất kỳ một hiện tợng Nhà nước hay pháp luật nào, chúng ta cần phải xem xét lịch sử hình thành và phát triển của hiện tượng đó trong quá khứ ra sao, để từ đó phân tính thực trạng của nó trong hiện tại và dự đoán sự phát triển của nó trong tương lai. Bởi lẽ, theo V.I.Lênin thì trong khoa học xã hội, phơng pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu chắc chắn và đáng tin cậy nhất. Do đó, sẽ hoàn toàn lôgíc và có căn cứ là khi nghiên cứu việc xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam, thì vấn đề đầu tiên mà chúng ta cần phải xem xét là lịch sử hình thành và phát triển về mặt lý luận của NNPQ với tính chất là một học thuyết tiên tiến trong khoa học pháp lý. Tuy nhiên, do tính chất đa dạng, phức tạp và nhiều khía cạnh của những vấn đề khoa học còn đang được tranh luận xung quanh học thuyết về NNPQ (nh lịch sử, khái niệm, bản chất, v.v...), nên trong phạm vi một bài viết đăng trên Tạp chí khoa học, chúng tôi chỉ có thể đề cập đến những vấn đề nào mà theo quan điểm của chúng tôi là chủ yếu và quan trọng hơn cả.  Trước hết, ở đây chúng ta cần khẳng định một chân lý: học thuyết về NNPQ, do bản chất tiến bộ, dân chủ và nhân đạo của nó nên đã được thừa nhận là di

    sản pháp lý chung của toàn thể loài người. Vì vậy, về mặt lý luận, khi nói đến NNPQ "trong lịch sử", chúng ta phải chỉ rõ đó chính là "trong lịch sử các học thuyết chính trị-pháp luật", chứ không thể nói một cách đơn giản và chung chung là "trong lịch sử", vì như vậy là thiếu chính xác. Bởi lẽ, trong lịch sử (từ cổ đại đến cận đại), NNPQ chưa bao giờ tồn tại trên thực tế nh là một Nhà nước đúng với nghĩa của nó (có các cơ quan như cảnh sát, toà án, quân đội, v.v...) mà mới chỉ tồn tại như là một học thuyết chính trị - pháp luật (bao gồm hệ thống các tư tưởng, quan điểm, v.v...). Còn về mặt thực tiễn, trong thế kỷ XXI này (thời kỳ hiện đại), NNPQ đang là một thực tại trong thực tiễn quốc tế, hay chính xác hơn- là hiện thực sinh động ở các nước văn minh và phát triển cao trên thế giới.  Việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết chính trị và pháp luật trên thế giới1 đã cho phép khẳng định một cách xác đáng rằng: sự phôi thai các tư tưởng đầu tiên của nhân loại về NNPQ đã có cội nguồn lịch sử từ rất lâu đời. Chẳng hạn, ngay từ các thế kỷ IX-VI trớc công nguyên (TCN) các nhà tư tưởng của Hy Lạp cổ đại đã quan niệm là: sự khẳng định các nguyên tắc công bằng, pháp chế và một cuộc sống vĩnh hằng bao giờ cũng gắn liền với quyền năng của các thiên thần trên núi Ôlimpơ (đứng đầu là thần Zớt). Lúc bấy giờ, trong các trường ca của Hômer (thế kỷ VIII TCN), đặc biệt là hai trường ca nổi tiếng thế giới "Iliát" và "Ôđixê", thần Zớt được mô tả như một đấng tối cao ban phát công lý chung và trừng trị nghiêm khắc những kẻ gây nên bạo lực hoặc những kẻ phán xét bất công. Dần dần, những quan niệm của Hômer đã được

    tiếp tục phát triển trong các sáng tác của "bảy nhà thông thái" ở Hy Lạp cổ đại (vào các thế kỷ VII-VI TCN)- Falex, Pittác, Perianđr, Biant, Kleôbul, Hilông, và nhất là Xôlông (683-559 TCN)- nhà lập pháp; nhà hoạt động Nhà nước, cải cách nổi tiếng của Aphin và được coi là người sáng lập ra nền dân chủ Hy Lạp cổ đại. Đồng thời, các quan điểm về pháp chế, pháp luật nh là những cơ sở tồn tại của Nhà nước mà cho đến nay vẫn còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng các nền tảng chính trị pháp lý của NNPQ đã được đa ra trong các tác phẩm của bốn nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại- Xôcrat, Platôn, Arixtốt và Xixerôn mà chúng ta sẽ lần lợt xem xét dưới đây. - Xôcrat (469- 399 TCN) - triết gia, một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của lịch sử tinh thần của nhân loại. Là người ủng hộ triệt để về nguyên tắc tư tưởng pháp chế. Ông cho rằng: công lý ở trong sự tuân thủ pháp luật hiện h ành; sự công minh và sự hợp pháp đều là một; nếu nh không tuân thủ thì cũng không thể có Nhà nước và trật tự pháp luật; nếu như các công dân của Nhà nước nào tuân thủ pháp luật thì Nhà nước đó sẽ vững mạnh và phồn vinh. - Platôn (427- 374 TCN) - học trò của Xôrcát, một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời sơ cổ, cũng nh trong toàn bộ lịch sử triết học, các học thuyết chính trị (với những tác phẩm nh "Nhà nước", "Pháp luật", "Nhà chính trị" v.v...). Các tư tưởng tiến bộ của ông từ thời cổ đại vẫn còn có ý nghĩa thực tiễn cho đến bây giờ nh: hoạt động xét xử là để bảo vệ pháp luật; Nhà nước sẽ ngừng tồn tại

    nếu nh trong Nhà nước ấy, các toà án không được tổ chức một cách thoả đáng… Đặc biệt, luận điểm của ông: "Ta nhìn thấy sự diệt vong của Nhà nước, mà trong đó pháp luật không có sức mạnh và ở dưới quyền lực của ai đấy" đã được khẳng định xác đáng trên thực tế của thế kỷ XX bằng sự sụp đổ thảm hại của một loạt các Nhà nước cực quyền đủ các thể loại (phát xít, cảnh sát, quân sự, chuy ên chế, v.v...) kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay. - Arixrốt (384-322 TCN) - "Nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại", học trò của Platôn, người đã trực tiếp tiếp tục phát triển và làm sâu sắc hơn các quan điểm chính trị - pháp luật của thầy mình. Theo ông, yếu tố cấu thành cơ bản trong luật là sự phù hợp của tính đúng đắn về chính trị của nó với tính pháp quyền. Nếu không tuân theo pháp luật mà còn chà đạp lên pháp luật, nếu mưu toan thống trị bằng bạo lực dĩ nhiên là mâu thuẫn với tư tưởng pháp quyền. - Xixerôn (106-43 TCN) - nhà luật học, hoạt động nhà nước và hùng biện nổi tiếng, tác giả của một loạt các công trình khoa học nh "về Nhà nước", "về những đạo luật" và "về các nghĩa vụ". Ông đã đa ra nhiều quan điểm tiên tiến nh: người hoạt động trong các lĩnh vực Nhà nước cần phải sáng suốt, công minh, có khả năng hùng biện và hiểu biết những nguyên lý cơ bản của pháp luật mà nếu nh thiếu các kiến thức đó thì không ai có thể công minh được; các đạo luật do con người quy định phải phù hợp với tính công minh và quyền tự nhiên, vì sự phù hợp (hay không) ấy là tiêu chuẩn để đánh giá tính công minh (hay không) của chúng...

    Đặc biệt là Xixêrôn đã nêu lên nguyên tắc có tính chất bắt buộc về sự tối cao của luật trong Nhà nước: "Tất cả mọi người đều phải ở dưới hiệu lực của pháp luật"4 mà hiện nay được xem là một trong những nguyên tắc cơ bản được thừa nhận chung của NNPQ.  Nhưng có lẽ phải đến tận các thế kỷ XVII - XIX, sau những thắng lợi của các cuộc đấu tranh hàng thế kỷ với các chế độ phong kiến tàn bạo, chuyên chế, độc tài và vô pháp luật, thì các tư tưởng và quan điểm của nhân loại tiến bộ về NNPQ mới được tiếp tục phát triển và dần dần hình thành một cách rõ ràng và dứt khoát trong các học thuyết chính trị pháp luật. dưới đây chúng ta xem xét những nét chủ yếu trong các tư tưởng và quan điểm khoa học của bốn nhà lý luận lớn nhất về NNPQ giai đoạn này- J.Lốccơ, S.L.Môngtéxkiơ, I.Kant, và G.V. Hê ghen. - Jôn Lốccơ (1632-1704): nhà khoa học vĩ đại người Anh trong các lĩnh vực chính trị và pháp luật. Các tư tưởng về Nhà nước và pháp luật của ông được trình bày trong tác phẩm "Hai chuyên luận về Nhà nước" (1690). Theo ông, các quyền của con người (bao gồm tự do, bình đẳng và sở hữu) là tự nhiên và không thể bị tớc đoạt, Nhà nước được thành lập ra là để bảo vệ các quyền của con người, bảo vệ pháp luật và không được xâm phạm đến chúng. Từ đó, luận chứng cho sự cần thiết của pháp luật và pháp chế, ông cho rằng: ở đâu không có pháp luật thì ở đó cũng không có tự do, vì pháp luật là công cụ cơ bản quyết định việc giữ gìn và mở rộng tự do cá nhân, đồng thời bảo đảm cho cá nhân tránh khỏi sự tuỳ tiện và ý chí độc đoán của những người khác.

    J. Lôccơ cho rằng: mối nguy hiểm chính của sự tuỳ tiện và xâm phạm từ phía quyền lực nhà nước đối với các quyền và tự do của con người và pháp luật xuất phát từ các đặc quyền của những người cầm quyền; vì thế, trong Nhà nước, tuyệt đối không một người nào được nắm toàn bộ quyền lực và tránh khỏi việc phục tùng pháp luật. Khẳng định chủ quyền của nhân dân nh là nền tảng bảo đảm cho sự tồn tại của Nhà nước, ông cho rằng: việc điều hành Nhà nước phải dựa trên các đạo luật do nhân dân tuyên bố và biết rõ về chúng; chủ quyền của nhân dân cao hơn, quan trọng hơn chủ quyền của Nhà nước do họ thành lập… Các quan điểm tiến bộ và nhân đạo của J.Lốccơ đã được sách báo chính trịph áp lý các thế kỷ XVIII-XIX ca ngợi là các tư tưởng về NNPQ. Đó chính là công lao to lớn nhất của J.Lốccơ đối với nhân loại, vì các quan điểm khoa học của ông sang thế kỷ XX không chỉ được tiếp tục phát triển và thể hiện trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc ngày 10/12/1948 và một loạt các văn bản pháp luật quốc tế khác về các quyền con người, mà còn trở thành hiện thực ở tất cả các NNPQ trên thế giới (nhất là các quan điểm về chủ quyền của nhân dân, phân công quyền lực, bảo vệ các quyền và tự do của công dân). - Sáclơ Lui Môngtéxkiơ (1698-1755)– nhà luật học lỗi lạc, một trong những đại diện xuất sắc của trào lu khai sáng thế kỷ thứ XVIII ở Pháp, tác giả của công trình khoa học nổi tiếng "Về tinh thần của pháp luật" (1748). Ông đã khẳng định rất đúng rằng: nguyên tắc chủ yếu của chế độ chuyên chế là làm cho con người khiếp sợ, đó là Nhà nước của sự độc đoán và tuỳ tiện, bởi lẽ trong Nhà nước ấy không

    bao giờ có pháp luật, còn nếu có đi chăng nữa thì không có ý nghĩa thực tế gì cả, vì cũng không có các chế định nào để bảo vệ pháp luật. Khi luận chứng cho các vấn đề nh: sự cần thiết của pháp chế và tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, sự kìm hãm và đối trọng của ba nhánh quyền lực Nhà nước vì lợi ích chung của toàn xã hội và nhân dân (chứ không phải là của riêng giới cầm quyền, giai cấp hoặc tầng lớp xã hội nào), tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do chính trị và an toàn của công dân tránh khỏi tình trạng vô pháp luật, cũng nh sự tuỳ tiện và lạm quyền từ phía các quan chức của bộ máy Nhà nước, S. Môngtéxkiơ đã viết rằng: nếu như quyền lập pháp và hành pháp nằm trong tay một người hay một cơ quan, cũng như khi quyền tư pháp không tách khỏi hai nhánh quyền lực kia thì sẽ không có tự do, còn nếu như quyền tư pháp hợp nhất với quyền hành pháp thì tòa án sẽ có khả năng trở thành kẻ đàn áp, và tất cả sẽ bị huỷ diệt nếu như quyền lực nằm trong tay một người hay một cơ quan hợp nhất cả ba quyền này. Như vậy, các tư tưởng và quan điểm khoa học của S. Môngtéxkiơ đã để lại cho nền văn minh của nhân loại một di sản pháp lý quý báu mà giá trị xã hội to lớn của nó vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay- lý luận về phân công (chứ không phải là phân chia) quyền lực. Với bản chất dân chủ và nhân đạo của nó, sự phân công quyền lực không chỉ một học thuyết chính trị - pháp lý tiên tiến, mà còn là một nguyên tắc cơ bản, trung tâm bắt buộc và quan trọng nhất được thừa nhận chung của các NNPQ trên thế giới.

    - Immanuil Kant (1724-1804) - nhà triết học nổi tiếng người Đức với luận chứng về những cơ sở triết học cho học thuyết về NNPQ. Ông cho rằng: lý trí thực tế, hoặc ý chí tự do của mỗi cá nhân chính là nguồn gốc của các đạo luật có tính pháp quyền và đạo đức; pháp luật để bảo đảm các quan hệ văn minh giữa mọi người, Nhà nước là sự hợp nhất của nhiều người biết phục tùng các đạo luật có tính pháp quyền nhằm bảo vệ trật tự pháp luật và được xây dựng trên các nguyên tắc chủ quyền; bản thân Nhà nước trong toàn bộ hoạt động của mình phải dựa trên pháp luật, nếu không nó sẽ bị mất sự tín nhiệm của các công dân - những người đã hợp thành nó. I. Kant đã căn cứ vào sự tồn tại (hay không) chế định phân công quyền lực (lập pháp, hành pháp và t pháp) để phân biệt hai hình thức cầm quyền: NNPQ- có và Nhà nước độc tài- không có (chế định đã nêu), vì theo ông, sự phối hợp và điều hoà của ba nhánh quyền lực này có khả năng ngăn ngừa được chế độ chuyên chế và bảo đảm được sự phồn thịnh của Nhà nước. Quan điểm khoa học nhân đạo của ông là: chủ quyền của nhân dân chỉ có thể đ ược thể hiện trên thực tế thông qua sự phân công quyền lực nh là nguyên tắc Nhà nước quan trọng nhất, vì tính tối cao của chủ quyền của nhân dân là điều kiện cơ bản và quan trọng trong một Nhà nước "của nhân dân" chứ không thể là của cá nhân hay tập đoàn riêng biệt nào,v.v... - G.V.Hêghen (1770-1831) - nhà triết học, nhà tư tưởng thiên tài người Đức mà di sản khoa học đã đánh dấu một cái mốc quan trọng trong toàn bộ lịch sử triết học và lịch sử các học thuyết chính trị pháp luật của nhân loại. Trong số các công tr ình

    khoa học của mình, tác phẩm nổi tiếng "Triết học pháp quyền" (1821) là một bộ phận cấu trúc quan trọng trong toàn bộ hệ thống triết học của ông. Trong đó, bằng các quan điểm tiến bộ, ông đã luận chứng cho cấu trúc của NNPQ- với xã hội công dân, trật tự pháp luật và các đạo luật có tính pháp quyền chống lại Nhà nước cực quyền- với xã hội khép kín, bộ máy quyền lực-chính trị quan liêu và hệ thống pháp luật có tính chất tuỳ tiện, mệnh lệnh, v.v... Cùng với bốn nhà lý luận lớn nhất về NNPQ trên đây, nhân loại còn biết đến một loạt các nhà luật học, các nhà tư tưởng vĩ đại khác của giai đoạn này như: Tômát Giêphêsơn (1743-1826)- người đại diện cho quyền lợi của những người sản xuất nhỏ và là tác giả của Tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776 nổi tiếng, Tômát Pên (1737-1809), Jôn Ađam (1735-1826), Jêm Mêđisơn (1752-1836), v.v... Các quan điểm khoa học tiến bộ và nhân đạo của họ đã góp phần phát triển học thuyết về NNPQ hoặc gắn liền với các văn kiện Nhà nước-pháp luật có ý nghĩa thời đại và ý nghĩa lịch sử toàn thế giới - Tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776 cũng như Hiến pháp Mỹ năm 1779 - Hiến pháp đầu tiên của loài người. . Đồng thời, lịch sử các học thuyết chính trị-pháp luật cũng đã khẳng định một cách xác đáng rằng: do bản chất tiến bộ và nhân đạo nên các tư tưởng và quan điểm khoa học trên đây đã trở thành các giá trị tinh thần quý báu chung của toàn thể nhân loại, còn lý luận về NNPQ- học thuyết chính trị-pháp luật tiên tiến của nền văn minh toàn thế giới. Bởi lẽ, bản chất tiến bộ và nhân đạo của quan điểm ấy thể hiện ở chỗ: một là, mặc dù là những người xuất thân từ các tầng lớp

    trên trong xã hội của các nước công nghiệp Âu-Mỹ các thế kỷ XVII- XIX, nhưng vì đặt lợi ích của toàn thể xã hội và nhân dân trên hết nên khi đa ra các quan điểm tiến bộ và nhân đạo trên đây, các tác giả của chúng không bao giờ ích kỷ, hẹp hòi và tự vơ lấy rằng các tư tưởng và quan điểm ấy chỉ là "của riêng" giai cấp hay tầng lớp xã hội này (mà không phải là của giai cấp hay tầng lớp xã hội kia). Và hai là, vì thế mà các quan điểm tiến bộ và nhân đạo trên đây đã được lĩnh hội và thừa nhận chung (dù là ở các mức độ khác nhau) bởi các nhà tư tưởng thuộc các xu hớng và quan điểm khác nhau trên thế giới. Chẳng hạn như: - C. Mác ngay từ thế kỷ XIX, trong thư gửi Tổng thống Mỹ A. Lincôn, khi nói về Bản tuyên ngôn độc lập ở Mỹ đã ca ngợi là: ở đó, lần đầu tiên đã xuất hiện tư tưởng của một nền cộng hoà dân chủ vĩ đại, ở đó đã ra bản tuyên ngôn đầu tiên về các quyền của con người. Đồng thời, ông đã nêu lên luận điểm nổi tiếng thể hiện rõ tư tưởng về tự do và NNPQ là: "Tự do là ở chỗ biến Nhà nước từ cơ quan đứng trên xã hội thành cơ quan phục tùng xã hội ấy". - V.I. Lê nin vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã khâm phục cuộc chiến tranh giải phóng cách mạng "của nhân dân Mỹ chống lại bọn kẻ cớp Anh" và trong các tác phẩm của mình đã viết rằng: "Không có đờng nào tiến lên chủ nghĩa xã hội ngoài con đờng thông qua chế độ dân chủ và tự do chính trị" - Hồ Chí Minh do nhận thức được các giá trị xã hội tiến bộ của tự do, dân chủ và các quyền con người trong "Tuyên ngôn độc lập Mỹ", nên chỉ trong vòng một

    năm (từ sau tháng 9/1945 đến cuối năm 1946) đã gửi 14 văn bản bày tỏ sự mong muốn hợp tác với Mỹ và trong Công hàm ngày 1/11/1945 gửi cho Bộ trởng ngoại giao Mỹ đề nghị gửi 50 thanh niên Việt Nam sang đó học tập, người đã viết là: "rất quan tâm đến các vấn đề của nước Mỹ và thiết tha mong muốn tạo được mối quan hệ với nhân dân và trí thức Mỹ, những người có ý tưởng xuất sắc về công bằng nhân đạo quốc tế..." Đồng thời, nh PGS. Song Thành (nguyên Viện trởng Viện nghiên cứu Hồ Chí Minh) cho biết: những tư tưởng lớn của bản "Tuyên ngôn độc lập Mỹ 1776" đã được Hồ Chí Minh tiếp nhận và trích dẫn nhiều lần, người cũng rất kính trọng Giêphêsơn. - Đảng Cộng sản Mỹ cũng đã ghi nhận trong điều lệ của mình việc phát triển tiếp tục các truyền thống dân chủ của T.Giêphêsơn Đầu thế kỷ XX, tầng lớp trí thức tự do của n ước Nga Sa hoàng đã tuyên bố khát vọng muốn biến nước Nga Sa hoàng thành một NNPQ. Chẳng hạn, P.V.Xtruve đã viết: cuộc đấu tranh để hình thành NNPQ với chế độ xã hội mới và trật tự pháp luật dân chủ (vì lúc bấy giờ, những người trí thức tự do đã hy vọng là bản thân Sa hoàng sẽ tự hạn chế quyền lực của mình và sẽ bắt đầu làm luật cùng với Nghị viện hoặc sẽ chuyển giao quyền lập pháp cho Nghị viện, còn tất cả các cơ quan nhà nước sẽ được ràng buộc bởi pháp luật)V.M.Gexxen quan niệm rằng: NNPQ là Nhà nước thừa nhận hiệu lực bắt buộc của tất cả các đạo luật và các quy phạm pháp lý, bị ràng buộc và hạn chế bởi

    pháp luật, đứng dưới pháp luật, chứ không phải đứng ngoài và đứng trên nó Còn P. I.Nôvgôrôđtxev khẳng định là: Nhà nước phải bị ràng buộc bằng các quy phạm đứng trên nó- các quy phạm của đạo đức và quyền tự nhiên, chứ không phải là các quy phạm xuất phát từ ý chí chủ quan của Nhà nước và nằm trong pháp luật do Nhà nước đặt ra ở Liên Xô trớc đây, trong suốt một thời gian dài, do sự ngự trị của các quan điểm bảo thủ và giáo điều nh là sản phẩm sinh ra từ cơ chế quan liêu- cực quyền muốn chính trị hóa khoa học pháp lý Xô Viết, nên học thuyết về NNPQ ít được nghiên cứu, hoặc có được đề cập đến thì cũng không phải là sự phân tích dưới góc độ khoa học, mà là dưới góc độ chính trị, do đó thiếu khách quan, thậm chí đ ã bị xuyên tạc và chụp mũ bằng các thuật ngữ chính trị Về vấn đề này, nguyên Chánh án (nay là Thẩm phán) Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga, TSKH luật, giáo s V.Đ.Dorkin đã viết: "chế độ quan liêucực quyền đã cản trở việc biến tư tưởng Nhà nước pháp quyền vào lý luận và thực tiễn của Liên Xô"16. Hội nghị toàn liên bang lần thứ XIX, Đảng Cộng sản Liên Xô (28/6 - 1/7/1988), với Nghị quyết "Về dân chủ hóa xã hội Xô Viết và cải cách hệ thống chính trị" đã tổng kết, đánh giá tình hình và coi việc hình thành NNPQ là sự nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt nh là hình thức tổ chức quyền lực chính trị phù hợp hoàn toàn với CNXH dân chủ và nhân đạo. ở Liên Xô cũ nói riêng và hầu nh đại đa số các n ước trong hệ thống XHCN cũ nói chung (trong đó có Việt Nam), học thuyết về NNPQ thực sự có bớc phát triển mới có tính chất quyết định- được nghiên cứu một cách đồng

    bộ, toàn diện, có hệ thống và dưới nhiều khía cạnh khác nhau, đồng thời giữ một vị trí xứng đáng trong khoa học pháp lý đúng với nghĩa của nó nh hiện nay. 8. Như vậy, sự thừa nhận chung trên đây đã cho thấy rằng: học thuyết về NNPQ là di sản văn hoá pháp lý chung của toàn thể nhân loại tiến bộ (chứ không phải chỉ là của riêng giai cấp, lực lợng chính trị hay tầng lớp xã hội nào). Chính vì vậy, dưới góc độ khoa học pháp lý (chứ không phải dưới góc độ chính trị!), khi nói đến khái niệm "Nhà nước pháp quyền" cần phải hiểu là chỉ có một thuật ngữ "NNPQ" thống nhất với các nguyên tắc cơ bản được thừa nhận chung mà nhân loại tiến bộ đã biết đến từ các học thuyết chính trị- pháp luật, cũng nh từ thực tiễn xây dựng nó. Còn nếu nh đã gọi là "NNPQ tư sản", "NNPQ kiểu phương Tây" hay "NNPQ kiểu phương Đông" v.v..., chính trị hóa thuật ngữ "NNPQ" thì lại là một vấn đề khác, vì ngay bản thân các tên gọi đó đã là cách đặt vấn đề nghiên cứu NNPQ dưới góc độ chính trị (chứ không phải dưới góc độ khoa học pháp lý). Còn về mặt thực tiễn, việc xây dựng NNPQ cho phù hợp với chế độ xã hội nào- dân chủ t sản, XHCN dân chủ và nhân đạo v.v... hay các điều kiện kinh tế- xã hội hoặc các đặc điểm lịch sử-truyền thống của các nước nào (phơng Đông hay phơng Tây) lại là những vấn đề hoàn toàn khác nữa, chúng còn đang được tranh luận và đòi hỏi phải được nghiên cứu nghiêm túc và sâu sắc mới có thể đa ra được những kết luận chính xác và khoa học, chứ không thì chỉ sẽ là những điều võ đoán một cách chủ quan và hời hợt, thiển cận và nông cạn, duy tâm và duy ý chí.

    III. Kết luận

    Tóm lại, việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản của sự hình thành và phát triển học thuyết về NNPQ trong lịch sử các học thuyết chính trị-pháp luật cho phép đi đến một số kết luận chung dưới đây. 1. Các tư tưởng và quan điểm đầu tiên của nhân loại tiến bộ về NNPQ đã xuất hiện truớc tiên chỉ với tính chất là khát vọng, ước mơ và lý tưởng về các giá trị xã hội cao quý (như công bằng và bác ái, nhân đạo và tình thương, dân chủ và tự do, pháp luật và pháp chế) thực tế là có cội nguồn hình thành và phát triển từ hàng nghìn năm qua trên những chặng đờng tìm kiếm các phuơng tiện và phuơng pháp để nhằm đạt đến giá trị xã hội cao quý ấy. 2. Dần dần, theo chiều dài của thời gian và lịch sử, cho đến hôm nay, với bản chất tiến bộ, nhân đạo và dân chủ, thì NNPQ không những chỉ là một học thuyết tiên tiến trong khoa học pháp lý của nhân loại, mà còn là hiện thực sinh động ở các nước văn minh và phát triển cao trên thế giới. 3. Cuối cùng, nghiên cứu những vấn đề lý luận về NNPQ cần đ ược tiếp tục một cách sâu sắc hơn nữa ở nước ta, nhằm góp phần đa ra phơng án khả thi cho việc xây dựng thành công NNPQ XHCN Việt Nam

     

    Câu 22:Thế nào là cách mạng công nghiệp, những thành tựu của KHCN nửa sau thế kỷ XX có tác động thế nào đến quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở việt Nam hiện nay.

     

    1. Thế nào là cách mạng công nghiệp.

    - Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

    2. Tác động đến quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam

    a) Đặc trưng cơ bản:

    - Sự phát triển của ngành năng lượng mới.

    - Những vật liệu mới cho phép đổi mới và chế tạo những máy móc mới, trong đó có các tên lửa cực mạnh mở ra kỉ nguyên vũ trụ.

    - Cách mạng sinh học.

    - Máy tính có thể làm hàng triệu đến vài tỉ phép tính trong một giây.

    b) Tác động.

    Tầm quan trọng của CNH-HĐH với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta

    a.Bối cảnh trong và ngoài nước

    Nền kinh tế của nước ta trong quá trình phát triển gặp rất nhiều khó khăn: chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, sự chủ quan ỷ lại của lãnh đạo trong khôi phục kinh tế sau chiến tranh bằng máy móc dập khuôn mô hình kinh tế Liên Xô cũ. Bởi vậy, trong một thời gian nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng trì trệ và lạc hậu.Sự nghiệp CNH-HĐH lại được tiến hành sau một loạt nước trong khu vực và trên thế giới .Đó là một khó khăn và thiệt thòi lớn nhưng đồng thời nó cũng tạo ra cho chúng ta những thuận lợi nhất định. Khó khăn là trang thiết bị của chúng ta đã bị lạc hậu đến 40,50 năm so với các nước tiên tiến trên thế giới. Còn thuận lợi được thể hiện trước hết ở chỗ thông qua những kinh nghiệm thành công và không thành công của các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta có thể rút ra những bài học bổ ích cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

    b.CNH-HĐH là một tất yếu khách quan

    Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ, để thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng ổn định, nước ta phải xác định cơ cấu kinh tế hợp lý, trang thiết bị ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tế, quá trình ấy gắn liền với quá trình CNH.

    Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, Việt Nam phải tìm cho mình một con đường đặc thù, vừa phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội trong nước vừa bảo đảm xu thế phát triển chung của thế giới. Theo dự thảo báo cáo chính trị của đại hội VII trình lên đại hội VIII của Đảng dự kiến từ nay đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đây là lối thoát duy nhất cho nền kinh tế Việt Nam song cũng là một thách thức mới. Tuy nhiên điểm xuất phát CNH-HĐH ở nước ta hiện nay là tiền công nghiệp với những đặc điểm chủ yếu là nền kinh tế dựa vào các hoạt động thương mại khai thác tài nguyên lao động, quản lý còn nặng về kinh nghiệm. Mặt khác nước ta là một nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp là bộ phận của kinh tế nông thôn. Kinh tế nông thôn nước ta chủ yếu là kinh tế thuần nông. Nhìn một cách tổng quát, nếu xét về chỉ tiêu kinh tế như tỷ trọng giữa công nghiệp và nông nghiệp, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX) đặc biệt là khoa học kĩ thuật và công nghệ, mức sống của nhân dân ... thì Việt Nam vẫn là một nước nghèo nàn, khó khăn và lạc hậu, đang ở trình độ văn minh nông nghiệp.

    Để tiến hành sản xuất lớn, hiện đại, nước ta phải thực hiện quá trình công nghiệp hoá. Đây là một quá trình nhảy vọt của LLSX và của khoa học kĩ thuật. Trong thời kỳ CNH,HĐH LLSX phát triển một cách mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, chủng loại và quy mô. LLSX được tạo ra trong thời kỳ này là cái “cốt“ vật chất kĩ thuật rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nó làm thay đổi cách thức sản xuất chuyển người lao động từ sử dụng công cụ thủ công sang sử dụng công cụ cơ giới và nhờ đó làm mà sức lao động của con người được giải phóng, năng xuất lao động xã hội ngày càng tăng, sản phẩm xã hội được sản xuất ra ngày càng nhiều, càng đa dạng và phong phú, đáp ứng được ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân.

     Ở nước ta CNH XHCN được coi là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Đảng ta đã xác định được thực chất của CNH XHCN là “quá trình thực hiện sự phân công mới về lao động và là quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa để không ngừng tái sản xuất mở rộng, CNH XHCN là quá trình xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, do giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới sự chỉ đạo của Đảng cộng sản ... CNH XHCN có nhiệm vụ đưa nền kinh tế nước ta từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN. Qua đó, để xây dựng nước ta trở thành nước XHCN có nền công nông nghiệp hiện đại, kĩ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, cuộc sống văn minh và hạnh phúc, chúng ta phải tiến hành CNH-HĐH đất nước.

    c. Vai trò của CNH-HĐH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam

    Công nghiệp hoá là một giai đoạn phát triển tất yếu của mỗi quốc gia. Nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển, muốn vươn tới trình độ phát triển cao, nhất thiết phải trải qua CNH. Thực hiện tốt CNH-HĐH có ý nghĩa đặc biệt to lớn và có tác dụng trên nhiều mặt:

    - CNH-HĐH làm phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng sức chế ngự của con người đối với tự nhiên, tăng trưởng kinh tế, do đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần quyết định sự thắng lợi của CNXH. Sở dĩ nó có tác dụng như vậy vì CNH-HĐH là một cách chung nhất, là cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công nghệ sản xuất, làm tăng năng suất lao động.

    - Tạo tiền đề về vật chất để không ngừng củng cố và tăng cường vai trò kinh tế nhà nước, nâng cao năng lực tích luỹ, tăng công ăn việc làm, nhờ đó làm tăng sự phát triển tự do và toàn diện trong mọi hoạt động kinh tế của con người-nhân tố trung tâm của nền sản xuất xã hội. Từ đó, con người có thể phát huy vai trò của mình đối với nền sản xuất xã hội. "Để đào tạo ra những người phát triển toàn diện, cần phải có một nền kinh tế phát triển cao, một nền khoa học kỹ thuật hiện đại, một nền văn hoá tiên tiến, một nền giáo dục phát triển". Bằng sự phát triển toàn diện, con người sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Muốn đạt được điều đó, phải thực hiện tốt CNH-HĐH mới có khả năng thực tế để  quan tâm đầy đủ đến sự phát triển tự do và toàn diện nhân tố con người.

    - CNH-HĐH góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế có phát triển thì mới có đủ điều kiện vật chất cho tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, đủ sức chống thù trong giặc ngoài. CNH-HĐH còn tác động đến việc đảm bảo kỹ thuật, giữ gìn bảo quản và từng bước cải tiến vũ khí, trang thiết bị hiện có cho lực lượng vũ trang.

    -  CNH-HĐH góp phần tăng nhanh quy mô thị trường. Bên cạnh thị trường hàng hoá, còn xuất hiện các thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ...  Vì vậy, việc sử dụng tín dụng, ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác tăng mạnh. CNH-HĐH cũng tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng  nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế.

    2. Thực trạng CNH-HĐH trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam

    2.1 Nội dung của CNH-HĐH

    2.1.1 Trang bị kỹ thuật và công nghệ theo hướng hiện đại trong các ngành của nền kinh tế quốc dân

    a. Tiến hành cách mạng khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tự trang bị

    Thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng kỹ thuật. Cuộc cách mạng lần thứ nhất nổ ra vào những năm 30 của thế kỷ XVIII với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang cơ khí hoá. Cuộc cách mạng lần thứ XX với tên gọi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại .

    Trong mấy chục năm gần đây, thế giới đã diễn ra những biến đổi cực kỹ to lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Nội dung của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ II này không chỉ dừng lại ở tính chất hiện đại của các yếu tố tư liệu sản xuất mà còn ở kỹ thuật công nghệ hiện đại, phương pháp sản xuất tiên tiến. Điều này thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

    -         Về cơ khí hoá:

    Chuyển sang cơ chế thị trường, ngành cơ khí đã khắc phục được những khó khăn ban đầu và từng bước ổn định sản xuất, caỉ tiến công nghệ , cải tiến mẫu mã, mở rộng mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm.... Hiện nay, ngành cơ khí đã sản xuất được một số mặt hàng bảo đảm chất lượng, không thua kém hàng nhập ngoại nên tiêu thu nhanh, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu nhưng số lượng còn hạn chế, chỉ giới hạn trong một số loại sản phẩm. Ngành cơ khí đã sản xuất được nhiều thiết bị phụ tụng thay thế hàng nhập ngoại, chất lượng không kém hàng nhập ngoại.

    Trình độ cơ khí hoá của một số ngành sản xuất vật chất:

    + Trong nông nghiệp: Nội dung sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lao động thủ công, sử dụng sức lao động dư thừa ở nông thôn, tỷ lệ cơ khí hoá thấp, sản xuất nông nghiệp vẫn là thủ công trong hầu hết các khâu: làm đất, gieo giống, chăm bón và thu hoach. Mấy năm gần đây, do cơ chế mở nhiều vùng nông thôn đã phát triển mạnh nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhỏ bán cơ khí, song số lao động trong lĩnh vực công nghiệp bình quân toàn quốc không quá 5% tổng số lao động nông thôn.

    + Trong công nghiệp: Công nghiệp cơ khí được áp dụng rộng rãi trong các đơn vị sản xuất công nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, lao động thủ công vẫn cần nhiều trong khâu vận chuyển nội bộ, bao gói, cung ứng dịch vụ công cộng và sản xuất phụ có tính chất gia công. Lao động trong các khâu này thường chiếm 40-50% trong tổng số lao động công nghiệp quốc doanh. Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu vẫn sử dụng lao động thủ công và tay nghề truyền thoóng với công cụ cơ khí nhỏ, bán cơ khí (trừ một số doanh nghiệp tư nhân quy mô tương đối lớn mới được đầu tư trong những năm gần đây)

    + Trong xây dựng cơ bản, tỷ lệ cơ giới hoá trên các công trường xây dựng lớn thường cao hơn các công trường xây dựng nhỏ.

    Nói tóm lại, cơ khí hoá trong các ngành sản xuất vật chất xã hội còn thấp, phương tiện cơ khí hoá cũ kỹ, lạc hậu, năng suất lao động chưa cao, chi phí vật chất còn lớn, giá thành sản phẩm cao, chất lượng nhiều mặt hàng chưa bảo đảm. Trong mấy năm gần đây, do đổi mới cơ chế và có bổ sung nhiều thiết bị mới, công nghệ mới nên đã có tác đông đên sự tăng trưởng và phát triển sản xuất xã hội, sản phẩm, mẫu mã hàng hoá đa dạng, chất lượng sản phẩm có tốt hơn trước. Nhưng về cơ bản, trình độ cơ khí hoá sản xuất chưa được cao.

    -         Về tự động hoá:

    + Trong công nghiệp, việc tự động hoá thường được áp dụng ở mức cao trong các dây chuyền công nghệ có tính liên hợp quy mô lớn. Trừ những nhà máy mới được đầu tư của các nước kinh tế phát triển, hầu hết dây chuyền tự động của Liên Xô (cũ), Trung Quốc và các nước Đông Âu đều lạc hậu, nhiều bộ phận bị hư hỏng phải thay thế bằng các thiết bị nhập ngoại ở các nước kinh tế phát triển.

    + Trong xây dựng cơ bản, tỷ lệ tự động hoá không cao, khoảng 1,5-2% trong công tác xây dựng cơ bản.

    + Trong sản xuất nông nghiệp, tự động hoá chưa được áp dụng, kể cả các xí nghiệp trung ương và xí nghiệp địa phương.

    Tóm lại, trình độ tự động hoá còn rất thấp là đặc trưng nổi bật của nền sản xuất nước ta. Điều đó cũng phù hợp với thực tế và có nguyên nhân: lao động trong nước còn dư thưa, cần tạo công ăn việc làm đang là nhu cầu cấp bách hiện nay và nhiều năm sau.

    -         Về hoá học hoá:

    Nhìn chung, công nghiệp hoá học của Việt Nam đã được phát triển trong nhiều ngành sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm cung cấp cho công nghiệp, nông nghiệp, cho tiêu cùng xã hội và có sự tăng trương khá trong các năm gần đây: phân bón hoá học, quặng apatít, thuốc trừ sâu, sơn hoá học, săm lốp các loại....Sản phẩm của hoá học hoá còn được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp chất dẻo, công nghiệp sản xuất phụ gia, các chất hoá học, xúc tác...Hoá học hoá ngày càng giữ vai trò quan trọng tác động đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, việc đầu tư để phát triển cho ngành hoá chất còn ít. Hoá học chưa thành nhân tố mũi nhọn cho sự phát triển kinh tế. Đây là nhược điểm của nền kinh tế phát triển thiếu đồng bộ trong thời gian qua.

    Về sinh học hoá: Có một số ngành đang áp dụng công nghệ sinh học như sản xuất rượu bia, nướcgiải khát, phân bón, chăn nuôi, lai tạo giống, vi sinh học, tuy có kết quả đáng kể, tạo ra nhiều loại giống mới cho cây trồng và vật nuôi, có khả năng chống được bệnh tật, phù hợp với thời tiết khí hậu Việt Nam và có năng suất cao, nhưng tỷ lệ áp dụng chưa cao. Đây là ngành sản xuất non trẻ mới được áp dụng vào Việt Nam trong những năm gần đay và đang có nhiều tiềm năng trong tương lai.

    -Về tin học hoá: Ngành tin học đã được phát triển khá nhanh trong thời kỳ từ đổi mới kinh tế đên nay. Tin học đang trở thành một ngành mũi nhọn, phát triển mạnh mẽ, gắn kết thông tin thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới một cách nhanh nhạy. Đồng thời, sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thiết kế, phục vụ công tác lãnh đạo các cấp, an ninh và quốc phòng...

    Tóm lại, qua phân tích thực trạng trình độ công cụ, công nghệ của công nghiệp hoá trong thời gian qua, chúng ta thấy rằng: trình độ cơ khí hoá, tự động hoá còn thấp, hoá học hoá chưa thực sự được đẩy mạnh; sinh học hoá mới du nhập vào Việt nam, chưa được ứng dụng nhiều; tin học hoá tuy có phát triển nhưng chưa cơ bản; lao động thủ công vẫn còn chiếm tỷ trọng chủ yếu; công cụ, thiết bị, công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, thiếu đồng bộ và hiệu quả kinh tế thấp.

    b. Trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại còn được thực hiện thông qua nhận chuyển giao công nghệ mới từ các nước tiên tiến

    2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

    a. Việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý bao giờ cũng phải dựa trên tiền đề là phân công lao động xã hội

    Đối với nước ta, đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa thì tất yêú phải có phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá sản xuất giữa các ngành trong nội bộ từng ngành và giữa các vùng trong nền kinh tế quốc dân.

    Việc phân công lại lao động xã hội có tác dụng rất to lớn. Nó là đòn bẩy của sự phát triển công nghệ và năng suất lao động, cùng với cách mạng khoa học kỹ thuật, nó góp phần hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý. Sự phân công lại lao động xã hội trong quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay cần phải tuân theo  các qúa trình có tính quy luật sau:

    Thứ nhất, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần; tỷ trọng và số tuyệt đối lao động công nghiệp ngày một tăng lên.

    Thứ hai, tỷ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng lao động xã hội.

    Thứ ba, tốc độ tăng lao động trong các ngành phi sản xuất vật chất tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật chất.

    Đối với nước ta, phương hướng phân công lao đông xã hội hiện nay cần triển khai cả hai địa bàn: tại chỗ và nơi khác để phát triển về chiều rộng kết hợp phát triển theo chiều sâu. Tuy nhiên, cần phải ưu tiên địa bàn tại chỗ, nên cần chuyển sang địa bàn khác phải có sự chuẩn bị chu đáo. Đi đôi vớ quá trình phân công lại lao động xã hội, một cơ cấu kinh tế mới cũng dần dần được hình thành.

    b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

    Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Đại hội Đảng lần thứ VI đã xác định nhiệm vụ " bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất, phù hợp với tính quy luật về sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất, phù hợp với khả năng của đất nước và phù hợp với sự phân công lao động, hợp tác quốc tế ". Những kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong những năm đổi mới được thể hiện ở các khía cạnh cơ cấu khác nhau, trong đó rõ nét nhất và đặc trưng nhất là từ góc độ cơ cấu ngành.

    * Công nghiệp hoá cho phép công nghiệp nông thôn tồn tại và phát triển với tốc độ tăng trưởng cao

    Nông thôn Việt Nam chiếm 80% dân số, 72 % nguồn lao động xã hội, nhưng mới tạo ra khỏang 1/3 tổng sản phẩm quốc dân (1996). Do vậy, CNH-HĐH nông thôn không những là quan trọng, mà còn có ý nghĩa quyết định đối với quy mô và tốc độ CNH-HĐH đất nước. Vấn đề nêu trên không phải là đặc thù của Việt Nam mà được rút ra từ thực tế và kinh  nghiệm các nước trong khu vực châu á. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy HĐH không nhất thiết phải được khởi đầu hoặc được duy trì bởi sự phát triển nhanh của công nghiệp nặng ở một số ít trung tâm công nghiệp, tại các đô thị lớn mà có thể được khởi đầu ở nông thôn và phụ thuộc vào khu vực vày.

    Ở Việt Nam , Đảng và Nhà nước rất coi trọng vai trò của nông thôn, nông nghiệp trong sự nghiệp CNH-HĐH. Nghị  quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng chỉ rõ: "Đặc biệt coi trọng CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; phát triẻn công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu". Nhờ quán triệt những chủ, chính sách  của Đảng và Nhà nước nhìn chung, sự phát triển của công nghiệp nông thôn trong thời gian qua đươc đánh giá tổng quát như sau:

    -Về cơ bản, công nghiệp kể cả dịch vụ nông thôn, chỉ được xem như những ngành phụ để giải quyết thời gian nông nhàn và lao động dư thừa ở nông thôn. Tuy vậy,  trong mấy năm gần đây, công nghiệp và dịch vụ nông thôn đã bắt đầu phát triển .

    -Công nghiệp nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực thực sự. Sự quản lý cứng, gò bó trước đây đã được xoá bỏ về cơ bản. Những chủ trương, chính sách về đời sống kinh tế đã dần dần thấm vào mỗi người dân; cơ cấu vốn đầu tư ở nông thôn đã chuyển theo hướng gìanh cho sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhiều hơn.

    -Cơ cấu công nghiệp nông thôn đã thay đổi theo hướng thích ứng với cơ chế kinh tế mới trong những điều kiện mới. Sự thay đổi rõ nhất là trong cơ cấu thành phần kinh tế. Kinh tế hộ và các doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn tăng lên một cách nhanh chóng, trong khi các hợp tác xã và kinh tế Nhà nước giảm đi rõ rệt .

    -Nhiều ngành nghề, sản phẩm truyền thống từng bị mai một đã dần dần được khôi phục lại do yêu cầu khách quan của nền kinh tế, của thị trường trong nước và quốc tế. Sự phục hồi này thường gắn liền với sự đổi mới, hiện đại hoá các sản phẩm và công nghệ truyền thống. Mặt khác, nhiều làng truyền thống được khôi phục lại có sức lan toả khá mạnh sang các khu vực lân cận.

    -Tuy nhiên đến nay công nghiệp nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Trước hết là tình trạng kinh tế thuần nông, cây lúa chiếm tỷ lệ tuyệt đối, sức mua  còn rất nhỏ. Trình độ kỹ thuật của công nghiệp nông thôn còn thấp cả về sản phẩm, thiết bị lẫn công nghệ. Trừ một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm, của công nghiệp nông thôn có chất lượng thấp, mẫu mã, kiêủ dáng chậm thay đổi, tốn nhiều nguyên vật liệu, năng lương. Phần lớn thiết bị và công nghệ sản vuất của công nghiệp nông thôn là công cụ thủ công cải tiến hoặc thiết bị thải loại của các cơ sở công nghiệp đô thị. Công nghiệp nông thôn nước ta phát triển không đồng đều, mới chỉ tập trung ở những địa phương có ngành nghề truyền thông, ở ven đô thị, đầu mối giao thông quan trọng.

    -Cho đến nay, kinh nghiệm kinh doanh của người dân nông thôn trên các lĩnh vực phi nông nghiệp còn hạn chế, do đó họ chưa dám chấp nhận rủi ro và mạnh dạn kinh doanh. Hơn nữa, họ cũng thiếu những kiến thức về kinh doanh (kinh nghiệm và kiến thức về nghiên cứu thị trường, marketing...). Điều này có thể thấy khá rõ khi quan sát sự khó khăn, chậm chập của việc triển khai các ngành nghề vào vùng chỉ quen sản xuất nông nghiệp, trước hết là trồng trọt thuần tuý.

    Những yếu kém trên là một trong những nguyên nhân làm cho sau nhiều thập niên công nghiệp hoá, về cơ bản, Việt Nam hiện nay vẫn là một quốc gia nông nghiệp với một  nông thôn rộng lớn thuần nông, mang nặng tính tự cấp, tự túc. Vấn đề đặt ra là phải có một chính sách hợp lý, thống nhất của nhà nước từ trung ương đến địa phương để có thể nhanh chóng công nghiệp hoá nông thôn-một trong những vấn đề của việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế nước ta.

    *Tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, trong cơ cấu kinh tế nước ta

    Cơ cấu kinh tế theo 3 nhóm ngành lớn: nông thôn (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp), công nghiệp (bao gồm công nghiệp và xây dựng ) và dịch vụ (bao gồm các ngành kinh tế còn lại ) đã có sự chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng dần, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần

    Nhìn vaò kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời gian qua ta có thể nhận thấy 3 vấn đề :

    -         Thứ nhất: Trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần qua các năm, thì nước ta vẫn vươn lên từ một quốc gia thiếu lương thực phải nhập khẩu, thành một nước đủ ăn, có lương thực xuất khẩu khá và đang vững bước thành một nước bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới. Chính sự phát triển vững chắc của ngành nông nghiệp đã tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực - tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế ngành nước ta

    -         Thứ hai: tốc độ tăng trưởng bình quân của các nhóm ngành lớn của nền kinh tế cũng khác nhau, tăng trưởng nhanh nhất thuộc về nhóm ngành công nghiệp, sau đến dịch vụ và thấp nhất là nhòm ngành nông nghiệp

    -         Thứ ba: Công nghiệp tuy được coi là ngành quan trọng hàng đầu nhưng trong thời gian đầu của CNH, ở nước ta công nghiệp nhỏ bé mới chỉ sản xuất hàng tiêu dùng và khai thác sản phẩm thô từ tài nguyên thiên nhiên. Nhưng do những đương lối đổi mới của Đảng trong ngành công nghiệp đã xuất hiện nhiều nhân tố mới, tạo tiền đề cho sản xuất tiếp tục phát triển. Cùng với tăng trưởng công nghiệp sẽ chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu nền kinh tế nước ta.

    Cũng không thể có quá trình CNH bằng hệ thống dịch vụ đặc biệt là hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế thấp kém. Vì vậy ngay trong giai đoạn đầu của CNH-HĐH, Đảng ta đã quan tâm thoả đáng cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng để phát triển sản xuất và thu hút đầu tư nước ngoài

    c, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ

    Chúng ta đều biết rằng, cơ cấu kinh tế lãnh thổ phản ánh tình hình phân công lao động theo lãnh thổ. Nền kinh tế-xã hội của nước ta mang đậm nét của một trong những loại hình của phương thức sản xuất châu á. Chủ nghĩa tư bản đã đẩy mạnh phân công lao động xã hội ở một bộ phận lãnh thổ của đất nước (các thành thị, các vùng mỏ, các đồn điền,..) nhưng đại bộ phận lãnh thổ của đất nước vẫn bị ngưng đọng, trì trệ, trong khuôn khổ của một nền tiểu nông lạc hậu; quá trình tái sản xuất giản đơn chỉ giới hạn trong các công xã nông thôn quy mô làng, xã. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta (ở miền Bắc từ sau năm 1954 và trong cả nước từ sau năm 1975) chịu ảnh hưởng nặng nề của tư duy máy móc, của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, do đó, phân công lao động theo lãnh thổ kinh tế quốc dân chưa có những chuyển dịch đáng kể và đúng hướng.

    So với cơ cấu ngành và cơ cấu lĩnh vực, cơ cấu lãnh thổ có tính trì trệ hơn, có sức ỳ lớn hơn. Vì thế, những sai lầm trong quá trình xây dựng cơ cấu lãnh thổ có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển kinh tế-xã hội, và rất khó khắc phục, nếu có khắc phục được cũng hết sức tốn kém. Tuy nhiên, trên thực tế, điều hoàn toàn có tính quy luật này chưa được tính đến trong tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của nước ta giai đoạn 1986-2000; trong các phương án phân vùng kinh tế và quy hoạch lãnh thổ; trong các kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng; trong các luận chứng kinh tế - kỹ thuật cho từng đối tượng đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình cụ thể...Các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hình thành chưa phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng địa phương, không ổn định về phương hướng sản xuất và quy mô, do đó, hạn chế năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất xã hội. Các trung tâm công nghiệp và đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn, chưa phát triển đồng bộ và đúng hướng, cơ cấu kinh tế và xã hội của chúng chậm đổi mới, kém hiệu quả, do đó, chưa tạo ra được sức mạnh để lôi kéo toàn bộ lực lượng sản xuất các vùng lân cận phát triển .

    Điều đáng chú ý ở đây là tác động quản lý vĩ mô thông qua đầu tư xây dựng còn rất yếu, thiếu định hướng. Trong nhiều trường hợp còn áp dụng quy mô và cơ cấu ngành sản xuất cho các vùng khác nhau, chưa phát triển đồng bộ, theo một trình tự hợp lý các phần tử cơ cấu lãnh thổ, đặc biệt là các yếu tố kết cấu hạ tầng sản xuất, xã hội và môi trường.

    2.2 Yêu cầu của CNH-HĐH

    2.2.1CNH-HĐH - phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp

    -Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá của nước ta được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định tại Đại hội lần thứ VIII là "Xây dựng nước ta trở thành một nước công nông nghiệp có cơ sở vật chất -kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh".

    Theo tinh thần của Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta phải ra sức phấn đấu để đến năm 2020, về cơ bản, nước ta trở thành nước công nghiệp.

    Ở đây, nước công nghiệp cần được hiểu là một nước có nền kinh tế mà trong đó lao động công nghiệp trở thành phổ biến trong các ngành và các lĩnh vực của nền kinh tế. Tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế cả về GDP cả về lực lượng lao động đều vượt trội hơn so với nông nghiệp.

    2.2.2 CNH-HĐH góp phần tăng cường, củng cố khối liên minh công-nông

    -Để thực hiện yêu cầu tổng quát trên, trong mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế, công nghiệp hoá cần phải thực hiện được những yêu cầu cụ thể nhất định. Trong những năm trước mắt, trong điều kiện khả năng về vốn vẫn hạn hẹp, nhu cầu về công ăn, việc làm, rất bức bách, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; tình hình kinh tế xã hội phát triển, tăng trưởng chưa thật ổn định, chúng ta cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, ra sức phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản.       

    -CNH-HĐH còn đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững về kinh tế và xã hội trên địa bàn nông thôn. Về kinh tế sẽ phát triển cân đối giữa nông nghiệp hàng hoá với công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nội bộ nông-lâm nghiệp và thuỷ sản, giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa nhóm cây lương thực với các nhóm cây trồng khác, giữa các đàn gia súc và gia cầm...theo hướng tích cức, ưu tiên xuất khẩu. Kinh tế tăng trưởng cao nhưng vẫn bảo đảm ổn định xã hội nông thôn, trước hết tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm sự phân hoá giàu nghèo trong nội bộ nông dân, tăng phúc lợi xã hội, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành  thị, từ đó ngăn chặn dòng người từ nông thôn dồn về thành thị kiếm sống như hiện nay. Vấn đề kết hợp đúng đắn sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp với công nghệ, xác định được các ngành kinh tế và khoa học mũi nhọn, triển khai kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sẽ giúp củng cố và tăng cường liên minh công - nông - trí thức trên con đường đi lên CNXH

    2.3 Đánh giá quá trình thực hiện CNH-HĐH nước ta

    2.3.1 Thành tích và thắng lợi

    a.Tăng sản phẩm thu nhập quốc dân

     Khác hẳn với tình hình kinh tế xã hội của thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, dưới ánh sáng đổi mới toàn diện nền kinh tế của Đảng, công cuộc CNH,HĐH đất nước trong thời gian hơn 10 năm qua nước ta đã thu được một số thành tựu có ý nghĩa bước ngoặt

    Trong lĩnh vực kinh tế, mức tăng trưởng GDP bình quân hơn 8% /năm. Trong tất cả các khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều tăng trưởng cao, lương thực không chỉ đủ ăn mà còn đủ gạo xuất khẩu, đứng thứ 2 thế giới. Ngoại thương tăng trưởng mạnh, lạm phát được kiềm chế ....

    b.Đời sống kinh tế xã hội được cải thiện, uy tín quốc tế tăng lên

    -Sự kết hợp giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài trong quá trình CNH-HĐH trong điều kiện quốc tế và khu vực có nhiều biến đổi. Cùng với quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, CNH-HĐH còn gắn liền với việc mở cửa, hội nhập quốc tế và khu vực. Sự hiện diện của các nguồn vốn nước ngoài, bao gồm các nguồn vốn đầu tư ( vốn ODA, FDI ), công nghệ kĩ thuật, kĩ năng quản lý và kinh doanh, thị trường tiêu thụ hàng hoá sản phẩm hàng hoá, dịch vụ... đã chẳng những góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng GDP mà còn tạo ra sự năng động trong đời sống xã hội vốn trước đây rất trì trệ.

    -Trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, đời sống xã hội còn nhiều chuyển biến tích cực, mức sống của nhân dân tăng lên rõ rệt. Tình hình an ninh chính trị ổn định, quan hệ đối ngoại được mở rộng, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế từng bước được nâng lên. Niềm tin của nhân dân vào sự lãng đạo của Đảng và quản lý của nhà nước ngày càng được củng cố. Mặt khác, sự thay đổi cơ chế kinh tế đánh dấu sự đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã được thực tiễn cuộc sống và kết quả nêu trên kiểm chứng là đúng đắn, công cuộc đổi mới là hợp lòng dân, là đúng xu thế phát triển khách quan của thời đại và hoà nhập vào cộng đồng quốc tế.

    -Sự phát triển cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực: Tổng sản phẩm, tức giá trị tuyệt đối của sản phẩm nông nghiệp không ngừng được tăng lên, nhưng tỷ trọng GDP giảm dần. Nông thôn của nước ta sẽ dần chuyển biến thành nông thôn của một nước công nghiệp. Đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao, rút ngắn khoảng cách tói đa với đô thị.

    2.3.2 Những tồn tại chủ yếu

    Bên cạnh những thành tựu và thắng lợi đạt được, sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta còn có những hạn chế. Điều này được thể hiện ở các mặt chủ yếu:

    CNH chưa tạo điều kiện cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững và có hiệu quả.

    Đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế-xã hội trước năm 1986 phần quan trọng là nhờ vào sự giúp đỡ, viện trợ từ Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Sự phát triển kinh tế trong những năm này nặng về qui mô, hình thức, thiên về công nghiệp nặng, xem nhẹ nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, kết cấu hạ tầng, đi vào hướng nội, phát triển theo chiều rộng là chính và quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Điều đó tất yếu dẫn đến kết quả là mặc dù nền kinh tế có tăng trưởng nhưng với tỷ lệ thấp và bấp bênh, có tăng trưởng nhưng hiệu quả thấp. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của thu nhập quốc dân thời kỳ (1976-1980): 0,4% và thời kỳ 1981-1985 : 6,4%, trong khi đó tốc độ tăng bình quân của vốn đầu tư của Nhà nước ở 2 thời kỳ đó là:5,6% và 9,2%.

    Sau khi vượt qua cơn suy thoái (1988-1990), từ năm 1991, 1992.1993 nền kinh tế đi vào trạng thái phát triển với những thành tựu đáng ghi nhận. Nhưng những thành tựu đó được tạo nên nhờ có tác động của cơ chế và chính sách mạnh hơn, lớn hơn, nhanh hơn, nhạy hơn so với tác động của công nghiệp hoá. Phát triển như vậy là thành tích lớn, nhưng chưa bền vững.

    -         Công nghiệp hoá tác động rất yếu đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và có hiệu quả.

    Trải qua hơn 30 năm tiến hành CNH, cơ cấu nền kinh tế nước ta chuyển dịch rất chậm và đến nay về cơ bản vẫn là cơ cấu lạc hậu, không năng động, hiệu quả kém, chứa đựng nhiều bất hợp lý và mất cân đối chưa tạo điều kiện cho phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả.

    Trong cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp vẫn là ngành tạo ra phần lớn thu nhập quốc dân và chiếm đại bộ phận lao động xã hội. Nông nghiệp chưa thoát khỏi tình trạng độc canh, sản xuất nhỏ tự cung, tự cấp, tỷ suất hàng hoá thấp và ít hiệu quả, kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp. Công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ bé, rời rạc, lạc hậu. Công nghiệp chế biến còn nhỏ bé, ở trình độ thấp, hiệu quả kém. Xuất khẩu sản phẩm thô (dầu thô, than, thiếc, gỗ tròn, gạo, thuỷ sản...) chiếm tỷ trọng áp đảo trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.

    Trong khoảng thời gian trên, các nước đang phát triển ở Đông Á và khu vực có sự chuyển dịch nhanh hơn.

    Công nghiệp tác động tới nông nghiệp vừa chưa đủ lực (chỉ đáp ứng 10% nhu cầu phân bón...) và cũng chưa đúng hướng (chưa chú ý đến chế biến, bảo quản nông, lâm, hải sản). Kết cấu hạ tầng thấp kém và xuống cấp.

    Với cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu như vậy thì nền kinh tế không thể tăng trưởng nhanh, đất nước không thể nhanh chóng vượt ra khỏi tình trạng một nước: nghèo, chậm phát triển.

    Công nghiệp hoá chưa đẩy nhanh và có hiệu quả quá trình nâng cao trình độ kỹ thuật và đổi mới công nghệ trong sản xuất-kinh doanh, đời sống.

    Trong nhận thức và chủ trương, Đảng và Nhà nước đã coi "Cách mạng kỹ thuật là thực chất của công nghiệp hoá", "Cách mạng khoa học-kỹ thuật là then chốt", "Khoa học và công nghệ là động lực của đổi mới". Nhưng do thiếu cơ chế và chính sách tích ứng về kinh tế và khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ nên trong nhiều năm, việc đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ, kỹ thuật diễn ra rất chậm và hiệu quả kém. Chuyển sang cơ chế thị trường, tốc độ đổi mới có nhanh hơn, cách thức đổi mới tiến bộ hơn, hợp lý hơn và đem lại hiệu quả hơn. Việc đổi mới công nghệ chủ yếu do doanh nghiệp tự lo liệu và đảm nhận-tự chọn mục tiêu, mức độ, cách thức đổi mới, tự cân đối tài chính cho đổi mới. Do vậy, đổi mới sôi động hơn, thiết thực hơn, có địa chỉ cụ thể và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sự đổi mới còn lẻ tẻ, cục bộ, từng phần chưa tạo ra sự thay đổi căn bản về chất, sự thay đổi đồng bộ và mang tính phổ biến. Trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất dịch vụ còn rất lạc hậu.

    Tình trạng kỹ thuật, công nghệ như vậy tất yếu dẫn đến: Chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, ít có khả năng đổi mới sản phẩm. Nói cách khác, khả năng cạnh tranh của sản phẩm kém và kéo theo đó là gặp khó khăn về thị trường, vốn và tăng trưởng.

    3 .Phương hướng và biện pháp thúc đẩy CNH-HĐH tiến lên CNXH

    3.1 Phương hướng

    3.1.1 Phát triển các ngành kinh tế quốc dân dựa trên cơ sở kinh tế và công nghệ ngày càng hiện đại

    -Công nghiệp hoá là phạm trù lịch sử. Nhiệm vụ công nghiệp hoá chỉ được hoàn thành khi nào đất nước ta đủ sức vượt ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển để trở thành một nước giàu, hiện đại, phát triển. Hiện nay đất nước ta đang ở thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá. Mục tiêu công nghiệp hoá ở thời kỳ này là đưa nền kinh tế "ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện cho đất nước  phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI"

    -         Nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật và đổi mới công nghệ trong tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ nhằm tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn, lợi nhuận cao hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn.

    -         Chú trọng áp dụng công nghện vừa có hiệu quả về mặt kỹ thuật, vừa có hiệu quả cao về kinh tế xã hội và bảo vệ được môi trường. Thực hiện phương pháp tổ chức sản xuất và tổ chức lao động khoa học trong tổ chức quản lý quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nội dung của quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghịi vào các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta là: Thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, hoá học và sinh học hoá là chử yếu.Đồng thời tranh thủ đi vào kỹ thuật và công nghệ hiện đại đối với một dố ngành, một số dây chuyền, một số mặt hàng có nhu cầu, có điều kiện và mang lại hiệu quả kinh tế quốc dân cao.

    3.1.2 Phát triển đồng thời cả 3 lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong một hệ thống mở với cơ cấu năng động, có hiệu quả và chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH

    - Nông nghiệp là khâu đột phá cần được phảttiển theo hướng đa dạng hoá, có năng suất chất lượng hiệu quả ngày càng cao, có độ bền vững về kinh tế và sinh thái nhằm thực hiện mục tiêu dùng trong nước, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sảnphẩm cho xuất khẩu và tạo ra thị trường rộng lớn cho tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ .

    - Để phát huy vai trò công nghiệp đối với nông nghiệp và các ngành KTQD trong chặng đường đầu của quá trinh CNH, hướng phát triển của công nghiệp là :

    +Phát triển công nghiệp chế biến gắn bó với nông-lâm-ngư nghiệp để đáp ứng nhu cầu trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, phát huy lợi thế sinh thái , bải vệ môi trường và tài nguyên. Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng chiến lược là: Đi từ sơ chế là chủ yếu, tiến toiư tinh chế là chủ yều và thực hiện chế biến sử dụng tổng hợp nguyên liệu.

    Giảm dần và tiến tới chấm dứt xuất khẩu sản phẩm dưới dạng nguyên liệu thô.

    +Phát triển mạnh công nghiệp hàng tiêu dùng để thoả mãn nhu cầu các loại hàng thông thường, tăng mức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao cử nhân dân và đẩy mạnh xuất khẩu tạo nhiều việc làm, tạo nguồn tích luỹ ban đầu cho CNH

    - Ưu tiên phát triển đi trước các ngành xây dựng kết cấu họ tầng kỹ thuật ( đường, cầu cống, điện, nước) phục vụ cho sản xuất và đời sống. Vì trong công nghiệp xây dựng CNXH của nước ta để kiện toàn các bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội suy đến cùng cũng phụ thược vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng của xã hội .

    - Các ngành và các hoạt động dịch vụ  cần được phát triẻn mạnh mẽ cới một cơ cấu đa dạng, chất lượng ngày càng cao, trình độ cgày càng căn minh hiện đại để khai thác tốt nhất mọi nguồn lực. Phát triển nhanh và đi thẳng vào hiện đại với một số lại hoạt động dịch vụ cần phải ưu tiên  và có ddiều kiện phát triển mang lại hiệu quả KTQD như các dịch vụ : Ngân hàng, du lịch quốc tế, xuất khẩu, vận tải hàng không, bưu chính viễn thông...

    - Chuyển dịch cơ  cấu kinh tế nước ta theo hướng CNH không chỉ đơn giản là thay đổi tốc đọ và uỷ trọng của công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu chung của nền KTQD, trong đó cần tăng tỷ trọng và tốc độ phát triển công nghiệp, dịch vụ mà là phải tạo ra sự thay đổi về chất lượng cơ cấu và trình độ phát triển của  mỗi ngành. Nông nghiệp phải chuyển từ độc canh lúa là chủ yếu sang đa sạng hoá theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng,hiệu quả ngày cang cao, Công nghiệp chuyển từ khai thác và sơ chế là chủ yếu với hiệu quả thấp sang một nền công nghiệp đa ngành và có hiệu quả kinh tế- xã hội cao, trong đó công nghiệp chế biến là chủ yếu với hiệu quả thấp sang một nèn công nghiệp đa ngành và có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, trong đó công nghiệp chế biến cần được phát triển nhanh hưn các ngành khác. Dịch vụ:Phát triển có hệ thông, theo hướng văn minh, hiện đại.

    3.2 Biện pháp :

    3.2.1 Biện pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghệ theo hướng CNH-HĐH

    - Ổn định và mở rộng quy mô thị trường công nghệ

    +Trong điều kiện " năng lực nghiên cứu triển khai, đánh giá, lựa chọn công nghệ còn nhiều hạn chế "(nghị quyết trung ương 7) và phù hợp với quy luật chung của nhiều nước đang phát triển, trong môi trường thuận lợi nhất cho việc nhập khẩu công nghệ. Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, cần chú ý về đầu tư nước ngoài, về chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam.

    +Gắn liền với các biện pháp kích thích đôid với công nghệ nhập cũng xần tạo sự kích thích cần thiêts đối với các công nghệ sản xuất trong nước. Nếu nhập khẩt nhiều, sự phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung công nghệ nước ngoài mà không có năng lực nội sinh ở trong nuức làm cơ sở để tiếp thu, ứng dụng. Nhập khẩu kỹ thuật sẽ chẳng đem lại kết quả bao nhiêu nếi không có được khả năng sửa đổi, cải tiến kỹ thuật đó để áp dụng trong nước. Điều quan trọng đáng lưu ý trong các chính sách và biện pháp tổ chức quản lý đối với sự phát triền công nghệ hiện nay là sự thiều phối hợp và đồng bộ giữa các biện pháp kích thích nhập công nghệ và sản xuất công nghệ ở trong nước.

    +Như vậy khuyến khích nhập và bảo hộ nâng đỡ công nghệ sản xuất trong nước là 2 mặt không thể tách rời của cùng một vấn đề. Đây cũng phải là một quan điểm cơ bản trong thiết kế đồng bộ chính sách và biện pháp kích thích cung về công nghệ.

    - Đổi mới chính sách và cơ chế khuyến khích đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ hoạt động phục vụ trực tiếp cho sản xuất ở tất cả mọi khât, mọi lĩnh vực, và địa bàn. Theo số liệu thống kê năm 1992thì 94,4% số cán bọ khoa học công nghệ ở nước ta làm viẹc tại các cơ quan trung ương, 5,4%ở cơ quan tỉnh và 0,4%làm việc tại huyện. Trong đó 89,3%cán bộ khoa học công nghệ làm việc ở các cơ quan trung ướng ở thành phố, đô thị. Nguyên nhân chính là cơ chế hiện tại hầu như không khuyến khích cán bộ khoa  học công nghệ làm vẹc ở những khâu, địa bàn trực tiếp cắn với sản xuất. Theo túnh toán thì để thực hiện các mục tiêu CNH-HĐH phải xúc tiến tổ chức lại lực lượng khoa học công nghệcủa đất nướn đến năm 2000 có tới 50% càn bộ khoa học công nghệ trực tiếp tại khu vực doanh nghiệp.

    - Nhà nước tập trung xây dựng một số khu công nghệ cao và các trung tâm ứng dụng công nghệ mới. Đó chính là hạt nhân cơ sở nghiên cứu thử nghiệm thích nghi và ứng dụng công nghệ phù hợp với kiều kiện cụ thể của đất nước, của địa phương và là một nguồn phát triển cung cấp công nghệ cao cho các hướng phát triển sản xuất ưu tiên của nền kinh tế.

    3.2.2. Giải pháp huy động vốn phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH và sử dụng vốn có hiệu quả :

    a. Giải pháp huy động vốn 

    -Huy động vốn trong nước:

    Vốn trong nước có thể huy động qua nhiều kênh như: ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, ngân hàng, dân cư...Trong đó nguồn vốn trong dân cư và doanh nghiệp và quan trọng nhất bởi vì khu vực này là nơi tạo ra và tích luỹ vồn là nguồn nguyên thuỷ để tạo ra vốn cho ngân sách và cho hệ thống tính dụng .

    Để huy động vốn trong nước phục vụ cho nhu cầu CNH-HĐH thì ngoài việc tạo ra các diều kiện cơ bản như hoàn thiện cơ sở pháp lý, bảo vện quyền lợi của người đầu tư, khống ché lạm phát và giữ mức thâm hụt ngân sách thấp, khuyến khích đầu tư trong nước. Để thực hiện được điêù đó cần cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

    +Coi tiết kiệm là quốc sách, chính sách tiết kiệm phải đượcquán triệt trong cả lĩnh vực sản xuất vật chất và tiêu dùng trong cả khu vực nhà nước các doanh nghệp và các tầng lớp dân cư. Chính phủ cần áp dụng một loạu các biện pháp về ngân sách thuế khoá, kiểm soát nhập khẩu, dành nguông vốn lớn cho  CNH-HĐH cụ thể tăng thuế đánh vào hàng xa xỉ không cần thiết, không phù hợp với hoàn cảnh kinh tế nhiện nay.

    +Thực hiẹn tắt chặt trong chi tiêu tiền của ngân sách nhà nước, thực hiện nguyên tắc tốc độ tăng chi tiêu dùng thường xuyên của ngân sách nhà nước phải nhỏ hơn tốc độ tăng GDP và nhỏ hơn tốc độ tăng chi cho đầu tư.

    - Huy động vốn ngoài nước:

    Tranh thủ vốn nước ngoài có vị trí rất quan trọng đối với qua trình CNH-HĐH của nước ta. Để đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh vốn và công nghệ, vấn đề cơ bản đặt ra là phải tăng sức hấp dẫn của môi trương đầu tư ở Việt Nam so với các nước trong khu vực, các giải pháp tập trung  là:

    +Hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến đầu tư nước ngoài làm cho luật lện của ta có nội dung thông nhất, dễ hiểu, dễ áp dụng và gàn gũi với thông lệ quốc tế.

    +Cải thiện tình hình phổ biến thông tin cho các nhà đầu tư, cải cách hệ thống thuế cho phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời với việc mở rộng ký hiệp định tránh đánh thuế trùng với các nước.

    +Cải thiện họ tầng cơ sở:giao thông, bưu chính viển thông, điện lực...để đáp ứng cho các nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Xóa bỏ các thủ tục hành chính đang  gây phiền hà cho việc đăng ký đầu tư, thực hiện cơ chế "một cửa"tiếp nhận và xét duyệt các dự án đầu tư.

    +Các dự án vay nợ phả được thẩm định và có sự đánh giá chặt chẽ về mọi mặt nhất là khả năng sinh lời, để đảm bảo trả gốc và lãi đúng thời hạn. Lựa chọn đưng loại tài trợ thích hợp, tranh thủ nhiều loại tài trợ khác nhau. Có định hướng đúng và cụ thể cho từng khoản tài trợ, phải có người chịu trách nhiệm đến cùng đối với từng khoản tài trợ.

    b. Sử dụng vốn có hiệu quả:

    Bên cạnh việc tạo vốn đòi hỏi phải sử dụng vốn có hiệu quả. Muốn làm được điều này, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau:

    - Những năm trước mắt,  nước ta cần hướng ưu tiên đầu tư cho việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, trước hết là điện năng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. Việc đầu tư này có ý nghĩa sống còn bởi vì cơ sở hạ tầng nghèo nàn, yếu kém sẽ gây trở ngại lớn cho sự ngiệp CNH-HĐH nền kinh tế.

    - Cần sớm xác định và lựa chọn các ngành công nghiệp mũi nhọn có ưu nghĩa quan trọng và tập trung đầu tư vốn cho các ngành công nghiệp này nhằm khai thác mọi tiềm năng về nguyên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động...để tạo ra những sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, có lợi thế so sánh trên thị trường quốc tế.

    - Chú trọng đầu tư cho CNH-HĐH nông nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Hiện nay, 80% dân số nước ta sống trên các địa bàn nông thôn, nơi mà các tài nguyên trí tuệ, nhân lực, vật lực, vốn và môi trường sống đang hứa hẹn có sức cộng sinh hết sức to lớn.

    3.2.3 Đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao vai trò của Nhà nước đối với sự nghiệp CNH-HĐH nhanh và có hiệu quả

    Phát huy vai trò của quản lý nhà nước trong: Định hướng, điều tiết, tạo môi trường, điều kiện cho sản xuất-kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát thông qua sử dụng có hiệu quả và hiệu lực các công cụ và phương pháp quản lý nhà nước.

    Trên cơ sở kiên trì thực hiện các mục tiêu của CNH, cần xây dựng, thực hiện, hoàn thiện các chính sách theo hướng đảm bảo đồng bộ, có hiệu lực, vừa cụ thể, vừa mềm dẻo. Chú ý các chính sách như:  chính sách cơ cấu, chính sách mở cửa và bảo hộ sản xuất trong nước ở mức cần thiết, đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất, bảo vệ môi trường và tài nguyên, lao động, việc làm , tiền công và bảo hiểm; thuế, tiền tệ, tín dụng; chuyển giao công nghệ, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất; duy trì, phát triển các tinh hoa, bản sắc tốt đẹp của dân tộc và đất nước trên các lĩnh vực: Văn hoá, nghệ thuật, lối sống, kinh tế.

    Đổi mới một cách căn bản hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế. Xoá bỏ sự phân chia nền kinh tế thành kinh tế trung ương và kinh tế địa phương. Tách quyền quản lý với quyền sử dụng và quyền kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước trung ương xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành. Địa phương cùng với nhà nước quản lý và đảm bảo vấn đề xã hội, môi trường và kết cấu hạ tầng cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

     

     

     

    KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ BẢN THÂN

     

    1.Kết luận

    Quá trình CNH-HĐH ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, diễn ra trong xu thế hoà bình ổn định hợp tác và phát triển. Về nguyên tắc thay thế một trạng thái ổn định phải đạt tới sự ổn định cao hơn phù hợp hơn với yêu cầu CNH-HĐH. Ngược lại, CNH-HĐH góp phần trực tiếp giải quyết các vấn đề xã hội còn tồn đọng, góp phần thúc đẩy LLSX từ đó tạo ra QHSX mới với những thành phần kinh tế năng động và tiếp thu những thành quả tiên tiến của các nước khác nhằm rút ngắn khoảng cách tụt hậu của chúng ta.

    Chúng ta cần khẳng định rằng “CNH,HĐH là nhằm đạt mục tiêu biến đổi nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, QHSX tiến bộ phù hợp với sự phát triển của sản xuất, nguồn lực con người được phát huy, mức sống vật chất và tinh thần được nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh“(thông báo hội nghị trung ương lần thứ 9 ban chấp hành trung ương Đảng khoá III)

    Thành tựu khoa học công nghệ hiện được sử dụng ngày một nhiều trong các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại đang được phát triển... chỉ trong một thời gian ngắn, khi đất nước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH thực thi chính sách kinh tế nhiều thành phần và mở cửa, LLSX ở nước ta có bước đột phá với nhiều trình độ thủ công - cơ khí - điện tử và cơ khí hoá với một đội ngũ lao động áo trắng đại biểu cho công nghệ mới, cho lực lượng sản xuất hiện đại.  

    Như vậy, về thực chất CNH-HĐH là một quá trình lâu dài để tạo ra sự chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và chính sách quản lý kinh tế, sử dụng lao động với công nghệ là phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự tiến bộ của khoa học công nghệ tạo ra năng xuất lao động cao hơn cho xã hội. Phát triển CNH-HĐH đất nước phải phù hợp với hình thái kinh tế xã hội của đất nước, đó là điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển bắt kịp với xu thế của thời đại. 

    2.Một số kiến nghị bản thân

    Theo em sự biến đổi căn bản, toàn diện cơ cấu kinh tế xã hội từ nước nông nghiệp chuyển sang một nước công nghiệp do CNH-HĐH đem lại phải diễn ra theo một trật tự và theo định hướng XHCN. Kinh tế xã hội không phải là hai mặt tách rời của quá trìnhCNH-HĐH mà phải được coi là hai mặt của một quá trình. CNH-HĐH chỉ được triển khai khi có sự ổn định ở mức độ cần thiết. Chúng ta phải quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác giáo dục để tạo ra nguồn lực dồi dào cho đất nước.

     

    KẾT LUẬN

    - Lịch sử văn minh nhân loại là một quá trình phát triển liên tục từ thấp tới cao, trong đó có sự đóng góp của rất nhiều dân tộc, nhiều quốc gia. Có những dân tộc ngày nay không còn tồn tại với tư cách một dân tộc độc lập, họ đã bị hoà tan trong quá trình lịch sử, nhưng dấu ấn mà tổ tiên họ để lại tới ngày nay, nhân loại không thể quên, như hệ thống chữ viết A,b, g...của người Phênixi. Không dân tộc nào trên thế giới không học hỏi, tiếp thu những giá trị văn minh của các dân tộc khác. Giao lưu, trao đổi, học hỏi những giá trị văn minh lẫn nhau là qui luật chung của tất cả các dân tộc.

    - Thời cổ đại, trong quá trình phát triển gần như độc lập của mình, mỗi dân tộc cũng cũng đã tiếp thu những giá trị văn minh của các dân tộc khác. Chúng ta đã biết, người Hy Lạp thời cổ đại xây dựng được nền văn minh rực rỡ so với thời kì đó, trong đó có nhiều giá trị văn minh họ tiếp thu từ người Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại rồi khái quát, phát triển lên. Tới thời Trung đại, dù không thích người Arập nhưng người phương Tây cũng vẫn phải tiếp thu các chữ số mà người Arập sử dụng, vẫn phải học cách làm giấy từ người Arập...( mặc dù trên chữ số trên mặt các đồng hồ lớn ở nhà thờ phương Tây thì vẫn sử dụng chữ số La Mã). Xu thế hoà nhập, tiếp thu những giá trị văn minh lẫn nhau là qui luật sống còn của mỗi dân tộc.

    - Trong thời kì các nước thực dân phương Tây đi xâm chiếm các nước chậm phát triển, văn minh phương Tây được các nhà cầm quyền thực dân đề cao. Sau này, cùng với phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc, nhiều giá trị văn minh phương Tây bị lên án, bị cho là thủ phạm của lối sống thực dụng, suy đồi, mất gốc. Các cụ nhà Nho trước kia có người đã chửi mắng nặng lời con cháu dám cắt tóc ngắn...Nhưng chỉ sau khi giành độc lập vài chục năm, nhiều nước đã có xu hướng nhận ra rằng, nền văn minh dân tộc sẽ rất hạn chế nếu không chịu tiếp thu những giá trị hợp lí của văn minh phương Tây. Trong vấn đề này, bài học Nhật Bản là một tấm gương đáng để ta suy nghĩ. Nhật Bản trước kia vốn cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của văn minh Trung Hoa, nhưng văn minh Nhật Bản đã sớm biết phá vỡ tính biệt lập, sẵn sàng chịu chấp nhận những giá trị hợp lí của văn minh phương Tây. Nhờ vậy, Nhật Bản đã có được chỗ đứng đáng nể trên thế giới của thế kỉ XX.

    - Khái niệm văn minh phương Đông và văn minh phương Tây cũng chỉ mang tính chất rất tương đối. Nhiều giá trị của văn minh phương Tây có nguồn gốc từ phương Đông và ngược lại. Ngày nay đi tìm một nền văn minh nào chỉ hoàn toàn do dân tộc đó xây dựng nên cũng khó như đi tìm một dân tộc nào thuần chủng. Trong cuộc giao lưu, cọ xát này, các nền văn minh dân tộc có cơ hội giao lưu với nhau, tiếp thu thành quả của nhau. Khi xem xét một nền văn minh của một dân tộc nào, phải đặt nó trong mối liên quan với các nền văn minh mà nó có quan hệ, nhất là khu vực quan hệ đó lại nằm trong vùng ảnh hưởng của một nền văn minh lớn.

    - Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay thì sự hoà nhập giữa các nền văn minh là một điều tất yếu. Sự hoà nhập này lại được thúc đẩy nhanh bởi các phương tiện giao thông hiện đại, cùng với mạng thông tin toàn cầu. Một vài ngôn ngữ đang ngày trở thành ngôn ngữ phổ biến, dùng chung cho các dân tộc như tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ảrập. Tiếng Nga, Trung Quốc, Hindu tuy chưa mang tầm cỡ bằng nhưng được nhiều người sử dụng nên cũng có một tầm quan trọng đáng kể.

    - Những thành tựu của văn minh thế giới ngày nay là kết quả chung những tri thức mà cả loài người đã xây dựng, tích luỹ qua bao thế hệ. Văn minh thế giới chứa đựng những nét chung nhất mà mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều tiếp thu và vận dụng nó vào cuộc sống của dân tộc mình. Do những điều kiện tự nhiên và điều kiện lịch sử khác nhau, giá trị văn hoá của mỗi dân tộc có những nét khác nhau, có những sắc thái riêng biệt. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tiếp thu những yếu tố hợp lí, tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực.

    - Dân tộc Việt Nam không phải bây giờ mới đứng trước thách thức khi phải tiếp xúc với các nền văn minh khác. Dân tộc ta nằm giữa hai nền văn minh lớn của Châu Á là Ấn Độ và Trung Hoa. Trong quá trình lịch sử, bên cạnh việc tiếp thu những giá trị từ văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, chúng ta vẫn giữ những bản sắc văn hoá riêng của mình, mặc dù có thời gian hàng ngàn năm bị đô hộ, bị cố tình đồng hoá. Trong thời kì bị thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, bên cạnh việc tiếp thu những giá trị của văn minh phương Tây chúng ta cũng đã chứng tỏ sức sống dân tộc và bản lĩnh văn hoá của mình. Chúng ta không chỉ tiếp thu mà còn đóng góp phần của mình vào văn minh nhân loại. Những nhà văn hoá của chúng ta như Lê Quí Đôn, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh... là những người được thế giới biết đến và công nhận.

    - Trong xu thế hội nhập tất yếu ngày nay, dù muốn hay không chúng ta vẫn phải tham gia, phải đương đầu để mà tồn tại và phát triển. Bên cạnh những cơ hội mới, chúng ta cũng gặp phải rất nhiều thách thức mới. Hàng ngàn năm trước, dân tộc ta cũng đã phải đối phó với những thách thức để tồn tại và dân tộc Việt Nam vẫn giữ được chỗ đứng của mình trên bản đồ thế giới. Mỗi thế hệ đều có những thách thức riêng của mình. Lịch sử đã chứng minh, dân tộc nào đóng cửa để tìm cách tự bảo vệ là thất bại. Trong quá trình hội nhập hiện nay, chúng ta cần chủ động tìm hiểu sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc khác, tiếp thu những giá trị văn minh chung của nhân loại để góp phần nhỏ bé của mình vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh và bảo vệ, phát huy những tinh hoa của văn hoá dân tộc.

    Câu 23: SỰ TIẾP XÚC VỚI VĂN HÓA TRUNG HOA CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM

    Trong các nước Đông Nam Á thì Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa sân sắc nhất (có người đã xếp văn hóa Việt Nam vào khu vực văn hoá Đông Á) và sự tiếp xúc kéo dài xuyên suốt lịch sử văn hoá Việt Nam, thậm chí tiếp thu văn hoá thế giới cũng qua con đường Trung Quốc. Có hai con đường tiếp xúc: con đường di dân và con đường triều đình. Con đường triều đình mà Triệu Đà và sau này là các thái thú thời Bắc thuộc như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp… mang đến. Đó là những thiết chế Nhà nước, chữ Hán, sách Nho học đủ các loại… Con đường di dân là con đường của những người Hoa dưới tất cả các dạng, sang cộng cư với người Việt mang theo các nghề thủ công, các tục lệ thờ cúng, cưới xin, tang ma… Đó là con đường dân gian. Thông qua hai con đường đó mà các tầng lớp xã hội Việt Nam chủ yếu là người Kinh, có cách tiếp nhận khác nhau: - tầng lớp chính trị khai thác hệ Nho giáo, các thể chế Nhà nước, nền từ chương học Trung Quốc nhằm xây dựng kỷ cương của một quốc gia độc lập mà một bộ máy quan lại được tuyển chọn qua thi cử. Cách tiếp cận thường là sao phỏng và được giản lược hoá cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Giới Nho sĩ trí thức học trong nhà trường, nếu không được làm quan thì về làng dạy học, làm nghề thuốc… Họ là tầng lớp chuyển tải văn hoá và có nhiều đóng góp trong việc bản địa hoá văn hoá Hán hoặc quy phạm hoá nền văn hoá dân gian. - tầng lớp bình dân tiếp cận văn hoá Hán qua con đường truyền khẩu và hỗn dung những yếu tố Hán đã được cải biên vào đời sống thường ngày của họ. Người Hoa chuyển tải văn hoá theo con đường di dân. Kết qủa là ở Việt Nam hình thành nên một nền văn hoá gồm hai dòng chính: cung đình và dân gian với các mối qua hệ tương tác thúc đẩy nền văn hoá quốc gia. ý thức độc lập, tự cường dân tộc đóng vai trò điều chỉnh suốt quá trình tiếp xúc, quán triệt trong mọi tầng lớp xã hội, nhất là những tầng lớp tinh hoa của dân tộc. Sự Hán hoá bắt đầu một cách mạnh mẽ từ thời Mã Viện khi nhà Hán cai trị đất Giao Chỉ. Nhưng do chính sách đồng hoá (đồng hoá áp đặt hoặc đồng hoá tự nhiên) nên người Việt đã chống lại kịch liệt. Trong bối cảnh lịch sử đó, Phật giáo đã trở thành chỗ dựa tinh thần chống lại Hán hoá. Bộ máy Nhà nước chỉ thiết lập được ở quận huyện, còn dưới làng xã vẫn mang tính tự trị, chữ Hán chỉ được dùng trong công văn giấy tờ, chỉ có nhà giàu mới theo được. Còn người dân thì tiếp nhận những yếu tố kỹ thuật của mô hình nhà nước, nhất là các hành lang quanh vùng kinh Bắc. Sự sao phỏng mô hình Trung Hoa được đẩy mạnh trong thời kỳ độc lập. Các triều đại của nhà cước Đại Việt, nhất là từ cuối thời Trần đầu thời Lê đã tự nguyện lựa chọn Nho giáo, cụ thể là Tống Nho làm chỗ dựa tinh thần. Tống Nho còn được gọi là Đạo học, Lý học hoặc Tân Khổng giáo. Điều ngược đời là càng mong xây dựng đất nước hùng mạnh để tránh hiểm hoạ bị xâm lược và đồng hoá, các triều đại quân chủ Việt Nam càng cố theo sát mô hình Trung Hoa. Trong điều kiện đó, sự phát triển của văn hoá Đại Việt, một mặt vẫn có những độ khúc xạ rất lớn đối với nền văn hoá Trung Hoa và một khoảng rất xa trong quan hệ với các triều đại phong kiến Trung Hoa (giữ hoà hiếu thuần phục bên ngoài để đảm bảo độc lập tự chủ bên trong), mặt khác nhìn lên toàn cục, nước Đại Việt ngày càng bị ràng buộc vào quỹ đạo của Trung Hoa như là một định mệnh lịch sử. Tiếp nhận Nho giáo trên cơ tầng văn hoá bản địa Đông Nam Á, do yêu cầu có một chính quyền vững chắc để chống ngoại xâm, Việt Nam đã phát triển với ba đặc điểm: Một là có một chế độ quân chủ tập quyền cha truyền con nối, thuần tuý dân sự, tôn giáo tách khỏi nhà nước. Bộ máy cai trị được đào tạo công phu cả về nhân cách lẫn hình thức (văn trị), không có tầng lớp quý tộc nào ăn bám và cát cứ. Sự thống nhất quốc gia dựa trên văn hoá và chính trị, không phải trên thị trường. Hai là nó có ý thức đầy đủ về một quốc gia, về vai trò nhà nước: công việc rõ ràng, lịch sử được ghi chép đầy đủ, chính quyền thống nhất, có nền văn hiến rộng và rất được coi trọng. Từ thời Lý với câu tuyên ngôn độc lập đầu tiên: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, đến Nguyễn Trãi, quan niệm về quốc gia được xác định: “Như Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Sơn hà cương vực đã chia Phong tục Bắc – Nam cũng khác Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên làm đế một phương Tuy mạnh yếu có khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có…” (Trích Bình Ngô Đại Cáo) Ba là một nước theo Nho giáo rất coi trọng cái “văn” (3). Học vấn do đó được đề cao (nhân bất học bất tri lý). Trong quan hệ cộng đồng lấy lễ làm gốc để xây dựng cuộc sống trật tự, an khang. Theo quan niệm Khổng giáo, trong sự nghiệp “bình thiên hạ”, “dạy tốt hơn cai trị tốt”(Mạnh Tử). Tất cả những nhân tố đó được cấy lên, nói một cách chính xác, trong môi trường cộng sinh trên mảnh đất Việt Nam nên được sàng lọc, được Việt hoá làm cho nền văn hoá Việt Nam thời quân chủ không những chỉ khác với các nước Đông Nam Á mà cũng rất khác với các nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa. Tuy nhiên, ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa cũng để lại nhiều hạn chế: Một là, quan niệm văn hoá của cha ông ta rất hạn hẹp, chỉ có chữ nghĩa văn chương, học để thi đỗ làm quan để hưởng giàu sang phú quý và khinh thường mọi loại lao động kể cả lao động nghệ thuật (xướng ca vô loài). Trong một xã hội mà ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của nhà vua, chế độ phân quyền hưởng dụng không dựa trên quyền sở hữu mà dựa trên một cơ sở tôn ti trật tự phi kinh tế. Do đó đẻ ra chế độ quan lại chỉ biết giành nhau địa vị để (3)theo luận ngữ: kẻ quân tử học rộng rãi ở văn, ước thúc bằng lễ thì có thể sống không trái đạo nghiệp hưởng sự phân phối bất bình đẳng. Vì vậy mà con người Việt Nam phải sống với hai nền văn hoá khác nhau: phép vua – lệ làng, chữ Hán – chữ Nôm, đạo Khổng - đạo Phật, văn học bác học – văn học dân gian,… Nền kinh tế tự túc khép kín dựa trên chế độ công hữu về ruộng đất, bóc lột bằng chế độ cống nạp (nộp cả tô lẫn thuế). Người đi buôn được xếp cuối cùng trong các tầng lớp xã hội: sĩ – nông – công – thương. Nước ta không có ngoại thương (bế quan toả cảng)(4) tất yếu không có chuyên nghiệp từ thủ công nghiệp, công nghiệp đến văn hóa… kết quả là mọi gánh nặng đều đổ lên đầu người dân. Hai là, một nền kinh tế tự túc khép kín đến tận gia đình thep kiểu “phương thức sản xuất Châu Á” tất yếu sản sinh ra một “chủ nghĩa dân tuý” (populisme)(5) đầy ảo tưởng được biểu hiện rất sõ trong quan hệ cộng đồng ở làng xã, trước hết đó là một thứ “dân chủ công xã”. Làng tuy bó kín trong luỹ tre xanh nhưng là một thứ không gian nhiều chiều. Ở đây có rất nhiều các thân phận xã hội khác nhau. Tất cả sống chung trong khuôn viên một cái làng. (4)Chính sách đóng cửa thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX (5)Populisme: Kiểu chính trị nhận là đại diện cho dân thường

     KẾT LUẬN Trên một cơ tầng chung, các dân tộc Đông Nam Á đã tiếp nhận văn hoá Trung Hoa qua những ngả đường khác nhau đan xen chồng chéo, ở mức độ đậm nhạt khác nhau với cách ứng xử không giống nhau để tạo dựng nên những nền văn hoá quốc gia dân tộc. Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể và cá tính riêng, nhất là lớp người tinh hoa, những người cầm đầu xã hội, mà mỗi dân tộc có sự đam mê riêng, và chính sự đam mê ấy đã để lại những di sản văn hoá rất đa dạng và không giống nhau. Nhờ bản tính cởi mở, các cư dân Đông Nam Á đã tiếp nhận các nhân tố văn hoá Trung Hoa như các thể chế Nhà nước cùng với chữ viết, những tri thức khoa học, văn hoá nghệ thuật,… Những nhân tố này được cấy lên trên cơ tầng văn hoá Đông Nam Á và được bản địa hoá, tạo nên những phong cách cách tân của khu vực. Qua đó, có thể nêu ra một số đặc điểm về cách lựa chọn của người Đông Nam Á trong quá trình tiếp biến vơí văn hoá nước ngoài: Một là, trong hệ giá trị của người Đông Nam Á thì lòng yêu nước, ý thức dân tộc được đề cao. Vì vậy để đất nước được độc lập, người Đông Nam Á sẵn sàng tiếp nhận các yếu tố văn hoá bên ngoài làm cho nền văn hoá của họ trở nên cởi mở, năng động và có tính thích nghi cao. Hai là, trong tiếp biến văn hoá, để xây dựng nềm văn hoá dân tộc và hiện đại, cư dân Đông Nam Á đã bản địa hoá các yếu tố ngoại sinh theo mĩ cảm của mình, đồng thời đổi mới các yếu tố nội sinh theo hướng hiện đại hoá, tạo nên một cơ cấu văn hoá đồng bộ, đa dạng theo trào lưu thế giới. Khái niệm độ khúc xạ cho phép ta giải mã được cảm thức của người Đông Nam Á trong giao lưu tiếp xúc và đổi mới nền văn hoá. Ba là, quá trình tiếp biến văn hoá bao giờ cũng trải qua ba bước: lúc đầu là phản ứng chống đối, tiếp đó là cộng sinh và cuối cùng là hoà nhập (các yếu ngoại sinh) và hội nhập (các yếu tố ngoại sinh), từ phân đoạn hoá ra các thành tố, kết hợp với cái hiện đại rồi tái cấu trúc theo hướng hiện đại, đưa ra những mẫu hình văn hoá thích hợp có sức hấp dẫn quần chúng và hướng họ đi theo lý tưởng thẩm mỹ lành mạnh, nhân bản rất dân tộc nhưng cũng rất hiện đại. Khác với những lần tiếp xúc văn hoá trước đây (bị áp đặt một chiều hay tự phát), tiếp xúc và giao lưu văn hoá trong điều kiện mới của các nước Đông Nam Á thuận lợi hơn nhiều. Với nền độc lập tự chủ, họ có thể chủ động, tự do lựa chọn, khai thác triệt để những lợi thế của mình để làm cho cấu trúc bề mặt của văn hoá thêm đa dạng phong phú, hiện đại và cấu trúc chiều sâu thêm lắng kết để giữ gìn phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc mình. Đông Nam Á là một khu vực lịch sử văn hoá thống nhất trong sự đa dạng. Tính thống nhất được xây dựng trên cơ tầng văn hoá bản địa đặc sắc của một chỉnh thể văn hoá Đông Nam Á thời tiền sử, tính đa dạng cũng thuộc về bản chất của nền văn hoá đặc sắc ấy khi nó không ngừng tiếp biến với các nền văn hoá khác để thâu nhận, để biến cải và phát triển trong suốt hàng ngàn năm qua. Ngày nay gia tài văn hoá đa dạng nhưng thống nhất, bản lĩnh văn hoá vững vàng và kinh nghiệm tiếp biến văn hoá phong phú ấy sẽ đem tới cho chủ nhân văn hoá trong khu vực những lợi thế để phát triển quốc gia, để hội nhập khu vực và hội nhập tốt vào thế giới trong xu thế toàn cầu hoá 

    Câu 24: So sánh cơ sở hình thành các nền văn minh cổ đại Phương Đông và Phương Tây

     

          Trên thế giới đã từng xuất hiện rất nhiều nền văn minh khác nhau, mỗi nền văn minh lại có những thành tựu và đặc trưng riêng làm cho nó càng trở lên quan trọng trong sự phát triển của loài người. Cái nền văn minh có những sự khác nhau đó co thể do các yếu tố về vị trí địa lý hay tự nhiên quy định, tuy nhiên sự phân chia cơ bản nhất là các nền văn minh phương đông và văn minh phương Tây. Sự giống và khác nhau giữa các nền văn minh cổ đại phương Đông và các nền văn minh cổ đại phương Đông là minh chứng cho sự ảnh hưởng của tự nhiên tới việc hình thành cũng như tồn tại và phát triển của các nền văn minh nổi tiếng trên thế giới.

    Những điểm giống nhau và khác về cơ sở hình thành các nền văn minh cổ đại phương Đông và phương Tây.

    Về điều kiện tự nhiên: Ở phương đông, các nền văn minh được hình thành vào khoảng cuối thiên nhiên kỷ thứ IV – đầu thiên nhiên kỷ thứ V TCN tại lưu vực các con sông lớn như cái nôi của nền văn minh ở Trung Hoa cổ đại hình thành trên lưu vực sông Trường Giang, Hoàng Hà; Ai Cập có sông Nile, Ấn Độ có sông Hằng,…Tại đây là nơi có những điều kiện như phù xa màu mỡ thuận lợi cho phát triển cây lương thực.  Địa hình khép kín, Khoáng sản ít.Chế tạo và sử dụng CCLĐ bằng đồng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hợp cho việc canh tác và sản xuất nông nghiệp, các loại cây gia vị quy giá.

    Văn minh phương Tây hình thành vào đầu thiên nhiên kỷ I TCN Ven biển địa trung hải. Địa hình mở, có nghĩa là có thể giao lưu xung quanh rất thuận lợi bằng đường biển. Đất đai cằn cỗi không thuận lợi cho trồng cây lương thực như ở phương đông Khoáng sản phong phú, biết chế tạo và sử dụng công cụ là động bằng sắt. Khí hậu ôn đời gió mùa Địa Trung Hải không thuận lợi cho canh tác nông nghiệp bằng phương Đông.

    Về kinh tế: Ở phương Đông, kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp.

    Nông nghiệp là chủ đạo, sản xuất lương thực thực phẩm,..

    Chế độ tư hữu ruộng đất kém phát triển.

    LLLĐSX: Nông dân, công xã

    Phân công lao động xã hội chưa rõ ràng.

    Sản phẩm phục vụ nhu cầu nội bộ.

    Ở phương Tây: Kinh tế hàng hóa tiền tệ cổ điển.

    Thủ CN, thương nghiệp.

    Chế độ tư hữu ruộng đất phát triển mạnh.

    LLLĐSX: nô lệ.

    Phân công lao động xã hội: khá rõ rệt.

    Sản phẩm được coi là hàng hóa.

    Về trồng chọt, chăn nuôi:

    Ở  phương Đông thì gồm:

    Cây lương thực (lúa…)

    Quy mô: manh mún, nhỏ lẻ. Mỗi năm một vụ.

    Chăn nuôi quy mô nhỏ: cá thể có chuồng trại, chưa tách khỏi trồng trọt.

    Sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

    Ở phương Tây gồm:

    1. Cây c. nghiệp (nho, ô liu) v Quy mô: đại điền trang. Có thể canh tác quanh năm.

    2. Chăn nuôi quy mô lớn: bầy đàn không chuồng trại, tách rời với trồng trọt.

    3. Sản phẩm là hàng hóa để trao đổi lấy hàng hóa. Là nguồn nguyên liệu cho một số ngành thủ công nghiệp.

    Về thủ công nghiệp:

    Ở phương Đông:

    Phát triển cục bộ.

    Quy mô nhỏ trong các gia đình.

    Ngành nghề phong phú.

    Chưa có quá trình chuyên môn hóa.

    Lượng sản phẩm ít, chủ yếu phục vụ nhu cầu nội bộ trong công xã.

    Ở phương Tây:

    Là ngành chủ đạo.

    Quy mô lớn, sự dụng lao động nô lệ rộng rãi.

    Ngành nghề phong phú.

    Chuyên môn hóa ở một số ngành.

    Lương sản phẩm nhiều đem trao đổi hàng hóa khác.

    Về thương nghiệp:

    Ở phương Đông:

    Kém phát triển.

    Chưa xuất hiện tiền tệ. Phương thức hàng đổi hàng.

    Không mang tính quốc tế, hàng hóa trao đổi ít.

    Loại hình chợ phiên.

    .Ở phương Tây:

    Là ngành chủ đạo, đặc biệt là mậu dịch hàng hải.

    Đồng tiền x. hiện sớm. Phương thức phong phú.

    Mang tính quốc tế, hàng hóa phong phú (nô lệ).

    Xuất hiện những ngân hàng cổ điển.

         Kết luận: Như vậy giữa các nền văn minh ở Phương Đông va Phương Tây có sự khác nhau, sự khác nhau đó xuất phát từ chính những khác biệt về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, khí hậu. Chính môi trường khác nhau sẽ làm cho con người phải biến đổi nó, chinh phục nó để tồn tại trên thế giới này. Hành trình đi chinh phục tự nhiên cũng là cái lúc mà các thành quả của nền văn minh xuất hiện, đánh dấu sự lớn mạnh của các quốc gia thời cổ đại./.

    Câu 25:Điều kiện ra đời của nền văn minh công nghiệp(gt)

    1. Những kết quả của công cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV)

    Do nhu cầu mở rộng hoạt động thương mại và nhờ vào những tiến bộ kĩ thuật của ngành hàng hải, từ cuối thế kỉ XV, nhiều nhà thám hiểm Âu châu đã tìm ra những con đường biển đi sang phương Đông nơi họ hi vọng sẽ kiếm được nhiều vàng bạc và của cải.

    Có thể kể đến 3 phát kiến địa lí lớn sau đây:

    - Cuộc hành trình của Vaxcô đơ Gama men theo bờ biển châu Phi đến điểm cực nam (Mũi Hy Vọng) rồi vượt qua Ấn Độ Dương, cập bến Ấn Độ. Những chuyến đi tiếp theo về phía Đông đã đến các quần đảo Đông Nam Á rồi đi vào biển Đông, tới các cảng Trung Hoa và Nhật Bản.

    - Những chuyến vượt Đại Tây Dương của Crixtôp Côlông và Vêxpuxơ Amêrigô đã phát hiện ra lục địa châu Mỹ, khi đó được gọi là Tân Thế giới hoặc nhầm lẫn là “Tây Ấn Độ”.

    - Cuộc thám hiểm của Magienlan chẳng những đã đến châu Mỹ mà còn vượt qua Thái Bình Dương để tới quần đảo vùng Đông Nam Á, được đặt tên là Philippin. Từ đây, đoàn thủy thủ trở về châu Âu theo đường đi của Vaxcô đơ Gama khi trước.

    Mục lục:

    Câu 1:Cơ sở hình thành và thành tựu cơ bản của văn minh Ai Cập. 1

    Câu 2:Quá trình hình thành đạo Hồi , Ảnh hưởng của Việt Nam?. 3

    Câu 3:Những thành tựu cơ bản của văn minh Ấn Độ thời cổ trung đại: 8

    Câu 4:Sự hình thành và phát triển của đạo Phật thời cổ trung đại, phân tích ảnh hưởng tích cực của Đạo phật đối với xh Việt Nam hiện nay. 10

    Câu 5:Điều kiện hình thành những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Quốc thời cổ trung đại?. 11

    Câu 6:Những thành tựu cơ bản của Văn minh Trung Quốc  thời cỏ trung đại. từ ảnh hưởng đó đến sự phát triển của văn minh thế giới. 12

    Câu 7:Bốn phát minh lớn về KHKT của Trung Quốc thời cổ trung đại và ý nghĩa của nó: 14

    Câu 8:Quá trình hình thành tư tưởng nho giáo và phân tích những đặc điểm chính của tư tưởng này. Nêu ảnh hưởng của nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. 15

    Câu 9:Điều kiện hình thành nền văn minh khu vực Đông nam Á và những thành tựu cơ bản của nền văn minh đó, Việt Nam đã có những đóng góp gì cho nền văn minh khu vực. 19

    Câu 10:Điều kiện hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã và những thành tựu cơ bản của nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại. 30

    Câu 11:Sự ra đời và phát triển của đạo Ky tô thời cổ trung đại ở châu Âu. 35

    Câu 12Những thành tựu nổi bật của nền văn minh Tây Âu thời phục hưng. 36

    Câu 13Kết quả và ảnh hưởng của công cuộc phát kiến địa lý đối với sự phát triển của văn minh nhân loại 38

    Câu 14:Hoàn cảnh ra đời và ảnh hưởng của phong trào văn hóa phục hưng. 38

    Câu 15:Quá trình cải cách tôn giáo và sự hình thành của đạo tin Lành ở Tây Âu thời trung đại 39

    Câu 16:Quá trình hình thành và đặc điểm của chế độ phong kiến Tây Âu, phân tích, so sánh những đặc điểm chủ yếu của chế độ phong kiến Phương Đông – Phương Tây. 41

    Câu 17:Cách mạng công nghiệp và những thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng đó. 42

    Câu 18:Những thành tựu cơ bản của văn minh thế giới nửa thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI 44

    Câu 20:Kể tên nền văn minh trên thế giới mà A/c yêu thích, cơ sở hình thành của nền văn minh tiêu biểu. 45

    Câu 21:Những nét chính trong tư tưởng của nhà khai sang về vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền từ Tk XVI – XVIII. Việt Nam đã vận dụng tư tưởng của các nhà khai sang ntn trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền  45

    Câu 22:Thế nào là cách mạng công nghiệp, những thành tựu của KHCN nửa sau thế kỷ XX có tác động thế nào đến quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở việt Nam hiện nay. 45

    Câu 23: SỰ TIẾP XÚC VỚI VĂN HÓA TRUNG HOA CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM.. 48

    Câu 24: So sánh cơ sở hình thành các nền văn minh cổ đại Phương Đông và Phương Tây. 50

    Câu 25:Điều kiện ra đời của nền văn minh công nghiệp(gt) 52

     

     

    Cập nhật bởi OanhNguyenHoang ngày 05/09/2016 06:07:31 CH

    V.O

     
    Báo quản trị |  
  • #435190   05/09/2016

    OanhNguyenHoang
    OanhNguyenHoang

    Female
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2015
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    đề cương ôn tập tư pháp quốc tế

    ĐỀ CƯƠNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

     

    Bài 1: Khái niệm về tư pháp quốc tế và nguồn của tư pháp quốc tế.

     

    Câu 1: Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế

    a. Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế

              Là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài ( theo nghĩa rộng là bao gồm cả tố tụng dân sự).

              Bao gồm các quan hệ: hôn nhân gia đình, thừa kế, lao động, về hợp đồng kinh tế ngoại thương…

              Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ dể xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài; phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài (Điều 758 BLDS).

    Về yếu tố nước ngoài:

    ·        Chủ thể: người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, hoặc người VN định cư ở nước ngoài;

    ·        Khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài: VD: DS thừa kế ở nước ngoài;

    ·        Sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài: VD: Kết hôn ở nước ngoài.

    b. Phương pháp điều chỉnh:

              TPQT là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động, và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.

              Phương pháp điều chỉnh là tổng hợp các biện pháp cách thức mà nhà nước  sử dụng để tác động lên các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng)có yếu tố nước ngoài làm cho các quan hệ này phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị trong xã hội.

              Có hai phương pháp điều chỉnh của TPQT:

    ·                    Phương pháp thực chất: là phương pháp sử dụng các quy phạm pháp luật thực chất để điều chỉnh quan hệ TPQT.

    o   Quy phạm thực chất là quy phạm định sẵn các quyền, nghĩa vụ, biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia quan hệ TPQT xảy ra, nếu có sẵn quy phạm thực chất để áp dụng thì các đương sự cũng như cơ quan có thẩm quyền căn cứ ngay vào quy phạm để xác định được vấn đề mà họ đang quan tâm mà không cần phải thông qua một khâu trung gian nào.

    o   Trong thực tiễn việc điều chỉnh các quan hệ TPQT được áp dụng bởi các quy phạm thực chất thống nhất là quy phạm thực chất được xay dựng bằng cách các quốc gia kí kết, tham gia các ĐƯQT hoặc chấp nhận và sử dụng tập quán quốc tế.

    o   Tính ưu việt: làm cho mối quan hệ tư pháp quốc tế được điều chỉnh nhanh chóng, các vấn đề cần quan tâm được xác định ngay, các chủ thể của quan hẹ đó và các cơ quan có thẩm quyền khi gây tranh chấp sẽ tiết kiệm được thời gian tránh được việc tìm hiểu pháp luật nước ngoài là một vấn đề phức tạp.

    o   Hạn chế: số lượng ít không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh quan hệ TPQT.

    ·                    Phương pháp điều chỉnh gián tiếp (phương pháp xung đột) là phương pháp sử dụng quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ TPQT cụ thể.

    o   Quy phạm xung đột: không quy định sẵn các quyền, nghĩa vụ các biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia TPQT mà nó chỉ có vai trò xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng.

    o   Quy phạm xung đột được xây dựng bằng cách các quốc gia tự ban hành hệ thống pháp luật của nước mình (gọi là quy phạm xung đột trong nước) ngoài ra nó còn được xây dựng bằng cách các quốc gia kí kết các ĐƯQT (quy phạm xung đột thống nhất).

    o   Phương pháp điều chỉnh gián tiếp là đặc trưng cơ bản của TPQT vì:

    §  Chỉ có tư pháp quốc tế mới sử dụng phương pháp này, các ngày luật khác không áp dụng phương pháp điều chỉnh gián tiếp: luật hình sự, luật dân sự khi điều chỉnh cấc quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó sẽ áp dụng các QPPL trong BLHS, BLDS mà không phải xác định xem luật của nước nào khác sẽ được áp dụng.

    §  Trong thực tiễn TPQT số lượng các quy phạm thực chất ít không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ TPQT phát sinh ngày càng đa dạng trong khi đó quy phạm xung đột được xây dựng một cách đơn giản hơn nên có số lượng nhiều hơn. Do có nhiều quy phạm xung đột nên đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ TPQT.

     

    Câu 2. Nguồn cơ bản của TPQT

              Nguồn của TPQT là các hình thức chứa đựng và thể hiện quy phạm của TPQT.

              Hiện nay nguồn của TPQT gồm các loại sau đây:

    s  Luật pháp của mỗi quốc gia:

    o     Do mối nước có điều kiện riêng về chính trị, kinh tế, xã hội..do vậy để chủ động trong việc điều chỉnh các quan hệ TPQT mỗi quốc gia đã tự ban hành trong hệ thống pháp luật của nước mình các quy phạm xung đột trong nước.

    o     VN: hiến pháp 1992 là nguồn quan trọng nhất của TPQT, ngoài ra còn trong bộ luật khác như: BLDS 2005  Phần  VII, luật HN GD 2000, luật đầu tư 2005…

    s     Điều ước quốc tế với tư cách là nguồn của TPQT ngày càng đóng vai trò quan trọng và mang ý nghĩa thiết thực: các ĐƯQT về thương mại, hàng hải quốc tế, các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, gia đình và hình sự..

    o     VN: trước tiên phải kể đến các hiệp định tương trợ và hợp tác tư pháp mà cho tới nay nước ta đã kí với hàng loạt các nước: nga vào năm 1998; séc và slovakia 1982, Cu ba 1984; Hungari 1985..Ngoài ra nước ta còn kí rất nhiều các ĐƯQT song phương cũng như đa phương: Công ước Pari 1983 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ( 1981); 1995 gia nhập Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại…

    Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài, được áp dụng khá liên tục và một các có hệ thống, đồng thời được sự thừa nhận đông đảo của các quốc gia. VD: tập hợp các tập quan thương mại quốc tế khác nhau trong đó quy định các điều kiện mua bán, bảo hiểm, cước vận tải, trách nhiệm giữa các bên tham gia hợp đồng : INCOTERMS 2000

    Án lệ:  Các bản án hoặc quyết định của tòa án mà trong đó thể hiện các quan điểm của thẩm phán đối với các vấn đề pháp lý có tính chất quyết định trong việc giải quyết các các vụ việc nhất định và mang ý nghĩa giải quyết đối với các quan hệ tương ứng trong tương lai.

    o   Ở Anh -  Mỹ thì thực tiễn tòa án là nguồn của cơ bản của pháp luật.

    o   Ở VN thì án lệ không được nhìn nhận với tư cách là nguồn của PL nói chung và là nguồn của TPQT nói riêng.

    Về trình tự thủ tục áp dụng các loại nguồn của TPQT được đề cập tại Điều 759 BLDS:

    Điều 759. áp dụng pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế

    1. Các quy định của pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

    2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

    3. Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thoả thuận trong hợp đồng, nếu sự thoả thuận đó không trái với quy định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    4. Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Chương II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT

     

    Câu 3. Xung đột pháp luật là gì, cho ví dụng minh họa.

              Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật sự khác nhau.

              Nguyên nhân: do mỗi nước có điều kiện cơ sở hạ tầng khác nhau, bởi vậy pháp luật của các nước được xây dựng trên các nền tảng đó cũng có sự khác nhau.

    Mỗi nước có các điều kiện khác nhau về chính trị, kinh tế - xã hội phong tục tập quán, truyền thống lịch sử…

              Ví dụ: Một nam công dân Việt Nam muốn kết hôn với một nu công dân Anh. Lúc này, những vấn đề cần giải quyết là luật pháp nước nào sẽ điều chỉnh quan hệ hôn nhân này hay nói chính xác hơn là họ sẽ tiến hành các thủ tục kết hôn theo luật nước nào. Câu trả lời là hoặc luật của Anh hoặc luật của Việt Nam. Giả sử, hai công dân này đều thỏa mãn các điều kiện về kết hôn của pháp luật Anh và Việt Nam, lúc đó, vấn đề chọn luật nước nào không còn quan trọng. Bởi vì, luật nào thì họ cũng được phép kết hôn. Nhưng, nếu nam công dân Việt Nam mới chỉ 19 tuổi, nu công dân Anh 17 tuổi thì theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam, cả hai đều chưa đủ độ tuổi kết hôn (Điều 9, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định độ tuổi kết hôn với nam – 20 tuổi, nữ - 18 tuổi). Trong khi đó, luật hôn nhân của Anh thì quy định độ tuổi được phép kết hôn đối với nam và nữ là 16 tuổi. Như vậy, đều về độ tuổi được phép kết hôn nhưng pháp luật của cả hai quốc gia đều hiểu không giống nhau. Đấy chính là xung đột pháp luật.

              Phạm vi của xung đột pháp luật: xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Còn trong các lĩnh vực quan hệ pháp luật khác như HS, HC… không xảy ra xung đột pháp luật bởi vì:

    s  Luật HS, HC mang tính hiệu lực lãnh thổ rất nghiêm ngặt(quyền tài phán công có tính lãnh thổ chặt chẽ).

    s  Luật HS, HC không bao giờ có các QPXĐ và tất nhiên cũng không bao giờ cho phép áp dụng luật nước ngoài;

    s  Trong các quan hệ về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài thường không làm phát sinh vấn đề xung đột pháp luật vì các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này mang tính tuyệt đối về lãnh thổ. Các quốc gia chỉ cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh các quan hệ trong trường hợp có ĐƯQT do quốc gia đó đã tham gia kí kết đã quy định hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

    Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc tế vì:

    s  Trong các ngành luật khác, khi quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của chúng phát sinh, không có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia vào việc điều chỉnh cùng một quan hệ xã hội ấy, và cũng không có sự lựa chọn luật để áp dụng vì các quy phạp pháp luật của các ngành luật này mang tính tuyệt đối về mặt lãnh thổ.

    s  Chỉ khi các quan hệ TPQT xảy ra thì mới có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia điều chỉnh quan hệ đó và làm nảy sinh yêu cầu về chọn luật áp dụng nếu trong trường hợp không có quy phạm thực chất thống nhất.

    Câu 4. Trình bày các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật.

    a.     Phương pháp xung đột

    Phương pháp xung đột được hình thành và xây dựng trên nền tảng hệ thống các quy phạm xung đột của quốc gia.

    Các quốc gia tự ban hành các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật nước mình để hướng dẫn chọn luật áp dụng để chủ động trong việc điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế trong khi chưa xây dựng được đầy đủ các QPTC thống nhất.

    Các nước cùng nhau kí kết các ĐƯQT để xây dựng lên các QPXĐ thống nhất.

    b.     Phương pháp thực chất

    Phương pháp được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, điều này có ý nghĩa là nó trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ rõ ràng giữa các bên tham gia.

    Các quy phạm thực chất thống nhất trong các ĐƯQT, tập quán quốc tế.

    ·                    Các QPTC thống nhất hiện nay chủ yếu có trong ĐƯQT về các lĩnh vực thương mại, hằng hải quốc gia hoặc các lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp: Công ước Becnơ 1886 về bảo vệ quyền tác giả; Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế.

    ·                    Các QPTC còn được ghi nhận trong các tập quán quốc tế nhất là trong lĩnh vực thương mại và hằng hải quốc tế: Tập hợp các quy tắc tập quán INCOTERMS 2000 về các điều kiện mua bán mua bán hàng hoá quốc tế.

    Các quy phạm thực chất trong luật của quốc gia ( luật quốc nội): quy phạm thực chất được quy định trong luật đầu tư, luật về chuyển giao công nghệ…

    c.               Ngoài ra trong trường hợp khi TPQT xảy ra không có QPTC và QPXĐ, vấn đề điều chỉnh quan hệ này được thực hiện dựa trên nguyên tắc luật điều chỉnh các quan hệ xã hội.

            Theo quan điểm chung hiện  nay, trong trường hợp quan hệ TPQT xảy ra mà không có QPTC thống nhât cũng như QPXĐ nếu các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ đó phát sinhtrên cơ sở pháp luật nước nào thì áp dụng pháp luật nước đó trừ khi hậu quả của việc áp dụng đó trái với những nguyên tắc kể trên,

    Câu 5. Quy phạm xung đột và phân tích cơ cấu của một quy phạm xung đột.

    a.     Khái niệm

    Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần áp dụng để giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống cụ thể.

    Quyạm xung đột luôn mang tính dẫn chiếu: khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới một hệ thống pháp luật cụ thể mà các quy phạm thực chất được áp dụng để giải quyết quan hệ một các dứt điểm thì ở đây ta lại thấy tính chất song hành giữa QPTC với QPXĐ trong điều chỉnh  pháp luật.

    VD: K 1 Điều 766 quy định: “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu tài sản được xác định theo pháp luật của nước có tài sản”. Như vậy tài sản ở đâu sẽ áp dụng pháp luật nước đó.

    b.    Cơ cấu và phân loại QPXĐ

    QPXĐ được cơ cấu bởi hai bộ phận: Phạm vi và hệ thuộc.

    Phạm vi là phần quy định quy phạm xung đột này được áp dụng cho loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nào: hôn nhân, thừa kế, hợp đồng…

    Phần hệ thuộc là phần quy định chỉ ra luật pháp nước nào được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật đã ghi ở phần phạm vi.

    VD: trong hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý các vấn đề về dân sự và hình sự Việt Nam – Liên Bang Nga năm 1998 tại Điều 39 có ghi:

    “1. Quan hệ pháp luật về thừa kế động sản do pháp luật của bên kí kết mà người đề lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết điều chỉnh.

    2. Quan hệ pháp luật về thừa kế bất động sản do pháp luật của bên kí kết nơi có bất động sản đó điều chỉnh

    Phân loại: Xét về mặt kĩ thuật xây dựng quy phạm thì người ta phân quy phạm xung đột làm hai loại:

    ·        Quy phạm xung đột một bên:  Đây là quy phạm chỉ ra quan hệ dân sự này chỉ áp dụng luật pháp của một nước cụ thể. VD: K 2 Đ769 BLDS : “ Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật CHXHCN Việt Nam”.

    ·        Quy phạm xung đột hai bên ( hai chiều) đây là những quy phạm đề ra nguyên tắc chung để cơ quan tư pháp có thẩm quyền lựa chọn áp dụng luật của một nước nào đó để điều chỉnh đối với quan hệ tương ứng. VD K2 Điều 766 BLDS quy định: “ quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo phápluật của nước nơi có động sản được chuyển đến”.

    Câu 6. Các kiểu hệ thuộc cơ bản

    a.     Luật nhân thân

    Luật nhân thân có hai loại biến dạng gồm:

    ·                    Luật quốc tịch hay còn gọi là luật bản quốc được hiểu là luật của quốc gia mà đương sự là công dân. VD K Điều 761 BLDS quy định năng lực hành vi dân sự của nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

    ·                    Luật nơi cư trú  được hiểu là luật của quốc gia mà ở đó đương sự có nơi cư trú ổn định (thường trú) K 1 Đ25 HĐTTTP giữa Việt Nam với Liên Bang Nga quy định quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được xác định theo pháp luật của bên kí kết nơi họ có cùng thường trú.

    b.    Luât quốc tịch của pháp nhân

    Được hiểu là luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch.

    Các dấu hiệu ràng buộc hiện nay là:

    ·        Nơi trung tâm quản lý của pháp nhân.

    ·        Nơi đăng kí điều lệ (nơi thành lập pháp nhân).

    ·        Nơi pháp nhân thực tế tiến hành kinh doanh hoạt động chính.

    ·                    Ở Việt Nam pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam và đăng kí điều lệ ở  Việt Nam thì đương nhiên pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam không phụ thuộc vào việc nó hoạt động ở đâu, lãnh thổ nào.

    c.      Luật nơi có vật

    Được hiểu là vật (tài sản) hiện đang tồn tại ở nước nào thì luật của nước đó được áp dụng đối với tài sản đó

    VD: K1 Điều766: “ Việc xác lập, chiếm hữu quyền sở hữu, nội dung quyền ở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó.

    d.    Luật do các bên kí kết hợp đồng lựa chọn

    Trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong buôn bán và hàng hải quốc tế, pháp luật cho phép các bên tham gia các quan hệ đã được lựa chọn hệ thống pháp luật để áp dụng.

    VD: K2 Điều 4 BL hằng hải “2. Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thoả thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong các quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Toà án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp.

    e.      Luật nơi thực hiện hành vi.

    Luật nơi thực hiện hành vi có rất nhiều loại:

    ·                    Luật nơi kí kết hợp đồng được hiểu là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia kí kết hợp đồng được xác định theo luật nơi kí kết hợp đồng. VD: K1 Điều 770 BLDS ghi nhận “ HÌnh thức của hợp đồng dân sự phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng”.

    ·                    Luật nơi thực hiện nghĩa vụ

    ·                    Luật nơi thực hiện hành động VD: Hình thức của hợp đồng được quyết định bởi luật của nước nơi thực hiện nó. Hoặc hình thức kết hôn được quyết định bởi luật của nước nơi các bên thực hiện kết hôn.

    ·                    Luật nước người bán.

    ·                    Luật nơi vi phạm pháp luật: VD: K 1 Điều 773 Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gấy thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại.

    f.      Luật tiền tệ

    Được hiểu là khi kí kết hợp đồng các bên thoả thuận thanh toán bằng một đơn vị tiền tệ nhất định do đó các vấn đề liên quan đến tiền tệ đó được giải quyết theo luật pháp của nước ban hành và lưu thông đồng tiền đó. Hệ thống luật pháp của Đức và Áo.

    g.     Luật toà án (Lex fori)

    Luật Toà án được hiểu là pháp luật của nước có toà án thẩm quyền. Toà án có thẩm quyền khi giải quyết vụ việc chỉ áp dụng pháp luật nước mình (cả nội dung và hình thức).

    Ngoại lệ: trong các HĐTTTP và pháp lí các bên có thể cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng của nước mình (vd vấn đề uỷ thác tư pháp) trong những chừng mực nhất định được áp dụng luật tố tụng của nước ngoài.

    Câu 7. Trình bày hiệu lực của Quy phạm xung đột ( những vấn đề pháp lý cơ bản về áp dụng luật nước ngoài).

    Khái niệm: Câu 5.

    Về thời gian có hiệu lực từ khi phát sinh đến khi chấm dứt quan hệ dân sự của pháp luật đó.

    Về không gian thường có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia.

    ·        Về áp dụng quy phạm xung đột: có nghĩa là thừa nhận pháp luật nước ngoài có thể áp dụng được để điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp nhất định. Tuy nhiên phạm vi cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài phải dựa trên cơ sở chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia đồng thời đảm bảo hậu quả của việc áp dụng không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình.

    ·        Về thể thức và xác định nội dung luạt nước ngoài của nước cần áp dụng.

    o   Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ áp dụng luật nước ngoài khi quy phạm xung đột pháp luật dẫn chiếu tới.

    o   Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới pháp luật nước ngoài có nghĩa là dẫn chiếu tới toàn bộ hệ thống pháp luật của nước đó. Khi áp dụng luật nước ngoài là áp dụng toàn bộ hệ thống pháp luật nước ngoài nên nó phải được giải thích, xác định nội dung và áp dụng để giải quyết vụ việc đúng như ở nước đã ban hành nó.

    o   ở Việt Nam cơ quan tư pháp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác chỉ được áp dụng luật nước ngoài khi có quy phạm xung đột trong PLVN và các ĐƯQT viện dẫn tới luật của nước ngoài đó.

    o   Mục đích của áp dụng pháp luật nước ngoài là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ dân sự quốc tế, đảm bảo sự ổn định, củng cố và phát triển hợp tác về mọi mặt trong giao lưu dân sự giữa các quốc gia vì thịnh vượng chung của cả thế giới.

    o   Áp dụng pháp luật nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chí:

    § Các cơ quan có thẩm quyền cần áp dụng luật nước ngoài một cách thiện chí và đầy đủ.

    § Pháp luật nước ngoài phải được giải thích và thực thi về nội dung như ở chính nước nơi nó được ban hành.

    § Cơ quan tư pháp có thẩm quyền và cơ quan xét xử có nhiệm vụ tìm hiểu và xác định nội dung qua nghiên cứu văn bản pháp luật, qua thực tiễn hành pháp, tư pháp, tập quán…của nước hữu quan.

    ·        Về bảo lưu trật tự công cộng: hiệu lực của quy phạm xung đột khi dẫn chiếu tới luật nước cần áp dụng bị hạn chế bởi việc bảo lưu trật tự công cộng.

    o        Theo quy tắc bảo lưu trật tự công cộng trong pháp luật các nước trên thế giới thì luật nước ngoài sẽ bị gạt bỏ không áp dụng nếu việc áp dụng đó dẫn đến hậu quả xấu, có hại hoặc mâu thuẫn với những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội cũng như pháp luật của nhà nước mình.

    ·        Vấn đề lẩn tránh pháp luật: là hiện tượng mà trong đó các đương sự đã dung thủ đoạn lẩn tránh sự chi phối của một hệ thống pháp luật mà nhẽ ra được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của họ và nhằm hướng tới một hệ thống pháp luật khác có lợi cho mình hơn.

    ·        Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba.

    ·        Vấn đề có đi có lại trong tư pháp quốc tế.

    Câu 8. Khái niệm “trật tự công cộng” và “bảo lưu trật tự công cộng” trong tư pháp quốc tế, nêu một số ví dụ về pháp luật của Việt Nam về bảo lưu trật tự công cộng.

              Bảo lưu trật tự công cộng là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia từ chối áp dung pháp luật của nước khác để bảo vệ những lợi ích của quốc gia mình.

    Trật tự công cộng dưới góc độ TPQT thì có hai quan điểm khác nhau:

    s     Trật tự công cộng bao gồm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nói chung và tư pháp quốc tế nới riêng.

    s     Trật tự công cộng gồm những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội và của pháp luật một quốc gia.

    s     Trong thực tiễn TPQT cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một nước từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài không phải vì bản chất của pháp luật nước ngoài trái với bản chất của pháp luật nước mình mà vì hậu quả của việc áp dụng đó gây bất lợi cho trật tự công cộng của quốc gia mình.

              Vấn đề bảo lưu trật tự công cộng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    -                   Bảo lưu trật tự công cộng được ghi nhận rất rõ ràng và cụ thể ở Điều 759 BLDS Khoản 4: …nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của PLCHXHCNVN.  Trật tự công cộng phải hiểu là hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và chúng được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.

    -                   Ngoài ra vấn đề bảo lưu trật tự công cộng còn được ghi nhận ở một số văn bản khác VD Điều 101 LHN GĐ 2000 quy định “ Trong trường hợp luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có quy định hoặc Điều ước quốc tế  mà CHXHCNVN kí kết hoặc tham gia viện dẫn thì pháp luật nước ngoài được áp dụng nếu việc áp dụng đó không trái với nguyên tắc quy định trong luật này.

    -                   Như vậy trật tự công cộng theo pháp luật Việt Nam được hiểu là các nguyên tắc cơ bản tạo ra một trật tự pháp lý trong chế độ của chúng ta.

    Câu 9.  Khái niệm “lẩn tránh pháp luật” trong tư pháp quốc tế. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rông của yếu tố nước ngoài có quy định về hành vi lẩn tránh không? Anh (chị) đánh giá thế nào về vấn đề này?

              Lẩn tránh pháp luật là hiện tượng đương sự dung những biện pháp cũng như thủ đoạn để thoát khỏi hệ thống pháp luật đãng nhẽ phải được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của họ và nhằm tới một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn cho mình.

              Các biện pháp, thủ đoạn: di chuyển trụ sở, thay đổi nơi cư trú, thay đổi quốc tịch, chuyển động sản thành bất động sản…

              VD: Một cặp vợ chồng xin li hôn ở nước A không được vì các điều kiện cấm li hôn, họ chạy sang nước B, nơi mà ở đó điều kiện li hôn dễ dàng hơn để được phép li hôn

              Các nước đều coi đây là hiện tượng không bình thường và đều tìm cách hạn chế hoặc ngăn cấm… VD: Ở Anh – Mỹ nếu các hợp đồng giữa các bên kí kết mà lẩn tránh pháp luật của các nước này thì sẽ bị Tòa án hủy bỏ.

              Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì mọi hành vi lẩn tránh pháp luật là vi phạm và không được chấp nhận.

    VD  K1 Điều 20 NĐ 68 Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn.

              Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của sự vi phạm đó đã được khắc phục hoặc công nhận việc kết hôn đó là có lợi cho việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì hôn nhân đó cũng được công nhận tại Việt Nam.

    Câu 10. Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ 3

              Trong khoa học TPQT vấn đề dẫn chiếu ngược đến pháp luật nước ngoài hiện nay có hai quan điểm:

    -                   Nếu hiểu là dẫn chiếu chỉ đến quy phạm pháp luật thực chất của nước đó sẽ loại trừ vấn đề dẫn chiếu ngược.

    -                   Nếu hiểu dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài là dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống luật pháp của nước đó kể cả luật thực chất và luật xung đột thì có nghĩa là đã chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại cũng như dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba.

              TPQT Việt Nam hiểu theo quan điểm thứ hai.

              Căn cứ vào Khoản 3 Điều 759 BLDS: “ Trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật CHXHCNVN thì áp dụng PL CHXHCNVN.

              VD: Một Nam công dân Anh cư trú tại Việt Nam và xin kết hôn với một nữ công dân Việt Nam. Theo Điều 103 LHNGĐ thì Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn”.

    - Công dân Việt Nam phải tuân theo các quy định về điều kiện kết hôn trong LHNGĐ Việt Nam.

    - Công dân Nam Anh phải tuân theo pháp luật Anh song luật xung đột của Anh lại quy định: Điều kiện kết hôn của Công dân Anh ở nước ngoài phải theo luật của nước nơi công dân đó cư trú. Như vậy ở đây luật Việt Nam đã dẫn chiếu đến luật Anh và luật Anh đã dẫn chiếu ngược trở lại luật Việt Nam.

    - Nếu trong trường hợp này mà công dân Anh cư trú tại Trung Quốc thì sẽ áp dụng luật Trung Quốc. Như vậy luật Việt Nam dẫn chiếu đến luật Anh và luật Anh dẫn chiếu đến luật Trung Quốc và nếu Việt Nam chấp nhận dẫn chiếu ngược thì cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận dẫn chiếu đến luật nước thứ ba.

    - Khi các quốc gia kí kết với nhau các hiệp định song phương và đa phương trong đó quy định các quy phạm xung đột thống nhất thì các quy phạm xung đột thống nhất sẽ được ưu tiên áp dụng và trong trường hợp này có thể nói vấn đề dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến luật nước thứ ba sẽ không còn nữa.

    Câu 11. Vấn đề có đi có lại trong việc áp dụng luật nước ngoài.

                Nguyên tắc có đi có lại được ghi nhận trong luật pháp của đại đa số các nước trên thế giới cũng như được thể hiện trong rất nhiều ĐƯQT. K 1 Điều 1 hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên Bang Nga ghi: “ Công dân của bên kí kết này được hưởng trên lãnh thổ của bên kí kết kia sự bảo vệ pháp lý đối với nhân thân và tài sản như công dân của bên kí kết kia”.

                Trong tư pháp quốc tế các nước thì phần lớn đều thừa nhận việc thi hành các quy phạm xung đột không bị hạn chế bởi các quy định của nguyên tắc có đi có lại. Điều này có nghĩa là khi cơ quan tư pháp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào đó vận dụng luật nước ngoài để giải quyết vụ việc sẽ không cần thiết phải xem xét là ở nước ngoài đó có áp dụng luật pháp của nước kia hay không.

                Việc áp dụng luật nước ngoài là nhu cầu tất yếu khách quan để giải quyết quan hệ dân sự quốc tế.

     

    Chương III.         CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ

     

    Câu 12.  Người nước ngoài

    a. Khái niệm

                  Hiện nay, thuật ngữ người nước ngoài được sử dụng rộng rãi ở các nước khác cũng như ở Việt Nam hiện nay và nó được hiểu rất rộng bao hàm như sau:

    -       Người mang một quốc tịch nước ngoài;

    -       Người mang nhiều quốc tịch nước ngoài.

    -       Người không quốc tịch.

                  Theo khoản 2 Điều  3 NĐ 138 quy định chi tiết thi hành các quy định của BLDS vè quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Thì 2. "Người nước ngoài" là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.

    b. Phân loại người nước ngoài.

    -       Dựa vào dấu hiệu quốc tịch: người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch;

    -       Dựa vào nơi cư trú: người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ việt nam và người nước ngoài cư trú ngoài lãnh thổ việt nam.

    -       Dựa vào thời hạn cư trú: người nước ngoài thường trú và tạm trú.

    -       Dựa vào quy chế pháp lý: người hưởng quy chế ưu đãi miễn trừ ngoài giao; người hưởng quy chế theo hiệp định; người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở nước sở tại.

    c. Quy chế pháp lý của người nước ngoài

    + Đặc điểm.

                  Quy chế pháp lý của người nước ngoài mang tính song trùng pháp luật: khi cư trú làm ăn sinh sống ở nước sở tại thì người nước ngoài cùng lúc chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật là pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch và pháp luật của nước sở tại nơi người đó cư trú và làm ăn sinh sống.

    + Giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài.

                  Về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài các nước quy định khác nhau. Để giải quyết xung đột về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài thì pháp luật các nước thường quy định người nước ngoài có năng lực pháp luật ngang hoặc tương đương với công dân nước sở tại.

                  Để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực hành vi thì đại đa số các nước đều áp dụng theo hệ thuộc luật quốc tịch, riêng Anh – Mỹ áp dụng theo hệ thuộc luật nơi cư trú.

                  Theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

                  Điều 761. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài

                  1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.

                  2. Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.

                  Điều 762. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài

                  1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.

    2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Còn đối với người không quốc tịch thì theo quy định tại Điều 760 BLDS áp dụng luật nơi người đó cư trú hoặc nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Đối với ngời hai hay nhiều quốc tịch:

    -       Áp dụng nguyên tắc quốc tịch và người đó cư trú;

    -       Áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu: nơi người đó gắn bó nhất nếu người đó không cư trú ở nước mà mình có quốc tịch.

    b. Căn cứ pháp luật xây dựng chế định pháp lý cho người nước ngoài.

              + Chế độ đãi ngộ quốc gia.

              Theo chế độ này người nước ngoài được hưởng các quyền về dân sự, lao động cũng như các nghĩa vụ khác ngang hoặc tương đương với các quyền và nghĩa vụ của công dân nước sở tại đang và sẽ được hưởng trong tương lai.

              Nhằm cân bằng hóa về mặt pháp lý dân sự giữa người nước ngoài với công dân nước sở tại.

              Thường được quy định trong pháp luật các nước hoặc trong các ĐƯQT mà quốc gia tham gia kí kết.

              Hạn chế: Quyền bầu cử, quyền ứng cử, đề cử…chỉ dành cho công dân hưởng, quyền cư trú bị hạn chế, quyền hành nghề, học tập cũng có hạn chế…

              + Chế độ tối huệ quốc

              Là người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước sở tại dành cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của bất kì một nước thứ ba nào đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai.

              Nhằm cân bằng hóa năng lực pháp lý giữa người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài có quốc tịch khác nhau khi làm ăn sinh sống ở nước sở tại.

              +  Chế độ đãi ngộ đặc biệt

              Theo chế độ này thì người nước ngoài và cả pháp nhân nước ngoài được hưởng những ưu tiên, ưu đãi đặc quyền mà cả những người nước ngoài khác hay công dân nước sở tại cũng không được hưởng.

              VD: Quy chế ưu đãi và miễn trừ đặc biệt dành cho viên chức ngoại giao, lãnh sự.

              +  Chế độ có đi có lại và chế độ báo phục quốc

         Chế độ có đi có lại: một nước sẽ dành cho cá nhân và pháp nhân những chế độ pháp lý nhất định trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.

    Chế độ có đi có lại có hai loại

    Chế độ có đi có lại hình thức

    Chế độ có đi có lại thực chất

    Theo chế độ này thì nước sở tại sẽ dành cho cá nhân, pháp nhân nước ngoài những ưu đãi trên cơ sở pháp luật nước mình.

    Áp dụng cho những nước có sự khác biệt về chế độ chính trị, kinh tế.

    Cho phép người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng những quyền lợi ưu đãi đúng như đã giành cho cá nhân, pháp nhân nước mình.

    Áp dụng cho những nước có sự tương đồng về chế độ kinh tế, chính trị.

              Chế độ báo phục quốc được áp dụng trên cơ sở cùa chế độ có đi có lại và cùng xuất phát từ tinh thần “có đi có lại” nên vấn đề “báo phục” được đặt ra trong quan hệ giữa các quốc gia.

              Báo phục quốc được hiểu là các biện pháp trả đũa: nếu một quốc gia nào đó đơn phương sử dụng những biện pháp hoặc hành vi gây thiệt hại hoặc tổn hại cho quốc gia khác hay công dân hoặc pháp nhân của quốc gia khác thì chính quốc gia bị tổn hại đó hoặc công dân của nó được phép sử dụng các biện pháp trả đũa nư hạn chế hoặc có các hành động tương ứng đối phó hoặc đáp lại các hành vi của quốc gia đầu tiên đơn phương gây ra thiệt hại đó.

    c. Địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam

    Là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài khi sinh sống cư trú làm ăn ở Việt Nam.

    -       Quyền cư trú đi lại trong pháp lệnh nhập cảnh xuất cảnh 2000 cho phép người nước ngoài tự do đi lại cư trú trên lãnh thổ Việt Nam trừ một số lĩnh vực an ninh..

    -       Quyền hành nghề: cho phép người nước ngoài tự do lựa chọn nghề nghiệp trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên hạn chế người nước ngoài làm việc trong một số ngành nghề an ninh quốc phòng. Được phép làm luật sư tư vấn pháp luật VN với điều kiện học qua trường Đại học Luật việt nam.

    -       Được quyền sở hữu và thừa kế.

    -       Quyền được học tập: cho họ tự do lựa chọn các trường tuy nhiên hạn chế một số trường liên quán đến anh ninh quốc phòng.

    -       Quyền tác giả và sở hữu công nghiệp: thể hienj rõ Đ774 và Điều 775.

    -       Lĩnh vực hôn nhân – gia đình cho phép họ kết hôn nuôi con nuôi bình đẳng đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em.

    -       Quyền tố tụng dân sự; áp dụng chế độ đãi ngộ quốc gia theo Điều 406 BLTTDS 2004 thì người nươc ngoài, pháp nhân nước ngoài khi khởi kiện ở tòa án VN được Nhà nước  việt nam cho hưởng chế độ đối xử quốc gia trong tố tụng dân sự.

    + Nghĩa vụ:        

              Tôn trọng pháp luật Việt Nam, tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống tín ngưỡng của VN và khi Người nước ngoài vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất vi phạm họ có thể bị xử phạt, bị trục xuất trước thời hạn và thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Câu 12. Pháp nhân trong tư pháp quốc tế

    a. Khái niệm

              Pháp nhân là một tổ chức nhất định của con người được pháp luật nhà nước quy định có quyền năng chủ thể.

              Theo pháp luật Việt Nam, Điều 84 BLDS pháp nhân phải là tổ chức có đủ 4 điều kiện sau đây:

    s Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập đăng kí hoặc công nhận;

    s Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

    s Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm về tài sản đó.

    s Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

              Pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài.

    b. Quốc tịch của pháp nhân

              Quốc tịch của pháp nhân là mối liên hệ pháp lý đặc biệt và vững chắc giữa pháp nhân với một nhà nước nhất định.

              Nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân:

    s  Nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi đặt trung tâm quản lý pháp nhân, trụ sở chính của pháp nhân.

    s  Nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi đăng kí điều lệ pháp nhân;

    s  Nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi thành lập pháp nhân.

    s  Nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân theo công dân nước nào lắm quyền quản lý pháp nhân sẽ có quốc tịch của nước đó.

           Theo quy định của pháp luật Việt Nam:

    s   Điều 16 LTM: doanh nghiệp nước ngoài là danh nghiệp thành lập, đăng kí kinh doanh theo pháp luật nước ngoài; và được pháp luật nước ngoài thừa nhận.

    s   Theo Nghị định 138/2006 pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài.

    b. Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam

    + Đặc điểm

    s  Pháp nhân nước ngoài chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật của nước pháp nhân mang quốc tịch điều chỉnh: năng lực pháp luật dân sự, điều kiện thủ tục thành lập, hợp nhất, giải thể, chia tách,thanh lí tài sản khi giải thể pháp nhân; Pháp luật nước sở tại quy định quyền và nghĩa vụ của pháp nhân, lĩnh vực hoạt động, phạm vi hoạt động, quy mô ngành nghề…

    s  Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài còn thể hiện ở chỗ khi các quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân nước ngoài bị xâm phạm thì nó sẽ được nước mà nó mang quốc tịch thực hiện sự bảo hộ pháp lý về mặt ngoại giao.

    s  Nội dung quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài là không giống nhau giữa các nước và ngay trong cùng một nước ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau quy chế pháp lý đối với pháp nhân nước ngoài không phải lúc nào cũng giống nhau

    + Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam

              Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam được xác định trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

              Về năng lực pháp luật dân sụ của pháp nhân nước ngoài theo quy định tại Điều 765 BLDS thì được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập; trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác; trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam.

              Tuy nhiên nội dung cụ thể của quy chế pháp lý dân sự của các loại pháp nhân ước ngoài hoạt động ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau.

    b1. Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.

    Chủ thể và lĩnh vực đầu tư.

    -             Việt Nam hoan nghênh và khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và quyền lợi khác của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

    -             Các tổ chức được khuyến khích đầu tư vào Việt Nam thuộc mọi quốc tịch và mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả các tổ chức quốc tế.

    -             Các pháp nhân nước ngoài được đầu tư vào lĩnh vực của nền kinh tế quốc tư pháp quốc tế dân của Việt Nam.                                                                                     

    Hình thức đầu tư

    Trước đây chỉ có đầu tư trực tiếp: liên doanh; hợp doanh; doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài; Luật đầu tư 2005 hiện hành các tổ chức, pháp nhân nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam có thể thông qua hai hình thức: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

    -                     Đầu tư trực tiếp gồm 7 hình thức:

    o   Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

    o   Thành lập tổ chức kinh tế liên danh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;

    o   Đầu tư theo hình thức hợp đồng: BCC; BOT; BTO; BT;

    o   Đầu tư phát triển kinh doanh.

    o   Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lí hoạt dộng đầu tư.

    o   Đầu  tư thực hiện việc sát nhập và mua lại doanh nghiệp

    o   Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.

    -                     Đầu tư gián tiếp 3 hình thức

    o   Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;

    o   Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;

    o   Thông qua các định chế tài chính trung gian.

    s Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian đầu tư tại Việt Nam

    -                     Được nhà nước Việt nam áp dụng các biện pháp bảo đảm đàu tư: Bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp; Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư; Bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài; Bào đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính sách, pháp luật.

    -                     Được nhà nước ta khuyến khích đầu tư: ưu đãi về tài chính, đất…

    -                     Nghĩa vụ khi tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải: tôn trọng Hiếp pháp, pháp luật Việt Nam; tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài phải nộp các khoản thuế, lệ phí do pháp luật Việt Nam quy định, phải tuân theo các quy định của pháp luât Việt Nam về chế độ kế toán, thống kê, quản lí ngoại hối, về bảo vệ môi trường.

    b2. Quy chế pháp lý của các pháp nhân nước ngoài không thuộc diện đầu tư tại Việt Nam

              Nhiều pháp nhân nước ngoài cử đại diện đến Việt Nam tìm hiểu thị trường, giao dịch, kí kết các hợp đồng mua bán hang hóa, dịch vụ với các bạn hàng Việt Nam.

              Phạm vi thẩm quyền của đại diện cho pháp nhân nước ngoài do pháp luật của nước mà pháp nhân nước ngoài mang quốc tịch quyết định.

              Trường hợp pháp nhân nước ngoài muốn đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam thì có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

              Trong thời gian hoạt động ở Việt Nam, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của pháp nhân nước ngoài phải tôn trọng hiếp pháp, pháp luật Việt Nam…

    Câu 13. Khái niệm chủ thể của tư pháp quốc tế và các điều kiện để trở thành chủ thể của tư pháp quốc tế.

              Chủ thể của tư pháp quốc tế là những cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể khi tham gia quan hệ tư pháp quốc tế

               Khái niệm cá nhân trong tư pháp quốc tế là thực thể tự nhiên của xã hội, cá nhân là một con người cụ thể có thể là người mang quốc tịch của một nước, hoặc người không mang quốc tịch của nước nào..

              Khái niệm tổ chức trong tư pháp quốc tế có thể là nhà nước pháp nhân, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp…

              Điều kiện để trở thành chủ thể của tư pháp quốc tế:

    -                     Cá nhân, tổ chức phải có đầy đủ năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi) theo quy định của pháp luật.

    -                     Cá nhân, tổ chức đó phải tham gia vào quan hệ xã hội do tư pháp điều chỉnh.

    Người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài là chủ thể chủ yếu của TPQT:

    -                     Quan hệ pháp luật thực chất là qan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, chính vì vậy trong tư pháp quốc tế không thể không có sự tham gia của cá nhân và tổ chức.

    -                     Hầu hết các quan hệ tư pháp quốc tế xảy ra thì đều có sự tham gia của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài.

    Câu 14. Tại sao quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế

    a. Cơ sở xác định quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia trong tư pháp quốc tế.

    Khi tham gia vào các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, quốc gia được hưởng quy chế pháp lý đặc biệt – không những không ngang hàng với các cá nhân và pháp nhân mà còn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.

                  Cơ sở pháp lý quốc tế của quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia thể hiện ở việc xác định quốc gia là một thực thể có chủ quyền và là chủ thể đặc biệt trong TPQT, được thể hiện ở các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.

         Theo nguyên tắc này, Nhà nước này hoặc bất kì cơ quan nào của nhà nước này không có quyền xét xử nhà nước khác hoặc đại diện của Nhà nước khác.

    Khi tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế, quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối. được ghi nhận: Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao.

    Ở Việt Nam, Điều 12 Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993.

    b. Nội dung

    Quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia thể hiện trước hết ở quyền miễn trừ xét xử - toà án của quốc gia này không có quyền xét xử quốc gia kia, nếu quốc gia kia không cho phép.

    Quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia còn thể hiện ở chỗ: nếu quốc gia đồng ý cho toà án nước ngoài xét xử vụ tranh chấp mà quốc gia là bên bị đơn thì toà án nước ngoài được xét xử, nhưng không được phép ap dụng các biện pháp cưỡng chế sơ bộ đối với đơn kiện hoặc bảo đảm thi hành phán quyết của toàn án. Toà án nướ ngoài chỉ được phép cưỡng chế khi được quốc gia đó cho phép.

    Quốc gia có quyền đứng tên nguyên đơn trong vụ tranh chấp dân sự với cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài. Trong trường hợp đó toà án nước ngoài được phép giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, bị đơn là cá nhân, pháp nhân nước ngoài chỉ được phép phản kiện khi được quốc gia nguyên đơn đồng ý.

    Quốc gia có quyền từ bỏ từng nội dung hoặc tất cả các nội dung của quyền miễn trừ này. Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là tuyệt đối ở mọi nơi, mọi lúc, trừ trường hợp quốc gia tự nguyện từ bỏ.

     

     

    Chương 4. QUYỀN SỞ HỮU VÀ THỪA KẾ TRONG TPQT

     

    Câu 15.  Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế và giải quyết xung đột về quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế.

    a. Khái niệm

              Là quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài.

              Quyền sở hữu là tổng hợp các quyền năng của các chủ thể được pháp luật thừa nhận trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản.

              Trong khoa học TPQT, quyền sở hữu của các chủ thể được đề cập đến là quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài trong quan hệ sở hữu được thể hiện ở những điểm sau:

    -                   Chủ thể tham gia quan hệ sở hữu là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, nhà nước nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài…VD: Một nước ngoài Việt Nam tham quan du lịch, mang theo tài sản cá nhân. Việc công nhận quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của người nước ngoài ở Việt Nam hay không sẽ dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Quan hệ sở hữu của người nước ngoài đối với tài sản tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam được gọi là quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.

    -       Khách thể của quan hệ sở hữu là tài sản tồn tại ở nước ngoài.

    -                   Sự kiện pháp lý làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ sở hữu xảy ra ngay ở nước ngoài. VD: Một công ty XNK Việt Nam kí một hợp đồng mua bán ngoại thương với một pháp nhân nước ngoài về việc nhập khẩu linh kiện máy móc về Việt Nam. Hợp đồng này được kí trên lãnh thổ nước ngoài và đã phát sinh hiệu lực pháp lý, hàng hóa đang tồn tại trên lãnh thổ nước ta. Vậy trong trường hợp này, quyền sở hữu của công ty Việt Nam sẽ được xác định như thế nào sẽ dựa vào các quy phạm TPQT. Quan hệ sở hữu này cũng được gọi là quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.

    b. Xung đột pháp luật về quyền sở hữu

    + Giải quyết xung pháp luật về quyền sở hữu ở các  nước.

    •        Áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản: tài sản ở đâu sẽ áp dụng pháp luật của nước đó.

    •        Không những quy định nội dung quyền sở hữu mà còn ấn định cả điều kiện phát sinh, chấm dứt chuyển dịch quyền sở hữu.

    •        Pháp luật nơi có tài sản còn được áp dụng để xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển: tài sản quá cảnh quốc gia.

    •        Hệ thuộc luật nơi có tài sản còn được áp dụng người thủ đắc trung thực: người chiếm hữu vật ngay tình: Việc bảo hộ người chiếm hữu vật ngay tình trước yêu cầu đòi lại tài sản của chủ sở hữu pháp luật đã quy định rõ nước áp dụng: luật nơi có tài sản vào thời điểm thủ đắc hoặc luật nơi có tài sản đang tranh chấp.

    •        Luật nơi có ài sản áp dụng định danh tài sản là động sản hay bất động sản.

    •        Các trường hợp ngoại lệ liên quan đến tàu bay, tàu biển, tài sản pháp nhân, tài sản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

    +  Giải quyết xung đột pháp luật vè quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam

              - Theo nguyên tắc chung: luật nơi có tài sản theo K1 Điều 766: “ Việc xác lập, thực hiện, thay đổi chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung qnội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”.

    Người nước ngoài có quyền sở hữu đối với tài sản của họ tại Việt Nam;  thừa nhận quyền sở hữu của người nước ngoài trong phạm vi hành xử tuân theo pháp luật nước nơi có tài sản.

               - Khoản 2 Điều 766 thì quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo nước động sản được chuyển đến nếu không có thoả thuận khác.

              Pháp luật của nước nơi tồn tại tài sản, nơi tài sản chuyển đến>>phù hợp pháp luật  Việt Nam vì nước ta là nước nhập siêu.

              Nguyên tắc luật nơi có tài sản cũng được pháp luật Việt Nam áp dụng định danh tài sản theo khoản 3 Điều 766 BLDS thì việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản.

              Bất động sản: đất, nhà ở, công trình gắn liền với đất đai; tài sản gắn liền với đất; tài sản trong lòng đất.

              Phân biệt bất động sản hoặc động sản: không căn cứ vào giá trị tài sản mà căn cứ vào tính chất cơ học của tài sản, di chuyển hay không di chuyển.

              Các trường hợp ngoại lệ liên quan: tàu bay, tàu biển: khoản 4 Điều 766 việc xác định quyền sở hữu đối với tàu bay dân dịch và tàu biển tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng Hoà Xã hội Việt Nam.

    Tàu bay: áp dụng theo pháp luật của quốc gia nơi đăng ký(luật hàng không dân dụng 2006 tàu bay).Còn các trường hợp tàu biển là pháp luật mà quốc gia mà tàu biển mang quốc tịch.

              Ngoài ra trong hệ luật nơi có tài sản cũng không được áp dụng để điều chỉnh quan hệ sở hữu phát sinh trong một số lĩnh vực:

    • Các quan hệ về tài sản của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó giải thể: áp dụng theo pháp luật của nước pháp nhân mang quốc tịch.

    • Quan hệ về tài sản liên quan đến tài sản của quốc gia đang ở nước ngoài.

    • Các quan hệ về sở hữu đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp: mang tính lãnh thổ;

    • Các quan hệ tài sản liên quan đến đối tượng của các đạo luật quốc hữu hoá: tuân theo đạo luật quốc hữu hoá: xuất phát từ quyền định đoạt tài sản của quốc gia mình.

    Câu 16. Hiệu lực của đạo luật quốc hữu hóa.

    a.     Khái niệm

    Quốc hữu hóa là việc chuyển giao công cụ, tư liệu sản xuất, ruộng đất, hầm mỏ,xí nghiệp, ngân hàng, phương tiện giao thông thuộc sở hữu tư nhân sang sở hữu nhà nước mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu nhằm thực hiện các biện pháp cải cách kinh tế xã hội.

    Tài sản là đối tượng quốc hữu hóa có thể là cá nhân, pháp nhân trong nước cũng có thể là cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài.

    Quốc hữu hóa là một trong những biện pháp cải cách kinh tế xã hộ không phải là biện pháp trừng phạt riêng lẻ, thực hiện với nhiều chủ thể.

    Việc quốc hữu hóa có thể bồi thường hoặc không có bồi thường.

    b.    Hiệu lực của đạo luật quốc hữu hóa

          Đa số các quốc gia đều thừa nhận là hiệu lực của đạo luật quốc hữu hóa mang tính trị ngoại lãnh thổ: vượt ra phạm vi quốc gia: vượt ra phạm vi lãnh thổ.

              Đạo luật quốc hữu hóa do quốc gia ban hành không chỉ có hiệu lực đối với tài sản là đối tượng của quốc hữu hóa nằm trên lãnh thổ nước mình mà ngay cả tài sản đó nằm ở lãnh thổ nước ngoài.

              Trong thực tiễn các quốc gia nước ngoài chỉ trả lại tài sản là đổi tượng của đạo luật quốc hữu hóa trong trường hợp vào thời điểm đạo luật quốc hữu hóa có hiệu lực thì tài sản vẫn đang nằm trên lãnh thổ quốc gia tiến hành quốc hữu hóa. Vì một lí do nào đó tài sản đó bị đem ra nước ngoài thì quốc gia đó sẽ trả lại.

    Câu 17. Quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam

              Quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam là quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài ở Việt Nam. Vấn đề này được thể hiện trong các quy định cụ thể của pháp luật:

              Trong Hiến pháp nước CHXHCNVN Điều 25 quy định: “ Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam, phù hợp với Pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản và các quyền lợi khác của tổ chức cá nhân nước ngoài.

              Theo K2 Điều 761 Bộ luật  dân sự thì “người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam”.

              Hiệp định tương trọ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam – Liên Bang Nga đã quy định: Công dân nước kí kết này được hưởng trên lãnh thổ của nước kí kết kia sự bảo hộ pháp luật đối với các quyền nhân thân và tài sản mà nước kí kết kia dành cho công dân của mình.

              Tại Luật Đầu tư 2005 nhà nước CHXHCNVN bảo đảm đối xử công bằng và thỏa đáng đối với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Trong thời gian đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản của bên nước ngoài không bị trưng thu trưng dụng hoặc tịch thu bằng các biện pháp hành chính, không bị quốc hữu hóa. Nếu do thay đổi của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của các bên tham gia hoạt động đầu tư thì nhà nước có biện pháp giải quyết thỏa đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư: thay đổi mục tiêu hoạt động dự án; giảm miễn thuế trong khuôn khổ pháp luật;thiệt hại của nhà đầu tư nước ngoài được coi là các khoản lỗ và được chuyển sang cho các năm tiếp theo…

              Các chủ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được chuyển ra nước ngoài:

    -                     Lợi nhuận thu được trong quá trình kinh doanh;

    -                     Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật hoặc dịch vụ;

    -                     Tiền gốc và lãi các khoản cho vay trong quá trình hoạt động

    -                     Vốn đầu tư…

    Đối với nhân viên ngoại giao nước ngoài và của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, quyền sở hữu của họ sẽ được điều chỉnh bởi các ĐƯQT mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia, tập quán quốc tế và Pháp lệnh về quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam. ( năm 1993).

    Câu 18. Khái niệm quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế và trình bày phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật Việt Nam.

    a. Khái niệm

              Quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Trong khoa học TPQT, một quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài khi có các dấu hiệu:

    s  Chủ thể: người để lại thừa kế và người thừa kế mang quốc tịch khác nhau hoặc một bên mang quốc tịch của một nước này và bên kia là người quốc tịch.

    s  Di sản thừa kế dang tồn tại ở nước ngoài.

    s  Sự kiện pháp lý làm phát sinh thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài: một công dân Việt Nam sống chết ở nước ngoài, khi chết còn một số tài sản trong nước. Quan hệ thừa kế giữa người thân (vợ, con) của người đó đối với tài sản trên phát sinh dựa trên cơ sở pháp lý là cái chết của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

              Khi một quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài xảy ra do pháp luật của các nước có những quy định khác nhau về quan hệ thừa kế nên xảy ra xung đột mà không có quy phạm thực chất thống nhất điều chỉnh

    b. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật Việt Nam.

    + Cơ sở pháp lý Điều 767 và 768 BLDS.

              Về nguyên tắc chung: nhà nước đảm bảo quyền thừa kế và bình đẳng về quyền thừa kế mọi cá nhân ( kể cả nước ngoài) đều có quyền thừa kế và để lại di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

    + Thừa kế theo pháp luật

              Theo quy định tại Điều 767 thừa kế theo pháp luật.

    -                     Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người thừa kế có quốc tịch trước khi chết. Như vậy, theo quy định trên thì di sản thừa kế là động sản pháp luật Việt Nam đã áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của người để lại di sản để giải quyết

    -                     Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

    + Thừa kế theo di chúc

              Khoản 1 Điều 768 BLDS quy định: “ Năng lực lập di chúc, thay đổi, hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân”. Còn về hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc ( khoản 2 Điều 768).

              Về thừa kế của công dân Việt Nam đối với tài sản ở nước ngoài, pháp luật của nước ta không có các quy định cấm mà trên thực tế nhà nước ta cho phép và bảo hộ công dân Việt Nam hiện đang cư trú trong nước được nhận di sản thừa kế mà người thân của họ để lại ở nước ngoài.

              Đối với việc thừa kế theo di chúc của công dân Việt Nam ở nước ngoài: Điều 660 BLDS quy định những di chúc bằng văn bản dưới đây cũng có giá trị như di chúc được công chứng, nhà nước chứng nhận hoặc ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn chứng thực:

    -                     Di chúc của người đang đi trên tàu bay, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó;

    -                     Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.

    Đối với những trường hợp nếu công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài theo pháp luật của nước ngoài thì các di chúc này được coi là hợp pháp nếu pháp luật nước ngoài được áp dụng để lập di chúc không trái với các nguyên tắc cơ bản của PL CHXHCNVN.

    c. Nguyên tắc giải quyết các vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài theo các Điều ước quốc tế

              Nước CHXHCNVN  đã kí kết với nhiều nước hiệp định tương trợ tư pháp về DS, HN – GĐ và HS với các nước: Đức, Nga, Séc, Cu ba, Hungari, Bal an…

              Nguyên tắc chỉ đạo trong vấn đề thừa kế được ghi nhận trong các HĐ này là nguyên tắc bình đẳng giữa công dân các bên trong quan hệ thừa kế: công dân nước kí kết này bình đẳng với công dân nước kí kết kia trong việc lập, hủy bỏ di chúc đối với tài sản đang có và các quyền cần thực hiện ở nước kí kết kia cũng như về khả năng nhanajtafi sản hoặc các quyền theo cùng những điều kiện mà nhà nước kí kết kia dành cho công dân nước mình.

              Căn cứ vào: Điều 45 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam  - Đức, Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Nga; Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Séc, Điều 34 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Cuba; Điều 43 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Bungari; Điều 45 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Hungari quyền thừa kế được xác định như sau:

    -                     Đối với động sản: quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật nước kí kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân khi chết.

    -                     Đối với bất động sản: quyền thừa kế bất động sản được xác định tho pháp luật của nước kí kết nơi có bất động sản.

    -                     Việc phân biệt động sản và bất động sản các hiệp định này ghi nhận nguyên tắc: Pháp luật luật các nước kí kết nơi có tài sản thừa kế là pháp luật được áp dụng.

    Về thừa kế theo di chúc các hiệp định trên ghi nhận các nguyên tắc cơ bản sau:

    -                     Về hình thức: di chúc của công dân một nước kí kết được cơi là có giá trị về mặt hình thức nếu nó phù hợp với:

    o   Pháp luật của nước kí kết mà người để lại di chúc là công dân vào thời điểm lập di chúc hoặc vào thời điểm người ấy chết;

    o   Pháp luật của nước kí kết nơi lập di chúc.

    o   Những nguyên tắc trên cũng được thừa nhận với việc hủy bỏ di chúc.

    -                     Về năng lực lập và hủy bỏ di chúc: khi giải quyết vấn đề này các hiệp địnháp dụng nguyên tắc luật quốc tịch, cụ thể: năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc và hậu quả pháp lý của những thiếu sót về sự thể hiện ý chí của người để lại di chúc được xác định theo pháp luật của nước kí kết mà người để lại di chúc là công dân khi lập hoặc hủy bỏ di chúc.

    Câu 19. Di sản không có người thừa kế.

              Không có người hưởng số di sản mà người đó để lại.

              Ở một số nước như Nga, Hunggari, Tây Ban Nha, Italia… nhà nước hưởng một số di sản thừa kế với tư cách là người thừa kế. Ở một số nước khác như Anh, Mỹ, Pháp nhà nước hưởng số di sản như là tài sản vô chủ trên cơ sở thực thi quyền chiếm hữu các tài sản vô chủ đó.

              Trong TPQT  Việt Nam thì theo quy định tại Điều 767: khoản 3 và 4

    3. Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó.

    4. Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

              Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về nhà nước nơi có bất động sản đó, di sản không có người thừa kế là động sản thì thuộc về nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

              Không có người thừa kế có thể rơi vào một trong ba trường hợp sau:

    -                     Người được hưởng trất quyền thừa kế;

    -                     Không có người hưởng;

    -                     Từ chối hưởng.

              Đối với người không quốc tịch áp dụng nơi mà người đó cư trú, nếu cư trú trên lãnh thổ nước ta thì áp dụng pháp luật VN;

              Đối với người hai quốc tịch: áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu;

              Vấn đề di sản không có người thừa có còn được giải quyết thông qua các HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP. Trong 7 HĐ đều ghi nhận: Nếu theo pháp luật về thừa kế của nước ký kết mà không còn người nào thừa kế thì động sản sẽ được giao lại cho nước kí kết mà người để lại di sản là công dân khi chết, còn các bất động sản thì thuộc về nước nơi có bất động sản.

     

     

    Chương V. QUYỀN TÁC GIẢ TRONG TPQT

    Câu 20. Quyền tác giả và các hình thức bảo hộ quyền tác giả trong TPQT

    a.     Khái niệm

    Quyền tác giả là là một nhóm của quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm những quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật và các quyền đó được nhà nước bảo hộ cho một thời hạn nhất định,

    Quyền tác giả trong TPQT là quyền xuất hiện từ các quan hệ trong lĩnh vực quyền tác giả có yếu tố nước ngoài.

         Yếu tố nước ngoài trong quan hệ về quyền tác giải có thể được thể hiện qua ba trường hợp sau:

    -       Chủ thể: phải có ít nhất một bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài.

    -       Khách thể tồn tại ở nước ngoài. Một tác giả là công dân VN kí một hợp đồng xuất bản tác phẩm với một nhà xuất bản nước ngoài về việc cho phép nhà xuất bản nước ngoài đó xuát bản tác phẩm thuộc quyền sở hữu của công dân đó. Khi có các lợi ích và quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả là công dân Việt Nam hướng tới đang ở nước ngoài nơi nhà xuất bản đang thực hiện hợp đồng khai thác tác phẩm nhân bản để bán ra thị trường.

    -       Sự kiện pháp lý xảy ra ở nước ngoài: Tác giả là công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài cho công bố tác phẩm lần đầu tiên do mình sáng tác.

    + Đặc điểm của quyền tác giả

    -               Quyền tác giả dễ bị xâm phạm: bởi vì đối tượng của quyền tác giả mang tính phi vật thể do vậy tạo ra khả năng để khai thác phổ biến rộng rãi sau khi được bộ lộ ra dưới một hình thức nhất định trong phạm vi nhiều nước khác nhau.

    -               Quyền tác giả mang tính chất lãnh thổ rõ rang và tuyệt đối: Quyền tác giả phát sinh trên lãnh thổ nước nào thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ nước đó mà thôi và không có hiệu lực ngoài lãnh thổ nếu không có ĐưQT. Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia quyền tác giả được điều chỉnh và bảo hộ bằng pháp luật của chính quốc gia đó: đối tượng bảo hộ, thời gian bảo hộ, các quyền tài sản, quyền nhân thân…

    -               Quyền tác giả mang tính thời hạn.

    b.    Các hình thức bảo hộ quốc tế với quyền tác giải

    b1. Các điều ước quốc tế đa phương

    Các ĐƯQT đa phương quan trọng về việc bảo hộ quyền tác giả như: Công ước Bécnơ năm 1986 và công ước Giơnevơ năm 1952.

    + Công ước Bécnơ       

    Công ước Becno năm 1986 lần sửa đổi gần đây nhất năm 1971 tại Paris. Việt Nam tham gia CƯ này vào tháng 10 /2004 – thành viên thứ 159.

    * Mục đích:

    Là công ước đa phương đầu tiên được kí kết giữa các quốc gia nhằm thiết lập một khung pháp lý thống nhất trong việc bảo hộ quốc tế quyền tác giả về các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật.

    Tiền đề cơ bản của việc bảo hộ tác phẩm là nước xuất xứ tác phẩm phải là một trong những nước tham gia công ước.

    Nước xuất xứ được xác định theo nguyên tắc quốc tịch hoặc theo nguyên tắc lãnh thổ tùy thuộc vào việc tác phẩm đó đã được công bố hay chưa và việc công bố được thực hiện ở nước thành viên của liên minh hay ở nước ngoài liên minh:

    -                   Tác phẩm chưa công bố thì nước xuất xứ tác phẩm là nước mà tác giả là công dân (quốc tịch).

    -                   Tác phẩm đã công bố thì nước xuất xứ chính là nước mà tại đó tác phẩm được công bố lần đầu tiên (lãnh thổ).

    -                   Tác phẩm được công bố cùng một lúc tại nhiều quốc gia thành viên thì nước xuất xứ chính là nước có thời hạn bảo hộ ngắn nhất. Nếu tác phẩm được công bố tại một nước thành viên và tại một nước khác không phải là thành viên thì nước xuất xứ tác phẩm chính là quốc gia thành viên.

    * Nguyên tắc bảo hộ

    -                   Đối xử quốc gia: Các nước là thành viên của công ước Becno sẽ dành cho công dân và pháp nhân của thành viên khác như công dân và pháp nhân nước mình.

    -                   Nguyên tắc bảo hộ tự động: không cần thông qua thủ tục đăng ký hay thủ tục hành chính khác ;

    -                   Bảo hộ tối thiểu: tác giả là công dân của nước thành viên sẽ được hưởng các quyền trong lĩnh vực quyền tác giả theo quy định của CƯ Bone, theo quy định của nước thành viên khác độc lập với các quyền mà tác giả được hưởng tại quốc gia gốc. ( Nt bảo hộ độc lập: VD: Công dân Việt Nam sống ở Mỹ hưởng các quyền theo pháp luật Mỹ, công ước Bone độc lập với quyền mà công dân VIỆT NAM được hưởng ở Mỹ.

    * Đối tượng  bảo hộ của CƯ  là các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, bao gồm:

    -                   Tác phẩm viết;

    -                   Các bài giảng, bài phát biểu;

    -                   Tác phẩm, kịch, nhạc kịch, biên đạo múa, tiểu phẩm, kịch câm và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác;

    -                   Tác phẩm âm nhạc; tác phẩm kiến trúc; tác phẩm tạo hình; mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm điện ảnh; tác phẩm nhiếp ảnh;

    -                   Các bức họa đồ, bàn vẽ, sơ đồ có liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

    -                   Tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển.

    * Tác giả được bảo hộ:

    -                   Các tác giả là công dân của những nước hoặc cư trú tại những nước có tác phẩm công bố hoặc chưa công bố;

    -                   Tác giả là công dân của những nước hoặc cư trú tại những nước không phải là thành viên của công ước nhưng có tác phẩm lần đầu tiên công bố tại một nước là thành viên của Công ước.

    * Thời hạn bảo hộ

    Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được tính từ khi tác giả còn sống cho đến hết 50 năm sau khi tác giả chết. Công ước cho phép các quốc gia của nước thành viên có thể rút ngắn thời hạn bảo hộ này.

    Đối với tác phẩm điện ảnh, thời hạn bảo hộ là 50 năm kể từ ngày công bố; đối với tác phẩm nhiếp ảnh thời hạn bảo hộ là 25 năm.

    * Tính chất: CƯ bao gồm các quy phạm thực chất thống nhất, quy định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả.

    + Công ước Giơ ne vơ năm 1952

    Việt Nam chưa là thành viên của công ước này.

    * Nguyên tắc bảo hộ:

    Nguyên tắc đãi ngộ như công dân:

    -                   Tác phẩm đãi ngộ như công dân bất kỳ nước nào thuộc thành viên của công ước Gioneve đã được công bố cũng như những tác phẩm của công dân bất kỳ nước nào lần đầu tiên được công bố ở bất kỳ nước thành viên nào thì sẽ được bảo hộ ở các nước thành viên khác theo chế độ mà các nước đó đã dành cho công dân nước mình.

    -                   Tác phẩm chưa được công bố của công dân mỗi nước thành viên cũng sẽ được hưởng sự bảo hộ ở bất kỳ nước thành viên khác của CƯ theo đúng chế độ mà nước đó đã dành cho công dân của mình đối với những tác phẩm chưa đượ công bố.

    -                   Các nước thành viên, trên cơ sở pháp luật nước mình bình đẳng hóa các tác giả nước ngoài cư trú trên lãnh thổ nước mình với công dân của mình.

    * Nội dung

    CƯ đặc biệt chú trọng điều chỉnh một quyền tuyệt đối của tác giả: quyền dịch các tác phẩm. Theo CƯ, Quyền tác giả bao gồm “ đặc quyền về dịch, xuất bản tác phẩm dịch cho phép dịch và công bố bản dịch của tác phẩm”.

    -                   Xuất bản là sự in lại tác phẩm dưới dạng vật chất nào đó và giao các bản này của tác phảm cho một nhóm người bất kỳ để đọc hoặc làm quen với tác phẩm = giác quan thụ cảm.

    -                   Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được tính từ khi tác giả còn sống cộng thêm 25 năm sau khi tác giả chết. Đây là thời hạn bào hộ tổi thiểu.  Tuy nhiên các nước thành viên có quyền quy định thời hạn bào hộ ngắn hơn cũng như phương pháp để tính ngày bắt đầu bảo hộ : VD: từ khi công bố đầu tiên hoặc đăng ký đầu tiên của tác phẩm.

    -                   Quy định về giấy phép bắt buộc: sau 7 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên ma chưa có một bản dịch ra bất kỳ một thứ tiếng nào trong số những nước tham gia công ước thì bất kỳ công dân nào của bất kỳ nước thành viên nào cũng có thể nhận từ cơ quan có thẩm quyền của nước mình giấy phép cho dịch và công bố bản dịch tác phẩm đó.

    -                   Điều kiện hưởng quyền bảo hộ theo công ước , các tác phẩm khi được công bố phải được ghi bằng ký hiệu chuyên môn là “C” (chữ “C” trong vòng tròn).

    * Tính chất: công ước Giơ nevo chỉ quy định một số quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật quốc gia của mỗi nước thành viên (khác biệt với công ước Béc nơ)

    b. Điều ước quốc tế song phương về bảo hộ quyền tác giả.

    + Điều ước song phương về quyền tác giả giữa các nước.

    Mặc dù là thành viên của các HĐ đa phương về bảo hộ quyền tác giả, các nước đã và đang tiếp tục ký kết với nhau những hiệp định song phương về quyền tác giả

    -       Các nước Anh, Mỹ đã ký nhiều Hiệp định về bảo hộ quyền tác giả với nhiều nước: Ví dụ: HĐ Mỹ - Mê hico năm 1962; Hiệp định Mỹ -  Braxin năm 1964; Hiệp định Mỹ - Pháp năm 1966..

    -       Cộng hòa Liên bang Đức cũng đã ký một loạt hiệp ước song phương về bảo hộ quyền tác giả như: Hiệp ước về quyền tác giả với Peru năm 1951; với Hylap năm 1951….

    + Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả giữa Việt Nam và Hoa kỳ.

     Hiệp dịnh quyền tác giả VIỆT NAM – Hoa KỲ đã được bộ trưởng bộ ngoại giao hai nước ký kết ngày 27/ 6/1997 và bắt đầu có hiệu lực kể từ này 23/12/1998.

    -                   Mục đích: nhằm thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ kinh tế - thương mại VN –HK, tăng cường mối quan hệ giao lưu và phát triển hợp tác văn hóa giữa hai nước, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ, đáp ứng những yêu cầu cần thiết trong việc bảo hộ quyền tác giả trong nước và ngước ngoài.

    -                   Tác phẩm được bảo hộ:

    o     Tại Hoa Kỳ các tác phẩm sau được bảo hộ về quyền tác giả:

    §     Tác phẩm của tác giả là công dân việt nam hoặc người thường trú tại VIỆT NAM;

    §     Tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại VIỆT NAM của người không phải là công dân VIỆT NAM hoặc người không thường trú tại VIỆT NAM .

    §     Tác phẩm mà một công dân việt nam hoặc người thường trú tại VIỆT NAM được hưởng những quyền kinh tế theo luật quyền tác giả tại HK;

    §     Tác phẩm mà một công dân VIỆT NAM hoặc người thường trú tại VIỆT NAM được hưởng những quyền kinh tế theo luật quyền tác giả tại HK hoặc tác phẩm mà những quyền kinh tế thuộc về một pháp nhân do một công dân VIỆT NAM hoặc người thường trú tại VIỆT NAM kiểm soát trực tiếp, gián tiếp hoặc có quyền sở hữu đối với phần lớn cổ phần hoặc tài sản của pháp nhân đó, với điều kiện là quyền kinh tế nói trên phát sinh trong vòng một năm kể từ ngày công bố lần đầu tác phẩm đó tại một nước thành viên của một điều ước đa phương về quyền tác giả và tại thời điểm HĐ có hiệu lực, VN là thành viên của điều ước quốc tế nói trên.

    §  Tác phẩm của tác giả là công dân VIỆT NAM hoặc người thường trú tại VIỆT NAM và các tác phẩm đã được công bố lần đầu tại VIỆT NAM trước  khi HĐ này bắt đầu có hiệu lực nhưng chưa thuộc về công cộng tại VIỆT NAM sau khi hưởng toàn bộ thời hạn bảo hộ;

    o     Tác phẩm sau được bảo hộ tại VIỆT NAM quyền tác giả:

    §  Tác phẩm của tác giả là công dân HK hoặc người thường trú tại HK.

    §  Tác phẩm được công bố lần đâu tại HK của người không phải là công dân của HK hoặc người koong thường trứ tại HK;

    §  Tác phẩm mà một công dân HK hoặc người thường trú tại HK được hưởng những quyền kinh tế theo luật quyền tác giả tại VN hoặc tác phẩm mà những quyền kinh tế thuộc về một pháp nhân do một công dân HK hoặc người thường trú tại HK kiểm soát trực tiếp, gián tiếp hoặc có quyền sở hữu đối với phần lớn cổ phần hoặc tài sản của pháp nhân đó, với điều kiện là: quyền kinh tế nói trên tư pháp quốc phát sinh trong vòng một năm kể từ ngà công bố lần đầu tác phẩm đó tại một nước thành viên của Điều ước đa phương về quyền tác giả tại thời điểm HĐ có hiệu lực, HK là thành viên của điều ước nói trên;

    § Tác phẩm của tác giả là công dân HK hoặc người thường trú tại HK và các tác phẩm đã được công bố lần đầu tại HK trước khi HĐ bắt đầu có hiệu lực nhưng chưa thuộc về công cộng tại HK sau khi hưởng toàn bộ thời gian bảo hộ.

    ·  Trường hợp thời hạn bảo hộ với các tác phẩm trên đây theo pháp luật VIỆT NAM ngắn hơn thời hạn bảo hộ theo pháp luật của HK, tác phẩm khong được bảo hộ tại VN nếu thời điểm hiệp định bắt đầu có hiệu lực thời hạn theo theo pháp luật VN đã kết thúc.

    -                   Phạm vi các quyền được bảo hộ theo Hiệp định

    o     Các quyền tối thiểu; ngoài ra người không phải là công dân HK hoặc người không thường trú tại HK có tác phẩm công bố lần đầu tại HK, công dân HK, người thường trú tại HK có tác phẩm còn được hưởng các quyền theo  HĐ tại VIỆT NAM không kém thuận lợi hơn công dân VIỆT NAM theo pháp luật VIỆT NAM; người không  phải là công dân VIỆT NAM hoặc người không thường trú tạ VIỆT NAM có tác phẩm công bố lần đầu tiên tại VIỆT NAM, công dân Việt Nam, người thường trụ tại Việt Nam có tác phẩm còn được hưởng các quyền theo HĐ tại HK không kém thuận lợi hơn công dân HK theo pháp luật HK (nguyên tắc đãi ngộ như công dân).

    o     Tất cả các sản phẩm được bảo hộ phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cuarHK và cơ quan có thẩm quyền của VIỆT NAM theo quy định của pháp luật hai nước.

    o     Mọi cá nhân, pháp nhân có quyền hoặc lợi ích đối với các tác phẩm được bảo hộ theo HĐ tại Việt Nam có quyền thực hiện các biệp pháp được pháp luật Việt Nam quy định để bảo vệ quyền hoặc lợi ích của mình khi bị vi phạm tại Việt Nam.

    o     Mọi cá nhân, pháp nhân có quyền hoặc lợi cihs với các tác phẩm được bảo hộ theo HĐ tại HK có nghĩa vụ thực hiện nghêm chỉnh các quy định của HĐ, các quy định có liên quan của pháp luật VN, pháp luật HK và có quyền thực hiện các biện pháp được pháp luật HK quy định để bảo về quyền và lợi ích của mình khi bị vi phạm tại HK.

    o     Việc giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm tại HK được thực hiện theo HĐ và pháp luật HK; nếu ở VN thì theo HĐ và pháp luật VN;

    c. Bảo hộ quyền tác giả theo nguyên tắc có đi có lại

    Trong khoa học pháp lý, người ta phân biệt có đi có lại hình thức và có đi có lại thực chất.

    Theo nguyên tắc có đi có lại hình thức thì các bên giành cho nhau sự bào hộ đối với tác phẩm của công dân mỗi bên, nhưng thực tế các quyền lợi cụ thể, khối lượng bảo hộ quyền tác giả không trùng nhau.

    Theo nguyên tắc có đi có lại thực chất các tác giả là công dân của các bên hữu quan phải được đối xử thực sự bình đẳng trong các quyền lợi cụ thể.

    Chỉ áp dụng nếu được ghi nhận trong pháp luật của các nước.

    Câu 21. Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

    a. Nguyên tắc

    Theo quy định tại Điều 774BLDS chia làm hai trường hợp:

    -    Trường hợp 1: trong trường hợp có ĐƯQT điều chỉnh: CƯ Bécnơ; Hiệp định TRIMs, HĐ VN – Hoa Kỳ; HĐ giữa VN – Thụy Sỹ; Hiệp định khung Việt Nam – ASEAN;

    -    Trường hợp 2: không có ĐƯQT thì quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài sẽ được bảo hộ tại Việt Nam nếu họ có tác phẩm lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam hoặc lần đầu tiên được sáng tạo ở Việt Nam.

    b. Các quy định cụ thể

    Theo pháp luật Việt Nam, tác giả là công dân Việt Nam có tác phẩm, công trình chưa công bố ở trong nước mà được sử dụng lần đầu tiên dưới bất kỳ hình thức nào ở nước ngoài cũng sẽ được hưởng quyền tác giả ở nước sử dụng tác phẩm đó;

    Việc công bố tác phẩm của công dân Việt Nam ở nước ngoài phải được cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền cho phép và phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

    Đối với tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam đều được Nhà nước CHXHCNVN bảo hộ quyền tác giả (trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ).

    Tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam có các quyền tác giả được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ: Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

    Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau:

    -                   Đặt tên cho tác phẩm;

    -                   Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

    -                   Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

    -                   Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, khôn cho phép người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    Quyền tài sản:

    -                   Làm tác phẩm phái sinh;

    -                   Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

    -                   Sao chép tác phẩm;

    -                   Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

    -                   Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

    -                   Cho thuê bảo gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

    Như vậy, tác giả nước ngoài sẽ được hưởng quyền tài sản và quyền nhân thân trong lĩnh vực quyền tác giả như tác giả là công dân Việt Nam.

    Đối với tác phẩm công trình của người nước ngoài được công bố, sử dụng ở Việt Nam dựa trên cơ sở những điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia thì chế độ bảo hộ quyền tác giả sẽ được xác định theo ĐƯQT và theo pháp luật Việt Nam.

     

     

    Chương VI. QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ QUYỀN VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

    Câu 22. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng  trong tư pháp quốc tế.

    Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh lành mạnh. Quyền sở hữu công nghiệp chỉ phát sinh khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văng bằng bảo hộ.

    Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

    Quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng trong tư pháp quốc tế là quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng có yếu tố nước ngoài.

    Tính chất lãnh thổ của quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng thể hiện ở việc quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng phát sinh tại lãnh thổ nước nào thì chỉ có hiệu lực ở quốc gia lãnh thổ đó. Quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng muốn được bảo hộ ở nước ngoài phải được thực hiện thông qua các phương thức bảo hộ quốc tế.

    -                     Bảo hộ thông qua các ĐƯQT đa phương

    -                     Bảo hộ thông qua các ĐƯQT song phương

    -                     Bảo hộ thông qua việc các quốc gia cùng chấp nhận nguyêntắc có đi có lại

    Câu 22. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng theo quy định của các ĐƯQT

    a. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của ĐƯQT đa phương

    a1. Công ước  Pari 1883

              Đây là một trong những công ước quốc tế đa phương quan trọng về sở hữu công nghiệp.

              Công ước này được kí kết vào ngày 20/3/1883 với sự tham gia của 11 nước, đến ngày 15/9/2005 số lượng thành viên 169, Việt Nam tham gia năm 1981.

              Lần sửa đổi mới đây nhất vào năm 1979.

              Mục đích: Nhằm xây dựng các điều kiện có lợi cho việc cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu công nghiệp là công dân, pháp nhân của nước này ở nước khác thuộc thành viên công ước trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng luật sở hữu trí tuệ của nước thành viên.

              Nội dung của công ước:

                  + Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.

    Theo quy định của CƯ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được hiểu theo hai nghĩa:

    -       Theo nghĩa rộng quyền sở hữu công nghiệp không những chỉ áp dụng cho công nghiệp và thương mại mà còn áp dụng cho cả ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác và tất cả các sản phẩm chế biến hoặc sản phẩm tự nhiên như rượu, ngũ cốc, thuốc lá, hoa quả, gia súc, khoáng sản, nước khoáng..

    -       Theo nghĩa hẹp thì đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích (mẫu hữu ích), kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn góc hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa, quyền chống cạnh tranh lành mạnh.

              + Nguyên tắc bảo hộ.

              Công ước áp dụng nguyên tắc đãi ngộ như công dân. Cụ thể tại Điều 2 của CƯ quy định: Công dân của bất kì nước thành viên nào khác nào cũng được hưởng mọi quyền lợi tại tất cả các nước thành viên khác mà luật tương ứng của các nước đó quy định hoặc sẽ quy định cho công dân nước mình.

              Đối với công dân của những nước không phải là thành viên của công ước nhưng cư trú chính thức ở một nước thuộc thành viên công ước hay có những xí nghiệp thực sự quan trọng ở đó, thì theo quy định của công ước họ cũng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngang với công dân nước sở tại.

    `        + Quy định về điều kiện hưởng quyền ưu tiên.

              Điều kiện để hưởng quyền ưu tiên: khi nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của công dân các nước thành viên. Công dân một nước thành viên khi nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa ở một nước thành viên ( đơn thứ nhất) sẽ tiếp tục có quyền nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ đối với đối tượng đó tại nước thành viên khác (đơn sau) trong thời hạn:

    -                     Một năm đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;

    -                     6 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa.

    Ngày nộp đơn sau được xem như ngày nộp đơn nhất. Tuy nhiên để được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn phải ghi rõ ngày nộp đơn, nước nhận đơn thứ nhất, các nước thành viên có thể yêu cầu người nộp đơn phải nộp các bản sao mô tả bản vẽ của đơn thứ nhất để làm bằng chứng cho việc hưởng quyền ưu tiên của mình

    + Quy định tiêu chuẩn bảo hộ, điều kiện đăng kí và chuyển giao quyền sở dụng (li xăng) đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là:

    -                     Sáng chế; giải pháp hữu ích;

    -                     Kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa;

    -                     Nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu dịch vụ; nhãnh hiệu tập thể;

    -                     Tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa và chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hóa;

    -                     Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

    + Quy định về vấn đề hiệu lực: Công ước Paris quy định ngoài những điều kiện bắt buộc trong công ước, các nước thành viên được quyền xây dựng và áp dụng luật sở hữu công nghiệp của nước mình cũng như trong việc kí kết những ĐƯQT song phương, đa phương về sở hữu công nghiệp với điều kiện những điểu ước đó không được vi phạm những điều khoản chung của công ước Paris.

    a2. Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid

              Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế với nhãn hiệu hàng hóa có hiệu lực từ năm 1981;

              Nghị định thư có liên quan đến thỏa ước được thông qua năm 1989 có hiệu lực năm 1995 và quy chế thi hành Nghị định thư có hiệu lực từ năm 1996.

              Hai văn bản có sự khác nhau: Nghị định thư cho phép các đăng kí quốc gia được dựa trên các đơn quốc gia, chứ không chỉ dựa trên đăng kí quốc gia; Nghị định thư quy định thời hạn 18 tháng thay cho thời hạn 1 năm dành cho các bên tham gia để từ chối bảo hộ.

              Mục đích: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại các nước thành viên

              Việt Nam đã tham gia thỏa ước nhưng chưa tham gia nghị định thư.

              Nội dung cơ bản:

              + Nộp đơn đăng ký quốc tế

              - Việc bảo hộ quốc tế đối với nhãn hiệu hàng hoá xuất phát từ yêu cầu bảo hộ của chủ nhãn hiệu hàng hoá thông qua việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ, đơn này gọi là “đơn đăng ký quốc tế” (đơn quốc tế). Nghị định thư cho phép các đăng ký quốc gia được dựa trên các đơn quốc gia chứ không chỉ dựa trên các đăng ký quốc gia).

               - Nó được nộp bởi một thể nhân hoặc một pháp nhan có cơ sở kinh doanh hoặc cư trú tại hoặc là công dân của một nước tham gia thoả ước hay nghị định thư hoặc một thể nhân hay pháp nhân có trụ sở kinh doanh tại hoặc cư trú tại lãnh thổ của một tổ chức liên Chính phủ là thành viên của NĐT hoặc là công dân của một nước thành viên của tổ chức đó.

              Có ba loại đơn quốc tế:

              - Đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của TƯ;

              - Đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của NĐT;

              - Đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của cả NĐT và TƯ.

              Trong đơn quốc  tế phải chỉ định một hoặc nhiều nước nơi nhãn hiệu được bảo hộ. Nước được chỉ định trong đơn và nước xuất xứ phải đều là thành viên của TƯ và NĐT.

              Đơn quốc tế được nộp đến văn phòng quốc tế của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (văn phòng quốc tế) thông qua cơ quan trung gian là cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ ( nước nhận đơn được gọi là nước xuất xứ của đơn), Kèm theo đơn là các khoản lệ phí: lệ phí đăng ký, lệ phí quốc gia. Sau khi nhận đơn, văn phòng quốc tế sẽ thông báo với tất cả các nước thành viênvà tiến hành đăng ký quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá.

              + Hiệu lực của đơn đăng ký

              Hiệu lực của đơn đăng ký phụ thuộc vào đơn quốc tế được nộp theo thoả ước hay theo NĐT:

              - Theo TƯ: đăng ký quốc tế tại VPQT có hiệu lực trong vòng 20 năm kể từ ngày đăng ký và có quyền gia hạn thêm 20 năm kể từ ngày hết hạn thời hạn trước đó.

              - Theo nghị định thư đăng ký quốc tế tại VPQT có hiệu lực trong vòng 10 năm và có thể gia hạn thêm 10 năm kể từ khi kết thúc kỳ hạn hiệu lực trước đó.

              Ngày đăng ký quốc tế là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế tại nước xuất xứ nếu VPQT nhận được đơn đó trong vòng 2 tháng kể từ ngày nhận được đơn .

              Kể từ ngày đăng ký quốc tế được thực hiện tạ VPQT, việc bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hoá tại tất cả các nước thành viên được thực hiện như đối với nhãn hiệu được nộp trực tiếp tại nước đó (nguyên tắc đối xử quốc gia). Tất cả các nhãn hiệu là đối tượng của việc đăng ký quốc té đều được hưởng quyền ưu tiên theo quy định tại Điều 4 CƯ Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

              +Từ chối bảo hộ.

              Các nước là thành viên của TƯ và NĐT được chỉ định trong đơn quốc tế có quyền từ chối bảo hộ trên phạm vi lãnh thổ nước mình. Tất cả việc từ chối trên phải dựa trên các cơ sở được áp dụng trong trườn hợp đăng ký quốc gia theo các quy định của CƯ Paris. Bất cứ sự từ chối nào đều phải được cơ quan có thẩm quyền của nước đó thông báo cho văn phòng quốc tế trong thời hạn muộn nhất là trước khi kết thúc thời hạn một năm theo TƯ hoặc 18 tháng theo NĐ kể từ ngày nộp đơn quốc tế tại văn phòng quốc tế.

    a3. Hiệp ước hợp tác sáng chế Patent 1970

              Theo quy định của Hiệp ước đơn xin nộp bảo hộ sáng chế ở bất kỳ nước thành viên nào của hiệp ước được gọi là “ đơn quốc tế” được nộp cho cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên(cơ quan nhận đơn). Sau đó bảo sao của đơn quốc tế được giữ ở cơ quan nhận đơn (bản sở tại) và một bản (bản tra cứu) được gửi cho cơ quan tra cứu quốc tế có thẩm quyền: tra cứu quốc tế nhẳm tìm ra tình trạng liên quan đã biết.

              Ngoài ra theo yêu cầu của người nộp đơn, đơn quốc tế sẽ được tiến hành xét nghiệm sơ bộ quốc tế >>mục đích: đưa ra kết luận sơ bộ về vấn đề sáng chế yêu cầu bảo hộ có tính mới hay không? Khi xét nghiệm sơ bộ quốc tế phải xem xét tất cả các tài liệu đã được nêu trong báo cáo tra cứu quốc tế.

              Trên cơ sở kết luận của báo cáo tra cứu và báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế, căn cứ vào các tiêu chuẩn bảo hộ của quốc gia, các nước thành viên được chỉ định và được chọn sẽ tiến hành cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế được nêu trong đơn.

              Các nước thành viên của Hiệp ước sẽ từ chối không cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế được nêu trong đơn quốc tế khi:

              - Việc bảo hộ sáng chế đó là trái với pháp luật của nước thành viên được yêu cầu bảo hộ.

              - Việc bảo hộ sáng chế có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia hoặc các quyền lợi kinh tế của nước thành viên được chỉ đinh.

    a4. Hiệp Định TRIPS.

              Hiệp định về các vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ dã được kí kết vào ngày 15/12/1993 tại vòng Đàm phán Urugoay, bắt đầu hiệu lực 1/1/1995 đối với tất cả các nước là thành viên của GATT (nay là wto). 

              Mục đích: Quy định những tiêu chuẩn, những biện pháp và những thủ tục tối tiểu mà các nước là thành viên của hợp đồng phải có nghĩa vụ tuân thủ, thiết lâpm một khung pháp lý thống nhất, có hiệu quả trong việc bảo hộ toàn diện quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền sở hữu công nghiệp.

              Nội dung chính của hiệp định:

              + Quy định nguyên tắc bảo hộ.

              Nguyên tắc đối xử công dân (đối xử quốc gia): mỗi nước thành viên phải dành cho công dân của các thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử của thành viên đó với công dân nước mình trong bảo hộ sở hữu trí tuệ.

              Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự thuận lợi, ưu đãi, đặc quyền hoặc miễn trừ nào đó được một nước thànhviên dành cho công dân nước nào khác thì lập tức và vô điều kiện phải được dành cho công dân của tất cả cácn ước thành viên khác.

              + Quy định về tiêu chuẩn, phạm vi và điều kiện bảo hộ đối với đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.

              Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ bao gồm:

    -       Nhãn hiệu hàng hoá,

    -       chỉ dấn địa lý;

    -       Kiểu dáng công nghiệp;

    -        sáng chế;

    -       thiết kế bố trí mạch bán dẫn.

    Quy định mới: các quy định về bảo hộ đối với giống cây trồng, bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp, bổ sung các quy định về thời hạn bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

    + Quy định các biện pháp để thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

    Theo quy định mỗi CP là thành viên của hiệp định phải có nghĩa vụ quy định trong luật quốc gia của mình thủ tục và các chế tài để đảm bảo cho các chủ sở hữu nước ngoài cũng như các chủ sở hữu là công dân chính nước đó có thể thực thi một cách có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ của mình.

    Các biện pháp để thực thi quyền sở hữu trí tuệ gồm:

    -       biện pháp dân sự, biện pháp hành chính;

    -       biện pháp kiểm soát biên giới, các biện  pháp tạm thời; biện pháp HSự;

              Ngoài các vấn đề nêu trên hiệp định còn đề cập tới một số vấn đề quan trọng khác: quy định về cơ chế hoạt động “Hội đồng về các vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ; quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp; về hiệu lực của hiệp định.

    a.5. Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (CƯ UPOV) ( 1961 sửa đổi mới đây nhất là năm 1991 – hiệu lực năm 1998).

    VN không là thành viên của UPOV.

    + Đối tượng được bảo hộ

    Các bên kí kết phải bảo hộ tối thiểu 15 loài giống cây tạithời điểm bị ràng buộc bởi CƯ và phải bảo hộ tất cả các loài và giống cây sau 10 năm tính từ thời hạn nói trên.

    Giống cây được giải thích là một nhóm cây thuộc duy nhất một cấp phân loại thực vật thấp nhất, bất kể có đáp ứng đầy đủ hay không các điều kiện để công nhận quyền của nhà tạo giống, nhóm cây có thể:

    -Xác định được bằng sự thể hiện các tính trạng thu được từ các kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen đã biết.

    -Phân biệt được với các nhóm cây bất kỳ khác bằng sự thể hiện của ít nhất một trong các tình trạng nói trên;

    -Được coi là một đơn vị khi xét về khả năng phù hợp của nó để nhân giống bất biến.

    Guống cây sẽ được công nhận nếu đáp ứng các tiêu chuẩn: mới, khác biệt, đồng nhất và ổn định.

    + Nguyên tắc bảo hộ:

    Nguyên tắc đối xử quốc gia: mỗi bên kí kết phải giành cho công dân của các bên kí kết khác, các cá nhân dịnh cư tại và pháp nhân có trụ sở đăng ký trên lãnh thổ của Bên kí kết khác sự đối xử giống như sự đối xử mà luật của mỗi bên kí kết đã và sẽ giành cho công dân của mình đối với việc công nhận va bảo hộ quyền của nhà tạo giống cây.

    + Xác lập quyền.

    Các bên kí kết phải nộp đơn yêu cầu công nhận quyền của nhà tạo giống.

    Bất kỳ nhà tạo giống nào đã nộp đơn yếu cầu bảo hộ giống cây theo quy định vào một trong các bên kí kết “đơn đầu tiên” đều được hưởng quyền ưu tiên trong thời hạn 12 tháng cho việc nộp các đơn yêu cầu công nhận quyền của nhà tạo giống đối với cùng một loại giống cây vào cơ quan có thẩm quyền của bên kí kết khác (đơn tiếp theo). Thời hạn này được tính từ ngày nộp đơn đầu tiên.

    + Thời hạn bảo hộ: Không được ngắn hơn 20 năm kể từ ngày công nhận quyền của nhà tạo giống. Đối với thân gỗ và thân leo, thời hạn nói trên không được ngắn hơn 25 năm kể từ ngày công nhận quyền của nhà tạo giống.

    + Phạm vi quyền của nhà tạo giống:

    Các hành vi liên quan đến vật liệu nhân như sản xuất (nhân giống) chế biến nhằm mục đích nhân giống, chào bán, bán hoặc các hành vi tiếp cận thị trường khác, xuất khẩu, nhập khẩu phải được phép của nhà tạo giống.

    Nhà tạo giống có thể cho phép người khác thực hiện quyền của mình phù hợp với điều kiện và hạn chế nhất định.

    Quyền của nhà tạo giống không được bảo hộ trong các ngoại lệ bắt buộc sau:

    -Các hành vi được thực hiện phục vụ nhu cầu cá nhân và mục đích phi thương mại;

    -Các hành vi được thực hiện nhằm mục đích thí nghiệm và;

    -Các hành vi được thực hiện nhằm mục đích lai tạo các giống.

    g. Hiệp định khung về sở hữu trí tuệ của tổ chức ASEAN

    Đây là ĐƯQT khu vực do 7 nước thành viên: Brunay, In, Malaysia, Phi, Sin, Thai và Việt Nam kí kết ngày 15 /12 /1995 tại BangKok. 

              Nội dung chính:

    -   Xác định phạm vi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ giữa các nước thành viên, bao gồm: Quyền tác giả và các quyền liên quan, sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, thông tin bí mất và thiết kế bố trí mạch tích hợp.

    -   Các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giữa các nước thành viên trên nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) và đãi ngộ tối huệ quốc phù hợp với các chuẩn mực của Hiệp định TPIPS.

    -   Thực hiện hệ thống đăng ký sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa của khu vực ASEAN hướng tới thành lập một văn phòng bằng sáng chế và văn phòng hãn hiệu hàng hóa chung của cả khối nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ.

    -   Trao đổi thông tin về hệ thống sở hữu trí tuệ hieenjhanfh, nhằm tổ chức và đơn giản hóa các hệ thống quản lý về sở hữu trí tuệ trong toàn khu vực ASEAN.

    2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng thông qua các ĐƯQT song phương.

    Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết ngày 13/7/2000 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11/ 12/ 2001.

    a. Quy định nguyên tắc xuyên suốt trong việc xác lập bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp

    Nguyên tắc đối xử quốc gia: mỗi bên dành cho công dân của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà bên đó dành cho công dân của mình trong việc xác lập bảo hộ, hưởng và thực thi tất cả các quyền ở hữu trí tuệ và mọi lợi ích từ quyền đó>>VN và HK đã cam kết dành cho công dân và pháp nhân của nhau sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà VN và Hk dành cho công dân và pháp nhân nước mình.

    b. Quy định rõ đối tượng bảo hộ, các tiêu chuẩn bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ đối với từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.

    Đối với quyền sở hữu công nghiệp các đội tượng được bảo hộ theo HĐ bao gồm: nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật, kiểu dáng công nghiệp.

    Ngoài các đối tượng trên, VN và HK còn có nghĩa vụ bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đã được quy định trong các ĐƯQT đa phương mà HĐ đã dẫn chiếu tới là CƯ Paris 1967 về quyền sở hữu công nghiệp, công ước UPOV 1978 và 1991 về bảo hộ giống thực vật mới.

    c. Quy định các biện pháp để thực thi có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng, bao gồm: các quy định về thủ tục tố tụng hình sự và hình phạt; quy định về thủ tục và chế tài trong tố tụng dân sự và hành chính; quy định về các biện pháp tạm thời; quy định các biện pháp để thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới và các biện pháp để giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

    d. Quy định về việc trợ giúp kỹ thuật và việc chuyển tiếp trong quá trình thực hiện các quy định về sở hữu trí tuệ giữa VN và HK.

    I.Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng có yếu tố nước ngoài tại Việt nam.

    1. Điều kiện và nguyên tắc bảo hộ

    Quy định tại Điều 775 BLDS, Nhà nước CHXNCNVN sẽ bảo họ quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng cho người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài khi:

    - Có đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp văn bằng bảo hộ.

    - Có đối tượng sở hữu công nghiệp và giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền của VN công nhận bảo hộ.

    Khi được cấp văn bằng bảo hộ hoặc được công nhận, quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài tại VN sẽ được bảo hộ trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp ĐƯQT mà CHXHCNVN là thành viên có quy định khác với quy định của luật Vn thì áp dụng quy định của ĐƯQT.

    2. Đối tượng sở hữu công nghiệp và giống cây trồng được bảo hộ tại Việt Nam

    Theo quy định của LSHTT đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam hiện nay bao gồm:

    - Sáng chế: là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

    - Kiểu dáng công nghiệp: là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện dưới hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

    - Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phàn tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, Chíp và mạch vi điện tử.

    - Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

    - Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

    - Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

    - Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

    - Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

    - Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên kết với nhau.

    - Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên lãnh thổ  Việt Nam.

    - Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

    - Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

    - Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

    - Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kì nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quẩn thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

    - Các đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng không được pháp luật VN bảo hộ bao gồm: các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và những đối tượng khác mà pháp luật Việt Nam quy định là không bảo hộ.

    3. Xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam.

    a. Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền

    Tổ chức, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất kinh doanh tại VIỆT NAM nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

    Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất kinh doanh tại VIỆT NAM nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

    Đối với các đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nộp theo các ĐƯQT mà CHXHCNVN là thành viên được gọi chung là đơn quốc tế. Đơn quốc tế và việc xử lý đơn quốc tế phải tuân thủ quy định của ĐƯQT có liên quan.

    >>>Người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên theo quy định của PL VN và các DDWQT mà VN là thành viên.

    b. Xác lập quyền.

    -       Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của ĐƯQT mà CHXHCNVN là thành viên. Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

    -       Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.

    -       Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

    -       Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

    -       Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại LSHTT và các ĐƯQT mà VN là thành viên.

    c. Văn bằng bảo hộ

    Quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ VN.

    Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (sau đây là chủ văn bằng bảo hộ); tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng phạm vi và thời hạn bảo hộ.

    Đối với chỉ dẫn địa lý, văn bằng bào hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng; chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù cùa sản phẩm mang chí dẫn địa lý, tính chat đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.

    Bằng bảo hộ giống cây trồng ghi nhận tên giống và loài cây trồng, tên chủ sở hữu quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là chủ bằng bảo hộ), tên tác giả giống cây trồng và thời hạn bảo hộ đối với giống cây trồng.

    Văn bằng bảo hộ gồm nhiều loại khác nhau, như: bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, bằng bảo hộ giống cây trồng.

    Thời hạn hiệu lực của các loại văn bằng trên cũng là thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng cho các chủ sở hữu quyền:

    -       Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn

    -       Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

    -       Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài hết năm năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

    -       Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp cho đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

    -       Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp;

    -       Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 25 năm đóivới giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết 20 năm đối với cây trồng khác.

    -       Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong những ngày sau đây:

    o   Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;

    o   Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

    o   Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

    4. Bào vệ quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài

    Khi có hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng, chủ thể là người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài có quyền sử dụng các biện pháp sau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình (sử dụng nhằm mục đích kinh doanh, thu lợi nhuận mà không được sự đồng ý của chủ văn bằng bảo hộ):

    -       Áp dụng biện pháp công nghiệp nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm;

    -       Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.

    -       Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    Tổ chức, cá nhân có hành vi  xâm phạm quyền sở công nghiệp, giống cây trồng của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành sự hoặc hành chính.

    Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa NK, XK liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật VN và các ĐƯQT mà VN là thành viên.

    IV. Hợp đồng li xăng

    1. Khái niệm về hợp đồng li xăng

    a. Định nghĩa

    Li xăng là sự cho phép hay giấy phép đặc quyền sử dụng một đối tượng nào đó.

    Hợp đồng Li xăng là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng như quyền sử dụng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp…

    Tuy nhiên không phải tất cả các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp đều là đối tượng của hợp đồng li xăng: quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý của hàng hóa>>không phải là đối tượng của hợp đồng li xăng.

    b. Hình thức và nội dung cùa hợp đồng Li xăng

    -       Hình thức: khác với hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường, hình thức của hợp đồng li xăng thường được kết lập bằng hình thức văn bản và được đăng ký tại các CQNN có thẩm quyền. Riêng đối với hợp đồng Li xăng mà đối tượng là quyền sử dụng đối với nhãn hiệu hàng hóa thì có thể làm bằng văn bản hoặc bằng miệng ( luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của Pháp).

    -       Nội dung của hợp đồng Li xăng là tổng thể các điều khoản quy định quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. Bao gồm 2 phần chính:

    o   Phần mở đầu: phải ghi rõ tư cách pháp lý của các bên trong hợp đồng như: tên của các bên, tư cách các bên, địa chỉ kinh doanh..

    o   Phần những điều khoản chung bao gồm: số liệu ngày tháng cấp văn bằng bảo hộ; quyền của bên chuyển giao đối với đối tượng của hợp đồng li xăng, mục đích của bên được chuyển giao, đối tượng của hợp đồng, loại li xăng (độc quyền hay không độc quyền và giới hạn của nó), các điều kiện thanh toán, giá cả Li xăng, trách nhiệm của các bên tham gia ký kết hợp đồng, thời hạn có hiệu lực của hợp đồng. phương thức giải quyết tranh chấp.

    c. Hợp đồng Li xăng không tự nguyện

    Hợp đồng Li xăng được ký kết theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được gọi là hợp đồng Li xăng không tự nguyện.

    Theo Điều 5 của CƯ Paris quy định hợp đồng li xăng không tự nguyện chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:

    -       Li xăng không tự nguyện không được áp dụng với ly do không sử dụng hoặc sử dụng không đầy đủ trước khi hết thời hạn 4 năm kể từ ngày nộp đơn xin cấp sáng chế hoặc 3 năm kể từ ngày cấp sáng chế, tùy theo thời hạn nào kết thúc muộn hơn.

    -       Li xăng không tự nguyện sẽ bác bỏ nếu chủ sáng chế chứng minh được việc không sử dụng của mình là vì lý do chính đáng.

    -       Li xăng không tự nguyện là li xăng không độc quyền và không được chuyển giao (trừ trường hợp chuyển giao cùng với một phần của cơ sở sản xuất hoặc cơ sở thương mại đang sử dụng li xăng đó).

    2. Hợp đồng Li xăng theo quy định của pháp luật Việt Nam

    Hợp đồng li xăng là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng cho phép tổ chứ, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

    Hình thức: bằng văn bản được gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng. Đối với các loại quyền sử hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…) hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ 3 khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

    Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì đối tượng của hợp đồng li xăng quyền sử dụng đối với sang chế ,kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu ( trừ nhãn hiệu tập thể không thể chuyển giao cho tổ chức cá nhân không phảu là thành viên của tổ chức tập thể đó), thiết kế bố trí và bí mật kinh doanh.

    Đối tượng li-xăng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

    - Phải thực sự thuộc về bên giao hoặc người có quyền chuyển giao;

    - Quyền sở hữu công nghiệp tương ứng phải được thừa nhận tại Việt Nam và Văn bằng bảo hộ tương ứng đang còn hiệu lực.

    - Bí quyết kỹ thuật kèm theo phải thực sự thuộc về bên giao, thực sự cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu chuyển giao và phải đáp ứng yêu cầu đối với đối tượng này quy định trong pháp luật về chuyển giao công nghệ.

    Đối với quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý và tên thương mại không thể là đối tượng của hợp đồng li xăng. Quy định này của pháp luật Việt Nam hoàn toàn phù hợp với các quy định của các văn bản pháp luật quốc tế về hợp đồng li xăng bởi chỉ dẫn địa lý là tài sản thuộc sở hữu nhà nước và chỉ trao quyền sử dụng cho tổ chức,cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương đó. Còn tên thương mại được chủ sở hữu sử dụng trong các giấy tờ giao dịch, sản phẩm…trong sản xuất kinh doanh mà không được chuyển giao cho chủ thể khác.                        

    Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng li xăng có yếu tố nước ngoài: là thời điểm đăng kí tại cục sở hữu trí tuệ.

    Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bị hạn chế trong các trường hợp sau:

    -       Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao;

    -       Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó;

    -       Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

    -       Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao trì hàng hóa vè việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

    -       Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định.

    Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng có nhiều loại: hợp đồng độc quyền; hợp đồng không độc quyền, hợp động sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp. Ngoài ra, đối với sáng chế, giống cây trồng trong một số trường hợp do pháp luật quy định hợp đồng sử dụng sáng chế, giống cây trồng phải chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (chuyển giao bắt buộc).

    Nội dung chủ yếu của hợp đồng:K1 Điều 141 LSHTT:

    -       Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

    -       Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;

    -       Dạng hợp đồng

    -       Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng và giới hạn lãnh thổ.

    -       Thời hạn hợp đồng; giá chuyển giao quyền sử dụng

    -       Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

    -            Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng, không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền.

                  Theo quy định thì hợp đồng li xăng sẽ chấm dứt hiệu lực trong những trường hợp sau: Các văn bằng bảo hộ đối tượng lixăng mất hiệu lực có thể do bị hủy bỏ ( Điều 96 LSHTT); hoặc do sự thỏa thuận của các bên.

     

     

    CHƯƠNG X: HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TƯ PHÁP QUỐC TỄ

     Câu 23. Khái niệm và giải quyết xung đột pháp luật về hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế,

    -       Khái niệm.

              Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:

    -       Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;

    -       Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam.

    -       Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó ở nước ngoài.

    -       Ngoài ra tại K4 Điều 100 LHN và GĐ còn quy định các quan hệ giữa hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài.

    -       Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn.

    + Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước

    * Điều kiện kết hôn.

              Để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn đa số pháp luật các nước áp dụng hệ thuộc luật nhân thân của chủ thể. Song có nước áp dụng luật quốc tịch, có nước áp dụng nguyên tắc luật nơi cứ trú của đương sự để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn.

              Pháp: Điều kiện kết hôn do pháp luật của nước mà đương sự mang quốc tịch quyết định. Tuy nhiên, khi tiến hành kết hôn ở Pháp ngoài việc tuân thủ luật quốc tịch nước mà họ mang quốc tịch, người nước  ngoài còn phải tuân thủ một số điều kienj do pháp luật Pháp quy định: tuổi kết hôn, sự đồng ý của cha mẹ, của người giám hộ nếu người kết hôn chưa đến tuổi thành niên…

              Đức: điều kiện kết hôn do pháp luật của nước mà đang sự mang quốc tịch điều chỉnh đồng thời chấp nhận dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến nước thứ ba.

              Mỹ: áp dụng pháp luật nơi tiến hành kết hôn bất kể quốc tịch và nơi cư trú của các bên đương sự.

    +Nghi thức kết hôn.

              Để giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn đa số các nước áp dụng nguyên tắc luật nơi tiến hành kết hôn. Tuy nhiên cũng có nước quy định bổ sung:

    -                   Ở Pháp: Nghi thức kết hôn phải tuân theo pháp luật nơi tiến hành kết hôn, nhưng khi công dân Pháp tiến hành kết hôn ngoài lãnh thổ Pháp thì phải báo trước việc kết hôn về Pháp thì cuộc hôn nhân đó mới được công nhận là hợp pháp;

    -                   Ở Đức: Nghi thức kết hôn do pháp luật nơi tiến hành kết hôn quyết định. Nếu nghi thức kết hôn không phù hợp với quy định của pháp luật nơi tiến hành kết hôn, nhưng lại đáp ứng yêu cầu của pháp luật nước nơi đương sự mang quốc tịch thì cuộc hôn nhân đó vẫn có giá trị pháp lý.

    -                   ở Anh, Mỹ: Nghi thức kết hôn được xác đinh theo pháp luật nơi tiến hành kết hôn.

    Câu 24. Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam.

    a.     Khái niệm

    -       Khái niệm.

              Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:

    -       Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;

    -       Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam.

    -       Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó ở nước ngoài.

    -       Ngoài ra tại K4 Điều 100 LHN và GĐ còn quy định các quan hệ giữa hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài.

    b.             Điều kiện kết hôn

    Theo Điều 103 LHNGĐ và Điều 10 NĐ 68 trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam – Người nước ngoài mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn: áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch. Nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của luật này về điều kiện kết hôn ( Điều 9 và 10 về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn).

    Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của luật này về điều kiện kết hôn.

    Nếu người đó có hai hay nhiều quốc tịch quốc tịch nước ngoài thì giấy tờ xác định điều kiện kết hôn của họ sẽ theo pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch đồng thời vào thời điểm đăng ký kết hôn,nếu người đó không thường trú tại một trong nước mà người đó có quốc tịch thì giấy tờ đó do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang hộ chiếu cấp.

    Đối với người không quốc tịch muốn kết hôn với công dân Việt Nam và đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì giấy tờ sử dụng trong giấy kết hôn là giấy là tờ do cơ quan có thẩm quyền nơi người đó thường trú cấp. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, giấy tờ sử dụng trong việc đăng ký kết hôn là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó định cư hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam nước đó cấp.

    Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của LHNGĐVN về điều kiện kết hôn.

    Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật quốc gia thì phải nộp giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp Tỉnh xác nhận nếu người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.

    Trong các hiệp định trương trợ tư pháp mà Việt Nam kí kết với người nước ngoài, nguyên tắc chung là áp dụng luật quốc tịch của các bên đương sự để điều chỉnh các vấn đề về điều kiện kết hôn. Tuy nhiên trong một số hiệp định cũng có những quy định bổ sung. K1 Điều 23 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên Bàng Nga công dân các nước hữu quan muốn kết hôn ngoài việc tuân thủ pháp luật nước mình họ còn phải tuân theo các quy định của pháp luật nước nơi tiến hành kết hôn về cấm kết hôn.

    c. Nghi thức kết hôn.

              Theo Điều 11 NĐ 168 Việc kết hôn nếu thwucj hiện ở Việt Nam thì phải được đăng ký  và do cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức quy định của PLVN. Đây chính là nghi thức dân sự, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là UBND cấp Tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam. Trong trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có hộ khẩu thường trú nhưng đã đăng ký tạm trú có thời hạn thì UBND cấp Tỉnh nơi tạm trú có thời hạn của công dân Việt Nam thực hiện việc đăng ký kết hôn giữa người đó với người nước ngoài. Trong trường hợp người nước ngoài thường trú tại Việt Nam xin kết hôn với nhau thì UBND tỉnh nơi thường trú của một trong hai bên đương sự thực hiện việc đăng ký kết hôn.

              Việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới thuộc UBND cấp Xã nơi thường trú của công dân Việt Nam ở khu vực biên giới thực hiện.

              Nếu kết hôn ở nước ngoài thì CQ ngoại giao, Lãnh sự VN tại nước tiếp nhận nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện.

              Trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa VN với nước ngoài ghi nhận nguyên tắc chung là nghi thức kết hôn được xác định theo pháp luật của nước ký kết nơi tiến hành kết hôn. Tuy nhiên cũng có những quy định bổ sung, chẳng hạn trong HĐ giữa Việt Nam – Tiệp Khắc cũ khoản 1 Điều 18 quy định: Việc kết hôn giữa công dân hai nước ký kết nhất thiết phải theo hình thức nhà nước mới có giá trị.

    (thủ tục đăng ký: NĐ 68 và được cụ thể hóa tại thông tư 07).

    Câu 25.Vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài.

    a. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài.

    Thông thường các nước áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch của các bên đương sự, luật nơi cư trú, luật của nước có tòa án hay áp dụng phối hợp các nguyên tắc trên.

    Pháp: Việ ly hôn có YTNN được giải quyết theo luật nơi cư trú chung của hai vợ chồng. Nếu hai vợ chồng không có nơi cư trú chung thì ván đề ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi cả hai vợ chồng mang quốc tịch, đồng thời cho phép áp dụng rộng rãi nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng.

    Ở Đức: việc ly hôn được giải quyết theo luật quốc tịch của người chồng vào thời điểm xin kết hôn, nhưng tòa án Đức được phép chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại luật Đức và dẫn chiếu đến nước thứ 3.

    Việc ly hôn tiến hành trên lãnh thổ Đức có thể áp dụng luật nước ngoài với điều kiện: các cơ sở cho phép ly hôn của pháp luật nước ngoài phải phù hợp với cơ sở điều kiện cho phép ly hôn của luật Đức

              Ở Anh – Mỹ: Theo luật tòa án

    b. vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

              Điều 104. Ly hôn có yếu tố nước ngoài

    1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.

    2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.

    3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

    4. Bản án, quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

              Theo quy định Điều 104 LHNGĐ vấn đề lựa chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài được giải quyết như sau:

    -    Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo luật HNGĐ: ly hôn, chia tài sản khi ly hôn cũn như quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con cái.

    -    Trong trường hợp một bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi cư thường trú chung của cả hai vợ chồng. Nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.

    -    Việc giải quyết tài sản là động sản ở nước ngoài khi ly hôn sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

    -    Vấn đề ly hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài được giải quyết ở nước ngoài và theo pháp luật nước ngoài thì cũng được công nhận tại Việt Nam.

    -    Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài…

    -    Tòa án nhân dân quận huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt nam giải quyết việc ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam và quy định khác của pháp luật Việt Nam.

    -    Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn còn được đề cập trong các các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với nước ngoài: Vấn đề ly hôn giữa công dân các nước ký kết được xác định theo nguyên tắc:

    ·        Nếu hai vợ chông có cùng quốc tịch thì luật áp dụng để giải quyết ly hôn là luật quốc tịch của cả hai vợ chồng.

    ·        Nếu hai vớ chồng khác quốc tịch thì cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết nào nhận đơn xin ly hôn sẽ giải quyết theo pháp luật của nước đó.

    Câu 26. Quan hệ nhân thân và già sản giữa vợ và chồng.

    a.     Quan hệ pháp lý giữa vợ chồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật của các nước

    -               Đối với những nước áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự để điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế ( PHáp, Đức…) thì quan hệ nhân thân sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước mà vợ chồng mang quốc tịch, nếu không cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của người chồng mang quốc tịch.

    -               Đối với những nước áp dụng nguyên tắc luật nơi cư trú của đương sự để điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế ( Anh, Mỹ…) thì quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sẽ do pháp luật nơi cư trú chính thức của họ điều chỉnh.

    -         Về quan hệ tài sản:

    -       Pháp luật các nước phương Tây cho phép vợ chồng ký kết hôn ước để xác định chế độ tài sản chung và chế độ tài sản riêng của mỗi người, các bên có quyền thỏa thuận chọn pháp luật để điều chỉnh quan hệ tài sản cùa mình.

    -       Nếu không thỏa thuận chọn pháp luật thì quan hệ tài sản cùa họ do pháp luật nước vợ chồng mang quốc tịch điều chỉnh: Italya, Đức…Nếu vợ chồng không cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước người chồng mang quốc tịch.

    -       Riêng Anh, Mỹ, Pháp: áp dụng pháp luật nơi cư trú chính thức của vợ chồng để giải quyết quan hệ tài sản của họ.

    b. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ chồng có yếu tố nước ngoài ở VN

           LHN và GĐ không có điều khoản riêng quy định rõ luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ về nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 102 và khoản 1 Điều 7 thì pháp luật điều chỉnh quan hệ trên có thể là pháp luật Việt Nam. (k.3:Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương huỷ việc kết hôn  trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài, xem xét việc công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài theo quy định của Luật này và các quy định khác của  pháp luật Việt Nam.

           Và k1điều7:  Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác)

              Xung đột pháp luật về quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ chồng còn được giải quyết trên cơ sở các nguyên tắc được ghi nhận trong các hiệp định trương trợ TP mà Việt Nam kí kết với nước ngoài. Theo đó, quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ chồng được giải quyết theo các quy phạm xung đột thống nhất ghi nhận nguyên tắc chủ yếu là nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự và nguyên tắc luật nơi cư trú hoặc thường trú của đương sự. Tuy nhiên, việc sử dụng các nguyên tắc này trong HĐ có sự khác nhau, ngoài việc sử dụng nguyên tắc chính các HĐ còn sử dụng một số nguyên tắc bổ sung. Các HĐ này đều quy định:

    - Nếu vợ, chồng là công dân của nước kí kết này và cùng cư trú trên lãnh thổ của nước ký kết kia, thì quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng được điều chỉnh theo pháp luật của nước ki kết mà họ là công dân.

    - Nếu vợ, chồng cùng là công dân một nước mà chống cư trú trên lãnh thổ của nước kí kết này, vợ cư trú trên lãnh thổ của nước kí kết kia thì quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ, chồng được điều chình theo pháp luật của nước kí kết mà họ là công dân.

    - Nếu vợ, chồng mà người là công dân của nước kí kết này, người là công dân của nước kí kết kia thì quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ, chồng được điều chỉnh theo pháp luật của nước kí kết nơi họ đã hoặc đang cùng thường trú hoặc nơi cư trú cuối cùng.

    >>> Pháp luật điều chỉnh quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, trong trường hợp vợ chồng cùng quốc tịch sẽ là quốc tịch của vợ,chồng. không cùng quốc tịch thì điều chỉnh theo nơi thường trú chung cuối cùng.

    - Trong các hiệp định tương trợ tư pháp việc xác định thẩm quyền của các cơ quan tư pháp: Tranh chấp liên quan đến quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, đa số các hiệp định này thường sử dụng quy tắc nơi thường trú chung của vợ chồng kết họp vói quy tắc quốc tịch của đương sự để giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử.

    Câu 27. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái

    a.     Quan hệ giữa cha mẹ và con cái theo pháp luật các nước.

         Ở đa số các nước Phương Tây, nguyên tắc bao trùm quan hệ cha mẹ và con là nguyên tắc quyền gia trưởng của người cha, không những thế  pháp luật các nước này còn công khai phân biệt đối xử giữa con trong giá thú và ngoài giá thú: phần lớn đều áp dụng nguyên tắc quốc tịch của cha để giải quyết xung đột về quan hệ giữa cha mẹ và con, chỉ khi nào cha chết mới áp dụng luật quốc tịch của người mẹ (Pháp, Đức, Italia).

    Ở Anh: áp dụng pháp luật nơi cư trú của người cha để điều chỉnh

    Ở các nước Đông Âu: ở các nước này khi xem xét mọi vấn để liên quan đến quyền lợi của đứa trẻ, đều xuất phát từ nguyên tắc cao nhất là lợi ích của đứa trẻ.

              Trong ĐƯQT mà các nước kí với nhau nhằm giải quyết vấn đề này nguyên tắc luật quôc tịch của đứa trẻ được coi là nguyên tắc chủ đạo

    b.    Theo pháp luật Việt Nam

    + Quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản giữa cha mẹ và con

              LHNGĐ không có điều khoản riêng biệt để điều chỉnh quan hệ giữa cha mẹ và con. Tuy nhiên, căn cứ vào quy định tại Điều 7 thì quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản giữa cha mẹ và con có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam có thể được điều chỉnh theo LHNGĐ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

    + Xác định cha mẹ và con

              Theo quy định của NĐ 68 thì những người sau có quyền nhận cha, mẹ, con:

    -                        Người nước ngoài xin nhận cha, mẹ con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam.

    -                        Công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài xin nhận cha, mẹ con là công dân Việt Nam thường trú ở trong nước.

    -                        Người nước ngoài thường trú tại Việt nam xin nhận cha, mẹ, con là người nước ngoài đang thường trú tại Việt Nam.

    -                        Việc nhận cha, mẹ, con được thực hiện tại UBND nếu được tiến hành tại Việt Nam hoặc tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sư của Việt nam nếu tiến hành ở nước ngoài.

    -           Điều kiện nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau  chỉ được tiến hành nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp đơn yêu cầu, tự nguyện và không có tranh chấp.

    §  1 bên chết trong quá trình giải quyết hồ sơ, không có tranh chấp thì việc nhận cha, mẹ, con vãn tiếp tục được giải quyết;

    §  Nếu cả hai bên chết thì sở tư pháp đình chỉ việc giải quyết.

    §  Nếu trong quá trình giải quyết hồ sơ mà phát sinh tranh chấp giữa bên nhận và bên được nhận hoặc là với người thứ ba thì sở tư pháp đình chỉ và hướng dẫn đương sự nộp đơn yêu cầu tòa án nhân dân tỉnh giải quyết theo thủ tục tố tụng…

    Quan hệ giữa cha, mẹ và con được điều chỉnh theo các HĐTTTP VN kí kết với nước ngoài.

    + Quan hệ pháp lỹ giữa cha mẹ và con

    HĐ tương trợ tư pháp Việt Nam kí với các nước đều ghi nhận các quy phạm xung đột thống nhất điều chỉnh quan hệ giữa cha, mẹ và con có yếu tố nước ngoài, nguyên tắc chủ đạo: nguyên tắc luật quốc tịch của người con để điều chỉnh quan hệ giữa cha, mẹ và con.

         Tuy nhiên, còn có các nguyên tắc bổ sung:

    - HĐ Việt Nam – Nga, HĐ VN – Ucraina, nguyên tắc luật quốc tịch của người con được coi là nguyên tắc bổ sung. Nếu cha hoặc mẹ thường trú trên lãnh thổ của nước kí kết này, còn con thường trú trên lãnh thổ nước kí kết kia thì quan hệ pháp lý giữa họ được xác định theo pháp luật của nước kí kết mà người con là công dân.

    -  HĐ Việt Nam – Hungari: nều người con là công dân của nước kí kết này nhưng cư trú trên lãnh thổ nước kí kết kia thì áp dụng pháp luật của nước kí kết nào xét ra có lợi nhất cho người con.

    -    HĐ Việt Nam – Nga, Việt nam – Ucraina, nếu một người trong cha, mẹ và con thường trú trên lãnh thổ của nước kí kết kia thì áp dụng pháp luật của nước mà người con là công dân: còn trong HĐ VN – Lào, hiệp định VN –Mông Cổ, vấn đề này được giải quyết bằng áp dụng pháp luật của nước mà người con cư trú.

    + Vấn đề xác định cha mẹ, con.

              Trong các HĐ tương trợ Tư pháp giữa Việt Nam và các nước, nguyên tắc luật quốc tịch của người con khi sinh ra là nguyên tắc chủ đạo để giải quyết xung đột pháp luật về việc xác định cha, mẹ, con. Ngoài nguyên tắc này,một số HĐ còn chọn pháp luật bên kí kết nơi đứa trẻ là công dân để điều chỉnh vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ và con. HĐ Việt Nam – Lào chọn pháp luật bên kí kết nơi đứa trẻ cư trú vào thời điểm có đơn yêu cầu để xác định quan hệ này.

    + Vấn đề cấp dưỡng

         Theo pháp luật của nước kí kết mà người được cấp dưỡng là công dân (Điều 23 HĐ Vn- Tiệp khắc…). Riêng trong HĐ VN – LX cũ lại có quy định khác: Việc cấp dưỡng giữa cha mẹ và con theo pháp luật của nước kí kết nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.

         Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con: xác định theo quy tắc quốc tịch kết hợp với quy tắc nơi cư trú của đương sự.

    -                        Về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ và con, các hiệp định tương trợ tư pháp thường trọn quy tắc quốc tịch của người con sinh ra.

    Câu 28  Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

    a.Giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật nước ngoài.

    Để giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề này, đa số các nước áp dụng nguyên tắc luật nhân thân của người nuôi hoặc của con nuôi.

    -       Pháp: luật quốc tịch của con nuôi;

    -       Đức:  Việc nuôi con nuôi được điều chỉnh theo pháp luật của nước mà người nhận nuôi con nuôi là công dân vào thời điểm nuôi con nuôi.

    -       Anh: Khi người nuôi thường trú ở Anh hoặc cả người nuôi và con nuôi thường trú ở Anh và áp dụng pháp luật của Anh để giải quyết.

    -       Ở các nước Đông Âu: vấn đề nuôi con nuôi được giải quyết theo luật của nước mà người nuôi mang quốc tịch. Trong trường hợp người nuôi là hai vợ chồng có quốc tịch khác nhau thì việc nuôi con nuôi phải tuân thủ quốc tịch của cả hai bên vợ chồng người nuôi. Về vấn đề cần phải có sự đồng ý của đứa trẻ hoặc của những người như bố mẹ người đỡ đầu…đa số các nước dựa trên cơ sở pháp luật của nước mà đứa trẻ mang quốc tịch.

    2. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

    Điều 105. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

    1. Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam hoặc nhận trẻ em nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải tuân theo quy định của Luật này và quy định trong pháp luật của nước mà người đó là công dân về điều kiện nhận nuôi con nuôi.

    Việc công dân Việt Nam nhận trẻ em là người nước ngoài làm con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì được công nhận tại Việt Nam.

    Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác.

    2. Trong trường hợp việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, việc chấm dứt nuôi con nuôi  được xác định theo quy định của Luật này.

    Trong trường hợp việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện tại nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, việc chấm dứt nuôi con nuôi được xác định theo pháp luật của nước nơi thường trú của con nuôi.

    + Về điều kiện nhận nuôi con nuôi: bao gồm điều kiện đối với người nhận nuôi và con nuôi; điều kiện về sự đồng ý của cha mẹ đẻ, người giám hộ và người được nhận làm con nuôi.

    o   Điều kiện đối với người nhận nuôi: theo LHN và GĐ : NNN xin nhận trẻ em VN hoặc nhận trẻ em nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải tuân theo quy định của luật này và quy định trong pháp luật của nước mà người đó là công dân về điều kiện nhận nuôi con nuôi.

              . Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi

    Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

              Theo khoản 2 Điều 35 NĐ 68:

    . Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được xem xét giải quyết, nếu Việt Nam và nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc điều ước quốc tế nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi.

    3. Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, mà nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú và Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc điều ước quốc tế nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi thì cũng được xem xét giải quyết, nếu người đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên;

    b) Có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam;

    c) Có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin nhận làm con nuôi hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi; 

    d) Đối với người nước ngoài tuy không thuộc một trong các trường hợp  quy định tại các điểm a, b và c khoản này, nhưng xin nhận trẻ em khuyết tật, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc các bệnh hiểm nghèo khác đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp và trẻ em quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định này làm con nuôi thì cũng được xem xét giải quyết;

    đ) Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định."

    Theo điều 69 LHN và GĐ

    1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    2. Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên;

    3. Có tư cách đạo đức tốt;

    4. Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

    5. Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

    Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi:

    Điều 36. Trẻ em được nhận làm con nuôi NĐ 69.

    1. Trẻ em được nhận làm con nuôi phải là trẻ em từ mười lăm tuổi trở xuống. Trẻ em từ trên mười lăm tuổi đến dưới mười sáu tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là trẻ em tàn tật, trẻ em mất năng lực hành vi dân sự.

    Trẻ em chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Vợ chồng phải là những người khác giới có quan hệ hôn nhân.

    2. Trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, bao gồm:

    a) Trẻ em bị bỏ rơi;

    b) Trẻ em mồ côi;

    c) Trẻ em khuyết tật, tàn tật;

    d) Trẻ em mất năng lực hành vi dân sự;

    đ) Trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học;

    e) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

    gTrẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo khác;

    h) Trẻ em khác được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

    3. Trẻ em đang sống tại gia đình cũng được xem xét giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài, nếu thuộc trường hợp trẻ em mồ côi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em mất năng lực hành vi dân sự; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi hoặc có anh, chị, em ruột đang làm con nuôi của người xin nhận con nuôi.

    4. Trẻ em khuyết tật, tàn tật, là nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác đang được chữa trị ở nước ngoài, nếu được người nước ngoài xin nhận làm con nuôi thì được xem xét giải quyết."

    Về sự đồng ý của cha mẹ đẻ, người giám hộ và người được nhận làm con nuôi:

    Con chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự thì phải được sự đồng ý của người cha mẹ, người giám hộ bằng văn bản, ngoài ra người con nuôi nếu đã từ 9 tuổi trở lên còn phải cần sự đồng ý của người con nuôi.

    +  Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi

    Pháp luật Việt Nam chia làm hai trường hợp:

    -       Trường hợp thứu nhất việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi được xác định theo luật HN và GĐ.

    -       Trường hợp thứu hai, nếu việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện ở nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi được xác định theo pháp luật nước nơi thường trú của con nuôi.

    + HĐ tương trợ tư pháp

    -       Việc nhận và hủy bỏ nuôi con nuôi được giải quyết theo pháp luật của nước kí kết mà người nuôi mang quôc tịch; Nếu cha mẹ không cùng quôc tịch thì việc nuôi con nuôi và hủy bỏ việc nuôi con nuôi phỉa áp dụng pháp luật hiện hành của hai nước.

    -       Nếu pháp luật của nước kí kết mà đứa trẻ là công dân quy định việc nhận nuôi hoặc hủy bỏ việc nuôi con nuôi phải được người đại diện hợp pháp của đứa trẻ,của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như bản thân đứa trẻ đồng ý thì phải tuân theo các yếu cầu đó.

    -       Cơ quan có thẩm quyền giài quyết việc nhận, hủy bỏ việc nuôi con nuôi là cơ quan của nước kí kết mà người nhận nuôi con nuôi hoặc xin hủy bỏ việc nuôi con nuôi là công dân. Trường hợp cha mẹ nuôi khác quốc tịch, thì thẩm quyền thuộc cơ quan của nước kí kết nơi vợ chồng có hoặc đã thường trú hoặc tạm trú.

    Câu 29 . Giám hộ

    a. Pháp luật các nước

    - Đức: Việc Giám hộ đối với người nước ngoài có thể được thực hiện nếu người đó có nơi cư trú hoặc nơi thường trú trên lãnh thổ Đức và nếu như nước mà người đó mang quôc tịch không thực hiện trách nhiệm cham sóc đối với người đó.

    - Pháp: việc xác lập giám hộ theo pháp luật của nước người giám hộ mang quốc tịch

    - CƯ La Hay1902 về giám hộ cho những người là vị thành niên và công ước La Hay năm 1905 về giám hộ cho những người là thành niên thì việc xác lập giám hộ cũng như quan hệ giữa người giám hộ và người được giám hộ được giải quyết theo pháp luật của nước người được giám hộ mang quốc tịch.

    B . Giám hộ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam

    Điều 106. Giám hộ trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

    1. Việc giám hộ trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam, việc giám hộ được đăng ký tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác cu pháp luật Việt Nam.

    2. Trong trường hợp việc giám hộ trong quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện tại nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa người giám hộ và người được giám hộ được xác định theo pháp luật của nước nơi thường trú của người giám hộ.

    -Trường họp 1: Việc giám hộ trong quan hệ HN và GĐ có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại VN, việc giám hộ được đăng ký tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài phải tuân theo quy định của HN và GĐ và quy định khác của PLVN.

    -Th2. nếu việc giám hộ giữa công dân VN và người nước ngoài được thực hiện tại nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa người giám hộ và người được giám họ được xác định theo pháp luật của nước nơi thường trú của người giám hộ.

    -Trong các hiệp định:        

    o     Việc xác lập giám hộ do cơ quan của nước kí kết mà người được giám hộ mang quốc tịch giải quyết theo pháp luật nước mình.

    o     Điều kiện xác lập hoặc hủy bỏ việc giám hộ do pháp luật của nước kí kết mà người giám hộ mang quốc tịch quyết tịch.

    o     Quan hệ pháp lý giữa người giám hộ và người được giám hộ theo pháp luật của nước kí kết có cơ quan chỉ định người giám hộ quyết định.

                                                                                 

    CHƯƠNG HỢP ĐỒNG TRONG TPQT

     

    Câu 30. Khái niệm hợp đồng trong tư pháp quốc tế

    Hợp đồng trong tư pháp quốc tế là hợp đồng dân sự có YTNN:

    -          Các bên chủ thể kí kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau.

    -          Hợp đồng kí kế ở nước ngoài (nước các bên chủ thể không mang quốc tịch hoặc không có trụ sở).

    -          Đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài.

    Câu 31.  Xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng

    a. Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng:

    Các nước Đông âu: người ta căn cứ vào luật nơi kí kết hợp đồng hoặc luật nơi thực hiện hiện hợp đồng, trên cơ sở ưu tiên áp dụng luật nơi kí kết hợp đồng để giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng;

    Ðiều 769. Hợp đồng dân sự 

    1. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác.

    Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    2. Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Ðiều 770. Hình thức của hợp đồng dân sự 

    1. Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam.

    2. Hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    -       Theo pháp luật Việt Nam K1điều 770 : Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức của pháp luật CHXNCNVN thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam/

    - Về hình thức của hợp đồng: pháp luật VN quy định một số loại hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản mới có giá trị;

    o VD: K2 Điều 27: Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa giữa một bên là thương nhân Việt Nam và một bên là thương nhân nước ngoài thì hình thức của nó phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.

    b. Giải quyết xung đột về nội dung hợp đồng

    - Để xác định tính hợp pháp về nội dung của một hợp đồng nói chung tuyệt đại đa số các nước áp dụng nguyên tắc thỏa thuận. bên cạnh đó người ta còn áp dụng luật nơi kí kết hợp đồng.  Như vậy, một hợp đồng có YTNN được coi là hợp pháp về mặt nội dung khi nó chứa đựng các điều khoản phù hợp với luật do các bên thỏa thuận áp dụng và đồng thời không trái với luật nơi kí kết hợp đồng

    - Theo PLVN: áp dụng nguyên tắc thỏa thuận hoặc áp dụng luật nơi kí kết hợp đồng hoặc luật nơi thực hiện hợp đồng.

    c. Giải quyết xung đột pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

    - Thứ nhất để xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của một hợp đồng có YTNN thì luật pháp hầu hết các nước áp dụng luật nơi kí kết hợp đồng hoặc nơi thực hiện hợp động. Theo PLVN: Điều 769 và 770 thì điều kiện có hiệu lực của hợp đồng sẽ được xác dịnh theo luật nơi kí kết hợp động hoặc luật nơi thực hiện hợp đồng. Đối với các hợp đồng liên quan đến BĐS thì điều kiện có hiệu lực của HĐ sẽ áp dụng luật nơi có tài sản.

    - Thứ 2: năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các bên chủ thể trong hợp đồng thì hầu hết pháp luật các nước quy định việc xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các bên chủ thể của hợp đồng có yếu tố nước ngoài sẽ căn cứ vào luật nhân thân của họ. Theo PL VN: việc xác định năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài được quy định tại Điều 761, 762. như vậy theo PL VN năng lực hành vi kí kết hợp đồng  của các bên chủ thể được xác định theo luật quốc tịch của họ hoặc theo luật nơi thực hiện hành vi.

    + Trong điều ươc quốc tế

    -       Song phương: luật nơi kí kết hợp đồng thường được áp dụng để xác định tính hợp pháp của hợp đồng. Tuy nhiên luật nơi có vật cũng được áp dụng nếu hợp đồng liên quan đến tài sản là bất động sản.

    o   Vd: HĐtương trợ tư pháp giữa VN – Cu ba; HĐ tương trọ tư pháp về dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam – Liên xô.

    o     Về việc xác định năng lực hành vi ki kết hợp đồng có YTNN, các ĐƯQT thường quy định luật quốc tịch của các bên chủ thể để xem xét năng lực hành vi của các bên chủ thể trong hợp đồng.

    o     Trong cácĐƯQT đa phương nguyên tắc tự do lựa chọn của các bên được xem là nguyên tắc cơ bản để xác định tính hợp pháp của một hợp đồng có yếu tố nước ngoài

    §  CƯ Rooma  1980 về luật áp dụng cho trách nhiệm hợp đồng: nguyên tắc cơ bản của CƯ là nguyên tắc tự do lựa chọn luật áp dụn cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài.

    Câu 31. Khái niệm  Hợp đồng mua bán ngoại thương

    Là hợp đồng mua bán có yếu tố nước ngoài.

    -    Theo CƯ Lahay 1964 về mua bán QT những động sản hữu hình thì hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là hợp đồng mua bán ngoại thương khi các bên chủ thể của hợp đồng có trự sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa trong hợp đồng được chuyển dịch qua biên giới và hợp đồng được xác lập ở các nước khác nhau.

    -    Theo CƯ Viên 1980 của LHQ về hợp đồng mua bán hàng hóa QT thì YTNN của hợp đồng là yếu tố chủ thể của hợp đồng: các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.

    Câu  32. Các hình thức trách nhiệm và những căn cứ miễn trách nhiệm

    a.  Các hình thức trách nhiệm

    -                Thực hiện thực sự: buộc phải thực hiện: là một hình thức chế tài được áp dụng đối với bên không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã ghi trong hợp đồng: không giao hàng, giao hàng thiếu hoặc giao hàng có phẩm chất không đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

    -                Phạt hợp đồng:

    o Phạt bội ước là hình thức mà sau khi nộp tiền bên  bị phạt thoát khỏi trách nhiệm thực hiện hợp đồng.

    o Phạt vạ là hình thức sau khi nộp một khoản tiền phạt bên vi phạm vẫn phải thực hiện những nghĩa vụ của mình ghi trong hợp đồng.

    - Bồi thường thiệt hại: nếu do việc vi phạm hợp đồng của một bên đã làm cho bên kia bị thiệt hại thì bên gây thiệt hại phải trả cho bên bị thiệt hại một khoản tiền nhất định.

    - Hủy hợp đồng: nếu một bên vi phạm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố hủy hợp đồng.

    b. Các trường hợp miễn trách nhiệm      

    -   Trường hợp bất khả kháng: là sự kiện khách quan xảy ra ngoài ý muốn và dự kiến của các bên trong thời gian kí kết , thực hiện hợp đồng và khi sự kiện đó xảy ra, dù đã làm hết khả năng của mình nhưng bên vi phạm vẫn không thể khắc phục được.

    -   Các trường hợp miễn trách nhiệm được ghi trong hợp đồng;

    -   Lỗi của trái chủ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp gây ra sự vi phạm hợp đồng của thụ trái thì thụ trái được miễn trách nhiệm: Thụ trái phải chứng minh được lỗi của trái chủ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến vi phạm hợp đồng của mình.

    -   Lỗi của người thứ ba: là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu dẫn đến việc vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm cũng đượcmiễn trách nhiệm nếu chứng minh được điều đó là thực tế.

    -                Theo pháp luật VN có ba trường hợp được miễn trách nhiệm:

    o       Trường hợp bất khả kháng;

    o       Lỗi của bên kia hoặc lỗi của bên thứ ba.

    o       Các trường hợp miễn trách nhiệm do hai bên thỏa thuận.

     

     

    TỐ TỤNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

    Câu 33. Khái niệm và những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế.

    a. Khái niệm

           Tố tụng dân sự quốc tế là hoạt động của tòa án một nước trong việc giải quyết các vụ việc phát sinh từ các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án theo một thể thức luật định.

           Theo BLTTDS VN thì Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương sự là công dân, cơ quan , tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài(khoản 2Điều 405).

    + Đặc trưng cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế.

    -                   Thuộc lĩnh vực công;

    -                   Tính chất quốc tế của loại vụ việc;

    -                   Trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy đinh của luật tố tụng dân sự quốc gia.

    -                   Sơ đồ trình tự thủ tục giải quyết vụ việc dân sự trong nước và vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài:

    o   Trong nước: thụ lý – điều tra – xét xử – thi hành án;

    o   Quốc tế: xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế – ủy thác tư pháp – xét xử – công nhận – thi hành bản án, quyết định của TA.

    b. Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự.

    -                 Tôn trọng chủ quyền, an ninh quốc gia của nhau;

    -                Tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của Nhà nước nước ngoài và những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao;

    -                Bảo đảm quyền bình đẳng cùa các bên tham gia tố tụng

    -                Nguyên tắc có đi có lại, cùng có lợi;

    -                        Nguyên tắc luật tòa án (Lex fori): đây là nguyên tắc chủ đạo của tố tụng dân sự quốc tế. Theo nguyên tắc này, khi giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, về mặt tố tụng tòa án có thẩm quyền chỉ áp dụng luật tố tụng nước mình (trừ trường hợp ngoại lệ được quy định trong pháp luật từng nước hoặc trong các ĐƯQT mà nước đó tham gia).

    -                        ở Việt Nam:  khi giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhan, gia đình, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài về mặt nguyên tắc, tòa án Việt Nam chỉ áp dụng luật tố tụng dân sự Việt Nam. Tuy nhiên trong quan hệ với các nước đã ký hiệp định tương trợ tư pháp thì TAVN khi thực hiện ủy thác tư pháp theo đề nghị của bên yêu cầu, có thể áp dụng pháp luật của nước kí kết với cơ quan yêu cầu đó, với điều kiện chúng không mâu thuẫn với pháp luật của Việt Nam.

    Câu 34. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế

    a. Khái niệm thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế và vấn đề xung đột thẩm quyền

           Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế tức là thẩm quyền của tòa án tư pháp một nước nhất định đối với việc xét xử các vụ việc dân sư quốc tế cụ thể.

           Xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là tình trạng có hai hay nhiều cơ quan tư pháp của các nước khác nhau có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là vấn đề chọn các quy phạm xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế các vụ việc tư pháp quốc tế cụ thể để làm rõ tòa án nước nào có thẩm quyền thực tế giải quyết vụ việc tư pháp quốc tế đã phát sinh.

           Xung đột thầm quyền xét xử dân sự quốc tế có thể được giải quyết bằng cách xây dựng các quy phạm pháp luật  thống nhất xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế hoặc bằng cách vận dụng các quy phạm xung đột về thẩm quyền được ghi trong các văn bản pháp luật trong nước hoặc trong các ĐƯQT liên quan.

    b. Các quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế

    s  Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu quốc tịch của một bên hoặc các bên đương sự trong vụ án dân sự quốc tế: theo nguyên tắc luật quốc tịch;

    s  Xác theo dấu hiệu nơi thường trú của bị đơn dân sự.

    s  Xác định theo dấu hiệu sự hiện diện của bị đơn dân sự hoặc tài sản của bị đơn dân sự tại lãnh thổ của nước có tòa án giải quyết vụ tranh chấp và khả năng thực tế (trên cở sở sự hiện diện của bị đơn hoặc tài sản của bị đơn) khởi kiện vụ án chống bị đơn nói trên tại nước này hoặc tạm giữ tài sản của bị đơn để bảo đảm việc giải quyết sơ thẩm vụ án tại nước này.

    s  Xác định theo dấu hiệu nơi đang có vật đang tranh chấp;

    s  Nếu tồn tại bất kỳ mối quan hệ nào giữa vụ tranh chấp với lãnh thổ của nước có tòa án nhận thụ lý đơn kiện thì thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế vụ tranh chấp có thể được xác định theo dấu hiệu nơi thường trú của nguyên đơn, nơi gây ra tổ thất hoặc nơi thi hành án.

    c. Quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Việt Nam

                  Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của TAVN được xác định như sau:

    s  Xác định theo ĐWQT mà VN kí kết hoặc tham gia về việc đó;

    s  Trong trường hợp không có ĐƯQT thì thẩm quyền của TAVN được xác định thoe quy tắc của PLVN.

    + Trong các HĐ tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài đã thừa nhận các quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế sau:

    -                Thứ nhất, đối với tranh chấp liên quan đến việc hạn chế hoặc tuyên bố mất năng lực hành vi: quy tắc luật quốc tịch được ưu tiên áp dụng: Điều 20 HĐ – Cuba; Điều 16 HĐ – Bungari; Điều 33 HĐ – Ba lan.

    -                Thứ hai, đối với các tranh chấp liên quan đến việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết quy tắc luật quốc tịch được ưu tiên áp dụng: Điều 19 HĐ – Cuba; Điều 19 HĐ – Bungari; Điều 22 HĐ – Ba lan.Tuy vậy các nước còn thỏa thuận áp dụng quy tắc nơi cư trú của nguyên đơn trong một số trường hợp.

    -                Thứ ba, đối với tranh chấp liên quan đến quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ chồng: quy tắc nơi thường trú chung: hoặc nơi thường trú cuối cùng của vợ chồng được kết hợp với quy tắc quốc tịch của đương sự để giải quyết;

    -                Thứ tư, đối với các tranh chấp liên quan đến quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con: quy tắc quốc tịch két hợp với quy tắc nơi cư trú của đương sự để giải quyết;

    -                Thứ năm, đối với các tranh chấp thuộc vấn đề nuôi con nuôi quy tắc quốc tịch của người nhận nuôi con nuôi được áp dụng, còn nếu họ khác quốc tịch thì quy tắc nơi chư trú chung hoặc nơi cư trú cuối cùng của vợ chồng được áp dụng.

    -                Thứ sau: đối với ly hôn và tuyên bố hôn nhân vô hệu quy tắc quốc tịch của đương sự két hợp với quy tắc nơi thường trú của họ để giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế.

    o  Quy tắc Quốc tịch của đương sự được áp dụng khi hai đương sự đều là công dân của một nước kí kết vào thời điểm khởi kiện vụ án hoặc khi hai đương sự không cùng quốc tịch của một nước kí kết và không hề có nơi thường trú chung trên lãnh thổ của nước kí kết;

    o  Quy tắc nơi thường trú đượ cáp dụng khi hai đương sự là công dân của nước kí kết kia , hoặc người là công dân của nước kí kết này, người là công dân của nước kí kết kia nhưng cùng thường trú tại lãnh thổ `một nước kí kết.

    -                     Thứ bẩy, đối với các tranh chấp liên quan đến việc giám hộ và trợ tá: quy tắc quốc tịch của người được giám hộ hoặc được trợ tá được ưu tiên áp dụng.

    -                     Thứ tám, đối với các tranh chấp về bồi thường thiệt hại: quy tắc nơi sảy ra hành vi gây thiệt hại được ưu tiên áp dụng, tuy nhiên có thể thỏa thuận áp dụng các quy tắc khác để giải quyết xung đột về vấn đề này (quy tắc nơi thưởng trú của bị đơn; quy tắc nơi thường trú của nguyên đơn…)

    -                     Thứ chín đối với các tranh chấp về thừa kế quy tắc quốc tịch của người để lại tài sản được áp dụng kết hợp với quy tắc nơi có tài sản thừa kế để xác định thẩm quyền giải quyết cac tranh chấp về thừa kế.

    o  Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước kí kết mà người để lại tài sản là công dân vào thời điểm kí kết.

    o  Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế bất động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước kí kết nơi có bất động sản thừa kế.

    Trong các ĐƯQT khác mà VN kí kết hoặc tham gia cũng có những quy tắc để giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế:

    Đối với các trường hợp Việt Nam không có điều ước quốc tế liên quan đến việc xác dịnh thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Việt Nam về nguyên tắc phải tuân theo các quy định cùa pháp luật Việt Nam: (chương XXXV BLTTDS)

    + Thẩm quyền chung của TA việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

           Theo quy định tại Điều 410 BLTTDS vè thẩm quyền chung của TAVN. Theo đó TA VN có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

    -      Bị đơn là cơ quan , tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;

    -      Bị đơn là người nước ngoài làm ăn cư trú sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sán trên lãnh thổ VN;

    -      Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tich cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng; xác định cha mẹ;

    -      Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam.

    -      Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.

    -      Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam.

    + Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam

           Theo quy định tại Điều 411 Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết riêng biệt những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây:

    -      Vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của TAVN:

    o VADS có liên quan đến quyền tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ VN.

    o Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam;

    o Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn  sinh sống tại VN

    - Những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt:

    o Xác định một sự kiện pháp lý nếu sự kiện đó xảy ra trên lãnh thổ VN;

    o Tuyên bố người nước ngoài bị hạn chế năng lực hành vi,mất năng lực hành vi dân sự nếu họ cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam và tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền và nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam.

    o  Tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch mất tích, đã chết nếu họ có mặt tại Việt Nam tại thời điểm có sự kiện xảy ra mà sự kiện đó mà sự kiện đó là căn cứ để tuyên bố một người mất tích, đã chết và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam.

    o Yêu cầu tòa án VN tuyên bố công dân VN mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam.

    o  Công nhận tài sản có trên lãnh thổ VN là vô chủ hoặc công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với bất động sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.

                  Theo quy định của  pháp luật Việt Nam thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là toàn án nhân dân cấp Tỉnh. Hiện nay một số quy định mới nhằm tăng thẩm quyền cho TA cấp huyện trong trường hợp không cần ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, TA nước ngoài thì một số cơ quan cấp huyện sẽ giải quyết ở Hà Nội: Ba Đình, Hoàn Kiếm….

    Câu 35. Nguyên tắc chọn luật áp dụng để xác định năng lực pháp luật, năng lực hành vi của các chủ thể nước ngoài.

    a. Đối với năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân nước ngoài.

    - Anh: xác định theo luật nơi cư trú của người đó và nếu là vụ án về thương mại thì theo luật nơi kí kết hợp đồng.

    - Đức: năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước  mà họ là công dân

    - VN theo Điều 407 BLTTDS năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân nước ngoài được xác định như sau:

    §     Theo pháp luật nước mà người đó có quốc tịch, trong trường hợp công dân có quốc tịch nước ngoài và quốc tịch Việt Nam thì pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng. Nếu người đó có nhiều quốc tịch của nhiều nước ngoài khác nhau thì theo pháp luật của nước công dân đang sống.

    §     Theo pháp lật Việt Nam nếu công dân nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam;

    §     Theo pháp luật của nước mà người không quốc tịch cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài;

    §     Theo pháp luật Việt Nam nếu hành vi tố tụng được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

    Như vậy theo pháp luật VN năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá  nhân nước ngoài được xác định dựa vào 3 yếu tố: quốc tịch của cá nhân, nơi cư trú hoặc nơi thực hiện hành vi.

    + Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế. Theo điều 408 BLTTDS:

    Điều 408. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan , tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế trong tố tụng dân sự

    1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan , tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan , tổ chức đó được thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

    2. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức quốc tế được xác định trên c sở điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế đã được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

    Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức đó được thành lập, trừ trường hợp PLVN có quy định khác.

    Năng lực pháp luật tổ tụng dân sự của tổ chức quốc tế được xác định theo:

    Điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức;

    Quy chế hoạt động của tổ chức;

    ĐƯQT đã được kí kết với cơ quan có thẩm quyền của VN;

    c. Vấn đề năng lực hành vi tố tụng dân sự quôc tế của quốc gia nước ngoài và người được hưởng quy chế ưu đãi và miễn trừ ngoại giao

    Quốc gia là chủ thể đặc biệt của TPQT: quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp trong tất cả các giai đoạn tố tụng dân sự quốc tế, trừ trường hợp quốc gia từ bảo quyền đó của mình.

    Đối với những người hưởng quy chế ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, tình trạng tố tụng dân sự của họ cũng được miễn trừ, tuy nhiên không tuyệt đối như quốc gia, trong lĩnh vực dân sự họ không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp trong các trường hợp sau:

    -                   Tham gia vào vụ kiện về tài sản liên quan đến bất động sản của tư nhân nằm trên lãnh thổ nước tiếp nhận, nếu viên chức ngoại giao đó có được tài sản không phải nhân danh nước cử đại diện ngoại giao và không vì mục đích đại diện.

    -                   Tham gia vào vụ kiện về thừa kế nếu viên chức ngoại giao tham gia với tư cách là người thực hiện di chúc, người bảo quản di sản thừa kế.. chứ không nhân danh nước cử địa diện ngoại giao.

    -                   Tham gia vụ việc liên quan đến bất kì hoạt động nào có mục đích thu lội ở nước sở tại, ngoài phạm vi các chức năng chính thức của người đó.

    5. Vấn đề ủy thác Quốc tế

    Điều 415. Thực hiện uỷ thác tư pháp

    1. Toà án Việt Nam uỷ thác tư pháp cho Toà án nước ngoài hoặc thực hiện uỷ thác tư pháp của Toà án nước ngoài về việc tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

    2. Toà án Việt Nam không chấp nhận thực hiện việc uỷ thác tư pháp của Toà án nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

    a) Việc thực hiện uỷ thác tư pháp xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam hoặc đe doạ đến an ninh của Việt Nam;

    b) Việc thực hiện uỷ thác tư pháp không thuộc thẩm quyền của Toà án Việt Nam.

    Điều 416. Thủ tục thực hiện việc uỷ thác tư pháp

    1. Việc Toà án Việt Nam uỷ thác tư pháp cho Toà án nước ngoài hoặc Toà án nước ngoài uỷ thác tư pháp cho Toà án Việt Nam phải được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    2. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhận được văn bản uỷ thác tư pháp phải chuyển ngay cho Toà án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nhận văn bản uỷ thác của Toà án Việt Nam.

    Điều 417. Văn bản uỷ thác tư pháp

    1. Văn bản uỷ thác tư pháp phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Ngày, tháng, năm lập văn bản uỷ thác tư pháp;

    b) Tên, địa chỉ của Toà án uỷ thác tư pháp;

    c) Tên, địa chỉ của Toà án thực hiện uỷ thác tư pháp;

    d) Họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức có liên quan đến uỷ thác tư pháp;

    đ) Nội dung công việc uỷ thác;

    e) Yêu cầu của Toà án uỷ thác.

    2. Gửi kèm theo văn bản uỷ thác là giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện uỷ thác, nếu có

    a. Khái niệm

    Ủy thác tư pháp là việc TA của một nước nhờ TA của nước ngoài thực hiện giúp những hành vi tố tụng riêng lẻ cần thiết để bảo đảm giải quyết vụ việc dân sự có YTNN.

    b. Nội dung của Ủy thác

    Rất phong phú và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể: có thể là yêu cầu tống đạt cho đương sự giấy triệu tập đến phiên tòa ở nước ngoài; yêu cầu về lấy lời khai của đương sự, nhân chứng – người giám định nhóm máu; xác định mức thu nhập thực tế của người phải cấp dưỡng, phải bồi thường thiệt hại

    Theo quy định trong các HĐTTTP thì ủy thác tư pháp là phương tiện để các nước kí kết thực hiện tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hôn nhân, dân sự gia đình hình sự. các bản ủy thác phải được lập thành văn bản. văn bản ủy thác phải được người đại diện cơ quan yêu cầu kí tên đóng dấu hợp pháp.

    Các ủy thác tư pháp phải được các cơ quan tư pháp các nước kí kết gửi cho nhau thông qua BTP (HS thì thông qua VKS tối cao).

    Các ủy thác tư pháp được thực hiện thông qua cách thức sau:

    -       Khi thực hiện ủy thác tư pháp cơ quan được yêu cầu áp dụng pháp luật của nước mình. Theo yêu cầu có thể áp dụng PL nước kia nếu những QPPL đó không mâu thuận với pháp luật của nước được yêu cầu.

    -       Nếu không tìm thấy người cần tìm theo địa chỉ đã nêu trong văn bản ủy thác thì cơ quan  được yêu cầu áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để xác minh địa chỉ cảu người đó.

    -       Theo đề nghị của cơ quan yêu cầu, CQ được yêu cầu thông báo ngay cho cơ quan yêu cầu về thời gian địa điểm thực hiện ủy thác.

    -       Để thực hiện ủy thác, cơ quan được yêu cầu lập các giấy tờ tương ứng nói rõ thời gian, địa điểm thực hiện và gửi lai các giấy tờ đó cho cơ quan yêu cầu.

    -       Nếu cơ quan được yêu cầu không có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp thì cơ quan này chuyển ủy thác cho cơ quan có thẩm quyền.

    Trong trường hợp chưa có hiệp định liên quan thì các ủy thác tư pháp quốc tế sẽ được thực hiện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. BLTTDS quy định việc ủy thác tư pháp trong TTDS phải được tiến hành theo những quy tắc và thủ tục:

    - Tòa án VN ủy thác tư pháp cho TA nước ngoài hoặc thực hiện ủy thac của TA nước ngoài về việc tiến hành một sô hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của ĐƯQT mà  VN kí kết hoặc gia nhận hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

    - Tòa án VN không chấp nhận ủy thác trong các TH sau:

    § Việc thực hiện ủy thác xâm phạm đến chủ quyền của VN hoặc đe dọa đến an ninh quốc gia của VN;

    § Việc thực hiện ủy thác không thuộc thẩm quyền của TAVN.

    - Trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp phải tuân theo các thủ tục sau:

    § Việc TAVN ủy thác TP cho tòa án nước ngoài hoặc tòa án nước  ngoài ủy thác cho TAVN phải được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan có thẩm quyền của VN theo quy định của ĐƯQT …hoặc PLVN

    § Cơ quan có thẩm quyền của VN nhận được văn bản ủy thác tư pháp phải chuyển ngay cho TAVN hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nhận văn bản ủy thác của TAVN

    6. Công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của TA nước ngoài.

    a. Khái niệm

              Công nhận bản án dân sự của TANN có nghĩa là cho phép được coi bản án DS đó nước là sự khằng định các quyền và nghĩa vụ DS  theo đúng như bản án DS trong nước.

    Bản án quyết định dân sự của TANN là bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sựu hành chính của TA nước ngoài và bản án quyết định khác của TA nước ngoài mà theo pháp luật VN được coi là bản án, quyết định dân sự.

    b. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN:  

              Theo quy định Điều 343 BLTTDS, TAVN chỉ xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của TA nước ngoài trong trường hợp sau:

    -                   Bản án, quyết định dân sự của TA nước mà VN và nước đó đã kí kết hoặc gia nhập ĐƯQT về vấn đề này.

    -                   Bản án, quyết định dân sự của TA nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành.

    -                   Ngoài ra TAVN có thể xem xét để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải kí kết hoặc gia nhập ĐƯQT về vấn đề đó.

    Tuy nhiên, những bản án, quyết định của TA nước ngoài mặc dù đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng vẫn bị tòa án Việt Nam không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trong các trường hợp sau:

    -                   Bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của nước có tòa án đã ra bản án, quyết định đó.

    -                   Người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên tòa nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ.

    -                   Vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử riêng biết của TA Việt Nam.

    -                   Về cùng vụ án này đã có bản á, quyết định dân sự đang có hiệu lực pháp luật của TAVN, hoặc của TA nước ngoài đã được TAVN công nhận; hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ án, tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang xem xét vụ án đó.

    -                   Đã hết thời hiệu thi hành án theo quy định của luật nước có tòa án đã ra bản án, quyết định đó hoặc theo quy định của PLVN;

    -                   Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TA nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

    c. Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN

    -                   Người được thi hành hoặc đại diện hợp pháp của người đó phải gửi đơn yêu cầu đến Bộ tư pháp Việt Nam cùng với các giấy tờ, tài liệu được quy định trong ĐƯQT mà VN kí kết hoặc gia nhập. Trong trường hợp ĐƯQT không quy định hoặc không có ĐƯQT liên quan thì kèm theo đơn yêu cầu, người gửi đơn phải gửi bản sao hợp pháp bản án, quyết định cùa TANN, văn bản xác nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết hiệu lực thi hành và cần được thi hành tại VN, trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ những điểm này… Đơn yêu cầu và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra bằng tiếng Việt, được công chứng, chứng nhận hợp pháp

    -                   BTP chuyển hồ sơ đến TA cấp tỉnh có thẩm quyền:

    o         Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;

    o         Mở phiên họp xét đơn yêu cầu: TA không xét xử lại nội dung vụ án mà chỉ kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết dịnh dân sự của TANN, các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định của BLTTDS và các điều ước QT mà VN đã ký kết hoặc tham gia có liên quan ra quyêt định.

    -                   TA phải mở phiên tòa có triệu tập người đến thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của họ; nếu họ vắng mặt lần thứ nhất vì lí do chính đáng thì hoãn phiên tòa, nếu triệu tập đến lần thứ 2 mà vẫn vắng hoặc họ có đơn yêu cầu TA xét đơn vắng mặt thì việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành.

    -                   Sau khi phiên họp ra quyết định, quyết định đó có thể bị kháng cáo, hoặc kháng nghị. TANDTCao là cơ quan xét lại Quyết định bị kháng cáo, kháng nghị đó. Quyết định của TANDTC là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.

    d. Thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN đã được công nhận tại Việt Nam.

    Những bản án, quyết định dân sự của TANN đã được TA VN công nhận và cho thi hành tại VN có hiệu lực pháp luật như bản án, quyết định dân sự của TAVN đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Nhà nước VN bảo đảm việc chuyển tiền, tài sản thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN đã được TA VN công nhận và cho thi hành từ VN ra nước ngoài.

    --------------------------------------******************-----------------------------------

    CHƯƠNG XIII. TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    . ( Phap lệnh trọng thương mại Ho¹t ®éng th­¬ng m¹i lµ viÖc thùc hiÖn mét hay nhiÒu hµnh vi th­¬ng m¹i cña c¸ nh©n, tæ chøc kinh doanh bao gåm mua b¸n hµng ho¸, cung øng dÞch vô; ph©n phèi; ®¹i diÖn, ®¹i lý th­¬ng m¹i; ký göi; thuª, cho thuª; thuª mua; x©y dùng; t­ vÊn; kü thuËt; li - x¨ng; ®Çu t­; tµi chÝnh, ng©n hµng; b¶o hiÓm; th¨m dß, khai th¸c; vËn chuyÓn hµng ho¸, hµnh kh¸ch b»ng ®­êng hµng kh«ng, ®­êng biÓn, ®­êng s¾t, ®­êng bé vµ c¸c hµnh vi th­¬ng m¹i kh¸c theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt.

    4. Tranh chÊp cã yÕu tè n­íc ngoµi lµ tranh chÊp ph¸t sinh trong ho¹t ®éng th­¬ng m¹i mµ mét bªn hoÆc c¸c bªn lµ ng­êi n­íc ngoµi, ph¸p nh©n n­íc ngoµi tham gia hoÆc c¨n cø ®Ó x¸c lËp, thay ®æi, chÊm døt quan hÖ cã tranh chÊp ph¸t sinh ë n­íc ngoµi hoÆc tµi s¶n liªn quan ®Õn tranh chÊp ®ã ë n­íc ngoµi.

    I. Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế

    1. Định nghĩa

    Theo Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế ngày 21 / 6/ 1985 của UNCITRAL thì trọng tài sẽ mang tính chất quốc tế khi:

    -                   Vào thời điểm giao kết thỏa thuận trọng tài, các bên có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau hoặc;

    -                   Một trong những yếu tố sau đây ở ngoài lãnh thổ nơi các bên có trụ sở kinh doanh: nơi xét xử trọng tài hoặc nơi thực hiện phần chủ yếu của nghĩa vụ trong quan hệ thương mại hoặc nơi có quan hệ mật thiết với nội dung tranh chấp hoặc;

    -                   Các bên đã thỏa thuận rõ ràng là nội dung chủ yếu của thỏa thuận trọng tài liên quan đến ít nhất là hơn một nước.

     Tính thương mại của trọng tài quốc tế: Các quan hệ mang tính chất thương mại bao gồm: các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, thuê mua xây dựng công trình, tư vấn kỹ thuật, li xăng, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hợp đồng thăm dò, khai thác; liên doanh và các hình thức hợp tác liên doanh; vận tài hàng hóa hoặc hành khách bằn đường hàng không, biển, sắt hoặc đường bộ.

    Như vậy, trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên nhất trí thỏa thuận với nhau sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó.

    -                   Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài

    -                    Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan

    -                    Nguyên tắc trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật

    -                   Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên

    -                   Nguyên tắc giải quyết một lần

    2. Vai trò của trong tài thương mại quốc tế

    + Ưu điểm cơ bản sau:

    -Thủ tục tiện lợi nhanh chóng: Các bên không phải tuân thủ những nguyên tắc tố tụng nghiêm ngặt và phức tạp, mà có thể quyết định cả về nguyên tắc, trình tự thủ tục trọng tài, tố tụng trọng tài chỉ diễn ra ở một cấp, quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm mà không bị kháng cáo, kháng nghị tại bất cứ trọng tài khác cũng như tại TA.

    -Phán quyết của trọng tài thướng chính xác, khách quan và có độ tin cậy cao hơn:Vì các bên được quyền chọn trọng tài viên cho mình, nên các TTV thường là những chuyên gia có kinh nghiệm an hiểm sau sắc về các lĩnh vực chuyên môn có liên quan đến hợp đồng; quyết định của Ttai dường như không bị chi phối bởi yếu tố chính trị vì thế sẽ mang tính khách quan hơn so với phán quyết của TA

    -Khả năng giữ bí mật: TT hoạt động theo nguyên tắc xét xử kín, các quyết định của trọng tài không được công khai nếu không được sự đồng ý của các bên.

    -Chi phí trọng tài: với thủ tục tố tụng đơn giản nên chi phí trọng tài ít tốn kém hơn so với chi phí kiện tụng trước TA.

    3.Các loại trọng tài thương mại quốc tế

    a. Trọng tài thương mại ad – hoc

    Là trọng tài được thành lập bởi các bên đương sự, nhằm giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể nào đó, sau khi giải quyết xong tranh chấp thì nó tự giải thể.

    + Đặc điểm: không có trụ sở cố định như trọng tài thường trực; không lệ thuộc vào bất kì quy tắc xét xử nào cả và thường chỉ có một trọng tài viên duy nhất do các bên thống nhất lựa chọn.

    + Ưu điểm: rất gọn nhẹ và linh hoạt; thời gian xét xử ngắn, hai bên dễ đi đến thỏa thuận chung, chi phí ít;

    + Nhược điểm: nó phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của các bên. Và vì nó không có quy tắc tố tụng riêng nên phụ thuộc vào hệ thốn luật nơi xét xử của trọng tài.

    b. Trọng tài thường trực là trọng tài có tổ chức được thành lập để hoạt động một cách thường xuyên, có trụ sở và điều lệ, có quy tắc xét xử riêng. Ban trọng tài có thể là một trọng tài viên được chọn trong số trọng tài viên niêm yết của trung tâm trọng tài hoặc có thể có ba trọng

    VN: trung tâm trọng tài quốc tế VIAC đã được thành lập 28/4/1993 và ngày càng chiếm vị thế quan trọng trên thị trường TTQT.

    II. Thỏa thuận trọng tài.

    Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi được các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan thỏa thuận chỉ định .

    Thỏa thuận trọng tài là văn bản thỏa thuận của các bên về việc giải quyết tranh chấp có thể hoặc đã phát sinh giữa họ với nhau theo thể thức trọng tài mà PL của nước hữu quan quy định có thể giải quyết theo thể thức đó.

    Pháp luật các nước đều quy định thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản mới có giá trị pháp lý.

    Nội dung của thỏa thuận trọng tài bao gồm những điểm cơ bản sau:

    -                   Lựa chọn hình thức trọng tài

    -                   Lựa chọn tổ chức trọng tài;

    -                   Lựa chọn luật áp dụng cho thủ tục trọng tài;

    -                   Lựa chọn ngôn ngữ sẽ được sử dụng trong quá trình xét xử trọng tài;

    -                   Thanh toán chi phí và lệ phí trọng tài;

    -                   Cam kết thi hành quyết định trọng tài;

              Thỏa thuận trọng tài giữ vai trò đặc biệt quan trọng:

    -                   Là cơ sở pháp lý để quá trình trọng tài tiếp tục thục hiện mặc dù một trong cá bên tự động rút lui hoặc lẩn tránh;

    -                   Là cơ sở pháp lý cho việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài;

    -                   Là bộ phận cấu thành cơ bản của hợp đồng nhưng thỏa thuận trọng tài có giá trị pháp lý độc lập; dù hợp đồng bị tuyên xử vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài vẫn giữ nguyên giá trị.

    (theo pháp lệnh trọng tài năm 2003: Điều 9. Hình thức thoả thuận trọng tài

    1.Thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản. thoả thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thoả thuận trọng tài bằng văn bản.

    2. thoả thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thỏa thuận riêng.

    Điều 10. thoả thuận trọng tài vô hiệu

    Thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong những trường hợp sau đây:

    1. Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh này;

    2. Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật;

    3. Một bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    4. thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung;

    5. thoả thuận trọng tài không được lập theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này;

    6. Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu; thời hiệu yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu là sáu tháng, kể từ ngày ký kết thoả thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội đồng Trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh này.

    Điều 11. Quan hệ giữa điều khoản trọng tài với hợp đồng

    Điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài.

     

    III. Quy tắc tố tụng trọng tài.

    1. Đơn kiện (thông báo trọng tài)

    Thủ tục tố tụng trọng tài bắt đầu bằng một đơn kiện (thông báo trọng tài) do nguyên đơn nộp cho trung tâm trọng tài.

    -Đơn kiện phải ghi rõ:

    -Tên và địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn;

    -Các yêu cầu của nguyên đơn, có trình bày sự việc kèm theo bằng chứng;

    -Những căn cứ pháp lý mà nguyên đơn dựa vào đó để đi kiện;

    -Trị giá của vụ kiện;

    -Tên trọng tài viên mà nguyên đơn chọn hoặc đề nghị với Chủ tịch trung tâm chỉ định trọng tài viên cho mình.( Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài quốc tế VN).

    2. Chọn và chỉ định trọng tài viên

    + Theo quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài quốc tế VN, việc chọn và chỉ định trọng tài viên theo các nguyên tắc và trình tự sau đây:

    -Sau khi nhận được đơn kiện, thư kí của trung tâm báo cho bị đơn biết và gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện và các tài liệu kèm theo cùng với danh sách trọng tài viên, đồng thời yêu cầu bị đơn gửi đến trung tâm bản tự bào chữa, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản sao đơn kiện. Cũng trong thời hạn này bị đơn phải chọn trọng tài viên và bán cho trung tâm biết, hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định trọng tài viên cho mình.

    -Nếu hai bên chỉ định một trọng tài viên hoặc thỏa thuận đề nghị Chủ tịch trung tâm chỉ định một trọng tài viên, vụ kiện sẽ do trọng tài viên duy nhất xét xử.

    -Các bên có quyền khước từ trọng tài viên, Chủ tịch UB trọng tài, hoặc trọng tài viên duy nhất, nếu đương sự nghi ngờ về sự vô tư của trọng tài viên.  Đơn khước từ phỉa giử cho UB trọng tài xem xét. Tuy nhiên mỗi  bên chỉ được khước từ trọng tài viên mà mình chỉ định.

    + Theo quy tắc tố tụng trọng tài của UNCITRAL thì:

    Trong trường hợp bên nguyên đơn trong đơn kiện của mình có đề nghị chỉ định trọng tài viên duy nhất, mà trong vòng 30 ngày hai bên vẫn không thống nhất được việc chỉ định trọng tài viên duy nhất đó thì cơ quan trọng tài sẽ chỉ định trọng tài viên duy nhất. Nếu các bên không thỏa thuận được việc chọn cơ quan trọng tài hoặc nếu cơ quan trọng tài được chọn lại từ chối, thì trong vòng 60 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu của bên kia một bên có thể yêu cầu Tổng thư kí TA trọng tài thường trực tại Lahay chọn cơ quan trọng tài khác.

    -   Cơ quan trọng tài sẽ thông báo cho cả hai bên bản danh sách có ghi tên các trọng tài viên (ít nhất 3 trọng tài viên);

    -   Trong vòng 15 ngày sau khi nhận được bản danh sách trọng tài viên, mỗi bên phải xóa những tên ghi trong danh sách mà mình không đồng ý, đồng thời liệt kê các tên còn lại theo thứ từ ưu tiên và gửi cho cơ quan trọng tài.

    -   Sau thời hạn trên, cơ quan trọng tài sẽ chỉ định một trọng tài viên duy nhất theo thứ tự ưu tiên của các bên.

    -   Nếu vì một lý do nào đó mà việc chỉ định không thể tiến hành theo trình tự tren thì cơ quan trọng tài có thể chỉ định một trọng tài viên duy nhất.

              Trong trường hợp Ủy ban trọng tài do các bên thỏa thuận, gồm ba trọng tài thì mỗi bên sẽ chỉ định một trọng tài vien thứ ba hoạt động với tư cách là trọng tài viên Chủ tịch UB trọng tài. Nếu trong vòng 30 ngày sau khi chỉ định trọng tài viên thứ hai mà hia tọng viên vẫn không thống nhất được trọng tài viên chủ tọa thì cơ quan trọng tài sẽ đứng ra chỉ định trọng tài viên

              Khi yêu cầu cơ quan trọng tài chỉ định trọng tài viên thì bên yêu cầu phải gửi cho cơ quan trọng tài:

    -Một bản sao thông báo trọng tài (đơn kiện);

    -Một bản sao hợp đồng mà từ đó tranh chấp phát sinh.

             Việc bãi miễn và thay thế trọng tài theo ngyên tắc sau:

    -                      Bất kì trọng tài viên nào cũng có thể bị bãi miễn nếu có các vấn đề gây nên sự nghi ngờ về tính vô tư và độc lập của người đó;

    -                      Một bên có thể bãi miễn trọng tài viên do mình chỉ định trong trường hợp bên đó sau khi chỉ định mới biết được lý do nêu như trên;

    -                      Trong vòng 15 ngày sau khi công bố việc bãi miễn,bên bãi miễn sẽ thông báo bằng văn bản có ghi rõ lý do bãi miễn cho bên kia, cho trọng tài viên bị bãi miễn và các thành viên khác của UB trọng tài;

    3.  Thủ tục xét xử

    + Theo quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, thủ tục xét xử trọng tài được thực hiện theo trình tự sau đây:

            Sau khi được chọn hoặc chỉ định, trọng tài viên nghiên cứu hồ sơ và tiến hành công tác điều tra bằng mọi biện pháp thích hợp.

            Ngày xét xử do Chủ tịch UB trọng tài ấn định. Giấy triệu tập phải gửi trong thời hạn 30 ngày trước ngày xét xử.

            Địa điểm xét xử được tiến hành tại Hà Nội hoặc tại một địa điểm khác trên lãnh thổ Việt Nam.

            Các bên có thể trực tiếp tham gia vào quá trình xét xử hoặc ủy quyền cho người khác thay mặt (có thể là người VN hoặc người nước ngoài). Các bên có thể mời luật sư để bảo vệ quyền lợi cho mình.

            Trong trường hợp một hoặc các bên vắng mặt mà không có lí do chính đáng thì UB trọng tài hoặc trọng tài viên vẫn có thể tiến hành xét xử căn cứ vào tài liệu và chứng cứ đã có.

            Trong khi xét xử, UB trọng tài sử dụng Tiếng Việt.

            UBTT giải quyết tranh chấp căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng, vào luật áp dụng trong vụ tranh chấp, vào các ĐƯQT có liên quan và có tính đến các tập quán thương mại và thông lệ quốc tế.

            Các vụ kiện được xét xử kín.

            Khi quyết định, UBTT sẽ biểu quyết theo nguyên tắc đa số, nếu không đạt được biểu quyết theo đa số thì Chủ tịch UBTT sẽ điều tra quyết định trọng tài viên duy nhất.

            Phiên họp xét xử phải được ghi biên bản, do thư kí phiên họp ghi và do chủ tịch UBTT hoặc TT viên duy nhất kí.

    + Theo quy tắc tố tụng trọng tài của UNCITRAL:

    -                   Về địa điểm trọng tài: nếu các bên đương sự không có thỏa thuận khác thì UBTT sẽ tự xác định địa điểm trọng tài trên cơ sở có tính đến hoàn cảnh khách quan.

    -                   Về ngôn ngữ: theo thỏa thuận của các bên;

    -                   Về phản đối thẩm quyền của UBTT: UBTT có quyền quyết định đối với các ý kiến phản đối thẩm quyền của mình, kể cả việc phản đối liên quan đến sự tồn tại và hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.

    -                   Về chứng cứ và nghe trình bày: Mỗi bên đều có trách nhiệm chứng minh các vấn đề làm cơ sở đảm bảo cho đơn yêu cầu hoặc đơn biện minh của mình. Trong trường hợp cần nghe trình bày, UBTT sẽ thông báo cho các bên về thời gian và địa điểm.

    -                   Về áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm thời: Theo yêu cầu của một bên, UBTT có thể thi hành bất kì biện pháp ngăn chặn tạm thời nhằm đảm bảo việc tiến hành tố tụng trọng tài bình thường.

    -                   Về chuyên gia:  UBTT có thể chỉ định một hay nhiều chuyên gia để xem xét các vấn đề đặc biệt cần phải được xác định như yếu tố kĩ thuật, tính chất lý hóa của hàng hóa…

    -                   Về sự vắng mặt tại UBTT: nếu một bên mặc dù đã được thông báo đầy đủ nhưng vẫn vắng mặt tại buổi nghe mà không có lý do chính dáng thì UBTT vấn tiến hành giải quyết.

    -                   Kết thúc xét xử: Sau khi hỏi các bên không có thêm chứng cứ mới thì ủy ban trọng tài tuyên bố kết thúc buổi nghe trình bày.

    4. Quyết định trọng tài

    + Theo quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài QT VN, quyết định trọng tài phải có các nội dung sau:

    -                 Tên trung tâm trọng tài QTVN;

    -                 Địa điểm và ngày ra phán quyết;

    -                 Họ và tên các trọng tài viên;

    -                 Tên của các bên và những người tham gia vụ kiện;

    -                 Đối tường vụ tranh chấp và tóm tắt diễn biến sự việc

    -                 Cơ sở của các quyết định trên;

    -                 Chữ kí của các trọng tài viên và của thư kí phiên họp.

          Phán quyết của UBTT được công bố ngay sau khi kết thúc phiên họp xét xử cuối cùng, hoặc có thể công bố sau. Toàn văn phán quyết phải được gửi cho các bên đương sự chậm nhất là 30 ngày sau khi công bố.

          Phán quyết của UBTT là quyết định trung thẩm không thể bị kháng cáo trước bất kì tòa án hoặc tổ chức nào.

          Các bên phải tự nguyện thi hành trong thời hạn quy định, nếu không sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo pháp luật của nước nơi phán quyết được yêu cầu thi hành và theo các ĐƯQT hữu quan.

    + Theo quy tắc tố tụng của UNCTIRAL thì quyết định trọng tài được thông quan theo nguyên tắc đa số, khi không đạt được đa số thì trọng tài viên chủ tọa sẽ quyết định xem xét lại.

    -              quyết định trọng tài phải bằng văn bản và là quyết định cuối cùng ràng buộc các bên.

    -              Quyết định trọng tài phải có chữ kí của trọng tài viên và có ghi ngày, tháng, năm, địa điểm ra quyết định.

    -              Quyết định của trọng tài chỉ được thông báo công khai khi được các bên đồng ý;

    -              ủy ban trọng tài sẽ gửi cho các bên các bản sao quyết định có chứ kí của trọng tài viên.

    -              Trong vòng 30 ngày sau khi nhận được quyết định, mỗi bên có thể yêu cầu UBTT giải thích về quyết định. Việc giải thích sẽ phải bằng văn bản và trong vòng 45 ngày sau khi nhận được yêu cầu.

    -              ủy ban trọng tài sẽ ấn định các chi phí trọng tài trong quyết định trọng tài;

    IV. Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

              Quyết định của trọng tài nước ngoài được hiểu là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam của trọng tài do các bên thỏa thuân lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ thương mại và quyết định của trọng tài được tuyên tại lãnh thổ Việt Nam nhưng không do trọng tài Việt Nam tuyên.

    + Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:

    -quyết định được tuyên tại nước hoặc của trọng tài của nước mà Việt Nam và nước đó đã kí kết hoặc tham gia ĐUQT về vấn đề này, quyết định của trọng tài cùa nước có áp dụng nguyên tắc có đi có lại với VN mà không đòi hỏi phải kí kết hoặc tham gia ĐƯQT;

    -Quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được TAVN công nhận và cho thi hành; việc thi hành phải tuân theo các quy định của PLVN về thi hành án dân sự.

    + Thủ tục công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài

    -    Điều kiện: Bên được thi hành phải gửi đơn yêu cầu cho BTP VN. Sau khi nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo hợp lệ BTP sẽ chuyển hồ sơ cho TA có thẩm quyền thụ lý.

    -    Sau khi xem xét nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn tối đa 4 tháng (kể từ ngày nhận được hồ sơ), TA phải ra quyết định mở phiên tòa xét đơn yêu cầu hoặc tạm đình chỉ, đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.

    -    Tòa án phỉa mở phiên tòa công khai để xét đơn yêu cầu trong thời hạn 15  ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên tòa. Việc xét đơn do một hôi đồng xét xử gồm 3 thẩm phán: không xét xử lại vụ tranh chấp đã được TT nước ngoài giải quyết mà chỉ kiểm tra, đối chiếu quyết định của TTNN và giấy tờ kèm theo với quy định của PL.

    -    Trong thời hạn  15 ngày, kể từ ngày TA ra quyết định, đương sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo, VKS cùng cấp hoặc VKS NDTC có quyền kháng nghị quyết định của TA. Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo, kháng nghị, TANDTC sẽ xét  quyết định của TAND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương bị kháng cáo , kháng nghị; Quyết định của TANDTC là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.

    -    Trong thời hạn 15 này kể từ ngày ra quyết định, TA gửi bản sao quyết định đó và bản sao quyết định của Trọng Tài nước ngoài cho CƠ quan thi hành án để thi hành theo quy định của PL VN về thi hành án dân sự.

    + Các trường hợp TAVN không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài

    Bô luật tố tụng dân sự:Điều 364. Đơn yêu cầu công nhận và cho thải hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài

    1. Đơn yêu cầu công nhận và cho thải hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài phải được gửi đến Bộ Tư pháp Việt Nam và phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thải hành, người đại diện hợp pháp tại Việt Nam của người đó; nếu người được thải hành án là cơ quan , tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan , tổ chức đó;

    b) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thải hành; nếu người phải thải hành là cơ quan , tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan , tổ chức đó; trường hợp người phải thải hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thải hành là cơ quan , tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu còn phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sn và các loại tài sn liên quan đến việc thải hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;

    c) Yêu cầu của người được thải hành.

    2. Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

    Điều 365. Giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu

    1. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là các giấy tờ, tài liệu được quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan thì kèm theo đơn yêu cầu phải có bản sao hợp pháp quyết định của Trọng tài nước ngoài; bản sao hợp pháp thoả thuận trọng tài của các bên về việc giải quyết tranh chấp có thể hoặc đã phát sinh giữa họ với nhau theo thể thức trọng tài mà pháp luật của nước hữu quan quy định có thể giải quyết được theo thể thức đó.

    thoả thuận trọng tài có thể là điều khoản về Trọng tài đã được ghi trong hợp đồng hoặc thoả thuận riêng về Trọng tài được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp.

    2. Giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài thì phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

    Điều 366. Chuyển hồ sơ cho Toà án

    1. Trong thời hạn bẩy ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Bộ luật này.

    2. Trong trường hợp Bộ Tư pháp đã chuyển hồ sơ cho Toà án mà sau đó lại nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho biết đang xem xét hoặc đã huỷ bỏ, đình chỉ thải hành quyết định của Trọng tài nước ngoài thì Bộ Tư pháp thông báo ngay bằng văn bản cho Toà án biết.

    Điều 367. Thụ lý hồ sơ

    1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến, Toà án có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo cho cá nhân, cơ quan , tổ chức phải thải hành và Viện kiểm sát cùng cấp biết.

    2. Toà án có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan , tổ chức đã gửi đơn yêu cầu giải thích những điểm chưa rõ trong hồ s.

    Điều 368. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu

    1. Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày thụ lý, tuỳ từng trường hợp mà Toà án ra một trong các quyết định sau đây:

    a) Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đang xem xét quyết định của Trọng tài nước ngoài;

    b) Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu cá nhân, cơ quan , tổ chức được thải hành rút đơn yêu cầu hoặc cá nhân, cơ quan , tổ chức phải thải hành đã tự nguyện thải hành; cơ quan , tổ chức phải thải hành đã bị giải thể, phá sn mà quyền, nghĩa vụ của cơ quan , tổ chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân phải thải hành đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa kế;

    c) Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã huỷ bỏ hoặc đình chỉ thải hành quyết định của Trọng tài nước ngoài;

    d) Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và tr lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp không đúng thẩm quyền hoặc cơ quan , tổ chức phải thải hành không có trụ sở chính tại Việt Nam, cá nhân phải thải hành không cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc không xác định được địa điểm nơi có tài sn liên quan đến việc thải hành tại Việt Nam;

    đ) Mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

    Trong trường hợp Toà án yêu cầu giải thích theo quy định tại khoản 2 Điều 367 của Bộ luật này thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài thêm hai tháng.

    2. Toà án phải mở phiên họp xét đơn trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Toà án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn mười ngày, trước ngày mở phiên họp; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi tr lại hồ sơ cho Toà án để mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

    Điều 369. phiên họp xét đơn yêu cầu

    1. Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó một Thẩm phán làm chủ toạ theo sự phân công của Chánh án Toà án.

    2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.

    3. phiên họp được tiến hành với sự có mặt của người phải thải hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ, nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên họp.

    Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành, nếu người phải thải hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu Toà án xét đơn vắng mặt họ hoặc đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

    4. Hội đồng không xét xử lại vụ tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài giải quyết mà chỉ kiểm tra, đối chiếu quyết định của Trọng tài nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu kèm theo với các quy định của Bộ luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có liên quan để ra quyết định.

    5. Sau khi xem xét đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của người được triệu tập, của Kiểm sát viên, Hội đồng thoả luận và quyết định theo đa số.

    Hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và cho thải hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài hoặc quyết định không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài.

     

    Điều 370. Những trường hợp không công nhận

    1. Quyết định của Trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thải hành tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

    a) Các bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thoả thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên;

    b) thoả thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo pháp luật của nước mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi quyết định đã được tuyên, nếu các bên không chọn pháp luật áp dụng cho thoả thuận đó;

    c) Cá nhân, cơ quan , tổ chức phải thải hành không được thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài nước ngoài hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình;

    d) Quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết hoặc vượt quá yêu cầu của các bên ký kết thoả thuận trọng tài. Trong trường hợp có thể tách được phần quyết định về vấn đề đã được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại Trọng tài nước ngoài thì phần quyết định về vấn đề được yêu cầu giải quyết có thể được công nhận và cho thải hành tại Việt Nam;

    đ) Thành phần của Trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọng tài nước ngoài không phù hợp với thoả thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên, nếu thoả thuận trọng tài không quy định về các vấn đề đó;

    e) Quyết định của Trọng tài nước ngoài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên;

    g) Quyết định của Trọng tài nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi quyết định đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng huỷ bỏ hoặc đình chỉ thải hành.

    2. Quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng không được công nhận và cho thải hành tại Việt Nam, nếu Toà án Việt Nam xét thấy:

    a) Theo pháp luật Việt Nam, vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng tài;

    b) Việc công nhận và cho thải hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

    Điều 371. Gửi quyết định của Toà án

    Ngay sau khi ra quyết định quy định tại Điều 368 và Điều 369 của Bộ luật này, Toà án gửi cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp quyết định đó; nếu đương sự ở nướcơ ngoài thì quyết định được gửi thông qua Bộ Tư pháp.

    Điều 372. Kháng cáo, kháng nghị

    1. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày Toà án ra quyết định quy định tại Điều 368 và Điều 369 của Bộ luật này, đương sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo quyết định đó; trường hợp đương sự không có mặt tại phiên họp xét đơn yêu cầu thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận đượcquyết định đó. Đơn kháng cáo phải nêu rõ lý do và yêu cầu kháng cáo.

    Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho đương sự, người đại diện hợp pháp của họ không thể kháng cáo trong thời hạn nêu trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn kháng cáo.

    2. Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị quyết định của Toà án quy định tại Điều 368 và Điều 369 của Bộ luật này.

    Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ba mươi ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định.

    Điều 373. Xét kháng cáo, kháng nghị

    1. Toà án nhân dân tối cao xét quyết định của Toà án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơơ; trường hợp cần phải yêu cầu giải thích theo quy định tại khoản 2 Điều 367 của Bộ luật này thì thời hạn này được kéo dài, nhưng không quá hai tháng.

    2. Thành phần Hội đồng xét quyết định bị kháng cáo, kháng nghị gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ toạ theo sự phân công của Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao. Phiên họp xét lại quyết định bị kháng cáo, kháng nghị được tiến hành như phiên họp xét đơn yêu cầu quy định tại Điều 369 của Bộ luật này.

    3. Hội đồng có quyền giữ nguyên, sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định của Toà án nhân dân cấp tỉnh, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc xét kháng cáo, kháng nghị trong trường hợp đương sự rút kháng cáo, Viện kiểm sát rút kháng nghị hoặc có căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 368 của Bộ luật này.

    Quyết định của Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thải hành.

    Điều 374. Huỷ quyết định công nhận và cho thải hành

    1. Trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đang xem xét việc huỷ bỏ hoặc đình chỉ thải hành quyết định của Trọng tài nước ngoài đã có quyết định thải hành tại Việt Nam thì Thủ trưởng cơ quan thải hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thải hành quyết định của Trọng tài nước ngoài và gửi quyết định đó cho Toà án đã ra quyết định công nhận và cho thải hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài.

    Thủ trưởng cơ quan thải hành án dân sự có thể áp dụng biện pháp bảo đảm cần thiết cho việc tiếp tục thải hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, nếu có yêu cầu của cá nhân, cơ quan , tổ chức được thải hành.

    2. Ngay sau khi nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã huỷ bỏ hoặc đình chỉ thải hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, Toà án Việt Nam đã ra quyết định công nhận và cho thải hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài ra quyết định huỷ bỏ quyết định đó và gửi quyết định này cho cơ quan thải hành án.

    Ngay sau khi nhận được quyết định của Toà án, Thủ trưởng cơ quan thải hành án dân sự ra quyết định đình chỉ việc thải hành quyết định của Trọng tài nước ngoài.

    HỎI ĐÁP

    Hỏi : Trọng tài là gì?

    Trả lời : Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được tiến hành theo trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

     

    Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành bởi Hội động Trọng tài thuộc một Trung tâm Trọng tài nhất định hoặc bởi Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập, tùy thuộc vào quyền lựa chọn của các bên.

    Hỏi : Trọng tài và hòa giải khác nhau như thế nào?

    Trả lời : Trong trọng tài, trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp và ra quyết định chung thẩm. Một khi quyết định trọng tài đã được tuyên sẽ có giá trị ràng buộc các bên cho dù các bên có đồng ý hay không

    Đối với hòa giải, hòa giải viên không quyết định vụ tranh chấp mà có vai trò giúp các bên giải quyết vụ tranh chấp thông qua một quá trình thương lượng và thu hẹp những điểm bất đồng. Hòa giải viên sẽ giúp các bên đạt được một thỏa thuận. Tuy nhiên, khác với quyết định trọng tài, thỏa thuận của các bên không mang tính ràng buộc. Trong trường hợp một bên không tự nguyện thực hiện thỏa thuận hòa giải, bên kia có thể khởi kiện ra trọng tài hoặc tòa án tùy theo thỏa thuận của các bên.

    Hỏi : Những tranh chấp nào có thể được giải quyết bằng trọng tài?

    Trả lời : Những tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại có thể được giải quyết bằng trọng tài.

    Theo Điều 2 Khoản 3 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003, hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.

    Hỏi : Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có những ưu điểm gì?

    Trả lời : Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đơn giản hơn so với tòa án và trọng tài được giải quyết không công khai, quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm. Ngoài ra, trong trọng tài các bên được tự do chỉ định trọng tài viên của riêng mình và tự do thỏa thuận về các trình tự, thủ tục giải quyết vụ tranh chấp như ngôn ngữ trọng tài, địa điểm trọng tài, luật áp dụng v.v...

    Hỏi : VIAC là gì?

    Trả lời : VIAC là tên viết tắt của cụm từ “Vietnam International Arbitration Centre at the Vietnam Chamber of Commerce and Industry” - “Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam”.

    VIAC được thành lập ngày 28 tháng 4 năm 1993 theo Quyết định số 204/TTg ngày 28 tháng 4 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngọai thương (thành lập năm 1963) và Hội đồng Trọng tài Hàng hải (thành lập năm 1964).

    Hỏi : Liệu các bên có thể đưa tranh chấp ra VIAC giải quyết trong trường hợp không có thỏa thuận trọng tài không?

    Trả lời : Theo quy định của Điều 3 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003, tranh chấp chỉ có thể được giải quyết bằng trọng tài nếu trước hoặc sau khi xẩy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài. Theo đó, nếu muốn giải quyết tranh chấp tại VIAC các bên phải có thỏa thuận bằng văn bản trong đó chỉ rõ chọn VIAC để giải quyết tranh chấp.

    VIAC khuyến nghị các doanh nghiệp đưa điều khoản trọng tài mẫu của VIAC sau đây vào hợp đồng: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

    Hỏi : Liệu các bên có thể đưa tranh chấp ra tòa án giải quyết khi đã có thỏa thuận trọng tài không?

    Trả lời : Không. Theo quy định của Điều 5 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003, trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

    Hỏi : Liệu các bên có thể đưa tranh chấp ra tòa án giải quyết khi đã có thỏa thuận trọng tài không?

    Trả lời : Không. Theo quy định của Điều 5 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003, trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

    Theo Điều 10 của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong những trường hợp sau đây:

    1. Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại;

    2. Người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật;

    3. Một bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    4. Thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung;

    5. Thỏa thuận trọng tài không được lập theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh;

    6. Bên ký thỏa thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe dọa và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

    Hỏi : Muốn nộp Đơn kiện ra VIAC tôi phải làm thế nào?

    Trả lời : Đơn kiện sẽ nộp trực tiếp tại trụ sở chính VIAC (Số 9 phố Đào Duy Anh, Hà Nội, Việt Nam). Đơn kiện phải bao gồm những nội dung sau:

    Ø Ngày, tháng, năm viết đơn;

    Ø Tên và địa chỉ của Nguyên đơn và Bị đơn;

    Ø Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp

    Ø Căn cứ pháp lý để khởi kiện;

    Ø Trị giá của vụ tranh chấp và các yêu cầu khác của Nguyên đơn;

    Ø Tên Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên mà Nguyên đơn chọn hoặc yêu cầu của Nguyên đơn về việc Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên cho mình

    Kèm theo Đơn kiện, Nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ thỏa thuận trọng tài, các tài liệu, chứng cứ có liên quan và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài. Đơn kiện và các tài liệu kèm theo phải lập đủ số bản (05 bản) để gửi cho các thành viên trong Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, mỗi người một bản, cho Bị đơn một bản và một bản lưu tại VIAC.

    Hỏi : Công ước Niu Oóc là Công ước gì? Hiện nay có bao nhiêu quốc gia là thành viên của Công ước? Việt Nam đã tham gia Công ước này chưa?

    Trả lời : Công ước về Công nhận và Thi hành các Quyết định Trọng tài nước ngoài của Liên Hiệp quốc thường được gọi là Công ước Niu Oóc, được thông qua vào năm 1958 và đánh dấu một mốc quan trọng trong trọng tài quốc tế. Công ước này đòi hỏi những nước tham gia phải công nhận các thoả thuận trọng tài bằng văn bản và tòa án của các nước thành viên phải từ chối giải quyết các các tranh chấp có dẫn chiếu đến một thoả thuận trọng tài. Các nước tham gia cũng phải công nhận và cho thi hành các quyết định trọng tài được tuyên tại những nước là thành viên của Công ước. Tính đến nay đã có 137 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Công ước. Việt Nam tham gia Công ước vào ngày 12 tháng 12 năm 1995. Để có bản đầy đủ của Công ước Niu Oóc, hãy vào trang web của UNCITRAL website.

    Hỏi : Các bên có bắt buộc phải chỉ định trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên của VIAC không khi thủ tục trọng tài được giải quyết theo Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC?

    Trả lời : Theo Quy tắc tố tụng của VIAC, đối với các vụ tranh chấp trong nước các bên phải chỉ định trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên của VIAC. Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên có thể chỉ định trọng tài viên không có tên trong Danh sách Trọng tài viên của VIAC.

    Hỏi : Đề nghị cho biết mức phí trọng tài khi giải quyết tại VIAC.

    Trả lời : Hiện nay VIAC có Biểu phí trọng tài được chia làm hai loại gồm phí trọng tài áp dụng cho các vụ tranh chấp trong nước và phí trọng tài áp dụng cho vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Mức phí cụ thể sẽ được tính theo trị giá vụ tranh chấp mà các bên yêu cầu.

    Hỏi : Trong quá trình giải quyết tranh chấp, việc các bên tự hoà giải có được công nhận không? Nếu có thì quyết định công nhận hoà giải thành được thi hành như thế nào?

    Trả lời : Ðiều 37 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại ngày 25/2/2003 (có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2003) quy định, các bên có thể tự hoà giải. Trong trường hợp hoà giải thành thì theo yêu cầu của các bên, Hội đồng Trọng tài sẽ đình chỉ tố tụng. Các bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định công nhận. Biên bản phải được các bên và các trọng tài viên ký. Quyết định công nhận hoà giải thành của Hội đồng trọng tài là chung thẩm và được thi hành theo quy định tại điều 57 của Pháp lệnh này

    Ðiều 57 Pháp lệnh quy định về thi hành Quyết định trọng tài như sau: Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, bên đươc thi hành quyết định có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh, nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành quyết định.

    Hỏi : Khi lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, tòa án có hỗ trợ ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp không?

    Trả lời : Điều 33 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại quy định như sau:

    Trong quá trình Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, thì các bên có quyền làm đơn đến Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây

    1. Bảo toàn chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu huỷ hoặc có nguy cơ bị tiêu huỷ

    2. Kê biên tài sản tranh chấp;

    3. Cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp

    4. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp;

    5. Kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ;

    6. Phong toả tài khoản tại ngân hàng.

    Như vậy, khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên vẫn có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Ngoài Điều 33 quy định về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Pháp lệnh Trọng tài còn quy định về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 34), thay đổi hoặc hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 35), trách nhiệm của bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 36).

    Hỏi : Giá trị pháp lý của Quyết định trọng tài? Trường hợp đã có Quyết định trọng tài, nếu một bên không đồng ý với Quyết định trọng tài thì có quyền kiện tiếp ra tòa án hay không?

    Trả lời : Theo quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, Quyết định Trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ trường hợp Toà án huỷ quyết định trọng tài theo quy định của Pháp lệnh này.

    Khác với tòa án, nguyên tắc giải quyết bằng trọng tài đó là xét xử “một lần”. Vì vậy, Quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm. Khi đã có Quyết định trọng tài các bên không thể khởi kiện tiếp ra tòa án.

    Hỏi : Xin cho biết tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên? Những ai không được làm trọng tài viên?

    Trả lời : Theo Điều 12 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây có thể làm Trọng tài viên:

    (a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    (b) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vô tư, khách quan;

    (c) Có bằng đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ năm năm trở lê

    Cũng theo Điều 12 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, những người sau đây không được làm trọng tài viên:

    (a) Người đang bị quản chế hành chính, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích không được làm Trọng tài viên.

    (b) Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức đang công tác tại Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án không được làm Trọng tài viên.

    Hỏi : Trong trường hợp chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp, các bên có quyền chọn luật áp dụng không?

    Trả lời : Điều 7 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại quy định như sau:

    1. Đối với vụ tranh chấp giữa các bên Việt Nam, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết tranh chấp.

    2. Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. Việc lựa chọn pháp luật nước ngoài và việc áp dụng pháp luật nước ngoài không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

    Như vậy, các bên chỉ có quyền chọn luật áp dụng khi vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Đối với vụ tranh chấp trong nước thì các bên không có quyền chọn luật áp dụng. Trong trường hợp các bên không lựa chọn pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng Trọng tài quyết định.

    Hỏi : Thời hiệu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là bao lâu?

    Trả lời : Điều 21 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại quy định thời hiệu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như sau:

    1. Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật có quy định thời hiệu khởi kiện thì thực hiện theo quy định đó của pháp luật.

    2. Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài là hai năm, kể từ ngày xảy ra tranh chấp, trừ trường hợp bất khả kháng. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày xảy ra sự kiện cho đến khi không còn sự kiện bất khả kháng.

    Hỏi : Tôi muốn chọn trọng tài adhoc để giải quyết tranh chấp. Xin cho biết pháp luật Việt Nam có cho phép sử dụng trọng tài adhoc không?

    Trả lời : Theo Điều 19 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, các bên có quyền lựa chọn Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập (trọng tài adhoc) để giải quyết vụ tranh chấp.

    Điềukhoản trọng tài mẫu của VIAC

    Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) khuyến nghị các doanh nghiệp đưa điều khoản trọng tài mẫu sau đây của VIAC vào các hợp đồng thương mại:

    Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

    Ngoài ra, các bên có thể bổ sung các nội dung sau đây:

    a) Số lượng trọng tài viên là (1 hoặc 3) …

    b) Địa điểm tiến hành trọng tài tại …

    Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên có thể bổ sung:

    c) Luật áp dụng cho hợp đồng này là luật của …

    d) Ngôn ngữ dùng trong tố tụng trọng tài là …

    B. tham khảo công nhận và thi hành bàn án, quyết dịnh dân sự của tòa án nước ngoài:

    . Thực trạng pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài

    1 các Hiệp định đều quy định Toà án là cơ quan xem xét và ra quyết định công nhận và thi hành bản án, quyết định của nước ngoài. Ở đây, Toà án không xem xét lại nội dung bản án, quyết định. Thẩm quyền tài phán của Toà án, trọng tài đã tuyên bản án, quyết định được tôn trọng và bảo đảm. Thủ tục công nhận chỉ nhằm xem xét tính khánh quan của quá trình ra bản án, quyết định đó.

    e/ Các vấn đề về thi hành bản án, quyết định: Các Hiệp định tương trợ tư pháp chủ yếu chỉ đề cập đến trình tự, thủ tục, điều kiện công nhận và thi hành bản án, quyết định của các Bên ký kết. Tuy vậy, một phần quan trọng không kém là khi đã được công nhận và cho thi hành thì cơ chế để thi hành như thế nào? Hầu hết các Hiệp định chỉ quy định việc chuyển tiền và tài sản thi hành bản án, quyết định ra nước ngoài. Các nội dung liên quan đến việc cưỡng chế thi hành bản án, quyết định được hiểu là do pháp luật của nước thi hành bản án, quyết định đó quy định.

    1.1.2. Công ước về công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài ngày 10/6.1958 (Công ước NewYork năm 1958):

    Việc công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài nước ngoài hiện nay được hầu hết các nước áp dụng theo Công ước NewYork năm 1958. Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà nước ta ký thời gian gần đây (Hiệp định với Nga, Trung Quốc, Pháp) cũng quy định đối với việc công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài thực hiện theo các quy định của Công ước này. Nội dung Công ước New York quy định các nước thành viên phải công nhận các phán quyết Trọng tài được đưa ra ngoài lãnh thổ của họ và các phán quyết không được coi là phán quyết trong nước của các nước thành viên. Các phán quyết Trọng tài nước ngoài sẽ được thi hành như những quyết định của Toà án địa phương và hệ thống các cơ quan tư pháp của Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành phán quyết.

    Khi tham gia Công ước, Nhà nước ta đã tuyên bố 3 điểm bảo lưu:

    1/ Chỉ áp dụng Công ước đối với việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ của các quốc gia thành viên của Công ước; đối với quyết định của Trọng tài nước ngoài tuyên tại lãnh thổ của quốc gia chưa ký kết hoặc tham gia Công ước, Công ước được áp dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại.

    2/ Chỉ áp dụng Công ước đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại.

    3/ Mọi sự giải thích Công ước trước Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khácủa Việt Nam phải tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

    1.2.Pháp luật trong nước

    1.2.1. Về nguyên tắc công nhận và cho thi hành.

    Theo quy định tại Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì Toà án Việt Nam  xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự  của Toà án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài theo 2  nguyên tắc cơ bản:

    - Thứ nhất,dựa trên cơ sở điều ước quốc tế: “a) Bản án, quyết định dân sự của Toà án của nước mà Việt Nam và nước đó đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này;” (Điểm a, Khoản 1 Điều 343 BLTTDS); “Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài trong trường hợp quyết định được tuyên tại nước hoặc của Trọng tài của nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này.” (Khoản 2 Điều 343 BLTTDS).

    - Thứ hai, dựa trên nguyên tắc có đi có lại: “Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng có thể được Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó. (Khoản 3, Điều 343 BLTTDS). Đây là nguyên tắc mới đối với việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của Toà án nước ngoài. Trước đây, nguyên tắc có đi có lại mới chỉ đặt ra cho việc công nhận và cho thi hành các quyết định dân sự của Trọng tài nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tiễn còn vướng mắc do pháp luật chưa định ra được thẩm quyền, trình tự cũng như thủ tục cho việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại.

    1.2.2. Về thủ tục và trình tự  xem đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án, quyết định của Trọng tài nước ngoài.

    a/ Giai đoạn nhận đơn, thụ lý đơn, yêu cầu giải thích và chuẩn bị việc xét đơn yêu cầu:

    Theo quy định tại Điều 350 BLTTDS thì Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối trong việc tiếp nhận các hồ sơ giấy tờ yêu cầu công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án, quyết định của trọng tài nước ngoài sau đó kiểm tra tính hợp pháp, hợp thức của các giấy tờ, hồ sơ, chuyển hồ sơ đến Toà án có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết đơn yêu cầu, đơn kháng cáo. Việc nhận đơn chỉ được tiến hành trong trường hợp người phải thi hành đang cư trú hoặc làm việc tại Việt Nam, hay người đó có tài sản liên quan đến việc thi hành tại Việt Nam vào thời điểm  gửi đơn.

    Về thẩm quyền xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài, theo quy định tại Điều 352 BLTTDS là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành.

    Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và các giấy tờ hợp lệ kèm theo, Bộ Tư pháp phải chuyển đơn cho Toà án có thẩm quyền. Trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành, nếu Toà án thấy có vấn đề gì chưa rõ trong bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của Trọng tài nước ngoài, thì Toà án có quyền yêu cầu Toà án, trọng tài đã ra bản án, quyết định đó giải thích. Sau 4 tháng kể từ ngày thụ lý, Toà án phải ra quyết định mở phiên toà xét đơn yêu cầu nếu không có căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ. Trong giai đoạn này ngoài việc xem xét, nghiên cứu hồ sơ vụ việc, Toà án còn phải tiến hành một số công việc khác như: xác minh về nơi cư trú của người phải thi hành, tài sản liên quan đến việc thi hành.

    b/ Phiên toà xét đơn:

    Theo quy định tại Điều 355 BLTTDS, thì phiên toà xét đơn yêu cầu bao gồm những người sau đây:

    + Việc xét đơn yêu cầu do một Hội đồng gồm ba thẩm phán tiến hành, trong đó có một thẩm phán do chánh án chỉ định làm chủ toạ.

    + Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà. Trường hợp kiểm sát viên vắng mặt, thì phải hoãn phiên toà.

    + Phiên toà được tiến hành với sự có mặt của người có nghĩa vụ phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó. Những người này được triệu tập đến phiên toà theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành nếu người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó yêu cầu Toà án xét đơn vắng mặt không có lý do chính đáng.

    Sau khi xem xét đơn và các giấy tờ kèm theo, nghe ý kiến của người triệu tập, của kiểm sát viên, Hội đồng xét đơn yêu cầu thảo luận và quyết định (theo đa số) công nhận và cho thi hành hoặc quyết định không công nhận bản án, quyết định của nước ngoài. Sau phiên toà sơ thẩm, quyền kháng cáo của đương sự được đảm bảo theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các đơn kháng cáo, kháng nghị sẽ được Toà án nhân dân tối cao xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm.

    Điểm đặc biệt lưu ý là theo quy định tại Khoản 4 Điều 355 BTTDS là khi xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án, quyết định của Trọng tài nước ngoài, Toà án Việt Nam không được xét xử lại vụ kiện mà chỉ xem xét xem các thủ tục về mặt tố tụng của việc tuyên bản án,quyết định đó có đảm bảo không (chỉ xem xét các quy định của luật hình thức mà không xem xét các quy định của luật nội dung). Hiện nay, khi xét đơn yêu cầu ở một số vụ việc xem xét công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự  của Toà án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài, một số Hội đồng xét đơn yêu cầu đã  xem xét luôn lại nội dung vụ kiện đó. Lỗi thường hay gặp phải là Hội đồng xét đơn yêu cầu so sánh việc áp dụng luật của nước ngoài với pháp luật trong nước, để xem lại nội dung vụ kiện có đúng với pháp luật của Việt Nam hay không, sau đó mới ra quyết định công nhận và cho thi hành hay không công nhận.

     

    Cập nhật bởi OanhNguyenHoang ngày 05/09/2016 12:06:25 CH

    V.O

     
    Báo quản trị |  
  • #435186   05/09/2016

    OanhNguyenHoang
    OanhNguyenHoang

    Female
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2015
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    đề cương ôn tập lịch sử văn minh thế giới

    09/05/2014

    Đề cương ôn tập Lịch sử văn minh thế giới có đáp án - Phần 1

    Câu 1:Cơ sở hình thành và thành tựu cơ bản của văn minh Ai Cập

     

    1. Cơ sở hình thành:

     

    Ai Cập nằm ở Đông Bắc Châu Phi, hạ lưu sông Nin. Sông Nin là một con sông dài nhất thế giới, khoảng 6500 km chảy từ Trung Phi lên Bắc Phi. Hàng năm, tới mùa mưa nước sông Nin cuồn cuộn đỏ phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở hạ lưu sông Nin. Đất đai màu mỡ, cây cỏ tốt tươi, các loài động thực vật phong phú, nên ngay từ thời nguyên thuỷ con người đã tập trung sinh sống ở đây đông hơn các khu vực xung quanh.

     

    Tới cách ngày nay khoảng 6000 năm, con người ở đây đã biết sử dụng những công cụ, vũ khí bằng đồng. Công cụ bằng đồng giúp con người ở đây chuyển sang sống chủ yếu nhờ nghề nông, thoát khỏi cuộc sống săn bắn, hái lượm và sớm bước vào xã hội văn minh. Chính vì vậy mà cách đây hơn 2000 năm trước, một nhà sử học Hy Lạp là Hêrôđôt tới thăm Ai Cập đã có một nhận xét rất hay là “ Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.

     

    Về mặt dân cư, những cư dân cổ nhất ở lưu vực sông Nin là những thổ dân Châu Phi hình thành trên cơ sở hỗn hợp nhiều bộ lạc. Sau này, một số bộ tộc Hamit (Hamites) từ Tây Á xâm nhập hạ lưu sông Nin. Trải qua một quá trình hỗn hợp lâu dài giữa người Hamit và thổ dân Châu Phi đã hình thành ra những tộc người Ai Cập cổ đại.

     

    Các thời kì lịch sử chính của Ai Cập cổ đại : Lịch sử Ai Cập cổ đại có thể chia ra làm 5 thời kì chính sau :

     •         Thời kì TảoVương quốc ( khoảng 3200 - 3000 năm TCN )

     •         Thời kì Cổ Vương quốc ( khoảng 3000 - 2200 năm TCN )

     •         Thời kì Trung Vương quốc ( khoảng 2200 - 1570 năm TCN )

     •         Thời kì Tân Vương quốc ( khoảng 1570 - 1100 năm TCN  )

     •         Thời kì Hậu Vương quốc ( khoảng 1100 - 31 năm TCN )

     

    2. Thành tựu cơ bản:

     

    a) Chữ viết: Khoảng hơn 3000 nămTCN, người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra chữ tượng hình . Muốn chỉ một vật gì thì họ vẽ những nét tiêu biểu của sự vật đó. Để diễn tả những khái niệm trừu tượng thì họ mượn ý. Thí dụ để diễn tả trạng thái khát thì họ vẽ ba làn sóng nước và cái đầu bò đang cúi xuống; để nói lên sự công bằng thì họ vẽ lông chim đà điểu ( vì lông đà điểu hầu như dài bằng nhau ).

    Từ chữ tượng hình, sau này người Ai Cập cổ đại đã hình thành ra hệ thống 24 chữ cái. Vào thiên niên kỉ II TCN, người Híchxốt đã học cách viết của người Ai Cậpđể ghi lại các ngôn ngữ của mình. Về sau này, loại chữ viết ấy lại ít nhiều ảnh hưởng tới người Phênixi và người Phênixi đã sáng tạo ra vần chữ cái A , B ...Những chữ tượng hình của người Ai Cập được khắc trên đá, viết trên da, nhưng nhiều nhất là được viết trên vỏ cây sậy papyrus. Đây là một loại “giấy” cổ xưa nhất, do vậy ngôn ngữ nhiều nước trên thế giới, giấy được gọi là papes, papier ...Năm 1822, một nhà ngôn ngữ học người Pháp là Sampôliông ( Champollion ) đã tìm cách đọc được thứ chữ này.

     

    b) Về văn học: những tác phẩm tiêu biểu còn lại như Truyện hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Đối thoại của một người thất vọng với linh hồn của mình , Người nông phu biết nói những điều hay ...

     

    c) Tôn giáo : Người Ai Cập cổ đại theo đa thần giáo, họ thờ rất nhiều thần. Ban đầu, mỗi vùng thờ mỗi vị thần riêng của mình, chủ yếu là những vị thần tự nhiên. Đến thời kì thống nhất quốc gia, bên cạnh những vị thần riêng của mỗi địa phương còn có các vị thần chung như thần Mặt trời ( Ra ), thần sông Nin (Osiris ).

     

    Người Ai Cập cổ tin rằng con người có hai phần : hồn và xác. Khi con người chết đi, linh hồn thoát ra ngoài nhưng có thể một lúc nào đó lại tìm về nơi xác ( Họ tin rằng như khi bị ngất , hồn thoát ra ngoài tạm thời ). Vì vậy những người giàu có tìm mọi cách để giữ gìn thể xác. Kĩ thuật ướp xác vì vậy cũng rất phát triển.

     

    d) Kiến trúc điêu khắc : Người Ai Cập cổ đại đã xây dựng rất nhiều đền đài, cung điện, nhưng nổi bật nhất phải kể đến là các kim tự tháp hùng vĩ, vĩnh cửu. Người thiết kế ra Kim tự tháp đầu tiên để làm nơi yên nghỉ cho các pharaon là Imhotép. Người ta đã phát hiện ra khoảng 70 Kim tự tháp lớn nhỏ khác nhau trong đó có 3 Kim tự tháp nổi tiếng nằm ở gần thủ đô Cairo. Lớn nhất là Kim tự tháp Kêôp ( Kheops ) cao tới 146m, đáy hinh vuông , mỗi cạnh tới 230m. Đã mấy ngàn năm qua các Kim tự tháp vẫn sừng sững với thời gian. Vì vậy người Ai Cập có câu “ Tất cả mọi vật đều sợ thời gian, nhưng riêng thời gian phải nghiêng mình trước Kim tự tháp”. Ngoài việc xây dựng các lăng mộ, người Ai Cập cổ còn để lại ấn tượng cho đời sau qua các công trình điêu khắc. Đặc biệt nhất là tượng Nhân Sư (Sphinx ) hùng vĩ ở gần Kim tự tháp Khephren. Bức tượng mình sư tử với gương mặt Khephren cao hơn 20m này có lẽ muốn thể hiện Khephren là chúa tể với trí khôn của con người và sức mạnh của sư tử.

     

    e) Khoa học tự nhiên :

     

    Về thiên văn: người Ai Cập cổ đã vẽ được bản đồ sao, họ đã xác định 12 cung hoàng đạo và sao Thuỷ,Kim, Hoả, Mộc, Thổ. Người Ai Cập cổ làm ra lịch dựa vào sự quan sát sao Lang ( Sirius ). Một năm của họ có 365 ngày, đó là khoảng cách giữa hai lần họ thấy sao Lang xuất hiện đúng đường chân trời. Họ chia một năm làm 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Năm ngày còn lại được xếp vào cuối năm làm ngày lễ. Để chia thời gian trong ngày, họ đã chế ra đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước.

    Về toán học: do yêu cầu làm thuỷ lợi và xây dựng nên kiến thức toán học của người Ai Cập cổ cũng sớm được chú ý phát triển. Họ dùng hệ đếm cơ số 10. Họ rất thành thạo các phép tính cộng trừ, còn khi cần nhân và chia thì thực hiện bằng cách cộng trừ nhiều lần. Về hình học, họ đã tính được diện tích của các hình hình học đơn giản; đã biết trong một tam giác vuông thì bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. Pi của họ tính = 3,14 .

    Về Y học: người Ai Cập cổ đã chia ra các chuyên khoa như khoa nội, ngoại , mắt, răng, dạ dày ... Họ đã biết giải phẫu và chữa bệnh bằng thảo mộc.

     

    Câu 2:Quá trình hình thành đạo Hồi , Ảnh hưởng của Việt Nam?

     

    a) Quá trình hình thành Đạo Hồi

     

    Hồi giáo là một tôn giáo lớn được sang lập vào thời trung đại và nhanh chóng trở thành niềm phấn khích của các đại đế chế. Điểm khởi đầu là tại bán đảo Arập mà người sáng lập ra là Muhammad

    Theo truyền thuyết vào năm 610 Muhammad nhìn thấy một thiên sứ và nói với ông rằng phải vâng theo vị thần linh duy nhất là Đấng Allah “Đấng dạy cho con người những điều chưa biết”. Từ đó ông đã nhận ra sứ mệnh của mình là truyền giảng tư tưởng đơn thuần. Sự ra đời của Hồi giáo đã làm giảm sút sự ảnh hưởng của các thương gia giàu có nhờ quyền bán ảnh tượng (Ảnh tượng các vị thần trong đền thánh mécca) mà người dân đang tôn sung, vì thế đã xó những âm mưu hãm hại Muhammad, biết được điều đó Muhammad đã phải lánh khỏi Mecca năm 622. Tuy nhiên chính nhờ chuyến đi này mà giáo thuyết của ông đã tỏa rạng và đánh dấu cho sự mở đầu cả Hồi giáo, Tín đồ Hồi giáo đã lấy năm 622 là năm thứ nhất của lịch Hồi giáo

    Cuộc lánh nạn của Muhammad đã trở thành huyền thoại, ông thu phục tín đò trên đường lánh nạn, chỉ trong vòng 10 năm từ người trốn tránh kẻ thù nghịch Muhammad trở thành lành tụ tôn giáo có nhiều tín đồ.

     

    b) Ảnh hưởng của Đạo Hồi tới Việt Nam

    Sự du nhập Hồi giáo vào Việt Nam

       Hồi giáo truyền vào khu vực Đông Nam Á khá sớm, khoảng thế kỷ XI, XII. Nếu so với các khu vực Hồi giáo khác trên thế giới, thì việc truyền bá Hồi giáo vào Đông Nam Á chủ yếu bằng con đường "hoà bình" qua những thương nhân Ảrập, Ấn Độ, Ba Tư. Những thế kỷ đầu sau khi ra đời, Hồi giáo phát triển nhanh như vũ bão bằng chiến tranh với công thức “thanh gươm - vó ngựa - kinh Qur'an". Tuy nhiên, khi chinh phục được Ấn Độ, đoàn quân Hồi giáo đã mệt mỏi, lại đứng trước biển cả mênh mông đã cản bước tiến quân các chiến binh Hồi giáo đến khu vực Đông Nam Á nên Hồi giáo đành phải truyền bá đến đây qua các thương nhân và các giáo sỹ. Chính sự du nhập và phát triển bằng con đường "hoà bình", lại từ nguồn Hồi giáo Ấn Độ đã dung hoà với văn hoá Ấn Độ nên Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á thường bị pha trộn với tín ngưỡng, phong tục tập quán địa phương. Điều này khác hẳn với những nơi Hồi giáo bành trướng bằng những cuộc chiến tranh chinh phục. Hồi giáo khu vực Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam nói riêng ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa Hồi giáo như một số khu vực khác.

       Hồi giáo du nhập vào Việt Nam qua các thời điểm khác nhau. Theo Tống sử Trung Quốc thì thế kỷ X đã thấy người Chăm khi giết trâu để cúng, họ đều cầu nguyện câu kinh đề cao Thượng đế Allah của người Hồi giáo, điều này có thể giả định từ thế kỷ thứ X, Hồi giáo đã được truyền vào đất Chiêm Thành.  

        Vậy có thể nói: Từ thế kỷ X, tín ngưỡng Hồi giáo đã manh nha ở Vương quốc Chămpa thông qua các thương nhân từ Trung Cận Đông đem vào, gây ảnh hưởng nhất định trong đời sống tâm linh người Chămpa. Nhưng Hồi giáo không phát triển, có lẽ vì lòng sùng tín thần thánh Bàlamôn giáo, tập tục, lễ nghi cùng chế độ mẫu hệ đã bén rễ ăn sâu, trở thành truyền thống trong xã hội Chămpa, trải qua hơn nghìn năm không dễ gì thay đổi. Vì vậy, ở Vương quốc Chămpa cổ vào khoảng trước năm 1470 Hồi giáo chưa phải là tôn giáo chính thống của người Chăm.  

         Sau năm 1470, một bộ phận cư dân Chămpa lưu tán đã tiếp xúc với người Malaysia, Indonesia, Campuchia... và họ bắt đầu tìm hiểu Hồi giáo ở các nước đó, nhiều người Chăm bỏ tôn giáo truyền thống (đạo Bàlamôn) để theo Hồi giáo. Những người Chăm khi tiếp thu được tôn giáo mới, họ quay về nước để truyền lại cho đồng bào mình. Từ đó Hồi giáo có chỗ đứng đáng kể trong cộng đồng cư dân Chămpa và chính thời điểm này sự giao hoà giữa đạo Islam và đạo Bàlamôn đã sản sinh ra một tôn giáo mới của người Chăm, đó là đạo Bàni tại miền Nam Trung bộ.

        Vào năm 1840, dưới triều Nguyễn, quan bảo hộ Chân Lạp là Trương Minh Giảng bị quân của An Dương - Campuchia đánh bại phải rút chạy về vùng thượng nguồn sông Tiền (Châu Đốc - An Giang ngày nay) mang theo quân lính và người Chàm, người Mã lai theo Hồi giáo, lúc đó nhà Nguyễn dựa vào lực lượng này lập các đội quân để giữ biên giới. Từ đó hình thành vùng thứ hai theo Hồi giáo chính thống của người Chăm - đạo Islam.

       Những năm cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, vùng Sài Gòn - Gia Định mở rộng giao lưu buôn bán với một số quốc gia phương tây, từ đó trở thành trung tâm buôn bán của Nam bộ. Các thương nhân đã thu nhận người Malaysia, Indonesia, Ấn Độ theo Hồi giáo. Tuy nhiên, cho mãi đến cuối thế kỷ XIX khi Nam bộ bị Pháp chiếm đóng, quá trình giao thương với bên ngoài ngày càng phát triển, là môi trường và điều kiện để cho người Malaysia và Indonesia nhập cư vào đất này đông hơn. Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ năm 1880 - 1890, ở Gia Định cũng xuất hiện một bộ phận người Ấn Độ, Pakistan có tín ngưỡng Hồi giáo là những thương nhân làm nghề buôn bán tơ lụa, đồ gia vị cho những tiệm buôn, quán ăn. Đó là nguồn gốc hình thành cộng đồng cư dân ngoại lai theo Hồi giáo ở TP. Hồ Chí Minh cho tới ngày nay.

    II. Đức tin và giáo luật của Hồi giáo

              1. Cũng như bất cứ một tôn giáo nào, giáo lý Hồi giáo cũng bao gồm những quan niệm về thế giới và con người. Tuy nhiên, giáo lý Hồi giáo chứa đựng yếu tố tín ngưỡng cổ của người Ảrập. Cơ sở giáo lý Hồi giáo là niềm tin vào Thượng đế Allah và Thiên sứ Mohammad, tin vào thiên thần và sự bất tử của linh hồn, tin vào ngày phục sinh và phán xét cuối cùng. Đặc biệt là tin vào sự vĩnh cửu của kinh Qur'an và luật Sariat.

              Kinh Qur'an là thánh thư của Hồi giáo, được thiết lập gồm 30 phần, 114 chương (Surah) với 6.211 câu (Ayat) và được viết bằng tiếng Ảrập. Theo Hồi giáo, kinh Qur'an là những lời giáo huấn của Thượng đế cho mọi người mà Thiên sứ Mohammad đã nhận được qua thiên thần Gabriel trong khoảng 22 năm (610-632). Thực ra, kinh Qur'an là tập hợp những lời thuyết đạo của Mohammad lúc còn tại thế, mãi về sau này được sưu tầm, biên soạn thành văn bản chính thức lưu truyền cho đến ngày nay. Kinh Qur'an được người Hồi giáo coi là "cuốn sách vĩ đại nhất, thông thái nhất" chứa đựng mọi "chân lý và tri thức" của loài người.

              Thực tiễn cho thấy, kinh Qur'an không chỉ đơn thuần là kinh sách tôn giáo mà nó còn có ý nghĩa về tính pháp lý trong xã hội, có nhiều quy định về vệ sinh, ăn ở, hôn nhân, cách cư xử trong gia đình và trong quan hệ xã hội như: quan hệ mua bán, tài chính, chính trị - có cả tội ác và hình phạt. Đây là một đặc điểm quan trọng nhất của Hồi giáo, nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa đạo với đời, giữa tôn giáo và chính trị.

              Ngoài những điều, những hành vi cuộc sống thường nhật của con người mà kinh Qur'an không quy định, hành vi “đối nhân xử thế” của Mohammad hoặc những việc làm của tín đồ mà không bị ngăn cấm đều được coi như những điều luật về tôn giáo và đạo đức của con người. Sự ghi nhận đó là cơ sở và nguồn gốc sách luật thứ hai của tín ngưỡng Hồi giáo - luật Sariat.

              2. Hồi giáo là một tôn giáo không có hệ thống phẩm trật chức sắc, tuy nhiên giáo luật Hồi giáo lại chứa đựng nhiều nội dung và hành vi xử thế trong cuộc sống xã hội - con người có tính chất bắt buộc cao và rất khắt khe. Nó vượt ra khỏi phạm vi đức tin và những sinh hoạt tôn giáo thuần tuý để trở thành tiêu chuẩn pháp lý trong đời sống xã hội, chi phối mọi hoạt động của người Hồi giáo. Vì vậy, một số quốc gia Hồi giáo áp dụng và đưa luật Hồi giáo vào quản lý đất nước hoặc được thực hiện với luật pháp nhà nước. Giáo luật Hồi giáo tập trung vào 5 điều sống đạo cơ bản (còn gọi là 5 cốt đạo) sau đây:

              - Xác tín hoặc còn gọi là biểu lộ đức tin (Tawhid).

              - Cầu nguyện mỗi ngày (Solah).

              - Tháng lễ Ramadan - tháng 9 Hồi lịch.

              - Bố thí (Zakat).

              - Hành hương (Hadji) viếng thánh địa Mecca.

              Ngoài ra, những tín đồ Hồi giáo còn có nghĩa vụ dự thánh chiến (Jihad).

    B. HỒI GIÁO Ở VIỆT NAM

    I. Những đặc điểm chủ yếu

              Ở nước ta, cộng đồng cư dân Chăm theo Hồi giáo mang tính đặc thù rõ nét, được chia thành 2 dòng khác nhau. Người ta thường gọi là Chăm Islam và Chăm Bàni với những đặc điểm chủ yếu sau đây:

             1. Truyền thống gắn bó và đồng hành cùng dân tộc

              Việt Nam chủ yếu chỉ có người Chăm theo Hồi giáo. Vì vậy, Hồi giáo gắn bó với dân tộc Chăm, mà cư dân Chăm là một dân tộc có nền văn hoá đa dạng và phong phú; có truyền thống yêu nước, gắn kết với dân tộc và cách mạng, đã có nhiều đóng góp trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Là một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng bào Chăm Hồi giáo luôn phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống đoàn kết, yêu nước gắn bó với cộng đồng các dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập dân tộc.

              Hơn nữa, từ khi có Đảng đồng bào Chăm Hồi giáo luôn đi theo và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; làm tốt nghĩa vụ công dân, ủng hộ sự nghiệp đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, góp phần viết tiếp trang sử vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

             2. Tính chính thống của Hồi giáo có thay đổi

    Bởi tác động của bản sắc văn hoá dân tộc vùng Đông Nam Á, trong đó nền tín ngưỡng, tôn giáo bản địa cổ Bàlamôn chiếm địa vị chủ yếu. Sự tác động này được gọi là quá trình “Chăm hoá”.

              Như khi nghiên cứu, để chinh phục thế giới Ảrập và bành trướng thế lực, Hồi giáo chủ trương mở rộng “đất thánh” bằng các cuộc thánh chiến, với khẩu hiệu “Thanh gươm, vó ngựa, kinh Qur'an”. Nhưng khi Hồi giáo truyền bá xuống phía Đông bị cản trở bởi đại dương nên không thể tiến hành thánh chiến mà các giáo sĩ truyền đạo thông qua thương thuyền theo con đường mậu dịch để truyền bá và phát triển Hồi giáo ở vùng này. Chúng ta có thể khẳng định khi Hồi giáo truyền bá xuống phía Đông đã chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi bản sắc văn hoá truyền thống lâu đời của vùng Á Đông và tín ngưỡng cổ Bàlamôn với chế độ mẫu hệ, làm cho tính cách Hồi giáo phải biến đổi phù hợp với nền văn hóa bản địa.

             3. Tính quốc tế của Hồi giáo

              Hồi giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất thế giới, đang trong xu thế của quá trình “Hồi giáo hoá thế giới”. Hơn nữa, thế giới đang đứng trước nguy cơ xung đột sắc tộc và tôn giáo trong mối quan hệ “toàn cầu hoá”. Đảng ta chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế theo phương châm “Việt Nam là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Các tôn giáo ở Việt Nam, nhất là Chăm Hồi giáo đã, đang và sẽ tiếp tục chịu sự tác động nhiều mặt của Hồi giáo thế giới. Theo đó, một số sinh hoạt tôn giáo truyền thống của Hồi giáo vốn mang tính quốc tế nay được mở rộng. Nó vừa là nhu cầu, vừa là đặc điểm phổ biến đang phát triển.

              Cùng với xu thế hội nhập quốc tế của Nhà nước, Hồi giáo Việt Nam cũng mở rộng và phát triển giao lưu với các cá nhân, tổ chức Hồi giáo ngoài nước. Mối quan hệ đó không chỉ vì mục đích tôn giáo mà còn có những mục đích chính trị - xã hội. Nhằm thúc đẩy hoạt động Hồi giáo nước ta hội nhập vào cộng đồng Hồi giáo thế giới.

    II. Thực trạng về tình hình Hồi giáo

             1. Số lượng và phân bố tín đồ

              Hiện nay, theo số liệu thống kê của các địa phương có Hồi giáo, số lượng tín đồ Hồi giáo khoảng hơn 72.000 người (bao gồm cả Chăm Bàni và Chăm Islam), cư trú trên địa bàn 13/63 tỉnh, thành phố cả nước. Hồi giáo ở nước ta hình thành hai dòng:

              - Một là: Cộng đồng Hồi giáo tuân thủ tương đối giáo lý Hồi giáo nguyên thuỷ gọi là Chăm Islam, sống tập trung ở 12 tỉnh, thành phố: An Giang, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Ninh Thuận, Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Bình Phước và Thủ đô Hà Nội.

              - Hai là: Cộng đồng theo Hồi giáo đã bị “Chăm hoá” gọi là Chăm Bàni, sống tập trung ở ba tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Phước.

             Qua khảo sát về tình hình Hồi giáo ở Việt Nam, có thể rút ra một số vấn đề sau:

              - Hồi giáo ở Việt Nam không nhiều và chủ yếu là trong cư dân Chăm. Tỷ lệ tín đồ tăng chậm trong thời gian qua, ngoài một bộ phận bỏ tín ngưỡng Bàni theo Islam ở Phước Nam (Ninh Thuận) vào những năm 60 của thế kỷ XX, số tín đồ theo Hồi giáo qua con đường “truyền đạo” không đáng kể và chủ yếu là tăng tự nhiên.

              - Dân cư hình thành theo các nhóm cộng đồng Jam'ah có tính quần cư là chủ yếu, một bộ phận không lớn cộng cư với người Kinh và các dân tộc anh em. Tuy nhiên, tính cộng đồng - nét truyền thống tổ chức - xã hội của cư dân Chăm vẫn là lối sống đặc trưng của cư dân Chăm Hồi giáo.

              - Hồi giáo nước ta có sự khác biệt giữa các vùng, trong đó Chăm Islam có mối quan hệ thường xuyên với Hồi giáo thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Mối quan hệ đó, ngoài yếu tố tôn giáo còn có quan hệ thân tộc.

             2. Nhu cầu về niềm tin tôn giáo

              Đồng bào Chăm Islam và Chăm Bàni có niềm tin tôn giáo sâu sắc vào Thượng đế Allah và Thiên kinh Qur'an, là nhu cầu đời sống tinh thần không thể thiếu, nó gắn chặt với yếu tố tôn giáo. Nó hoàn toàn khác với nhu cầu về vật chất trong đời sống xã hội. Nhưng niềm tin đó lại có sự khác nhau trong quá trình thực thi giáo luật Hồi giáo giữa hai dòng: Chăm Islam thực thi giáo luật Hồi giáo hầu như trọn vẹn mang tính chính thống, yếu tố tôn giáo sâu sắc hơn; Chăm Bàni thực hiện giáo luật mang tính tượng trưng, không thực hiện hết 5 điều sống đạo, chỉ thực hiện trong tháng Ramadan mà họ quen gọi là tháng “vào chùa’’ của các vị chức sắc. Mặt khác, Chăm Bàni chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tôn giáo Bàlamôn và tín ngưỡng bản địa với chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng đa thần, có yếu tố dân tộc mang tính vượt trội.

     

           3. Về thực trạng kinh tế - xã hội

              Đánh giá một cách tổng quát, tình hình kinh tế - xã hội của đồng bào Chăm Hồi giáo nước ta hiện nay được cải thiện. Đời sống kinh tế của đồng bào Hồi giáo được nâng cao nhờ cơ sở hạ tầng phát triển, đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, nhất là khi Đảng ta thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước. Cho nên, mức sống của đồng bào Chăm cũng được nâng lên theo tỷ lệ chung ở từng vùng, từng địa phương, số hộ đạt mức sống khá và giàu tăng lên. Tuy nhiên, vẫn còn một số cộng đồng Hồi giáo nhỏ lẻ thiếu đất sản xuất. Do đó, tình hình tái nghèo và thất học trong các cộng đồng này đang là một vấn đề cần được quan tâm.

              Những năm gần đây, đời sống văn hoá - xã hội trong các cộng đồng Hồi giáo cũng phát triển và tăng lên rõ rệt. Theo đó, trình độ học vấn trong đồng bào Hồi giáo cũng từng bước nâng lên, nhất là khi Nhà nước áp dụng chính sách miễn học phí cho học sinh là con em đồng bào Chăm. Một bộ phận người Chăm Hồi giáo có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học.

             4. Về cơ sở thờ tự

              Theo kết quả khảo sát, số lượng cơ sở thờ tự của Hồi giáo đến năm 2009 là 79 cơ sở. Trong đó, Chăm Islam có 40 thánh đường, 22 tiểu thánh đường; Chăm Bàni có 17 thánh đường (chùa). So với trước ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, số lượng cơ sở thờ tự của Hồi giáo tăng, nhiều cơ sở được trùng tu, sửa chữa khang trang.

    5. Về tổ chức Hồi giáo

              Đối với Chăm Islam, trước năm 1975, ở miền Nam, Hồi giáo có hai tổ chức chính thức là: "Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam" và "Hội đồng giáo cả Islam Việt Nam". Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam hoạt động dưới sự điều hành của Ban Quản trị Hiệp hội Trung Ương và Đại hội đồng cơ sở. Nhằm mục đích: không hoạt động chính trị mà duy trì những tinh hoa đạo đức trong sinh hoạt tôn giáo; thực thi các tập tục truyền thống và đời sống đạo đã được kinh Qur'an giáo huấn. Tuy nhiên, cả hai tổ chức này nhất là Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam bị chính quyền Mỹ, Ngụy lợi dụng, sử dụng làm công cụ chống cách mạng. Do đó, nó cùng tồn tại đến ngày 30/4/1975 thì tự giải tán theo sự sụp đổ của chính quyền ngụy Sài Gòn.

              Mặt khác, trong cộng đồng Chăm Bàni ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, trước năm 1975 đều có tổ chức "Hội đồng giáo cả" tuy chưa được pháp luật thừa nhận nhưng trên thực tế vẫn hoạt động và tồn tại cho đến nay.

    Từ sau giải phóng miền Nam đến trước khi có chủ trương của Đảng về công tác đối với Hồi giáo, ở Việt Nam mới có một tổ chức là Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh được thành lập tháng 7/1992. Từ năm 2003 (thực hiện chủ trương của Đảng về công tác Hồi giáo), Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có Hồi giáo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo về mặt tổ chức cho bà con tín đồ. Đến nay, đối với Chăm Islam, có thêm hai tổ chức Hồi giáo cấp tỉnh ở tỉnh An Giang và Tây Ninh; đối với Chăm Bàni, có Hội đồng sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận. Trong thời gian qua, việc thành lập tổ chức của các cộng đồng Hồi giáo giúp cho công tác quản lý nhà nước ở địa phương đối với Hồi giáo tốt hơn, kịp thời đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của bà con tín đồ.

    Thông qua các tổ chức này, cấp uỷ, chính quyền, UBMTTQVN và đoàn thể các cấp có nhiều thuận lợi trong việc tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho bà con tín đồ Hồi giáo. Nhằm giúp họ hiểu rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của tín đồ Hồi giáo, củng cố niềm tin, ý thức tự nguyện ủng hộ và tham gia thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, cũng như chủ trương, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta./.

     

    Câu 3:Những thành tựu cơ bản của văn minh Ấn Độ thời cổ trung đại:

     

    a) Chữ viết: Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ hoạ. Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.

     

    b) Văn học: Ấn Độ là nước có nèn văn học rất phát triển, gồm có 2 bộ phận chính là Vê đa và sử thi, tuy nhiên nổi bật hơn cả là sử thi với hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana. Mahabharata là bản trường ca gồm 220 000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó. Ramayana là một bộ sử thi dài 48 000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita. Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana.

     

    Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tâp ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu.

     

    c) Nghệ thuật: Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo. Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.

     

    Các công trình kiến trúc Hinđu giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn Độ và được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỉ VII - XI. Tiêu biểu cho các công trình Hinđu giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ nước và những cánh đồng.

     

    Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII và lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII.

     

    d) Khoa học tự nhiên:

     

    - Về Thiên văn: người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. ( Như vậy năm bình thường có 360 ngày ). Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận.

    - Về Toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên. (Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán học.) Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác. Pi = 3,1416.

    - Về vật lý: Người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ V TCN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết “...trái đất, do trọng lực của bản thân đã hút tất cả các vật về phía nó”.

    - Y học: cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ để lại hai quyển sách là “ Y học toát yếu” và “ Luận khảo về trị liệu”.

     

    Câu 4:Sự hình thành và phát triển của đạo Phật thời cổ trung đại, phân tích ảnh hưởng tích cực của Đạo phật đối với xh Việt Nam hiện nay.

     

    a) Sự hình thành và phát triển của đạo Phật

     

    - Sự hình thành: Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho là đây là năm Đức Phật nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo đạo Phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những người theo đạo Thiên chúa).

    - Sự phát triển: Sauk hi ra đời đạo Phật nhanh chóng được truyền bá ở miến Bắc Ấn Độ. Để soạn thảo giáo lý, quy chế và chấn chỉnh về tổ chức từ thé kỷ thứ V – III TCN đạo Phật đã riệu tập 3 cuộc Đại hội từ đó đạo Phật được truyền sang Xrilanca, rồi đến các nước khác như Myanma, Thái Lan, Indolexia…

     

    Khoảng năm 100 sau CN đạo Phật triệu tập đại hội lần 4 ở Cusan, Đại hội đã thông qua giáo lý của đạo Phật cải cách, xuất hiện phái phật giáo mới gọi là phái Đại thừa để phân biệt với phật giáo cũ là phái Tiểu thừa

    Sau Đại hội lần 4 ở Cusan các nhà sư càng được khuyến khích ra nước ngoài truyền Đạo, do đó đạo Phật càng được truyền bá mạnh mẽ sang các nước Trung Á, Trung Quốc. Những thế kỷ tiếp sau đó Phật giáo suy dần ở Ấn Độ song lại phát triển mạnh ở các nước và nó đã trở thành quốc giáo của một số nước: Xrilanca, Thái Lan, Campuchia, Lào…

     

    b) Ảnh hưởng tích cực của Phật giáo đến xã hội Việt Nam hiện nay.

     

    Với vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng. Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người, ảnh hưởng tích cực đến quần chúng.

     

    Với tư tưởng từ bi, cứu khổ cùng với các giá trị đạo đức của Phật giáo đã có ảnh hưởng không ít tới môi trường sống của người dân, bởi vì đạo Phật là tiếng nói của một con người gửi tới những con người khác, để cùng giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Vì thế, đạo Phật mang tính xã hội và đạo đức rất cao. Phật giáo không chỉ dừng lại ở công việc chia sẻ những khó khăn của xã hội như hòa bình, thịnh vượng, công bằng, mà còn hướng mọi người lấy điều thiện làm chuẩn mực sống, làm phương tiện và mục đích để đạt tới hạnh phúc cho con người. Như hiện nay trong làm ăn kinh tế, một số người vì sự lôi cuốn của đồng tiền muốn làm ít hường nhiều, muốn làm giàu nhanh chóng, đã bất chấp thủ đoạn, coi thường pháp luật chà đạp nghiêm trọng tới đạo đức, lối sống truyền thống. Với quan niệm tiêu dùng của cải vật chất hợp lý, không quá coi trọng tài sản đến mức trở thành nô lệ của nó, không ăn của người, cuộc sống an vui giải thoát chỉ đạt được khi con người đạt được chân thiện mỹ, hạnh phúc của người này có được không phải bằng cách giẫm đạp lên hạnh phúc của người khác, phải đem an vui đến cho mọi người, Phật giáo đã phần nào tác động tốt tới nhân cách, lối sống các tín đồ.

     

    Cũng có thể thấy rằng những giáo lý của phật giáo khá đồng thuận với tư tưởng xã hội chủ nghĩa, nên việc phật giáo được Đảng và nhà nước quan tâm là điều tất yếu.

     

    Câu 5:Điều kiện hình thành những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Quốc thời cổ trung đại?

     

    Lãnh thổ Trung Quốc ngày nay rộng mênh mông nhưng Trung Quốc thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ nhiều. Địa hình Trung Quốc đa dạng, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.

     

    Trong hàng ngàn con sông lớn nhỏ ở Trung Quốc, có hai con sông quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang (Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây-đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc.

     

    Trung Quốc gồm nhiều dân tộc nhưng đông nhất là người Hoa-Hạ. Người Hoa ngày nay tự cho tổ tiên họ gổc sinh sống ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiểm Tây và sông Hạ thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay.(Dân núi Hoa sông Hạ). Trong gần 100 dân tộc hiện sinh sống trên đất Trung Quốc ngày nay, có 5 dân tộc đông người nhất là Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng.

     

    Những điều kiện về địa hình và dân cư đó đã hình thành cho thế giới một nền văn minh mới, đó là văn minh Trung Quốc với rất nhiều thành tựu.

     

    Câu 6:Những thành tựu cơ bản của Văn minh Trung Quốc  thời cỏ trung đại. từ ảnh hưởng đó đến sự phát triển của văn minh thế giới.

     

    1) Những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Quốc:

     

    a) Chữ viết: Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện.

     

    b) Văn học: Trung Quốc có nền văn học rất phong phú đó là nhờ vào chế độ thi cử và việc văn chương trở thành thước đo của tri thức. Các thể loại tiêu biểu: Thơ,Từ, Phú, Kịch, tiểu thuyết…trong đó tiêu biểu nhất là Kinh thi, Thơ Đường và Tiểu thuyết Minh - Thanh

    Kinh thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác thời Xuân-Thu, được Khổng tử sưu tập và chỉnh lí. Kinh thi gồm có 3 phần: Phong, Nhã, Tụng.

    Thơ Đường là thời kì đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng ngàn tác giả nổi bật lên ba nhà thơ lớn đó là Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.

    Tới thời Minh-Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần...trong đó Hồng lâu mộng được đánh giá là tiểu thuyết có giá trị nhất.

     

    c) Sử học:  Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Nhiều nước thời Xuân-Thu đã đặt các quan chép sử. Trên cơ sở quyển sử nước Lỗ, Khổng Tử đã biên soạn ra sách Xuân Thu.

     

    Tới thời Hán, Tư Mã Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại tác Phẩm Sử kí, chép lại lịch sử Trung Quốc gần 3000 năm, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế.

    Tới thời Đông Hán, có các tác phẩm Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Diệp.

    Tới thời Minh-Thanh, các bộ sử như Minh sử, Tứ khố toàn thư là những di sản văn hoá đồ sộ của Trung Quốc.

     

    d) Khoa học tự nhiên

     

    Toán học: Người Trung Hoa đã sử dụng hệ đếm thập phân từ rất sớm. Thời Tây Hán đã xuất hiện cuốn Chu bễ toán kinh, trong sách đã có nói đến quan niệm về phân số, về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông.

    Thời Đông Hán, đã có cuốn Cửu chương toán thuật, trong sách này đã nói đến khai căn bậc 2, căn bậc 3, phương trình bậc1, đã có cả khái niệm số âm, số dương.

    Thời Nam-Bắc triều có một nhà toán học nổi tiếng là Tổ Xung Chi, ông đã tìm ra số Pi xấp xỉ 3,14159265, đây là một con số cực kì chính xác so với thế giới hồi đó.

    - Thiên văn học:  Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã vẽ được bản đồ sao có tới 800 vì sao. Họ đã xác định được chu kì chuyển động gần đúng của 120 vì sao. Từ đó họ đặt ra lịch Can-Chi. Thế kỉ IV TCN, Can Đức đã ghi chép về hiện tượng vết đen trên Mặt trời. Thế kỉ II, Trương Hành đã chế ra dụng cụ để dự báo động đất.

    Năm 1230, Quách Thủ Kính (đời Nguyên) đã soạn ra cuốn Thụ thời lịch, xác định một năm có 365,2425 ngày. Đây là một con số rất chính xác so với các nhà thiên văn Châu Âu thế kỉ XIII.

    - Y dược học: Thời Chiến Quốc đã có sách Hoàng đế nội kinh được coi là bộ sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa. Thời Minh có cuốn Bản thảo cương mục của Lí Thời Trân. Cuốn sách này được dịch ra chữ Latinh và được Darwin coi đây là bộ bách khoa về sinh vật của người Trung Quốc thời đó. Đặc biệt là khoa châm cứu là một thành tựu độc đáo của y học Trung Quốc.

     

    e) Hội họa, điêu khắc, kiến trúc

     

    - Hội hoạ:  Hội hoạ Trung Quốc có lịch sử 5000 - 6000 năm với các loại hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách đã tổng kết những kinh nghiệm hội hoạ từ đời Hán đến đời Tuỳ.

    - Điêu khắc: Ở Trung Quốc cũng phân thành các ngành riêng như: Ngọc điêu, thạch điêu, mộc điêu. Những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng Tần ngẫu đời Tần, tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán ( pho tượng cao nhất thế giới ), tượng Phật nghìn mắt nghìn tay.

    - Kiến trúc: Cũng có những công trình rất nổi tiếng như Vạn lí trường thành ( tới 6700 km ), Thành Tràng An, Cố cung, Tử cấm thành ở Bắc Kinh.

     

    2. Ảnh hưởng đó tới sự phát triển văn minh thế giới:

    ………….

     

    Câu 7:Bốn phát minh lớn về KHKT của Trung Quốc thời cổ trung đại và ý nghĩa của nó:

     

    Thời trung đại Trung Quốc có 4 phát minh lớn rất quan trọng đó là: Giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và kim chỉ nam.

     

    a) Kĩ thuật làm giấy:

     

    - Thời Tây Hán, người Trung Quốc vẫn dung thẻ tre, lụa để ghi chép. Đến khoảng thế kỷ II, mặc dù đã biết dung phương pháp xơ gai để làm giấy, tuy nhiên giấy thời kỳ này còn xấu, mặt không phẳng , khó viết nên chỉ dung để gói.

    - Đến thời Đông Hán, năm 105 một người tên Thái Luân đã dung vỏ cây, lưới cũ, rẻ rách…làm nguyên liệu, đồng thời đã cải tiến kỹ thuật, nên đã làm được loại giấy có chất lượng tốt. Từ đó giấy được dung để viết 1 cách phổ biến thay thế cho các vật liệu trước đó.

    - Từ thế kỷ III nghề làm giấy được truyền sang Việt Nam và sau đó được tryền đi hầu khắp các nước trên thế giới.

     

    b) Kĩ thuật in:

     

    - Từ giữa thế kỷ VII kĩ thuật in giấy đã xuất hiện. Khi mới ra đời là in bằng ván sau đó có một người dân tên Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung đã hạn chế được nhược điểm của cách in bằng ván. Tuy nhiên cách in này vẫn còn hạn chế nhất định: chữ hay mòn, khó tô mực. Sau đó đã có một số người tiến hành cải tiến nhưng ko được, đến thời Nguyên, vương Trinh mới cải tiến thành công việc dùng chữ rời bằng gỗ.

    - Từ khi ra đời kĩ thuật in cũng đã được truyền bá rộng rãi ra các nước khác trê thế giới. Cho đến năm 1448, Gutenbe người Đức đã dùng chữ rời bằng kim loại, nó đã làm cơ sở cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay.

     

    c) Thuốc súng:

     

    Thuốc súng là phát minh ngẫu nhiên của những người luyện đan, cho đến thế kỷ X thuốc súng bắt đầu được dùng làm vũ khí. Sau đó qua quá trình sử dụng nó đã được cải tiến rất nhiều với nhiều tên gọi khác nhau. Và trong quá trình tấn công Trung Quốc người Mông cổ đã học được cách làm thuốc súng và từ đó lan truyền sang Tây Á rồi đến châu Âu.

     

    d) Kim chỉ nam.

     

    Từ thế kỷ III TCN người Trung Quốc đã phát minh ra “Tư nam” đó là một dụng cụ chỉ hướng. Sau đó các thầy phong thủy đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo, đầu tiên la bàn được dùng để xem hướng đất rồi mới được sử dụng trong việc đi biển. Nửa sau thế kỷ XII la bàn được truyền sang Arập ròi sang châu Âu

     

    2. Ý nghĩa:

     

    Đối với trung quốc bốn phát minh trên ra đời không chỉ trực tiếp giúp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của con người Trung Quốc, mà đó còn là những đóng góp không nhỏ của một nền văn minh cho toàn nhân loại.

     

    Đối với thế giới sự ra đời của kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và kim chỉ nam đã nâng cao được vị thế của loài người, đưa nhân loại tiến lên một bước trong quá trình chinh phục tự nhiên và tranh đấu với tự nhiên với chính con người để sinh tồn và phát triển.

     

    Câu 8:Quá trình hình thành tư tưởng nho giáo và phân tích những đặc điểm chính của tư tưởng này. Nêu ảnh hưởng của nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.

     

    1. Quá trình hình thành tư tưởng nho giáo và phân tích những đặc điểm của tư tưởng  này.

     

    a) Quá trình hình thành

     

    Nho gia là trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc. Người đặt cơ sở đầu tiên của Nho gia là Khổng tử. Nho gia đề cao chữ nhân, chủ trương lễ trị, phản đối pháp trị. Nho gia đề cao Tam cương, Ngũ thường, cùng với tư tưởng Chính danh định phận và đề cao tư tưởng Thiên mệnh. Giá trị quan trọng nhất trong tư tưởng của Khổng Tử là về giáo dục. Ông chủ trương dạy học cho tất cả mọi người.

    Tiếp sau Khổng Tử là Mạnh Tử người kế thừa và phát triển học thuyết Nho gia them một bước

    Tới thời Hán Vũ Đế (140-87 TCN), chấp nhận đề nghị của Đổng Trọng Thư, Hán Vũ Đế đã ra lệnh “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, Nho gia đã được đề cao một cách tuyệt đối và nâng lên thành Nho giáo.

     

    b) Đặc điểm của Nho giáo

    …………………………………………………

    ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TỚI ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ VIỆT NAM

    I. QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA NHO HỌC VÀO VIỆT NAM. Tiếp thu một học thuyết từ bên ngoài để làm lý luận hướng dẫn tư duy và hành động cho dân tộc mình là một chân lý phổ biến, là một sự thực khách quan của các thời đại, của các dân tộc. Thực tế này có căn cứ vững chắc trong sự phát triển. Đó là sự phát triển không đồng đều của các dân tộc qua không gian và thời gian. ở cùng một thời đại, ta thường thâý ở một vùng này, có một dân tộc hoặc một vài dân tộc khác cao hơn, nhanh hơn, mạnh hơn các dân tộc khác ở xung quanh. Sự thực này ta có thể tìm thấy ở Châu á, Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ, ở thời xưa cũng như thời nay. Những dân tộcc ở bất cứ đâu, bất cứ thời nào muốn sống, muốn nâng cao mức sống của mình không thể không học tập những dân tộc tiên tiến. Ta không hề thấy một dân tộc nào cứ chịu lạc hậu, chịu áp bức bóc lột nghèo nàn để chờ sự sáng tạo của riêng mình không thèm học tập những dân tộc tiến bộ hơn mình. Điều này đúng với khoa học tự nhiên và kỹ thuật cũng như vưói khoa học xã hội. Vì thế chúng ta tiếp thu tư tưởng văn hoá Trung Quốc là một điều tất yếu. Trong ý thức hệ phong kiến mà người Hán đưa vào nước ta từ thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo lâu bền nhất và có ảnh hưởng sâu sắc nhất. Phật giáo dần dần rút lui vào chùa chiền, lão giáo cũng dần biến thành một thứ mê tín dị đoan mà các thầy phù thuỷ dùng làm kế sinh nhai. Tư tưởng trị vì trong lĩnh vực chính trị và học thuật suốt 2000 năm là tư tưởng Nho giáo. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân vô cùng quan trọng là sức sống của dân tộc. Trong hoàn cảnh thời trước, nhất là từ khi giành được nền tự chủ dân tộc Việt Nam muốn tồn tại thì phải chọn lấy một ý thức hệ tích cực, quan tâm đến con người đến cuộc đời, đến xã hội, đến vận mệnh dân tộc. Nho giáo có nhiều hạn chế nhưng trong 3 ý thức hệ phong kiến thì phải nói Nho giáo có nhiều nhân tố tích cực nhất. Do đó cha ông ta đã chọn lấy Nho giáo. Chúng ta đã biết, lúc đầu Nho giáo được đưa vào Việt Nam trong trường hợp không hay ho gì. Nó bị bọn xâm lược đặt lên nhân dân ta với ý định gây cảnh “đồng văn” để dễ “đồng hoá”. Nhưng khi đã làm quen với đạo Nho, chắc rằng nhân dân ta thời đó thấy nó đáp ứng được nhiều vấn đề mà đời sống đặt ra, nên khi giành được độc lập, nhân dân ta nói lấy nó làm nền tảng lý luận để chỉ đạo tư duy và hành động của mình. Thế là từ chỗ bị ép học nó, nhân dân ta đã tự nguyện học nó và ngày một phổ biến nó một cách rộng rãi. Vì thế những người Việt Nam đầu tiên được giữ những chức vụ quan trọng dưới thời Bắc thuộc như Lý Tiến, Lý Cầm - làm thái thú, thứ sứ - đều là những người học thông kinh truyện, xuất thân từ khoa bảng. Ngay khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán, giành được độc lập đã xây dựng thể chế quốc gia, đặc các nghi lễ phẩm phục, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, tức là tinh thần tôn ti đẳng cấp. Các triều đại đầu tiên khi niên hiệu, tôn hiệu cũng đã thể hiện sự tin tưởng màu sắc là lý thuyết mệnh trời như “ứng thiên”, “thuận thiên” “Phụng thiên”. Phần “Chiếu dời đô” của nhà Lý tuy đoạn còn lại với chúng ta rất ngắn, cũng đượm mùi Nho giáo. Cái gương “nhà Thương, nhà Chu” cũng được nêu lên, cái gương “kính vâng mạng trời” cũng được nhấn mạnh. Các triều đại sau, Trần, Lê, Nguyễn thờ đạo Nho như thế nào thì sử sách đã nêu rõ.

    II. ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TRONG TƯ TƯỞNG VIỆT NAM.

     1.Những nhu cầu xã hội giúp cho Nho giáo chiếm được địa vị độc tôn trong thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam.

    Nho giáo Việt Nam chiếm được vị trí độc tôn từ thế kỷ 15 và thịnh đạt nhất vào thời Lê Thánh Tông thì đó không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên. Bởi vì nó có liên hệ với những nhu cầu xã hội nước ta lúc đương thời. Những nhu cầu này không chỉ tồn tại ở thế kỷ 15 mà đã sớm xuất hiện từ trước ngay khi Nho giáo còn đang trên đà phát triển. Trong những nhu cầu đó đáng kể trước hết là nhu cầu xây dựng và tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền lớn mạnh và nhu cầu củng cố trật tự đã ổn định của xã hội phong kiến. Ngay từ sau chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại ở thế kỷ X, việc xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đã tỏ ra cần thiết cho công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Tuy nhiên dưới các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê việc xây dựng một nhà nước chủ thế mới chỉ làm được những bước đầu tiên và chưa thực sự được đẩy mạnh, phải đợi đến thế kỷ XI với sự xác lập của vương triều Lý thì nhà nước phong kiến tập quyền mới được xây dựng một cách quy mô bề thế, với những tổ chức và thể chế trùng điệp của nó. Tiếp đó là triệu đại nhà Trần, rồi đến Lê Lợi khi đã lãnh đạo cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi đều quan tam tới việc củng cố chế độ phong kiến tập quyền và xây dựng một bộ máy nhà nước trung ương hùng mạnh không kém gì phương Bắc. Nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam ra đời là một sự phủ định chính quyền của bọn phong kiến phương Bắc kéo dài trong 1000 năm Bắc thuộc. Thế cho nên khi xây dựng nhà nước tập quyền của mình, giai cấp phong kiến Việt Nam phải tiếp thu những kinh nghiệm và nguyên tắc tổ chức của nhà nước phong kiến tập quyền phương Bắc cùng với Nho giáo là cơ sở lý luận của Nhà nước. Vả lại trong hoàn cảnh lịch sử bấy giờ chỉ có Nho giáo mới có thể giải đáp được những vấn đề thiết thân đến việc củng cố nhà nước như vấn đề quân quyền, quy định các chương lễ chế và cơ cấu hành chính từ triều đình đến địa phương... Đó là những vấn đề mà bản thân phật giáo cũng như Lão giáo với toàn bộ hệ thống lý thuyết của nó không hề có một sự giải đáp thích đáng nào cả. Cho nên từ thế kỷ XV trở đi Nho giáo ngày càng được giai cấp phong kiến Việt Nam trọng dụng thì đó cũng là điều dễ hiểu. Sự thực chứng tỏ rằng trong thời Lý, Trần, Nho giáo đã bắt đầu được vận dụng một cách rõ rệt vào hoạt động thực tiễn nhằm củng cố chính quyền nhà nước. Sau nữa, củng cố ở thời Lý, Trần và nhất là thời Lê sơ, tôn ti trật tự của chế độ phong kiến tập quyền cùng với sự phân biệt rạch ròi về quyền lợi và đẳng cấp của nó đã dần dần ổn định. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự khẳng định về mặt lý luận. Vả lại vào cuối triều Lý và nhất là khi nhà Trần suy vong, mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và đa số nhân dân đã lộ rõ, mầm phản kháng của nhân dân chống lại cái trật tự khắc nghiệt của chế độ phong kiến đã trở thành một sự nổi bật hơn cả những cuộc hỗn chiến giữa các tập đoàn thống trị. Trong hoàn cảnh ấy giai cấp phong kiến Việt Nam muốn tăng cường bộ máy Nhà nước và duy trì trật tự xã hội thì không thể không tìm đến cái đạo trị quốc bình thiên hạ, cái lý thuyết chính danh định phận và lễ trị của Nho giáo. Quá trình phát triển của chế độ trung ương tập quyền Việt Nam gắn liền với sự củng cố quyền sở hữu của Nhà nước và sự bành trướng của sở hữu tư nhân về ruộng đất. Hầu hết ruộng đất dù là ruộng công của làng xã hay ruộng của địa chủ đều được sử dụng trong khuôn khổ sản xuất nhờ lấy gia đình làm đơn vị. Trong mỗi gia đình không những cơ quan hôn nhân, huyết thống mà còn có cả quan hệ sở hữu, phân phối sản phẩm, phân công lao động cho đến những quan hệ tinh thần. Tất cả những quan hệ ấy chứng tỏ vai trò của người gia trưởng và tôn ti trật tự của gia đình có một ý nghĩa rất lớn. Đó chính là cơ sở để Nho giáo dễ thâm nhập vào cuộc sống bởi vì Nho giáo với các khái niệm hiếu, đễ, tiết, hạnh đã góp phần củng cố uy quyền của người gia trưởng và tôn ti trật tự trong gia đình. Cuối cùng phải kể đến nhu cầu phát triển văn hoá và giáo dục nước ta khi chế độ phong kiến tập quyền đã bắt đầu, việc bổ sung quan lại bằng hai con đường “nhiệm tử” và “thủ sĩ” không đủ mà cần phải bổ sung một phương thức đào tạo và tuyển lựa quan lại mới. Phương thức này chỉ có thể phát triển giáo dục văn hoá và thực hiện chế độ thi cử để tuyển lựa nhân tài. Lúc đương thời Phật giáo, Lão giáo không chỉ đảm nhiệm công việc đó. Cho nên Nho giáo vốn có đầy đủ lý thuyết và quy chế về giáo dục và khoa cử tất nhiên phải đảm đương nhiệm vụ lịch sử ấy. Tất nhiên những nhu cầu xã hội nói trên mới chỉ là những cơ sở khách quan cho sự phát triển Nho giáo ở nước ta mà thôi. Sự phát triển đó muốn trở thành hiện thực thì phải thông qua hoạt động của những con người cụ thể, những lực lượng xã hội cụ thể. Trong thực tế từ vua cho đến các đại thần nắm quyền chính trị dưới càng triều Lý, Trần cũng như các thế hệ nho sĩ đời sau đều đã nhận thức được vai trò cần thiết của Nho giáo. Và đã tiến hành những bước truyền bá và sử dụng Nho giáo trong xã hội Việt Nam.

    2. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam.

     Ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo thể hiện ở những điểm sau: Nho giáo suy đến cùng là bảo thủ về mặt xã hội và duy tâm về mặt triết học. Nó thường được sử dụng để bảo vệ, củng cố các xã hội phong kiến trong lịch sử. Nho giáo góp phần không nhỏ trong việc duy trì quá lâu chếđộ phong kiến ởáĐông nói chung vàở Việt nam nói riêng. Nho giáo cũng là một trong những nguyên nhân kìm hãm sản xuất phát triển ở Việt nam. Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, truyền thống tập thểđã biế n thành chủ nghĩa gia trưởng, chuyên quyền, độc đoán, bất bình đẳng. Nho giáo không thúc đẩy sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên bởi phương pháp giáo dục thiên lệch của Nho giáo chỉ quan tâm tới đạo đức, học và dạ y làm người mà không đề cập đến kiến thức khoa học kỹ thuật. Những mặt tiê u cực đó phản ánh tính chất bảo thủ lạc hậu của Nho giáo ở nước ta. Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt nam thì tư tưởng chính trị - đạo đức của Nho giáo cóảnh hưởng trên các mặt sau: - Trên lĩnh vực xã hội: Nó có tác dụng ổn định kinh tế - chính trịđể phát triển kinh tế. Đó làđiều kiện để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt nam. - Trên lĩnh vực chính trị - đạo đức: Ngày nay áp dụng những tư tưởng của Nho giáo, kế thừa nhữnh mặt tích cực của nóđểđạt mục tiêu ổn định kinh tế, xã hội; đặc biệt chú trọng Nho giáo cổđại (Khổng Tử) chứ không phải Nho giáo sau này (chỉ nhấn mạnh quan hệ một chiều). Đảm bảo nhìn nhận vấn đề

    một cách hợp lý, duy trì vấn đề phê phán đúng lúc, đặt vấn đề dân chủ trong việc áp dụng những tinh hoa tích cực. Trong kinh doanh phải biết trọng chữ tín, lấy chữ tín làm đầu, trong đó có một vấn đề rất quan trọng là phải quan tâm đúng mức đến chất lượng sản phẩ m.

    KẾTLUẬN Nho giáo tuy là một triết học duy tâ m nhưng đặc biệt coi trọng các giá trịđạo đức. Trong các nội dung đó, chúng vẫn có những ý nghĩa nhân loại nhất định ngoài những hạn chế của đẳng cấp, giai cấp. Việt nam hiện nay đang trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa thì những tư tưởng bảo thủ, hủ nho sẽ là những cản trở không nhỏ cho quá trình chuyển đổi ấy. Mặt khác, Việt nam hiện nay đang rất cần giữ thếổn định của xã hội, đó làđiều mà Nho giáo đã theo đuổi hàng ngàn nă m nay - mục tiêu "ổn định". Nho giáo đã suy tư rất nhiều về phương cách thực hiện mục tiêu ấy. Ta cần tham khảo các vấ n đềđó từ nhiều nguồn thông tin, trong đó có Nho giáo, nghiên cứu để vận dụng vào Việt nam cho phù hợp với điều kiện riêng có của nước ta trong điều kiện hiện nay. Vì vậy nghiên cứu Nho giáo trong điều kiện hiện nay còn là một nhiệ m vụ cấp bách và cóý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn.


     

    Câu 9:Điều kiện hình thành nền văn minh khu vực Đông nam Á và những thành tựu cơ bản của nền văn minh đó, Việt Nam đã có những đóng góp gì cho nền văn minh khu vực

     

    1. Điều kiện hình thành nền văn minh khu vực ĐNA

     

    a) Điều kiện tự nhiên của ĐNA thuận lợi cho những bước đi đầu tiên của con người. Vì thế có thể hiểu được tại sao con người đã có mặt ở vùng đất ày từ rất xa xưa. Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lý, cư dân ĐNA đã sang tạo ra một nền văn hóa bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp súc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Theo những vật chứng để lại nhờ sự phát hiện của các nhà khảo cổ có thể thấy Văn hóa ĐNA cũng đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển khác nhau và rồi dần hình thành lên một nền văn minh mới của nhân loại.

     

    b) Sự hình thành các quốc gia ĐNA còn gắn liền với việc tiếp thu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ. Những ảnh hưởng này là khá tòa diện và sâu sắc, cả về chữ viết, văn chương, tôn giáo, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Sự tiếp thu đó qua các con đường khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là thông qua hoạt động thông thương và việc xâm chiếm. Tuy phải chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của hai nền văn hóa lớn song ĐNA vẫn là ĐNA một khu vực được coi là “Châu Âu giáo mùa” cũng có những bản sắc và những thành tựu riêng biệt mang đậm chất ĐNA

     

    2. Những thành tựu cơ bản của nền văn minh ĐNA

     

    Cư dân ĐNA lấy sản suất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chủ yếu. Do đó không chỉ có những nét tương đồng về canh tác và hệ thồng thủy lợi, mà đến các phong tục tập quán ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của của nền nông nghiệp lúa nước.

    a) Trước khi các tôn giáo được truyền bá vào ĐNA, cư dân nơi đây đã dùng thuyết “vạn vật hữu linh” để chỉ tất cả những hình thức tín ngưởng. Trong đó sớm nhất là bái vật giáo với những ý niệm về sức mạnh siêu nhiên của tự nhiên.

     

    Quan niệm “vạn vật hữu linh” đã tồn tại trong các tín ngưỡng dân gian và có tác động không nhỏ đến các tôn giáo được truyền bá vào và một phần làm biến dạng nó, biến nó thành cái của mình: như Ăng co vát ở Campuchia, Bánh xe luân hồi bằng đá ở Thái Lan,

     

    b) Khác với văn hóa chữ viết của người Hán và Ấn Độ, văn hóa cư dân nông nghiệp ĐNA tắm  mình trong nền văn hóa dân gian. Tín ngưỡng, lễ hội gắn liền với chu ký nông nghiệp, thờ cúng tổ tiên. Cơ cấu của lễ hội bao gồm hai phần đó là Lễ và Hội đan xen hòa quyện vào nhau rất khăng khít, Ngoài ra lễ hội khu vực ĐNA còn mang tính chất thống nhất cao như Tết cổ truyền ở các nước đều có với hình thức gần giống nhau và thời điểm cũng tương đương nhau.

     

    c) Qua các văn bia người ta biết rằng ĐNA cổ xưa đã sử dụng chữ viết đươc du nhập từ Ấn Độ là chính. Tuy nhiên trong quá trình lịch sử lâu dài việc sang tạo ra chữ viết và quá trình cải tiến nó của các cư dân ĐNA không phải là một sự bắt chước đơn giản mà là cả một quá trình công phu và sang tạo, một thành tựu đáng kể về văn hóa của khu vực.

     

    Nền văn học dân gian của các dân tộc ĐNA cũng rất phong phú và đa dạng  về thể loại đó là những truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn, truyện trạng…mặc dù có chịu ảnh hưởng của văn học Hán và Ấn Độ song văn học ĐNA vẫn mang được bản sắc riêng.

     

    Ngoài ra văn hóa ĐNA còn rất nhiều bản sắc riêng biệt nữa như: Chiếc nhà sàn, Thích múa hát tập thể, hát đối…

     

    3. Việt Nam đã có những đóng góp gì cho nền văn minh khu vực?

    …………………

    Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa lâu đời, được tạo nên từ rất nhiều mối quan hệ và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Tiếp cận văn hoá Đông Nam Á ngày nay cái cảm đầu tiên với mỗi người sẽ là một nền văn hoá đa dạng trong thống nhất. Trong kho tàng văn hoá đồ sộ ấy dẫu có rất nhiều yếu tố chung làm nên cái gọi là “khung” Đông Nam Á song cũng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nằm trong tổng thể văn hoá Đông Nam Á, Việt Nam là một trong số ít những quốc gia hội tụ được nhiều giá trị của nền văn hoá - văn minh phương Đông, mang nhiều đặc trưng điển hình của một Đông Nam Á thu nhỏ. Sức sống văn hoá Việt Nam cũng được thể hiện rất đa dạng trên mọi khía cạnh của cuộc sống, xét cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần. Ở mỗi khía cạnh lại có những thành tựu văn hoá đặc sắc riêng, được tiếp thu, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác và lưu truyền đến tận ngày nay. Để hoàn thiện một cái nhìn tổng quát nhất về văn hoá Việt Nam, trong bài báo cáo này chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu: Một vài nét khác biệt của văn hoá Việt Nam với các nước Đông Nam Á, qua đó sẽ giúp chúng ta có thể nhận diện chính xác hơn những nét riêng có đã làm nên giá trị muôn đời của văn hoá Việt. Khoảnh khắc nhìn lại đây sẽ thay cho thông điệp của người viết về việc bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau những giá trị văn hoá quí giá của dân tộc. NỘI DUNG 1. Khái quát về văn hoá Đông Nam Á 1.1. Đông Nam Á - một khu vực địa lý, văn hoá, lịch sử thống nhất Về mặt địa lý, Đông Nam Á là khu vực nhiệt đới, gió mùa, khí hậu nóng ẩm, nắng lắm, mưa nhiều. Xét ở góc độ cảnh quan địa lý, Đông Nam Á có đủ rừng núi, đồng bằng, sông, biển. Đó là những hằng số tự nhiên góp phần tạo nên bản sắc thống nhất của văn hoá Đông Nam Á: văn hoá nông nghiệp lúa nước, văn hoá sông biển và văn minh xóm làng. Về mặt lịch sử, Đông Nam Á là một trong những cái nôi của nhân loại. Trong quá trình phát triển, số phận của các dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á thăng trầm theo những bước lên xuống gập ghềnh khá giống nhau. Nơi đây có chung các nền văn hoá nổi tiếng: văn hoá Hoà Bình, văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Đông Sơn.v.v. Con đường dựng nước và giữ nước của các dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á cũng luôn luôn ở vào một hoàn cảnh tương tự: xây dựng nhà nước sơ khai ban đầu theo mô hình tổ chức của Ấn Độ, cùng phải đối mặt với đế quốc Nguyên Mông, các đế quốc phương Tây và Nhật Bản... 1.2. Đông Nam Á - là một khu vực chịu sự ảnh hưởng của các nền văn hoá lớn nhưng vẫn tạo được bản sắc riêng và có những đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hoá thế giới Trước hết, Đông Nam Á là quê hương của các loại cây có củ như khoai mài, khoai sọ và các loại ngũ cốc mà quan trọng nhất là cây lúa. Có thể nói trong lĩnh vực này, so với nhiều khu vực khác, Đông Nam Á đóng một vai trò tối quan trọng nếu không nói là chủ chốt. Do đó, hiện nay, Đông Nam Á trở thành khu vực xuất khẩu lúa gạo vào loại hàng đầu thế giới. Không chỉ có cây lúa, nền văn minh thực vật Đông Nam Á còn tạo ra chè, quế, hồ tiêu và nghề trồng dâu nuôi tằm. Và hiệu quả của việc tạo ra các sản phẩm này là những con đường thương mại quốc tế mang tên chúng như: đường chè, đường hồ tiêu, đương tơ lụa. Đông Nam Á là khu vực đầu tiên trên thế giới thuần dưỡng thành công các loài động vật hoang dã như chó, gà, vịt, ngỗng, trâu, voi. Đóng góp cho di sản văn hoá thế giới còn phải kể đến đồ gốm (Bản Chiềng -Thái Lan; Sa Huỳnh - Việt Nam), đồ đồng thau (Đông Sơn - Việt Nam) và hàng loạt các công cụ bằng sắt phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp. Về mặt kiến trúc, Đông Nam Á đã để lại cho thế giới những công trình kì vĩ, độc đáo như khu đền Ăngco, tháp Chàm, Chùa Borobudur, hệ thống đê điều Bắc Bộ,v.v Nghệ thuật điêu khắc Khmer, Chăm, Myanmar,v.v. cũng là những đóng góp đặc sắc của văn hoá Đông Nam Á. Với một bề dày truyền thống văn hoá như vậy thì sự phát triển kinh tế và văn hoá như hiện nay của các nước Đông Nam Á cũng là điều có thể lỷ giải được. 1.3. Văn hoá Đông Nam Á là một nền văn hoá thống nhất trong sự đa dạng Tính thống nhất trong sự đa dạng được biểu hiện ở rất nhiều mặt, nhiều khía cạnh của văn hoá Đông Nam Á. Dưới đây chỉ xin đơn cử một vài ví dụ minh hoạ. Về mặt ngôn ngữ, sự đa dạng của chúng được thể hiện ở chỗ mỗi quốc gia Đông Nam Á hiện có đến hàng chục, thậm chí hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Với gần 200 triệu dân sống ở 13.000 hòn đảo, Indonesia có đến hơn 200 ngôn ngữ dân tộc khác nhau cùng tồn tại. Đất nước 7.107 hòn đảo Philippines cũng có đến khoảng 80 ngôn ngữ dân tộc. Các nước Đông Nam Á khác cũng là những quốc gia đa ngôn ngữ. Tuy nhiên, dù hết sức đa dạng, nhiều vẻ các ngôn ngữ Đông Nam Á đều chỉ thuộc về một trong số 4 ngữ hệ như chúng ta đã biết: Nam Á, Nam Đảo, Thái, Hán Tạng. Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một gốc chung là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử. Quả là một sự thống nhất cao độ từ trong cội nguồn của chúng. Phong tục tập quán là một cái gì hết sức riêng biệt của mỗi dân tộc. Ở Đông Nam Á có đến hàng trăm dân tộc khác nhau, vì thế các phong tục, tập quán cũng rất đa dạng. Sự đa dạng của nó đến mức mỗi làng, mỗi bản đều có những tập tục riêng của mình. Song trong cái hằng hà sa số ấy, người ta vẫn tìm thấy nhiều đặc điểm chung mang tính chất toàn vùng, mang tính phổ quát cho cả khu vực. Đó là cách ăn mặc với một trang phục chung là sarông (váy), khố, rồi vòng đeo tai, vòng đeo cổ.v.v. Đó là tục ăn uống với thức ăn chính là cơm, rau, cá, và hoa quả. Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình. Đó là tục chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống và những thứ mà khi còn sống họ thường ưa thích. Đó là tục nhai trầu, cưa, và nhuộm răng đen, xăm mình; rồi đến cả những trò vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền.v.v. Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình và rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực. Sự đa dạng của phong tục tập quán còn được biểu hiện ở các lễ hội, lễ tết Đông Nam Á. Có thể nói, ở mỗi dân tộc, mùa nào, tháng nào cũng có lễ hội. Nếu làm một phép thống kê, con số các lễ hội, lễ tết Đông Nam Á đều quy tụ về một loại thống nhất: lễ hội nông nghiệp. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á dù hết sức đa dạng, nhiều vẻ vẫn có thể thuộc về một trong số ba loại chính: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ cúng người đã mất. Một nét chung khác nữa trong tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là thuyết vạn vật hữu linh, là tục thờ Thần, đặc biệt là những vị thần liên quan đến việc trồng cấy như thần Đất, thần Nước, thần Mây, thần Mặt trời.v.v. Tóm lại, ở mọi thành tố của văn hoá Đông Nam Á chúng ta đều có thể tìm thấy một sự thống nhất trong muôn hình muôn vẻ sự tồn tại đa dạng của chúng ở các dân tộc Đông Nam Á. 1.4. Đông Nam Á - khu vực mang tính chất mở, tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố tích cực từ bên ngoài Đặc điểm này có cơ sở từ hai lí do chính. Thứ nhất, do tính cách, bản chất của con người Đông Nam Á: luôn luôn cởi mở (sẵn sàng tiếp nhận, không có thành kiến dân tộc) và năng động (sáng tạo). Thứ hai, do vị trí của khu vực Đông Nam Á. Đông Nam Á, như chúng ta đã biết, nằm trên đường giao lưu Trung Hoa - Ấn Độ, nằm gọn trên trục thông thương Đông - Tây qua hai đại dương. Vị trí ấy tạo điều kiện cho Đông Nam Á, ngay từ buổi đầu lịch sử, đã sớm tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá Trung, Ấn, Arập và sau này sớm tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây. Những dấu ấn về sự tiếp thu ấy còn để lại khá đậm nét trong văn hoá Đông Nam Á. Các yếu tố mới tiếp thu từ bên ngoài cùng với các yếu tố bản địa đã làm cho vườn hoa Đông Nam Á càng đa dạng sắc màu trong cuộc sống hiện đại. 1.5. Đông Nam Á - là khu vực còn duy trì các đặc trưng văn hoá mang tính nông thôn Khác với văn hoá phương Tây, vốn hầu như chỉ mang tính chất thành thị, văn hoá Đông Nam Á còn lưu giữ rất nhiều những nét gắn liền nó với nông thôn, cũng như với nguồn gốc xa xưa, tức là duy trì cái cơ sở chung gắn liền với quá khứ. Những yếu tố, những đặc trưng văn hoá mang tính nông thôn còn tồn tại khá nhiều, chẳng hạn: - Nông nghiệp lúa nước và tổ chức làng xã có tính chất tự quản thích hợp với nền nông nghiệp này. - Quan niệm về gia đình xây dựng trên sự hoà hợp vợ chồng trong đó vai trò của người phụ nữ được coi trọng. - Những nghi lễ gắn liền với lá trầu, quả cau trong mọi giao tiếp xã hội. - Những tín ngưỡng gắn liền với linh hồn cha mẹ, những tàn dư vạn vật hữu linh vẫn được duy trì cho dù nước này theo Phật giáo, nước kia theo Hồi giáo hay Thiên chúa giáo. - Trong văn học vai trò của văn học dân gian vẫn chiếm vị trí quan trọng, bên cạnh dòng văn học mới ít chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây. Các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật khác như âm nhạc, vũ, điêu khắc, hội hoạ cũng ở trong tình trạng tương tự. - Về mặt tâm thức, con người Đông Nam Á coi trọng cộng đồng hơn cá nhân, thích hoà hợp hơn cạnh tranh, lấy tình nghĩa làm chính trong các quan hệ giưũa người với người. Như vậy, nhìn chung có thể đánh giá rằng, Đông Nam Á là một khu vực có những đặc trưng văn hoá riêng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, bản sắc ấy ngày càng được bồi đắp thêm bởi những yếu tố mới tiến bộ. Ngày nay, các nước Đông Nam Á đều đã giành được độc lập và đang bước vào thời kì phát triển kinh tế, xây dựng xã hội mới giàu mạnh, tiên tiến, hiện đại. Chỉ với mấy chục năm khôi phục kinh tế, phát triển đất nước, các quốc gia Đông Nam Á đã thu được những thành tựu đáng kể. Có được những thành tự ấy, một trong những lý do quan trọng nhất là bởi khu vực này từ xa xưa đã có một bản sắc văn hoá chung, đặc sắc mà chỉ ngày nay trong hoàn cảnh thế giới mới, nó mới có điều kiện phát huy sức mạnh vốn có của mình. 2. Văn hoá Việt Nam và những nét đặc trưng khác biệt về văn hoá so với các nước trong khu vực Đông Nam Á 2.1. Lịch sử hình thành văn hoá Việt Nam Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa của một quốc gia đa tộc người bởi vậy, nền văn hoá ấy được thể hiện một cách đa dạng trên mọi lĩnh vực cả về vật chất lẫn tinh thần. Mỗi khía cạnh của cuộc sống lại có những thành tựu văn hóa đặc sắc riêng, được tiếp thu phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác và lưu truyền đến ngày nay. Việt Nam gồm có tất cả 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số. Chỉnh thể văn hóa Việt Nam được thể hiện bởi một nền văn hóa thống nhất của một quốc gia dân tộc bao gồm 54 sắc thái của 54 tộc người, với đặc điểm là một nền văn hóa đa tộc người vừa có tính thống nhất, vừa có tính đa dạng. Chính vì đặc điểm khi chúng ta tiếp cận văn hóa Việt Nam ta nên khám phá ở góc độ lịch sử phát triển để có thể đưa ra một cái nhìn tổng thể chính xác nhất. Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc. Các nhà sử học đã thống nhất một ý kiến: Việt Nam có một cộng đồng văn hoá khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ này. Đó là cộng đồng văn hoá Đông Sơn. Cộng đồng văn hoá ấy phát triển cao so với các nền văn hoá khác đương thời trong khu vực, có những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá vùng Đông Nam Á, vì có chung chủng gốc Nam Á (Mongoloid phương Nam) và nền văn minh lúa nước. Những con đường phát triển khác nhau của văn hoá bản địa tại các khu vực khác nhau (lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả...) đã hội tụ với nhau, hợp thành văn hoá Đông Sơn. Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước “phôi thai” đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng liên làng và siêu làng (để chống giặc và đắp giữ đê trồng lúa), từ đó các bộ lạc nguyên thuỷ phát triển thành dân tộc. Giai đoạn văn hoá Văn Lang - Âu Lạc (gần năm 3000 đến cuối thiên niên kỷ 1 trước CN) vào thời đại đồ đồng sơ khai, trải 18 đời vua Hùng, được coi là đỉnh cao thứ nhất của lịch sử văn hoá Việt Nam, với sáng tạo tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước ổn định. Sau giai đoạn chống Bắc thuộc có đặc trưng chủ yếu là song song tồn tại hai xu hướng Hán hoá và chống Hán hoá, giai đoạn Đại Việt (từ thế kỉ 10 đến 15) là đỉnh cao thứ hai của văn hoá Việt Nam. Qua các triều đại nhà nước phong kiến độc lập, nhất là với hai cột mốc các triều Lý - Trần và Lê, văn hoá Việt Nam được gây dựng lại toàn diện và thăng hoa nhanh chóng có sự tiếp thu ảnh hưởng to lớn của Phật giáo và Nho giáo. Sau thời kì hỗn độn Lê - Mạc và Trịnh - Nguyễn chia cắt đất nước, rồi từ tiền đề Tây Sơn thống nhất đất nước và lãnh thổ, nhà Nguyễn tìm cách phục hưng văn hoá dựa vào Nho giáo, nhưng lúc ấy Nho giáo đã suy tàn và văn hoá phương Tây bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam. Kéo dài cho tới khi kết thúc chế độ Pháp thuộc là sự xen cài về văn hoá giữa hai xu hướng Âu hoá và chống Âu hoá, là sự đấu tranh giữa văn hoá yêu nước với văn hoá thực dân. Giai đoạn văn hoá Việt Nam hiện đại được hình thành kể từ những năm 20, 30 của thế kỷ XIX, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác - Lênin. Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền văn minh thế giới hiện đại, đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hoá Việt Nam hứa hẹn một đỉnh cao lịch sử mới. 2.2. Những đặc trưng khác biệt của văn hoá Việt Nam so với các nước trong khu vực Đông Nam Á Như chúng ta đã biết, văn hóa là một khái niệm rất rộng, nó bao gồm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của mình. Khi nghiên cứu về văn hóa, nhất là văn hóa của Đông Nam Á - một trong những khu vực xuất hiện dấu chân người đầu tiên trên thế giới, là nơi có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, nơi hình thành rất nhiều nền văn minh... - phải thừa nhận rằng đây là một việc rất khó khăn. Mặt khác, trong các giá trị văn hóa của các quốc gia có những giá trị văn hóa nội sinh nhưng cũng có những giá trị văn hóa tiếp biến của các nền văn hóa khác, những giá trị văn hóa này pha trộn, tương đồng lẫn nhau rất khó xác định. Chính vì vậy, trong bài nghiên cứu này, nhóm không đi sâu chứng minh sự khác nhau trên từng khía cạnh của thành tựu văn hoá, bởi như vậy dễ sa vào con đường đánh giá chủ quan, hời hợt (khác nước này nhưng có thể lại giống nước kia). Mà chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ vấn đề dựa trên những luận điểm xoay quanh vấn đề: yếu tố nội tại và sự tiếp biến văn hóa. Với phương thức lý luận này không chỉ làm rõ được sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác mà còn thể hiện được mối liên hệ biện chứng giữa chúng. 2.2.1. Văn hoá Việt Nam - sự hội tụ của Văn hoá ngã tư Về địa lý ta thấy rõ nhất, Việt Nam nằm ở bờ Tây của Thái Bình Dương, cực nam của đại lục Trung Hoa, cực bắc của vùng bán đảo và quần đảo Đông Nam Á. Chính tính chất tính chất “ngã tư” này tạo cho nó sức sống và động lực phát triển. Bốn dòng văn hóa lớn nhất Ấn - Hoa - Cận Đông - Tây đường đi qua, đan chéo nhau ở ngã tư này. Văn hóa Hán tràn ngập đại lục, ngấm đẫm Đông Bắc Á nhưng chỉ len lỏi qua những con đường mòn, những mạch suối nhỏ xuống miền Đông Nam Á. Con đường của công cuộc Ấn Độ hóa đi qua Campuchia, Trung Việt - Champa ra quần đảo Indonesia tạo nên những đỉnh cao tuyệt vời Ăngco - Mỹ Sơn - Borobudua. Cuộc Hồi giáo hóa yếu hơn cũng để dấu ấn ở Trung Việt. Còn văn minh phương Tây tiếp xúc với đất này từ đầu công nguyên, những đợt sóng thứ nhất chỉ diễn ra hồi thế kỷ 16 bằng đường thương mại mà Hội An là một nhân chứng. Đợt hai là cuộc xâm chiếm và thực dân hóa của Pháp cuối TK 19 - đầu TK 20 tiếp nối là các biến động lịch sử của cách mạng Mác xít - chủ nghĩa yêu nước chống thực dân, cuộc tiếp xúc hòa nhập với CNXH hiện thực và giờ đây là "toàn cầu hóa". Có thể nói mọi nền văn minh đều đi qua ngã tư Việt Nam nhưng khác với các ngã tư biến thành phố thị, thành trung tâm lớn thì ngã tư Việt Nam vẫn chỉ là ngã tư để đi qua, để quá cảnh. Làn gió đi qua mát mẻ nhưng sự tích đọng không nặng nề, thấm đẫm. Việt Nam không theo Phật đậm như Campuchia, không Khổng đậm như Hàn Quốc, không Kito đậm như Philippines và không Hồi giáo đậm như Indonesia. Giao tích văn hóa diễn ra kiểu “ăn hương ăn hoa” khéo léo chắt lấy tinh hoa đấy nhưng cũng hời hợt, không triệt để, đủ để tạo một khoảng trống cho chủ thể nội tại có thể phát huy sức sáng tạo của mình. Để minh chứng rõ hơn về vấn đề này chúng tôi xin đưa ra dẫn chứng về nét độc đáo của cồng chiêng Tây Nguyên so với các nước Đông Nam Á khác: Sự độc đáo và khác biệt cơ bản giữa cồng chiêng Tây Nguyên đối với cồng chiêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á ngoài sự gắn kết với không gian văn hóa, là sự phong phú trong cơ cấu của các dàn chiêng (riêng người Gia-rai trước đây đã tồn tại 5 dàn cồng chiêng khác nhau: loại dùng trong lễ bỏ mả, loại dùng để uống rượu cần, loại dùng khi có đám rước, loại dùng tế thần lửa và loại dùng để đón người chiến sĩ chiến thắng trở về) và nhất là sự độc đáo, khác biệt trong cách thức diễn tấu. Cồng chiêng của các nước Đông Nam Á lục địa: Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, các nước hải đảo: Indonesia, Philippines, Malaysia với các dàn chiêng Gamelan, Gong Kebyar (Indonesia), Kulingtan (Philippines), Khong wong yai (Thái Lan, Lào), Khong thom (Campuchia), Ky waing (Myanma)... ngoài 1 đến 2 chiếc cồng lớn là treo trên giá (Agong – cặp cồng núm), còn đa phần là cồng có núm nhỏ, mà mỗi cồng có núm được úp trên một hộp bằng đồng - Gs. Trần Văn Khê mô tả như hình cái ô trầu có nắp, được sắp đặt theo một hệ thống cố định trên một giàn tròn bằng mây hoặc giá bằng gỗ. Nhạc công ngồi yên ở giữa, hai tay dùng 2 búa gỗ để gõ cồng. Nói chung, dàn cồng chiêng của họ được cấu tạo tương tự hình thức một cây đàn gõ ra giai điệu. (chỉ trừ dàn cồng Gangsa tại đảo Luson (Philippines) gồm 6 cồng phẳng, cách sắp đặt và diễn tấu lại không khác nhiều người Mnông ở Tây Nguyên).  Cồng chiêng Tây Nguyên Việt Nam thì trái lại, biên chế đa dạng, không cố định, hình thành nhiều loại dàn chiêng khác nhau để phục vụ cho những sinh hoạt, lễ thức khác nhau. Có loại dàn chỉ gồm 2 chiếc (như dàn chiêng Tha) cho đến loại từ 9,11,16 cồng và chiêng. Nhạc công các dàn cồng chiêng các nước Đông Nam Á lục địa một mình với 2 tay đánh bằng dùi gõ cả dàn cồng đến 17, 19 chiếc, còn nhạc công dàn cồng chiêng Tây Nguyên thì mỗi người chỉ đánh một cồng. Mỗi nhạc công giữ một vị trí cao độ và tiết tấu, âm sắc khác nhau, đòi hỏi phải nhớ, phải tập trung tâm trí nắm chắc thời gian, nhịp điệu để gõ đúng phần của mình, vừa phải lắng nghe người khác trong dàn nhạc để tạo nên sự hòa hợp, đồng cảm chung. Vì vậy, để tham gia diễn tấu được một bài chiêng, thì yếu tố “nhạc cảm”, năng khiếu bẩm sinh là vấn đề quan trọng, không phải là ai cũng có thể làm ngay được. Đặc biệt là sự quy định chức năng từng loại cồng trong dàn nhạc: “Chiếc cồng phát ra âm thanh thấp – vốn là âm cơ bản – mang tên “mẹ”. Trong những dàn có 9 cồng chiêng trở lên thì có thêm cồng “cha”, ... tiếp theo là các cồng con, cồng cháu... hình thành hệ thống gia đình mang dấu vết chế độ mẫu hệ của người Tây Nguyên. Khi diễn tấu, cồng mẹ và cồng cha được phân công phần trầm làm nền, cồng con và các cồng khác đánh so le trước – sau, nhanh – chậm để tạo ra giai điệu” . Điều khác biệt nữa là nhạc công dàn chiêng Tây Nguyên không ngồi yên tại chỗ để gõ cồng như các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanma... mà luôn di động, (thường là di động xoay quanh một đối tượng được tôn vinh ở vị trí trung tâm như cây nêu... theo chiều ngược kim đồng hồ như chiều bay của cánh chim Lạc trên mặt trống đồng) và đa dạng về động tác (tùy theo sự cảm hứng diễn đạt trong quá trình diễn tấu như khom người, nghiêng mình, cúi mặt...). Cách gõ cồng của Tây Nguyên có hai cách: đánh bằng dùi và đánh bằng cườm tay. Đánh bằng dùi, nếu là dùi mềm cho âm thanh tròn trĩnh, dịu dàng, trầm lắng, nếu là dùi cứng cho âm thanh độ mãnh liệt, sắc nhọn. Đánh bằng cườm tay cho âm thanh cảm giác mờ ảo, xa xăm, huyền bí, hoang sơ. Bàn tay trái phía sau cồng không chỉ để giữ cồng mà cũng tham gia diễn tấu, lúc bịt lúc mở mặt chiêng để tạo tiếng ngắt, tiếng ngân theo từng sắc thái của bài chiêng. Bởi vậy có thể khẳng định: “không bao giờ bật gốc qua các cơn bão lốc, luôn bảo tồn cái vốn có một cách dai đẳng, khéo léo nhưng cũng không đột biến, bùng phát tới một đỉnh nào” - chính là nét khác biệt dễ nhận thấy nhất trong văn hóa Việt Nam”. Chính yếu tố này đã tạo nên một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống vừa có sự tiếp biến mềm mại không làm mất đi bản sắc riêng của dân tộc. 2.2.2. Văn hoá Việt Nam và con đường “trung dung” vừa phải Không cực đoan, không triệt để, không đi tới cùng, không quá khích, không đồ sộ, không lấn át, không cuồng nhiệt... mà mềm dẻo, linh hoạt, bền bỉ, xinh xắn, khôn khéo, có tình, có nghĩa... đại loại đó là người Việt và Việt Nam. Sông dài, biển rộng, núi cao nhưng ấn tượng sâu sắc về non sông Việt là những cái đèo và những sông nhỏ hiền lành Cầu, Đường, Hương, Thu Bồn.... Trong văn chương, hội họa, phong cảnh không phải biển hùng vĩ như biển hồ Tonle sap (Campuchia) hay những ngọn núi lửa phun đầy hoang dại như Cụm núi lửa Tengger Caldera (Indonesia). Kiến trúc thì cũng xinh xắn, to nhất là các đình, hoàng cung Huế cũng rất vừa phải, các quốc tự quốc tháp (trong tứ đại khí) thời Lý Trần cũng rất xinh so với chùa tháp ở Thái Lan, Malaysia và thật nhỏ bé so với Ăngco hay Borobudua. Vẻ đẹp đàn bà không "nghiêng nước, nghiêng thành", "chim sa cá lặn" mà "Cổ tay em trắng như ngà..." rất vừa phải. Người đàn ông không vạm vỡ, lực lưỡng, uy quyền mà khá nhu nhược, ủy mị - nho nhã. Vẻ hùng tráng của Từ Hải hay người chinh phu của Nguyễn Du và Đặng Trần Côn có phần vay của Tầu nhưng cũng vừa phải không thể so với những Bạch Khởi, Hạng Võ... bên Tàu. Màu sắc không cực đoan, một chiều như màu vàng ánh kim mà người Thái vẫn ưa chuộng mà thường dùng màu trung gian: cánh sen, nõn chuối, cổ vịt, mỡ gà... Các nhân vật chính trị không quyết liệt độc tài độc đoán... như Campuchia mà được tôn vinh phần lớn là vua hiền lành, nhân đức. Trong tôn giáo thì sự hòa trộn là rất khéo léo, ít tính cuồng tín như Mianma, mà tin theo vừa phải và lỏng lẻo. Xung đột tôn giáo không bao giờ quyết liệt. Chất tâm linh thần bí không sâu như Ấn Độ, tính thực dụng duy lợi, ý chí, mưu mô không cương hoạnh như Trung Hoa. Đặc biệt, điển hình nhất phải kể đến quá trình hình thành ngôn ngữ Việt Nam. Từ xưa, ngôn ngữ vốn được xem là thành tựu đặc trưng cho sự phát triển của nền văn minh mỗi một dân tộc. Ở đây quá trình hình thành chữ viết Việt Nam không chỉ thể hiện trình độ phát triển mà còn chứng nhân lịch sử của sự giao lưu trung dung, “có gạn lọc, tiếp biến” của trí tuệ Việt. Về nguồn gốc tiếng Việt, có nhiều giả thuyết. Giả thuyết giầu sức thuyết phục hơn cả: tiếng Việt thuộc dòng Môn-Khmer của ngữ hệ Đông Nam Á, sau chuyển biến thành tiếng Việt-Mường (hay tiếng Việt cổ) rồi tách ra. Trong tiếng Việt hiện đại, có nhiều từ được chứng minh có gốc Môn-Khmer và tương ứng về ngữ âm, ngữ nghĩa khi so sánh với tiếng Mường. Trải qua nghìn năm Bắc thuộc, và dưới các triều đại phong kiến, ngôn ngữ chính thống là chữ Hán, nhưng cũng là thời gian tiếng Việt tỏ rõ sức sống đấu tranh tự bảo tồn và phát triển. Chữ Hán được đọc theo cách của người Việt, gọi là cách đọc Hán-Việt và được Việt hóa bằng nhiều cách tạo ra nhiều từ Việt thông dụng. Tiếng Việt phát triển phong phú đi đến ra đời hệ thống chữ viết ghi lại tiếng Việt trên cơ sở văn tự Hán vào thế kỉ 13 là chữ Nôm. Thời kỳ thuộc Pháp, chữ Hán dần bị loại bỏ, thay thế bằng tiếng Pháp dùng trong ngôn ngữ hành chính, giáo dục, ngoại giao. Nhưng nhờ chữ Quốc ngữ, có lợi thế đơn giản về hình thể kết cấu, cách viết, cách đọc, văn xuôi tiếng Việt hiện đại thực sự hình thành, tiếp nhận thuận lợi các ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ văn hóa phương Tây. Chữ quốc ngữ là sản phẩm của một số giáo sĩ phương Tây trong đó có Alexandre de Rhodes hợp tác với một số người Việt Nam dựa vào bộ chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt dùng trong việc truyền giáo vào thế kỉ 17. Chữ quốc ngữ dần được hoàn thiện, phổ cập, trở thành công cụ văn hóa quan trọng. Cuối thế kỉ 19, đã có sách báo xuất bản bằng chữ quốc ngữ. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, tiếng Việt và chữ quốc ngữ giành được địa vị độc tôn, phát triển dồi dào, là ngôn ngữ đa năng dùng trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp học, phản ánh mọi hiện thực cuộc sống. Ngày nay, nhờ cách mạng, một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có chữ viết riêng. Đặc điểm của tiếng Việt: đơn âm nhưng vốn từ cụ thể, phong phú, giầu âm sắc hình ảnh, lối diễn đạt cân xứng, nhịp nhàng, sống động, dễ chuyển đổi, thiên về biểu trưng, biểu cảm, rất thuận lợi cho sáng tạo văn học nghệ thuật. 2.2.3. Văn hoá làng - tổ chức cộng đồng căn bản của văn hoá Việt Cộng đồng người Việt được tổ chức theo các đơn vị cơ bản là làng. Các nhà nghiên cứu về làng xã Việt Nam cũng đã thừa nhận rằng: “Làng kiểu Việt Nam, nhất là ở Bắc Bộ không thấy ở nơi nào khác trên thế giới.” Cái làng phát triển nhất cũng không là tiền thân đô thị phong kiến hay tư bản như ở các nước khác. Nó không chỉ là nơi tụ hội, cố kết các phong tục tập quán và những thành tựu văn hóa dân gian như từ Phan Kế Bính tới các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian hiện nay quan niệm. Làng là một tổ chức khá khép kín. Về quy hoạch, làng là một cụm dân cư nông nghiệp, thủ công nghiệp với diện tích nhỏ. Về hành chính, nó không phải một đơn vị như thôn - xã - huyện, tỉnh mà được gắn kết dựa trên huyết thống. Về kinh tế, các làng nghề là đỉnh cao của kinh tế Việt Nam thời phong kiến với các tổ nghệ - đáng gọi là các anh hùng lao động, khoa học công nghệ thời đó. Từ làng mạng lưới thương mại quốc gia được nối kết qua một số đầu mối như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. Sản xuất không tập trung về đô thị... Về tín ngưỡng, làng thường có đình làng là nơi thờ cúng các vị thành hoàng và hội họp dân làng, nơi tổ chức các lễ hội quan trọng. Làng được bao bọc bởi lũy tre và có cổng, trong làng còn có cây đa, có thể có chùa. Ngôi đình tiếp nối các nhà to - nhà cộng đồng Đông Nam Á và là nhà hành chính - nhà thờ và nhà văn hóa của làng. Về văn hóa, làng cũng là địa bàn, là cái nôi sinh ra tới 90% di sản văn hóa Việt. Kiến trúc, điêu khắc, ca, vũ, kịch tới múa rối, các trò chơi, thể thao... đều là của làng, có tiếng có chất lượng thì thành của cả nước giống như các món ăn, các sản phẩm như gạch Bát Tràng, rượu làng Vân, bún làng Mọc. Tầng lớp trí thức không làm quan chỉ ở làng, cáo quan cũng về làng nên phải nói trí tuệ Việt Nam tập trung ở làng. Tên danh nhân cũng gọi theo làng như cụ Tiên Điền, ông Yên Đổ. Đơn vị xã hội nhỏ hơn làng là các gia đình. Gia đình được tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ, người dưới phải có hiếu và kính trọng người trên, người trên có nghĩa vụ phải chăm lo dạy dỗ con cháu nên người. Các gia đình nhiều thế hệ hợp thành dòng họ. Các dòng họ gắn kết với làng, tranh thế lực ở làng. Những người đứng đầu làng được mọi người tôn kính, thường là những người già cả, người có tiền, được gọi là các trưởng làng. Hương ước là một sản phẩm độc đáo của làng và có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có. Lệ làng làm nghiêng phép nước tạo ra một nền dân chủ làng và một thế tự trị lỏng lẻo nhưng rất bền chặt. Hệ thống giá trị quyền lực theo các thang: chi tộc - học vấn - chức sắc - tài sản đan dệt khá tinh vi, phức tạp. Có lẽ vì vậy, từ Nguyên, Minh, Thanh tới Pháp, Mỹ đều không thể chiếm được làng dù đã tạm thời chiếm cả nước? Qua nhiều thế kỷ phát triển, Làng biểu hiện tất cả những nét tốt đẹp cũng như những hiện tượng tiêu cực của văn hóa Việt Nam thời phong kiến. Nhận định, đánh giá Như vậy, có thể nói Văn hóa dân tộc Việt Nam nảy sinh từ một môi trường sống cụ thể: xứ nóng, nhiều sông nước, nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh lớn. Điều kiện tự nhiên (nhiệt, ẩm, gió mùa, sông nước, nông nghiệp trồng lúa nước...) đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc, đến tính cách, tâm lý con người Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện xã hội và lịch sử lại là những yếu tố chi phối rất lớn đến văn hóa và tâm lý dân tộc. Cho nên cùng là cư dân vùng trồng lúa nước, vẫn có những điểm khác biệt về văn hóa giữa Việt Nam với Thái Lan, Lào, Indonesia, Ấn Độ... Cùng cội nguồn văn hóa Đông Nam Á, nhưng do sự thống trị lâu dài của nhà Hán, cùng với việc áp đặt văn hóa Hán, nền văn hóa Việt Nam đã biến đổi theo hướng mang thêm các đặc điểm văn hóa Đông Á. Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải thực hiện các cuộc chiến tranh giữ nước, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hóa nổi bật: tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc. Chiến tranh liên miên, đó cũng là lý do chủ yếu khiến cho lịch sử phát triển xã hội Việt Nam có tính bất thường, tất cả các kết cấu kinh tế - xã hội thường bị chiến tranh làm gián đoạn, khó đạt đến điểm đỉnh của sự phát triển chín muồi. Cũng vì chiến tranh phá hoại, Việt Nam ít có được những công trình văn hóa-nghệ thuật đồ sộ, hoặc nếu có cũng không bảo tồn được nguyên vẹn. Qua những nét đặc trưng căn bản trên chúng ta có thể đưa ra nhận định như sau: Bản sắc văn hóa Việt, thế mạnh của nó chính là tính lưỡng căn - hai gốc rễ ( lưỡng thể vừa văn hóa biển vừa văn hóa đại lục) - Đông Á - Đông Nam Á. Ta “gần” – “giống” Trung Hoa, Nhật Bản - Triều Tiên bao nhiêu thì cũng gần Thái, Malaysia, Indonesia... bấy nhiêu. Chính yếu tố lưỡng căn vừa Đông Á vừa Đông Nam Á, kết hợp yếu tố là ngã tư Đông - Tây - Nam - Bắc nên người Việt chịu nhiều áp lực bên ngoài, biết né tránh đối đầu cực đoan có tính sinh tử, rất bền bỉ, khôn khéo, luồn lách thích ứng; nương theo tình thế mà ứng phó, phát triển; cứng thì cũng như các ngọn đèo, mềm mại thì như những dòng sông mà tự né tránh bảo tồn mình phát triển mãi về phía Nam. Ngay cuộc Nam Tiến cũng diễn ra chậm chạp, đồng hóa, chuyển hóa, hòa nhập từ từ cả ngàn năm chứ không huỷ diệt, thôn tính kiểu nhà Nguyên hay Ba Tư, La Mã. Trong giao tích văn hóa thu nhận những ảnh hưởng bên ngoài người Việt cũng rất vừa phải, từ từ, có khi rụt rè và không triệt để như các nước Đông Nam Á khi chuyển tôn giáo theo Hồi hay Kito. Đạo Phật Việt Nam rất nhu hòa gần gũi một cách mơ hồ với dân làng, đạo Lão thâm thúy hay Phật giáo Nam Tông chặt chẽ ảnh hưởng không lớn. Kể cả trong trường hợp tiếp nhận văn hoá phương Tây cũng vậy: chỉ học cái ẻo lả, cảnh vẻ, khoan hòa của người Pháp chứ ít học cái duy lý Đức hay cuồng nhiệt Tây Ban Nha hay thực dụng mạnh mẽ của Anh mà sự học này cũng chỉ vừa phải, giống như khi xưa anh nho sinh, ông quan đạo Khổng cũng không như Trung Hoa mà vẫn là một anh người làng. Bởi vậy có thể khẳng định, xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam, đã có ba lớp văn hóa chồng lên nhau là lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Quốc và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây. Nhưng đặc điểm chính của Việt Nam là nhờ gốc văn hóa bản địa vững chắc nên đã không bị ảnh hưởng văn hóa ngoại lai đồng hóa, trái lại còn biết sử dụng và Việt hóa các ảnh hưởng đó làm giàu cho nền văn hóa dân tộc. Dựa trên những lý luận đã nêu chúng tôi xin được tóm tắt lại những nét bản sắc đặc thù của văn hoá Việt. Có thể nó không hẳn đã là của riêng một dân tộc Việt nhưng qua bao thế kỉ được tôi luỵên trong dòng chảy lịch sử dân tộc, tất cả đây đã trở thành một phần bản chất, một sức sống Việt, sức sống của dân tộc, của quốc gia: - Có một nền văn hóa lâu đời phát triển một cách bền bỉ. Tình cảm tôn giáo bàng bạc (religosité), không cuồng tín. Ảnh hưởng còn mạnh của các tín ngưỡng bản địa (vật linh). Tín ngưỡng dân gian sống dẻo dai và hoà trộn cả vào các tôn giáo chính thống. Các tôn giáo bên ngoài du nhập vào Việt Nam không làm mất đi tín ngưỡng dân gian bản địa mà hoà quyện vào nhau làm cho cả hai phía đều có những biến thái nhất định. Ví dụ Nho giáo không hạ thấp được vai trò người phụ nữ, việc thờ Mẫu ở Việt Nam rất thịnh hành. Tính đa thần, dân chủ, cộng đồng được thể hiện ở việc thờ tập thể gia tiên, thờ nhiều cặp thần thánh, vào một ngôi chùa thấy không chỉ thờ Phật mà thờ cả nhiều vị khác, thấn linh có mà người thật cũng có. Và có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có chuyện con cóc kiện cả ông Trời, cũng như môtíp người lấy tiên trong các chuyện cổ tích. Đây chính là những nét riêng của tín ngưỡng Việt Nam. - Ở Việt Nam không có một hệ thống lý luận triết học và tư tưởng riêng, thiếu triết gia tầm cỡ quốc tế, nhưng không có nghĩa là không có những triết lý sống và những tư tưởng phù hợp với dân tộc mình: + Xã hội nông nghiệp có đặc trưng là tính cộng đồng làng xã với nhiều tàn dư nguyên thuỷ kéo dài đã tạo ra tính cách đặc thù của con người Việt Nam. Người Việt có tinh thần cộng đồng cao; dân tộc sớm phát triển (gia đình - làng - nước). Lý do: tập hợp chống ngoại xâm, đắp đê. Hạt nhân: làng xã cổ truyền. Tinh thần yêu nước là yếu tố chủ đạo trong việc cố kết làng xã. + Đó là một lối tư duy lưỡng hợp (dualisme), một cách tư duy cụ thể, thiên về kinh nghiệm cảm tính hơn là duy lý, ưa hình tượng hơn khái niệm, nhưng uyển chuyển linh hoạt, dễ dung hợp, biết thích nghi để tồn tại, ứng xử mềm mỏng, dung hoà. Như với trường hợp của phát triển của tôn giáo Việt Nam, thời Lý-Trần, Phật giáo cực thịnh nhưng vẫn đón nhận cả Nho giáo, Lão giáo, tạo nên bộ mặt văn hóa mang tính chất "Tam giáo đồng nguyên" (cả ba tôn giáo cùng tồn tại). + Quen sống thanh bạch, đơn sơ mộc mạc. Do đó thích cái bình dị, cái khéo, xinh, duyên dáng hơn tìm cái huy hoàng tráng lệ. Nghệ thuật tạo hình Việt Nam cũng chú trọng diễn tả nội tâm mà giản lược về hình thức, dùng nhiều thủ pháp cách điệu, nhấn mạnh.v.v.

    Câu 10:Điều kiện hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã và những thành tựu cơ bản của nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại.

     

    1. Diều kiện hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã

     

    a) Điều kiện hình thành nền văn minh Hy Lạp

     

    * Địa lý và dân cư:

    - Vùng đất của thế giới Hy Lạp cổ đại lớn hơn nước Hy Lạp ngày nay rất nhiều, nó gồm miền Nam bán đảo Bancăng (Balkans), các đảo trên biển Êgiê (Aegean) và phía tây Tiểu Á. Trung tâm của thế giới Hy Lạp cổ đại nằm ở phía nam bán đảo Bancăng.

    - Đất đai Hy Lạp không được phì nhiêu, không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, địa hình lại còn bị chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp. Nhưng bù lại, Hy Lạp có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi cho việc lập những hải cảng. Ở đây còn có nhiều khoáng sản lại tương đối dễ khai thác như đồng, vàng, bạc...Chính vì vậy, kinh tế Hy Lạp cổ đại chú trọng phát triển về công, thương nghiệp hơn nông nghiệp, nhất là buôn bán đường biển. Đặc điểm này của kinh tế cũng làm cho nền văn minh Hy Lạp cổ tuy phát triển sau văn minh Ai Cập cố, nhưng những lái buôn Hy Lạp trong quá trình ngang dọc trên Địa Trung Hải cũng học được nhiều điều hay từ Ai Cập và Lưỡng Hà.

    - Về dân cư, dân Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người như người Êôliêng (Eolien), Akêăng (Acheen), Đôriêng (Dorien)...Lúc đầu các tộc người này đều gọi theo tên riêng từ thời bộ lạc của mình, tới thế kỉ VIII-VII TCN các tộc người đó đều tự gọi một tên chung là Helen (Hellenes) và gọi đất nước mình là Hella (Hella) tức Hy Lạp .

     

    b) Điều kiện hình thành nền văn minh La Mã.

    - Bán đảo Italia, nơi hình thành nhà nước La Mã cổ đại nằm ở Nam Âu như một chiếc chân người chìa ra Địa Trung Hải.

    - Bán đảo Italia có nhiều đồng bằng, tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, trong lòng đất lại chứa nhiều khoáng sản, thuận lợi cho nghề luyện kim. Địa hình ở đây lại không bị chia cắt, tạo điều kiện cho sự thống nhất. Bờ biển ở phía nam bán đảo có nhiều vịnh, cảng thuận tiện cho tàu bè trú ẩn khi thời tiết xấu. Do điều kiện địa lí như vậy nên bán đảo Italia có điều kiện tiếp xúc với những nền văn minh phát triển sớm ở phương Đông.

    - Người dân có mặt sớm nhất ở trên bán đảo Italia được gọi là Italiot, trong đó bộ phận sống trên đồng bằng latium được gọi là người Latinh (Latin), ngoài ra còn có một số nhỏ người gốc Gôloa, gốc Hy Lạp.

     

    2. Những thành tựu cơ bản của nền văn minh Hy Lạp – La Mã

     

    a) Những  thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp.

     

    Tuy xuất hiện muộn hơn nền văn minh Ai Cập nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại và phát triển lên, nâng lên tầm khái quát, nên nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã có rất nhiều đóng góp giá trị.

     

    * Chữ viết: Về chữ viết, người Hy Lạp cổ đại đã dựa trên hệ thống chữ viết của người Phênixi (Phoenicia) rồi cải tiến, bổ xung thành một hệ thống chữ cái mới gồm 24 chữ cái. Từ chữ Hy Lạp cổ sau này đã hình thành nên chữ Latinh và chữ Slavơ. Đó là cơ sở chữ viết mà nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay đang sử dụng.

     

    * Văn học: Văn học Hy Lạp cổ đại có thể chia ra làm ba bộ phận chủ yếu có liên quan với nhau, đó là thần thoại, kịch, thơ.

    - Người Hy Lạp có một hệ thống thần thoại rất phong phú để mô tả thế giới tự nhiên, nói lên kinh nghiệm cuộc sống và cả tâm tư sâu kín của con người. Hầu như trong cuộc sống thời đó có việc gì thì đều có thần bảo trợ, lo về công việc đó. Kho tàng thần thoại Hy Lạp mãi tới ngày nay còn được nhiều môn nghệ thuật ở các nước trên thế giới khai thác. Đây là một dân tộc có một kho tàng thần thoại mà nhiều dân tộc lớn trên thế giới phải ghen tị. Về sau, khi có chữ viết, kho tàng thần thoại này được Hêdiốt ( nhà thơ Hy Lạp sống vào thế kỉ VIII TCN ) hệ thống lại trong tác phẩm Gia phả các thần.

    - Thơ ca là thể loại văn học rất phát triển, đặc biệt nó có thế mạnh khi chưa có chữ viết. Tiêu biểu nhất phải kể đến tác phẩm Iliat và Ôđixê của Homer ( thế kỉ IX TCN ). Tới thế kỉ VII-VI TCN xuất hiện nhiều nhà thơ được công chúng ưa thích như Acsilôcút, Xôlông, Xaphô, Anacrêông...

    - Hy Lạp là quê hương của kịch nói phương Tây. Ở đây có cả bi kịch lẫn hài kịch. Những nhà viết kịch nổi tiếng thời đó như Etsin, Sôphôclơ, Ơripit...

     

    * Sử học: Từ thế kỉ VIII-VI TCN, lịch sử Hy Lạp chỉ được truyền lại bằng truyền thuyết và sử thi. Đến thế kỉ V TCN lịch sử ở Hy Lạp mới trở thành một bộ môn riêng biệt. Các nhà viết sử tiêu biểu của Hy Lạp thời đó là Hêrôđôt (Herodotus) với cuốn Lịch sử chiến tranh Hy-Ba , Tuyxiđit (Thuycudides) cuốn Lịch sử chiến tranh Plôpônedơ.

     

    * Kiến trúc, điêu khắc: Những công trình kiến trúc của Hy Lạp cổ đại không hùng vĩ như của Ai Cập cổ đại nhưng nó lại nổi bật ở sự thanh thoát, hài hoà. Các công trình kiến trúc ở Hy Lạp cổ đại thường được xây dựng trên những nền móng hình chữ nhật với những dãy cột đá tròn ở bốn mặt. Qua nhiều thế kỉ, người Hy Lạp cổ đại đã hình thành ra ba kiểu cột mà ngày nay người ta vẫn thể hiện trong trường phái “cổ điển”.Kiểu Đôric (thế kỉVIITCN), trên cùng là những phiến đá vuông giản dị không có trang trí; kiểu Lônic (t.kỉ V TCN) cột đá tròn thon hơn, có đường cong ở bốn góc phiến đá hình vuông như hai lọn tọc uốn; kiểu Côranh ( thế kỉ IV TCN ) có những cành lá dưới những đường cong, thường cao hơn và bệ đỡ cầu kì hơn.

    - Các công trình kiến trúc tiêu biểu thời bấy giờ là đền Pactơnông (Parthenon) ở Aten, đền thờ thần Dớt (Zeus) ở núi Olempia, đền thờ nữ thần Atena (Athena).

    - Các nhà điêu khắc ở Hy Lạp cổ đại cũng để lại nhiều tác phẩm tới bây giờ vẫn xứng đáng là mẫu mực cho điêu khắc như các pho tượng Vệ nữ ở Milô, tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần Atena, tượng thần Hecmet...Những nhà điêu khắc tiêu biểu thời đó như Phiđat ( Phidias), Mirông( Miron),Pêliklêt,(Polykleitos)...

     

    * Khoa học tự nhiên: Thế giới Hy Lạp cổ đại còn cống hiến cho nhân loại nhiều nhà bác học mà đóng góp của họ tới nay vẫn còn giá trị như: Ơclit (Euclide), người đưa ra các tiên đề hình học đặt cơ sở cho môn hình học sơ cấp. Pitago ( Pythagoras), ông đã chứng minh định lí mang tên ông và ngay từ thế kỉ V TCN ông đã đưa ra giả thuyết trái đất hình cầu. Talét (Thales), người đã đưa ra Tỉ lệ thức (Định lí Talét). Đặc biệt là Acsimet (Archimede), người đã đề ra nguyên lí đòn bẩy, chế ra gương cầu lõm, máy bắn đá và phát hiện ra lực đẩy tác động lên một vật nếu vật đó trong lòng chất lỏng (lực đẩy Acsimet).

     

    * Triết học: Hy Lạp cổ đại là quê hương của triết học phương Tây, ở đây có cả hai trường phái triết học duy vật và duy tâm. Đại diện cho trường phái duy vật là các nhà triết học nổi tiếng như: Talét (Thales), Hêraclit (Heracleitus), Đêmôcrit (Democritus)... Đại diện cho trường phái duy tâm là các nhà triết học: Platôn, Arixtôt.

     

    * Luật pháp và tổ chức nhà nước: Các quốc gia ở phương Tây chịu ảnh hưởng nhiều về hệ thống pháp luật và cách tổ chức nhà nước từ Hy Lạp cổ đại.

    - Nhà nước ở Hy Lạp cổ đại hình thành trên cơ sở sự tan rã của xã hội thị tộc. Nhà nước dân chủ chủ nô ở Hy Lạp ngày càng được hoàn thiện qua những cải cách của Xôlông (Solon), Clisten (Clisthenes) và Pêliclêt (Pericles).

    - Về luật pháp, bộ luật cổ nhất của Hy Lạp là bộ luật Đracông (Dracon), bộ luật này có những hình phạt rất khắc nghiệt, có khi chỉ ăn cắp cũng bị xử tử. Sau này, nhờ những cải cách của Xôlông, Clisten, luật pháp Hy Lạp ngày càng mang tính dân chủ hơn (nhưng cũng chỉ công dân tự do mới được hưởng, nô lệ thì không).

     

    b) Những thành tựu của nền văn minh La Mã.

     

    Người La Mã không chỉ kế thừa nền văn minh của người Hy Lạp thời cổ đại mà còn có những đóng góp đáng kể, tạo thành nền văn minh Hy-La, cơ sở của văn minh Tây Âu sau này.

     

    * Chữ viết: Từ chữ Hy Lạp cổ, người La Mã đã đặt ra một loại chữ riêng của mình mà ngày nay ta quen gọi là chữ Latinh. Đây là một thứ chữ viết đơn giản, thuận tiện nên đã được sử dụng rộng rãi trong toàn bộ đế quốc và sau này đã trở thành chữ viết của nhiều quốc gia trên thế giới.

     

    * Văn học: Văn học La Mã cổ đại cũng có nhiều thể loại như thơ, kịch, sử thi với các tác giả nổi tiếng như Xixêrông (Xixeron), Viêcghin (Vergil), Hôratiut (Horatius).

     

    * Sử học: Từ thế kỉ III TCN, người La Mã đã có viết sử nhưng họ viết bằng chữ Hy Lạp. Người đầu tiên viết sử La Mã bằng chữ Hy Lạp là Phabiut.

     

    Người viết sử La Mã bằng chữ Latinh đầu tiên là Cato(234-149 TCN). Sau đó còn nhiều người khác như Plutac, Tacitus.

     

    * Triết học: Các nhà triết học La Mã cũng đã kế thừa truyền thống của triết học Hy Lạp, kế thừa những tư tưởng duy vật của Đêmôcrit. Những nhà triết học tiêu biểu thời kì đó như: Lucretius, Ciceron.

    * Luật pháp: Bộ luật thành văn cổ nhất ở La Mã là bộ Luật 12 bảng. Nó được gọi như vậy vì được khắc vào 12 bảng đá vào năm452 TCN.

    * Khoa học tự nhiên: Các nhà khoa học người La Mã cũng có công sưu tập, tổng hợp những kiến thức khoa học khắp vùng Địa Trung Hải. Những nhà khoa học nổi tiếng thời đó như Plinius, Ptôlêmê, Hêrôn

    * Y học: Ông tổ của Y học phương Tây là Hipôcrat (Hippocrates). Ông đặc biệt được đời sau luôn nhớ tới bởi lời thề Hypôcrat khi nhắc những người bước chân vào ngành y. Cuốn Phương pháp chữa bệnh của Ông để lại đã được dùng làm sách giáo khoa cho nhiều trường đại học ở châu Âu mãi tới thời cận đại.

    * Kiến trúc và điêu khắc: Một trong những giá trị kiến trúc của người La Mã thể hiện qua các cầu vòm bằng đá. Nhờ những chiếc cầu này mà hệ thống giao thông nối liền các vùng của đế chế La Mã trở nên thuận lợi.

     

    Công trình kiến trúc La Mã nổi tiếng hay được nhắc đến là đền Pactơnông, đấu trường Côlidê và Khải hoàn môn. Kiến trúc sư La Mã nổi tiếng thời đó là Vitorius.

     

    Điêu khắc La Mã có cùng phong cách với điêu khắc Hy Lạp. Những bức tượng còn lại ở thành Rôma và những phù điêu trên Khải hoàn môn là hiện vật tiêu biểu cho điêu khắc La Mã.

    Câu 11:Sự ra đời và phát triển của đạo Ky tô thời cổ trung đại ở châu Âu

    1. Sự ra đời:

    Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Kitô là Jesus Crit, con của chúa Trời đầu thai vào người con gái đồng trinh Maria. Jesus Crit ra đời vào khoảng thế kỉ IV TCN tại Béthleem (Palestin ngày nay). Đến năm 30 tuổi, Jesus Crit bắt đầu đi truyền đạo.

    Đạo Kitô khuyên con người nhẫn nhục chịu đựng đau khổ nơi trần gian để khi chết sẽ được hưởng hạnh phúc nơi thiên đàng. Chúa Trời sáng tạo ra thế giới này. Chúa Trời, chúa Jesus, thành thần tuy ba mà là một ( tam vị nhất thể ). Đạo Kitô cũng có quan niệm thiên đường, địa ngục, thiên thần, ma quỉ... Giáo lí của đạo Kitô gồm có Kinh cựu ước (tiếp nhận của đạo Do Thái) và Kinh tân ước (kể từ khi chúa Jesus ra đời). Luật lệ của đạo Kitô thể hiện trong 10 điều răn.

    Về tổ chức, lúc đầu các tín đồ đạo Kitô tổ chức thành những công xã vừa mang tính chất tôn giáo, vừa giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Đến thế kỉ II, các công xã Kitô dần phát triển thành Giáo hội.

    2. Sự phát triển của Đạo Kitô

    Khi mới ra đời, đạo Kitô bị các hoàng đế La Mã và bọn quí tộc địa phương đàn áp rất tàn bạo. Vụ đàn áp đẫm máu nhất là vụ đàn áp vào năm 64, dưới thời hoàng đế Nêrông, máu của biết bao nhiêu tín đồ đã đổ. Nhưng số người theo đạo Kitô không những không giảm mà ngày càng tăng lên. Về sau, Giáo hội đề ra nguyên tắc “vương quốc thì trả cho vua, thiên quốc thì trả cho Chúa trời” tức là tôn giáo không dính dáng đến chính trị. Thấy đàn áp mãi không có tác dụng, các hoàng đế La Mã nghĩ tới biện pháp chung sống. Năm 311, một hoàng đế La Mã đã ra lệnh ngưng đàn áp các tín đồ Kitô. Năm 313, đạo Kitô được hoàng đế La Mã công nhận là hợp pháp. Năm 337, một hoàng đế La Mã lúc đó là Cônxtantinut đã gia nhập đạo Kitô.

    Hoàng đế theo đạo Kitô thì đương nhiên các quan lại đua nhau theo Đạo. Ngân quĩ quốc gia cũng được chi ra để đóng góp cho Nhà thờ. Đạo Kitô được truyền bá rộng khắp trong vùng đất quanh Địa Trung Hải. Sau này, khi đế quốc La Mã tan vỡ thì đạo Kitô đã ăn sâu, lan rộng khắp châu Âu.

     

     

    Câu 12Những thành tựu nổi bật của nền văn minh Tây Âu thời phục hưng

    1. Văn học: Cả ba thể loại, thơ, kịch, tiểu thuyết trong nền văn học Phục hưng đều có những thành tựu quan trọng.

    - Về thơ, có hai đại biểu là Đantê ( 1265-1324 ) và Pêtracca ( 1304 - 1374 ). Đantê là người mở đầu phong trào Văn hoá Phục hưng ở Ý. Ông xuất thân trong một gia đình kị sĩ suy tàn ở Plorencia. Ông đả kích các thầy tu lúc đó và cổ vũ cho sự thống nhất của đất nước Ý. Tác phẩm tiêu biểu của ông la Thần khúc và Cuộc đời mới.

    - Pêtracca là một nhà thơ trữ tình Ý. Trong tác phẩm của mình, ông ca ngợi tình yêu lí tưởng, ca ngợi sắc đẹp, ca ngợi sự tự do tư tưởng và chống lại sự gò bó kinh điển.

    - Về tiểu thuyết, có hai nhà văn nổi bật là Bôcaxiô ( Boccacio ), Rabơle ( F. Rabelais ) và Xecvantec (Cervantes). Boccacio là một nhà văn Ý, tác phẩm nổi tiếng của ông là tập truyện Mười ngày. Qua tác phẩm Mười ngày, ông chế diễu thói đạo đức giả, công kích cuộc sống khổ hạnh, cấm dục vì cho đó là trái tự nhiên. Ông cổ vũ cho cuộc sống vui vẻ, biết tận hưởng mọi lạc thú của cuộc sống.

    - F. Rabơle là một nhà văn Pháp, ông có hiểu biết rộng rãi cả về khoa học tự nhiên, văn học, triết học và luật pháp. Tác phẩm trào phúng nổi tiếng của ông là cuộc đời không giá trị của Gargantua và Pantagruen.

    - Migel de Cervantes là một nhà văn lớn của Tây Ban Nha. Tác phẩm nổi tiếng của ông là Don Quyjote. Thông qua hình ảnh chàng hiệp sĩ lỗi thời Don Quyjote, Cervantes ám chỉ tấng lớp quí tộc Tây Ban Nha với những quan niệm danh dự cổ hủ và vẽ nên bức tranh một nước Tây Ban Nha quân chủ đang bị chìm đắm trong vũng lầy phong kiến lạc hậu.

    2. Kịch: Nhà viết kịch vĩ đại thời phục hưng là một người Anh có tên là W. Sếchpia. (William Shakespeare ). Ông đã viết tới 36 vở bi, hài kịch. Những vở kịch nổi tiếng ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới như Rômêô và Giuyliet, Hamlet, Vua Lia, Ôtenlô...

    3. Hội họa, điêu khắc: Nhà danh hoạ khổng lồ thời Phục hưng là Lêôna đơ Vanhxi ( Leonardo da Vinci), ông là một người Ý. Ông không những là một hoạ sĩ thiên tài mà còn là một con người thông thái trên nhiều lĩnh vực. Ông đã để lại những bức hoạ nổi tiếng như Bữa tiệc cuối cùng , Nàng Giôcôngđơ ( La Joconde ), Đức mẹ đồng trinh trong hang đá. Từ thế kỉ XV, ông đã đưa ra ý tưởng sử dụng cánh quạt đẩy nước cho thuyền thay mái chèo; vẽ ra nguyên tắc hoạt động của máy bay trực thăng, dù thoát hiểm...nhưng những kĩ thuật hồi đó không cho phép ông thực hiện những ý tưởng của mình.

    - Mikenlăngiơ (Michelangelo) ra đời ở Ý(1475-1564). Ông là một danh hoạ, một nhà điêu khắc nổi tiếng, đồng thời còn là một kiến trúc sư, một thi sĩ. Tác phẩm tiêu biểu của ông là bức hoạ Sáng tạo thế giới vẽ trên trần nhà thờ Xixtin gồm có 343 nhân vật. Còn bức Cuộc phán xét cuối cùng thì được vẽ trên tường nhà thờ Xixtin. Về điêu khắc, ông để lại nhiều bức tượng tiêu biểu như pho tượng Môidơ, Ngưòi nô lệ bị trói, đặc biệt là pho tượng Đavid. Pho tượng Đavid của Mikenlăngiơ được tạc trên đá cẩm thạch cao tới 5,3 mét. Đavid ở đây không phải là một chú bé chăn cừu mà là một chàng thanh niên đang độ tuổi mười tám đôi mươi, đang độ tuổi sung sức, với cơ bắp khoẻ mạnh, vầng trán thông minh, ánh mắt tự tin, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thử thách. Mượn hình tượng Đavid, Mikenlăngiơ thể hiện sức sống đang lên của một lớp người đại diện cho một thời đại mới, thời đại cần những con người khổng lồ và đã sản sinh ra những con người khổng lồ .

    - Nghệ thuật thời Phục hưng còn có sự đóng góp của những nghệ sĩ nổi tiếng khác như Raphaen ( Raffaello ), Giôtô (Giotto ), Bôtixeli ( Botticelli )...

    4. Khoa học tự nhiên: Thời Phục hưng còn có sự đóng góp của nhiều nhà khoa học dũng cảm, dám chống lại những suy nghĩ sai lầm nghìn đời đã được giới quyền lực đảm bảo, thừa nhận. N. Côpecnic ( Nikolai Kopernik - 1473 - 1543 ) là một giáo sĩ người Ba Lan. Qua nhiều năm nghiên cứu, ông đã đi tới một kết luận đáng sợ hồi đó là: Trái đất quay xung quanh Mặt trời chứ không phải là Mặt trời quay xung quanh Trái đất. Thuyết Mặt trời là trung tâm đó của ông vậy là trái hẳn với thuyết Trái đất là trung tâm đã được nhà thờ công nhận hàng nghìn năm.

    - Gioocđanô Brunô ( Giordano Bruno - 1548-1600 ), là một giáo sĩ trẻ người Ý. Ông tích cực hưởng ứng học thuyết của Côpecnic khi giáo hội cấm lưu hành. Không những thế, ông còn phát triển thêm tư tưởng của Côpecnic. Ông cho rằng Mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ mà chỉ là trung tâm của Thái dương hệ.

    - Một nhà thiên văn học người Ý khác là Galilê ( Gallileo Gallilei - 1564-1642 ) tiếp tục phát triển quan điểm của Côpecnic và Brunô. Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng phóng to gấp 30 lần để quan sát bầu trời. Ông đã chững minh là Mặt trăng có bề mặt gồ ghề chứ không phải là nhẵn bóng; Thiên hà là do vô số vì sao tạo thành. Ông đã giải thích hiện tượng sao chổi. Ông là cha đẻ của khoa học thực nghiêm, phát hiện ra định luật rơi tự do và dao động con lắc.

    - Tiến xa hơn, nhà thiên văn học người Đức là Kêplơ ( Kepler - 1571-1630 ) đã phát minh ra ba qui luật quan trọng về sự vận hành của các hành tinh xung quanh Mặt trời. Ông đã chứng minh rằng quĩ đạo chuyển động của các hành tinh không phải là hình tròn mà là hình elíp, càng đến gần Mặt trời, vận tốc chuyển động càng tăng lên và càng xa Mặt trời thì vận tốc chuyển động càng chậm lại.

    5. Triết học: Triết học cũng có những bước phát triển mới. Người mở đầu cho trường phái triết học duy vật thời Phục hưng là một người Anh, F. Baicơn ( Francis Bacon - 1561- 1626 ). Ông đề cao triết học duy vật Hy Lạp cổ đại, phê phán triết học duy tâm và triết học kinh viện.

     

     

    Câu 13Kết quả và ảnh hưởng của công cuộc phát kiến địa lý đối với sự phát triển của văn minh nhân loại

    1. Kết quả của công cuộc phát kiến địa lý.

    - Cuộc hành trình của Vaxcodo gama men theo bờ biển châu Phi đến điểm cực nam (Mũi hy vọng) rồi vượt qua Ấn độ dương, cập bến Ấn Độ. Những chuyến đi tiếp theo đã đến các quần đảo ĐNA rồi đi vào Biển Đông tới các cacngr Trung Hoa và Nhật Bản

    - Những chuyến vượt Đại Tây Dương của Crixtôp Côlông và vêpuxơ Amêrigô đã phát hiện ra lục địa châu Mỹ, khi đó được gọi là Tân thế giới hoặc nhầm lần là “Tây Ấn Độ”

    - Cuộc thám hiểm của Megienlan chẳng những đã đến châu Mỹ mà còn vượt qua Thái Bình Dương để tới quàn đảo vùng ĐNA, được đặt tên là Philippin

        Những chuyến vượt biển trên cùng nhiều cuộc thám hiểm tiếp theo đã đem lại nhiều kết quả to lớn vượt xa mục đích ban đầu, có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong lịch sử loài người

     

    2. Ảnh hưởng của cuộc phát kiến địa lý

    Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lí, thiên văn, hàng hải, sinh vật học...

    Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hoá trên thế giới diễn ra do các cá nhân có nguôn gốc văn hoá khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân...

    Một làn sóng di chuyển dân cư lớn trên thế giới trong thế kỉ XVI-XVIII với những dòng người Châu Âu di chuyển sang Châu Mĩ, Châu Úc. Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê hương xứ sở sang Châu Mĩ .

    Hoạt đông buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công ti buôn bán tầm cỡ quốc tế được thành lập.

    Những cuộc phát kiến địa lí này cũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen và sau này là chế độ thực dân.

    Câu 14:Hoàn cảnh ra đời và ảnh hưởng của phong trào văn hóa phục hưng

     

    1. Hoàn cảnh ra đời của phong trào văn hóa phục hưng

    Văn hoá Tây Âu thế kỉ V - X dựa trên nền tảng nền kinh tế tự cung tự cấp, sự giao lưu trao đổi rất hạn chế, văn hoá vì vậy cũng phát triển không đáng kể.

    Tới thế kỉ XIV, với sự phát triển kinh tế công thương ở các thành thị, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần hình thành và ngày càng lớn mạnh. Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản không còn chịu chấp nhận những giáo lí phong kiến lỗi thời, họ vận động khôi phục lại sự huy hoàng của văn hoá Tây Âu thời cổ đại. Họ tìm thấy trong nền văn hoá cổ đại những yếu tố phù hợp với mình, có lợi cho mình để đấu tranh chống lại những trói buộc của nền văn hoá trung cổ .

    Phong trào Văn hoá Phục hưng xuất hiện đầu tiên ở Ý, vì ở đây thế kỉ XIV đã xuất hiện các thành thị tự do như những quốc gia nhỏ. Quan hệ sản xuất tư bản đã chiếm địa vị chi phối đời sống văn hoá. Ý lại là trung tâm của đế quốc Rôma cổ đại, vì vậy ở đây còn giữ lại nhiều di sản văn hoá cổ đại của Hy Lạp - Rôma. Hơn ai hết, các nhà văn hoá Ý có điều kiện khôi phục lại nền văn hoá trước tiên khi có điều kiện. Từ Ý, phong trào lan sang Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức...

    Tầng lớp giàu có ở các thành thị muốn thể hiện sự giàu sang của mình qua các dinh thự và các tác phẩm nghệ thuật, điều đó cũng tạo điều kiện cho các nhà văn hoá thể hiện tài năng.

    2. Ảnh hưởng của phong trào văn hóa phục hưng.

    Là một phong trào cách mạng về tư tưởng và văn hóa, phong trào văn hóa phục hưng đã có ảnh hưởng rất lớn đối với Tây Âu cũng như với toàn thế giới.

    a) Bằng tinh thần đấu tranh dũng cảm bất chấp lò thiêu và ngục tối của tòa án tôn giáo, các chiến sĩ trên mặt trân văn hóa thời phục hưng đã đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của phong kiến và giáo hội Thiên chúa, do đó đã giải phóng ư tưởng tình cảm con người khỏi sự kìm hãm và trói buộc của giáo hội. Từ đó chủ nghĩa nhân văn với các nội dung nhân quyền, nhân tính, cá tính, ngày càng giữ vai trò chi phối không những về văn học nghệ thuật mà trong cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

    b) Sau một nghìn năm chìm đắm, phong trào văn hóa phục hưng là một bước tiến diệu kỳ trong lịch sử văn minh ở Tây Âu. Các nhà văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, triết học đã đóng góp trí tuệ và tài năng tuyệt vời của mình vào phong trào văn hóa đó bằng những tác phẩm và công trình bất hủ. Không những thế phong trào văn hóa phục hưng còn làm cơ sở và mở đương cho sự phát triển của văn hóa Tây Âu trong hững thế kỷ tiếp sau.

     

    Câu 15:Quá trình cải cách tôn giáo và sự hình thành của đạo tin Lành ở Tây Âu thời trung đại

     

    1. Hoàn cảnh lịch sử.

    Thời kì trung đại, giáo hội Thiên chúa là một thế lực thống trị về mặt tư tưởng đầy quyền uy. Giáo hội còn được sự ủng hộ của các lãnh chúa phong kiến. Sang thế kỉ XVI, giai cấp tư sản muốn loại bỏ những điều trong giáo lí không phù hợp với cuộc sống kinh doanh của mình, họ muốn những giáo lí phải phù hợp với trào lưu kinh doanh và lối sống của những người giàu có mới nổi lên. Đó là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ ra phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu thế kỉ XVI.

    2. Quá trình cải cách tôn giáo và sự ra đời của đạo Tin lành

    Đầu thế kỉ XVI, phong trào cải cách tôn giáo diễn ra ở ba nơi: Đức, Thuỵ Sĩ và Anh.

    a) Cải cách tôn giáo ở Đức: Người khởi xướng ra phong trào cải cách tôn giáo ở Đức là Martin Luther ( 1483 - 1546 ), ông là con một thợ mỏ nghèo ở Thirighen được học trở thành luật sư. Năm 1517, ông đã viết “Luận văn 95 điều” dán trước cửa nhà thờ của trường đại học vitenbec tố cáo việc mua bán thẻ miễn tội hồi đó. Trong “Luận văn 95 điều” ông cho rằng việc mua bán thẻ miễn tội là giả dối, chỉ làm lợi cho những người lợi dụng nó. Ông cho rằng chỉ cần lòng tin vào Đức Chúa là sẽ được cứu vớt, ngay cả những nghi lễ phức tạp, tốn kém cũng không cần thiết.

    Phong trào đòi cải cách tôn giáo ở Đức đã diễn ra rất quyết liệt. Rất nhiều người nông dân đã ủng hộ những tư tưởng của Martin Luther và xảy ra xung đột với giáo hội. Đến năm 1555, những tư tưởng của Luther đã được công nhận. Tôn giáo cải cách của Luther từ Đức đã lan sang nhiều nước Châu Âu khác.

    b) Cải cách tôn giáo ở Thuỵ Sĩ: Đại biểu cho phong trào cải cách tôn giáo ở Thuỵ Sĩ là Can Vanh ( Jean Calvin). Năm 1536 Calvin cho xuất bản cuốn “Thiết chế Cơ Đốc”. Trong tác phẩm đó, ông thừa nhận thượng đế và thuyết tam vị nhất thể nhưng chỉ chấp nhận có kinh Phúc âm. Ông phê phán việc tu hành khổ hạnh và cho rằng cái quan trọng nhất là lòng tin. Ông cũng chủ trương khuyến khích việc làm giàu. Calvin chủ trương giảm bớt những nghi lễ phiền phức, tốn kém.

    Điểm quan trọng của thuyết Calvin là thuyết định mệnh. Ông cho rằng số phận con người do Chúa Trời đã định trước, việc bỏ ra một ít tiền mua thẻ miễn tội không giải quyết được gì. Như vậy là ông chống lại việc bán thẻ miễn tội, cho đó chỉ là một trò lừa bịp.

    Cải cách tôn giáo ở Thuỵ Sĩ đã được đông đảo mọi người ủng hộ. Giơnevơ ( Genève) trở thành trung tâm phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu.

    c) Cải cách tôn giáo ở Anh: Từ đầu thế kỉ XVI, kinh tế tư bản đã phát triển khá mạnh ở Anh. Giai cấp tư sản lớn mạnh muốn có một tôn giáo mới phù hợp với cuộc sống và công việc kinh doanh của họ.

    Lúc đó nhà thờ ở Anh còn chiếm khá nhiều ruộng đất. Vua Anh cũng muốn lấy lại một phần ruộng đất của nhà thờ và loại bỏ ảnh hưởng của giáo hội Rôma đối với vương quyền.

    Nhân việc Giáo hoàng phản đối việc bỏ vợ của vua Anh lúc đó là Henri VIII, Henri VIII đã ban “Sắc luật về quyền tối cao” vào năm 1534, tuyên bố cắt đứt quan hệ với giáo hội Rôma và thành lập một giáo hội riêng gọi là Anh giáo.

    Anh giáo do vua Anh làm giáo chủ, nhưng mọi giáo lí, nghi lễ, phẩm hàm thì vẫn giống như đạo Thiên Chúa. Các giáo phẩm thì do vua Anh bổ nhiệm, mọi ruộng đất của giáo hội Rôma bị chính quyền tịch thu. Anh giáo như vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của giai cấp tư sản. Tư sản Anh cần có cải cách triệt để hơn, điều đó đã dẫn tới Thanh giáo ( tôn giáo trong sạch). Thanh giáo xoá bỏ hết tàn dư của đạo Thiên Chúa, đơn giản hoá các nghi lễ, cắt đứt quan hệ với Anh giáo. Họ thành lập một hội đồng riêng, cầm đầu là các trưởng lão do các tín đồ bầu ra.

    Như vậy thế kỉ XVI ở Tây Âu có nhiều giáo phái mới đã ra đời. Các giáo phái này ở các nước khác nhau, giáo lí cụ thể có điểm không giống nhau nhưng đều giống nhau một điểm là đơn giản hoá các nghi lễ, cắt đứt quan hệ với Giáo hoàng và toà thánh Rôma. Họ chỉ tin vào kinh Phúc âm. Chữ Phúc âm có nghĩa là tin mừng, tin lành, nên sau này người ta gọi tôn giáo mới là đạo Tin lành.

    Câu 16:Quá trình hình thành và đặc điểm của chế độ phong kiến Tây Âu, phân tích, so sánh những đặc điểm chủ yếu của chế độ phong kiến Phương Đông – Phương Tây

    1. Quá trình hình thành và đặc điểm của chế độ phong kiến Tây Âu

    - Xã hội Hy Lạp, La Mã là xã hội chiếm hữu nô lệ. Năm 476 đế quốc Tây La Mã diệt vong. Sự kiến đó đánh dấu chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, từ đó, các vương quốc mới thành lập trên đất đai của Tây La Mã không tiếp tục duy trì chế độ chiếm hữu nô lệ mà đi vào con đường phong kiến hóa

    - Chế độ phong kiến là gì?. Đó là một hình thái kinh tế xã hội trong đó có hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân. Giai cấp địa chủ phong kiến chiếm hầu hết ruộng đất trong xã hội , còn giai cấp nông dân thì bị mất ruộng đất nên phải cày cấy trên ruộn đất của địa chủ, do đó bị giai cấp địa chủ bóc lột bằng địa tô và các hình thức cưỡng bức siêu kinh tế khác.

    - Ở Tây Âu, quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phrăng  diễn ra tiêu biểu nhất

    + Trong quá trình chinh phục vua Phrăng đã đem những vùng đất rộng lớn phong cho những người than cận của mình lập thành những lãnh địa. Đồng thời phong cho họ các tước hiệu quý tộc. Các lãnh địa và các tước hiệu đều được truyền cho con cháu. Như vậy, chính sách phân phong ruộng đất của vương quốc Phrăng đã tạo nên một giai cấp mới là giai cấp lãnh chúa phong kiến, đòng thời cũng là giai cấp quý tộc

    + Xuất hiện đồng tời với giai cấp lãnh chúa phong kiến là giai cấp nông nô. Trừ một bộ phận nhỏ là do nô lệ biến thành, còn phần lớn nông nô vốn là nông dân tự do có ruộng đất riêng.  Nhưng do việc chiếm đoạt ruộng đất của lãnh chúa phong kiến, họ không còn ruộng đất và phải lệ thuộc vào cac lãnh chúa, nộp địa tô cùng với nhiều nghĩa vụ khác.

    2. Phân biệt những đặc điểm của phong kiến Tây Âu với phong kiến phương đông

    * Phân biệt

    Phong kiến phương Đông:

    - Chính trị: Vua là ng nắm quyền lực tuyệt đối, có quyền ra mọi quyết định liên quan đến đất nc.

    - Kinh tế: Ít đổi mới, sản xuất khép kín, ko giao du với nc ngoài -> trình độ kinh tế lạc hậu

    - xã hội: Chịu ảnh hưởng mạnh của tư tưởng Lão-Trang, xã hội có tôn ti trật tự, gia đình gắn bó nhiều đời.

    Phong kiến phương Tây:

    - Chính trị: Vua ko phải là ng có quyền lực tuyệt đối, mọi việc phải thông qua sự đồng ý của Quốc Hội

    - Kinh tế : Liên tục đổi mới, học hỏi lẫn nhau nên kinh tế ko ngừng phát triển

    - Xã hội: Gia đình thường chỉ có 2 thế hệ, giữa các thế hệ luôn có sự xa cách, mang tư tưởng tự do phóng khoáng

    * So sánh: Tại phương Tây, đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa - chư hầu, tình trạng cát cứ kéo dài.

    Tại phương Đông, kinh tế lãnh địa và quan hệ lãnh chúa - nông nô không phát triển, chế độ quân chủ tập quyền ra đời sớm và tồn tại lâu dài, bên cạnh sở hữu tư nhân còn có sở hữu nhà nước về ruộng đất, kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ - tá điền chiếm ưu thế.

    Câu 17:Cách mạng công nghiệp và những thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng đó

    1. Điều kiện dẫn tới cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh

    a) Điều kiện tự nhiên.

    - Anh có nhiều mỏ than, sắt và các mỏ này lại nằm gần nhau, điều đó rất thuận lợi về mặt kinh tế khi khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp.

    - Về nguyên liệu, Anh có thuận lợi là nguồn lông cừu trong nước và bông nhập từ Mĩ, đó là những nguyên liệu cần thiết cho ngành dệt.

    - Các dòng sông ở Anh tuy không dài nhưng sức chảy khá mạnh, đủ để chạy các máy vận hành bằng sức nước. Hải cảng Anh thuận lợi để đưa hàng hoá đi khắp

    b) Điều kiện xã hội.

    - Giai cấp quí tộc Anh sớm tham gia vào việc kinh doanh và họ trở thành tầng lớp quí tộc mới, có quyền lợi gắn liền với tư sản, có cách nhìn của tư sản.

    - Nhu cầu về lông cừu đã dẫn tới phong trào đuổi những người nông dân ra khỏi ruộng đất để các nhà quí tộc biến đất đai đó thành đồng cỏ nuôi cừu. Lực lượng nông dân bị dồn đuổi ra khỏi ruộng đất đã cung cấp một lượng lớn lao động cho các công trường thủ công ở các thành thị.

    2. Những thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp

    - Năm 1733 John Kay đã phát minh ra “thoi bay”. Phát minh này đã làm người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi.

    - Năm 1765 Giêm Hagrivơ ( James Hagreaves ) đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 8 cọc sợi một lúc. Ông lấy tên con mình là Gienny để đặt cho máy đó.

    - Năm 1769, Akrai ( Richard Arkrwight ) đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.

    - Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục Étmôn Cacrai (Edmund Cartwright). Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.

    - Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, Giêm Oát (James Watt) phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hoá.

    - Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt “puddling”. Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó.

    - Cách mạng cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1804, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở Châu Âu và Mĩ.

    - Năm 1807, Phơntơn (Robert Fulton) đã chế ra tàu thuỷ chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.

    - Nhiều khu công nghiệp xuất hiện, dân tập trung ra các thành thị ngày một nhiều dẫn tới quá trình đô thị hoá thời cận đại. Nhiều đô thị với dân số trên 1 triệu người dần hình thành.

    - Giai cấp vô sản cũng ngày càng phát triển về số lượng. Với điều kiện sống cực khổ lúc đó, mỗi ngày lại phải làm việc từ 12 đến 15 giờ nên những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã sớm nổ ra.

    - Năm 1811 - 1812, ở Anh đã nổ ra phong trào đập phá máy móc. Đó là một biểu hiện đấu tranh bộc phát.

    - Bãi công là một vũ khí đấu tranh phổ biến của giai cấp vô sản. Nhiều cuộc bãi công cũng đã nổ ra. Ở Anh, 1836 - 1848 còn nổ ra phong trào Hiến chương.

    - Quyết liệt hơn, ở Pháp, Đức còn nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Năm 1831 - 1834 tại Lion (Pháp) và Sơlêdin (Đức) đã nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Những cuộc đấu tranh này chứng tỏ giai cấp vô sản đang trở thành lực lượng chính trị độc lập, đòi hỏi thay đổi sự thống trị của giai cấp tư sản.

    Câu 18:Những thành tựu cơ bản của văn minh thế giới nửa thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI

    - Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đạt được những thành tựu kì diệu trong mọi ngành khoa học cơ bản và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, rõ nét nhất là trong các ngành điện tử-tin học, năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học, kĩ thuật lade, khoa học vũ trụ.

    - Máy tính và rôbôt là những sản phẩm tiêu biểu của công nghệ điện tử-tin học. Từ những chiếc máy vi tính (compute) đầu tiên ra đời vào năm 1946 đến nay, máy tính đã trải qua bốn thế hệ. Từ những chiếc máy tính điện tử đầu tiên sử dụng bóng đèn điện tử chân không, rồi chất bán dẫn, vi mạch (mạch tích hợp IC - Integrated Circuit), vi mạch với độ tích hợp cao. Từ máy tính điện tử dẫn tới sự kết nối Internet, tạo ra mạng thông tin toàn cầu với khả năng trao đổi thông tin cực nhanh, giá rẻ.

    - Đội ngũ rôbôt công nghiệp ngày càng đông đảo, thông minh hơn và lĩnh vực tham gia hoạt động đang ngày càng mở rộng.

    - Nhiều loại vật liệu mới ra đời trong hoàn cảnh vật liệu thiên nhiên ngày càng vơi cạn dần. Những loại vật liệu mới này còn có những tính năng hơn hẳn vật liệu tự nhiên như siêu bền, siêu cứng, siêu nhẹ...Tên các loại vật liệu mới như composit, polyme, silic, sợi cáp quang... ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều loại năng lượng mới đã được con người sử dụng để biến thành điện năng như năng lượng nguyên tử, năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió...

    - Tia lade (laser) mới được phát minh ra từ những năm 60 của thế kỉ XX nhưng đến nay đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, từ quân sự, thiên văn, y học, công nghệ in, thông tin liên lạc...

    - Công nghệ sinh học đã đạt được nhiều thành tựu đáng kinh ngạc, thậm chí đáng sợ. Công nghệ sinh học tập trung vào bốn lĩnh vực : công nghệ gien, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzim. Nhờ công nghệ sinh học, người ta đã tạo ra nhiều giống cây, con mới với những đặc tính ưu điểm khác hẳn các giống trong tự nhiên; nhiều loại dược phẩm mới ra đời, nhiều loại chất xúc tác mới xuất hiện...

    - Trong nghiên cứu vũ trụ, con người đã tiến những bước dài mà đi đầu là hai nước Liên Xô và Mĩ. Các tàu vũ trụ của Liên Xô và Mĩ đã đi thăm dò những hành tinh xa xôi ngoài Trái Đất. Liên Xô, Mĩ và giờ đây đang thêm nhiều nước khác đã phóng các vệ tinh nhân tạo đáp ứng nhu cầu truyền hình, thông tin toàn cầu, điều tra tài nguyên, dự báo thời tiết, mạng định vị qua vệ tinh...

    Câu 19

    Điều kiện hình thành những thành tựu cơ bản của nền văn minh công nghiệp, Nền văn minh công nghiệp đã có đóng góp gì cho sự phát triển chung của nhân loại và công cuộc CNH – HĐH ở Việt Nam hiện nay

     

    1. Điều kiện hình thành những thành tựu cơ bản của nền văn minh công nghiệp.

    Câu 20:Kể tên nền văn minh trên thế giới mà A/c yêu thích, cơ sở hình thành của nền văn minh tiêu biểu.

    Nền văn minh Ai cập, Lưỡng Hà, Arập, Trung quốc,….

    Cơ sở hình thành của nền văn minh TRung Quốc

    Lãnh thổ Trung Quốc ngày nay rộng mênh mông nhưng Trung Quốc thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ nhiều. Địa hình Trung Quốc đa dạng, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.

    Trong hàng ngàn con sông lớn nhỏ ở Trung Quốc, có hai con sông quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang (Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây-đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc.

    Trung Quốc gồm nhiều dân tộc nhưng đông nhất là người Hoa-Hạ. Người Hoa ngày nay tự cho tổ tiên họ gổc sinh sống ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiểm Tây và sông Hạ thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay.(Dân núi Hoa sông Hạ). Trong gần 100 dân tộc hiện sinh sống trên đất Trung Quốc ngày nay, có 5 dân tộc đông người nhất là Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng.

    Câu 21:Những nét chính trong tư tưởng của nhà khai sang về vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền từ Tk XVI – XVIII. Việt Nam đã vận dụng tư tưởng của các nhà khai sang ntn trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền

    1. Khái niệm và đặc trưng của nhà nước pháp quyền

    Nhà nước pháp quyền (NNPQ)là một phạm trù thuộc khoa học chính trị - pháp lý, xuất hiện khá sớm trong lịch sử tư tưởng nhân loại, bắt nguồn từ tư tưởng về nguyên tắc cai trị bằng luật pháp (rule by law) hơn là nguyên tắc cai trị bằng quyền lực tuyệt đối của nhà vua hay nhà độc tài (rule by man). Mặc dù ý niệm về “Nhà nước pháp quyền” (rule of law) được các nhà nhà triết học Hy Lạp ít nhiều đã đề cập, nhưng phải đến thời kỳ Phục hưng và Khai sáng châu Âu, khái niệm này mới được thực sự luận bàn và phát triển và làm tiền đề cho sự thịnh hành ở thế kỷ XX trở đi trên quy mô toàn cầu.

    Nhà nước pháp quyền, hiểu một cách cơ bản nhất là một chế độ xã hội và một chính thể nhà nước đặt pháp luật là nguyên tắc tối thượng: không có ai ở trên luật hay ngoài luật, mà mọi người phải tuân theo pháp luật, bất kể là vua, tổng thống, thủ tướng hay người dân thường.

    Toàn bộ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, các nhánh quyền lực của nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) nếu được thiết kế dựa trên nguyên tắc pháp quyền(rule of law) sẽ là một tiền đề quan trọng nhất cho các quyền và tự do của công dân được bảo đảm và thực thi. Nguyên tắc pháp quyền hiểu theo nghĩa rộng bao trùm toàn bộ các nguyên tắc nền tảng làm tiền đề cho việc tổ chức, hoạt động, giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước, tôn trọng và bảo đảm các quyền con người. Như vậy, nguyên tắc pháp quyền không chỉ là nguyên tắc đòi hỏi việc quản lý, điều hành (hay cai trị) xã hội ấy phải bằng luật pháp, mà điều quan trọng hơn là toàn bộ tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước ấy phải chịu sự điều chỉnh và giám sát của luật pháp. Hơn nữa, luật pháp ấy phải là thể hiện được ý chí của đa số nhân dân. Nghĩa là các nguyên tắc pháp quyền ấy phải là sự lựa chọn và xác lập bằng các cơ chế thể hiện ý chí trực tiếp hoặc đại diện của nhân dân. Theo ý nghĩa ấy, nguyên tắc pháp quyền (rule of law) đồng nhất với chế độ pháp quyền hay nhà nước pháp quyền (law-governed state).

    Liên hợp quốc và hệ thống pháp luật quốc tế ngày càng hoàn thiện, điều chỉnh các quy tắc ứng xử không chỉ giữa các công dân với nhà nước mà toàn thể cộng đồng nhân loại, các quan niệm về NNPQ ngày càng được phổ biến rộng rãi và trở thành một trong những tiền đề quan trọng nhất của cộng đồng quốc tế trong quá trình xây dựng xã hội hòa bình, tiến bộ, dân chủ và văn minh(1).

    Báo cáo của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về nhà nước pháp quyền và tư pháp chuyển đổi trong các xã hội xung đột và hậu xung đột (xuất bản năm 2004), đã xác định: “Đối với Liên hợp quốc, pháp quyền là một nguyên tắc của quản trị mà ở đó tất cả các cá nhân, cơ quan và các tổ chức, công và tư, bao gồm chính nhà nước, là phải giải trình trước luật pháp được ban hành một cách công khai, được thực thi một cách bình đẳng và được xét xử một cách độc lập, và phù hợp với các quy phạm và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Cũng như nó đòi hỏi về các biện pháp đối với việc đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc về tính tối cao của pháp luật, sự bình đẳng trước pháp luật, trách nhiệm giải trình trước pháp luật, tính công bằng trong việc áp dụng pháp luật, phân chia quyền lực, tham gia vào việc ra quyết định, đảm bảo pháp lý, tránh sự tùy tiện và sự minh bạch về thủ tục và pháp lý”(2).

    Quan điểm được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng quốc tế hiện nay cho rằng có ba thước đo của nguyên tắc pháp quyền và NNPQ đó là: Quyền con người (đánh dấu bằng các quyền con người toàn cầu được thừa nhận rộng rãi trong Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền 1948, các công ước quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc và công ước nhân quyền khu vực); hình thức/thể chế (bao gồm: quy định bằng luật, mang tính phổ quát và bình đẳng, áp dụng như nhau, có thể tiếp cận được công khai, đồng bộ, tương thích, dễ hiểu, mang tính tuân thủ, tòa án công tâm, trình tự, thủ tục công bằng, sự thẩm tra, giám sát của tư pháp đối với hành pháp và tiếp cận công lý); chế độ chính trị theo đó đề cao tính tối cao của Hiến pháp, sự cân bằng và đối trọng quyền lực, các cơ quan được bầu một cách dân chủ và phân chia quyền lực(3)

    Sự phát triển lý luận về nhà nước pháp quyền

    Thời kỳ Phục hưng và Khai sáng châu Âu là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các trào lưu tư tưởng về đề cao vai trò của pháp luật trong việc xác lập các nguyên tắc cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, cho việc tôn trọng và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của công dân.

    Nhà nước pháp quyền theo quan niệm của các nhà tư tưởng Phục Hưng và Khai Sáng, đặc biệt là Môngtétxkiơ, đó là sự phân chia và chế ước quyền lực nhà nước thành các nhánh (lập pháp, hành pháp và tư pháp) rạch ròi, sao cho pháp luật được đề cao và thực thi hiệu quả, các quyền và tự do cơ bản của công dân được bảo đảm. Nhà nước pháp quyền là nhà nước nơi những người được ủy giao trọng trách quản lý và điều hành xã hội, hay nói chung là những người được giao cho việc cai trị, phải thông qua cơ chế phổ thông đầu phiếu, do người dân bầu ra, dù bằng hình thức bầu trực tiếp hay qua hình thức đại diện. Montesquieu đặc biệt nhấn mạnh đến sự phân chia giữa các nhánh quyền lực nhà nước và về mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp (nghị viện/quốc hội), với cơ quan hành pháp (chính phủ) và cơ quan tư pháp (tòa án) để hạn chế sự tùy tiện hay vượt quá giới hạn của bất cứ quyền lực nào, nhất là quyền hành pháp. NNPQ được thực hiện thông qua mô hình dân chủ điển hình nhất là dân chủ nghị viện, theo đó quyền lập pháp (nghị viện) hạn chế quyền lực của phía hành pháp (chính phủ). Như vậy chính phủ không thể tự do hành động theo sở thích của mình và phải luôn có được sự hậu thuẫn của nghị viện, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của dân chúng. Tương tự như vậy, quyền tư pháp cho phép tạo ra sự đối trọng với một số quyết định của chính phủ, đồng thời giúp công dân bảo vệ được các quyền và tự do trong trường hợp các quyền ấy bị tùy tiện tước đi bởi cơ quan hành pháp.

    Trên thế giới hiện nay có ba trường phái chính hay quan niệm khác nhau về NNPQ đại diện cho ba truyền thống tư tưởng triết học - chính trị và tư duy pháp lý châu Âu: 1) Rechtsstaat (Đức); 2) Des L’Etat de Droit (Pháp); 3) Rule of Law (Anh).

    Quan niệm NNPQ của truyền thống Đức (Rechtsstaat) xem NNPQ là một nhà nước trong đó các quy phạm pháp luật được sắp xếp có trật tự sao cho quyền lực phải chịu sự giới hạn. Theo đó, mỗi quy phạm có được hiệu lực từ sự tuân thủ các quy phạm cao hơn. Sự tồn tại một trật tự có thứ bậc các quy phạm tạo nên một trong những đảm bảo quan trọng bậc nhất của nhà nước pháp quyền. Trong khuôn mẫu đó, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước phải được xác định một cách rõ ràng và các quy phạm mà những cơ quan này tạo ra chỉ có hiệu lực với điều kiện tuân thủ toàn bộ các quy phạm có hiệu lực cao hơn. Cao nhất của hệ thống các quy phạm pháp luật là hiến pháp.

    Trong một NNPQquyền lực của nhà nước bị hạn chế để bảo vệ công dân khỏi việc thực thi quyền lực một cách tùy tiện, công dân được hưởng các quyền tự do dân sự một cách hợp pháp và họ có thể sử dụng hệ thống tòa án để bảo vệ các quyền ấy. Một đất nước không thể là một nền dân chủ tự do nếu trước hết không phải là một NNPQ.

    NNPQ theo quan điểm của châu Âu lục địa (continental law), dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng pháp luật (positive law) và theo quan điểm các nhà tư tưởng Đức, theo đó pháp luật ra đời gắn liền với nhà nước, với sự hình thành và phát triển của nhà nước, nhà nước và pháp luật không thể tách rời. Chính vì vậy, khái niệm NNPQ được cấu thành từ hai từ “reich” (luật, pháp quyền) và “state” (nhà nước).  

    Quan điểm NNPQ theo truyền thống Anglo-American (Anh - Mỹ) (rule of law). Quyền lực nhà nước về bản chất là quyền lực của nhân dân; quyền lực của nhân dân là cơ sở, nguồn gốc của quyền lực nhà nước. Trong quan hệ với nhân dân, nhà nước không có quyền mà chỉ thực hiện sự uỷ quyền của nhân dân mà thôi; công dân trao cho nhà nước các quyền lực thông qua một khế ước xã hội và hoàn toàn có quyền rút lại khế ước ấy trong chừng mực nhà nước tước đi các quyền tự nhiên thiêng liêng của công dân. Vai trò của pháp luật tự nhiên là xác lập các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của mọi quyền lực nhà nước để bảo vệ các quyền tự nhiên cơ bản của con người. Vì vậy, NNPQ là nhà nước được hình thành bằng luật tự nhiên và có nhiệm vụ tối thượng là bảo vệ các quyền tự nhiên của tất cả mọi người.

    Rule of Law là nguyên tắc mà ở đó tất cả mọi người và mọi thiết chế đều phải phục tùng và chịu trách nhiệm giải trình đối với luật pháp và được áp dụng, thực thi công bằng đối với họ.

    Ba nguyên tắc cơ bản và trở thành phổ biến trong truyền thống NNPQ của Anh - Mỹ và thế giới ngày nay được Dicey đưa ra vào năm 1885, đó là : 1) Không ai có thể bị trừng phạt hoặc phải chịu đựng một hình phạt ngoại trừ một hành vi trái pháp luật được chứng minh tại tòa; 2) Không ai đứng trên pháp luật và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật bất kể địa vị xã hội, kinh tế hay chính trị của họ; 3) Nguyên tắc pháp quyền bao gồm những kết quả của các quyết định tư pháp xác định các quyền của cá nhân(4). Những nguyên tắc cơ bản này đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc tế hiện đại, đặc biệt liên quan đến các chế độ bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên phạm vi toàn cầu.

    Tiếp nối truyền thống tư duy chính trị - pháp lý dựa trên pháp luật tự nhiên (natural law) của John Locke, các nhà tư tưởng khai sáng Hoa Kỳ, như Thomas Paine, Thomas Jefferson, Madison và Abraham Lincoln,… đã đặc biệt đề cao vai trò của pháp luật, các nguyên tắc pháp quyền, nhất là tính tối cao của hiến pháp, sự phân chia quyền lực, ghi nhận và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của công dân,… Nguyên tắc pháp quyền, Rule of Law, trong tư duy chính trị - pháp lý Hoa Kỳ được xem là xương sống cho việc tổ chức, thiết kế và vận hành của nền dân chủ Hoa Kỳ.

    2. Giá trị tham khảo cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam

    Lý luận về NNPQ có những đặc trưng chung và có thể được áp dụng cho những mô hình phát triển xã hội khác nhau hay những đặc thù về trình độ phát triển, điều kiện văn hóa khác nhau. Đối với Việt Nam, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dựa trên một NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, những giá trị chung, phổ biến này hoàn toàn phù hợp với Việt Nam. Đó là: Tính thượng tôn của pháp luật hay pháp luật đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội, đặc biệt là quan hệ kinh tế của một nền kinh tế thị trường;các quyền và tự do của công dân được tôn trọng và bảo đảm; tính minh bạch, công khai, trách nhiệm giải trình của nhà nước; quyền lực nhà nước, đặc biệt là quyền hành pháp, cần phải được kiểm soát, và tính độc lập của cơ quan tư pháp (nhất là sự độc lập của thẩm phán trong hoạt động xét xử).

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sớm đề cao và có những tư tưởng sâu sắc về NNPQ. Ngay từ năm 1919, trong bản Yêu sách gửi các nước Đồng Minh thắng trận tại Hội nghị Vécxây, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định “Bảy xin Hiến pháp ban hành. Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Những tư tưởng thấm đượm các nguyên tắc chung của NNPQ tiến bộ sau đó đã không ngừng được tái khẳng định, bổ sung và phát triển trong tư tưởng của Người cũng như được thể chế trong các quan điểm của Đảng, được hiến định và luật định, đặc biệt là trong Cương lĩnh năm 1930 của Đảng và Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Kế thừa và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về NNPQ, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 (có hiệu lực từ 1-1-2014) tiếp tục tái khẳng định các nguyên tắc pháp quyền và việc xây dựng NNPQ theo con đường XHCN: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.(5) Mặc dù theo quan điểm nhà nước do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất (Điều 2), NNPQ mà chúng ta đang xây dựng vẫn chứa đựng điểm chung, đó là có sự kiểm soát về mặt quyền lực nhà nước. Sự kiểm soát ấy được hiểu là giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Một điểm mới trong Hiến pháp 2013 đó là lần đầu tiên cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện quyền tư pháp được hiến định rõ ràng và cụ thể: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102)(6). Việc bước đầu có sự phân công rạch ròi và hiến định nguyên tắc kiểm soát có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN ở nước ta.

    Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cũng mang đặc trưng cốt lõi của NNPQ nói chung, đó làcông nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân (Điều 3, Hiến pháp 2013). Tuy nhiên, việc thừa nhận và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân trong NNPQ XHCN Việt Nam đạt trình độ cao hơn. Về mặt chủ thể của các quyền con người là thuộc về tất cả mọi người, thuộc về nhân dân, và mục tiêu của sự phát triển đó là vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

    Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 cho đến bản Hiến pháp mới nhất (Hiến pháp năm 2013), nguyên tắc pháp quyền trong việc thừa nhận, tôn trọng và thực hiện quyền con người luôn được thể hiện rõ nét. Đây cũng là một trong những đặc trưng của bất cứ NNPQ nào trên thế giới. Điều 14 của Hiến pháp 2013 khẳng định:1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14), và “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” (Điều 14)(7).

    Nhà nước pháp quyền có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý, điều hành xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng, nhất là một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. Nhà nước pháp quyền là một tiền đề quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường, đồng thời để định hướng các quan hệ kinh tế thị trường hạn chế những tác động tiêu cực, phát huy những yếu tố tích cực như tính năng động, sáng tạo, tích cực của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế, cũng như người dân. Chỉ có các nguyên tắc pháp quyền mới có thể giúp cho các quy luật kinh tế vận hành hiệu quả nhưng trên cơ sở hướng tới mục đích phục vụ lợi ích tối đa của đa số các tầng lớp nhân dân trong xã hội chứ không phải thiểu số giới chủ, giới doanh nhân và tầng lớp sở hữu tư liệu sản xuất và của cải xã hội. NNPQ cũng chính là một nhà nước định vị vào các giá trị phúc lợi xã hội, quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những người yếu thế (powerless), đặc biệt là người nghèo, và các nhóm dễ bị tổn thương.

    Xu hướng xa rời định hướng XHCN cũng là một trong những thách thức vô cùng lớn mà nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam đang phải đối mặt. NNPQ hơn bao giờ hết chính là một giải pháp hữu hiệu để điều chỉnh nguy cơ “chệch hướng” và những khuyết tật cố hữu của một nền kinh tế thị trường. Việc hoàn thiện một NNPQ phụ thuộc rất lớn vào quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới và tăng cường tính độc lập của cơ quan tư pháp, cải cách không ngừng nền hành chính theo hướng cởi mở, minh bạch và chịu trách nhiệm giải trình. Đồng thời, NNPQ được hình thành dựa trên nỗ lực, cam kết mạnh mẽ của đội ngũ lãnh đạo và quản lý nói riêng, cũng như cán bộ, công chức nói chung, với tính cách là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạch định, thực thi chính sách.

    Nhà nước pháp quyền trong một nền kinh tế thị trường luôn có sự đề cao đặc biệt của nhà nước, lực lượng thị trường (các doanh nghiệp và các quan hệ kinh tế thị trường,...) và tổ chức xã hội dân sự. Trong đó, vai trò đặc biệt quan trọng của nhà nước đó là bằng công cụ pháp luật và thông qua pháp luật, điều tiết nền kinh tế, cân bằng mối quan hệ giữa lực lượng thị trường (vốn luôn có xu hướng lấy lợi nhuận làm đầu và lấy các quan hệ kinh tế chi phối toàn bộ các quan hệ khác và mọi mặt của đời sống xã hội) với các tổ chức xã hội và đoàn thể nhân dân (là cầu nối, người giám sát và bảo vệ trực tiếp các quyền và lợi ích chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân). Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội không chỉ góp phần hiệu quả vào việc giám sát quá trình thực thi chính sách, giảm tác động tiêu cực của các lực lượng thị trường, mà điều quan trọng đó chính là việc giúp tăng cường năng lực quản trị nhà nước đối với nền kinh tế thị trường, mà còn giúp trao quyền và tăng cường sự hưởng thụ và thực hiện các quyền cơ bản của công dân. Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là một trong những tiền đề quan trọng của phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cần tăng cường năng lực thực thi và giám sát việc thực thi quá trình chính sách, cùng với việc tăng cường các cơ chế kiểm soát, giám sát quyền lực nhà nước hiệu quả (như Quốc hội, hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội…).

    Trong một xã hội dựa trên kinh tế thị trường, xu hướng lạm quyền và vi hiến của cơ quan hành chính - nhà nước (trong việc thực thi quyền hành pháp) là rất rõ rệt. Vì vậy, NNPQ chỉ có thể được tổ chức và hoạt động theo chiều tích cực đối với hệ thống kinh tế thị trường và phát triển bền vững xã hội nếu như có các cơ chế tương đối độc lập giúp cho nó vận hành hiệu quả. Tăng cường thẩm quyền, năng lực và tính độc lập của các cơ quan tư pháp là một đòi hỏi vô cùng cấp thiết. Kinh nghiệm khu vực và quốc tế về tính hiệu quả của một số mô hình đặc trưng về NNPQ đề cao tính tối cao của Hiến pháp và tinh thần thượng tôn pháp luật của các cơ quan nhà nước và mỗi công dân, vai trò độc lập và tối cao của cơ quan tư pháp trong bảo vệ các nguyên tắc pháp quyền có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng một mô hình NNPQ phù hợp với điều kiện văn hóa, lịch sử, chính trị,… của một nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam hiện nay.

     

    ……………….

    Học thuyết nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề trong lịch sử hình thành và phát triển Tóm tắt: Nghiên cứu sơ bộ những vấn đề cơ bản trong lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng Nhà nước pháp quyền từ thời các triết gia Hy Lạp cổ đại cho đến nay, tác giả rút ra kết luận đó là di sản văn hoá pháp lý chung của toàn thể nhân loại, được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới, chỉ có một thuật ngữ "Nhà nước pháp quyền" thống nhất với những nguyên tắc cơ bản đã được thừa nhận chung. Còn về mặt thực tiễn, xây dựng Nhà nước pháp quyền cho phù hợp với chế độ xã hội, các điều kiện kinh tế-xã hội, các đặc điểm lịch sử- truyền thống từng nước lại là vấn đề hoàn toàn khác, cần được tiếp tục nghiên cứu. Vừa qua, Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định rõ việc tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân với tính chất là công cụ bảo vệ một cách vững chắc các quyền và tự do của nhân dân. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay trớc khoa học pháp lý Việt Nam có nhiệm vụ cấp bách và vô cùng quan trọng là: phải

    tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để làm sáng tỏ về mặt khoa học những vấn đề lý luận về NNPQ. Một trong những vấn đề đó là lịch sử hình thành và phát triển của NNPQ. Đã từ lâu trong khoa học pháp lý tồn tại một quan điểm phổ biến và được thừa nhận chung- trước khi bắt tay vào nghiên cứu bất kỳ một hiện tợng Nhà nước hay pháp luật nào, chúng ta cần phải xem xét lịch sử hình thành và phát triển của hiện tượng đó trong quá khứ ra sao, để từ đó phân tính thực trạng của nó trong hiện tại và dự đoán sự phát triển của nó trong tương lai. Bởi lẽ, theo V.I.Lênin thì trong khoa học xã hội, phơng pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu chắc chắn và đáng tin cậy nhất. Do đó, sẽ hoàn toàn lôgíc và có căn cứ là khi nghiên cứu việc xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam, thì vấn đề đầu tiên mà chúng ta cần phải xem xét là lịch sử hình thành và phát triển về mặt lý luận của NNPQ với tính chất là một học thuyết tiên tiến trong khoa học pháp lý. Tuy nhiên, do tính chất đa dạng, phức tạp và nhiều khía cạnh của những vấn đề khoa học còn đang được tranh luận xung quanh học thuyết về NNPQ (nh lịch sử, khái niệm, bản chất, v.v...), nên trong phạm vi một bài viết đăng trên Tạp chí khoa học, chúng tôi chỉ có thể đề cập đến những vấn đề nào mà theo quan điểm của chúng tôi là chủ yếu và quan trọng hơn cả.  Trước hết, ở đây chúng ta cần khẳng định một chân lý: học thuyết về NNPQ, do bản chất tiến bộ, dân chủ và nhân đạo của nó nên đã được thừa nhận là di

    sản pháp lý chung của toàn thể loài người. Vì vậy, về mặt lý luận, khi nói đến NNPQ "trong lịch sử", chúng ta phải chỉ rõ đó chính là "trong lịch sử các học thuyết chính trị-pháp luật", chứ không thể nói một cách đơn giản và chung chung là "trong lịch sử", vì như vậy là thiếu chính xác. Bởi lẽ, trong lịch sử (từ cổ đại đến cận đại), NNPQ chưa bao giờ tồn tại trên thực tế nh là một Nhà nước đúng với nghĩa của nó (có các cơ quan như cảnh sát, toà án, quân đội, v.v...) mà mới chỉ tồn tại như là một học thuyết chính trị - pháp luật (bao gồm hệ thống các tư tưởng, quan điểm, v.v...). Còn về mặt thực tiễn, trong thế kỷ XXI này (thời kỳ hiện đại), NNPQ đang là một thực tại trong thực tiễn quốc tế, hay chính xác hơn- là hiện thực sinh động ở các nước văn minh và phát triển cao trên thế giới.  Việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết chính trị và pháp luật trên thế giới1 đã cho phép khẳng định một cách xác đáng rằng: sự phôi thai các tư tưởng đầu tiên của nhân loại về NNPQ đã có cội nguồn lịch sử từ rất lâu đời. Chẳng hạn, ngay từ các thế kỷ IX-VI trớc công nguyên (TCN) các nhà tư tưởng của Hy Lạp cổ đại đã quan niệm là: sự khẳng định các nguyên tắc công bằng, pháp chế và một cuộc sống vĩnh hằng bao giờ cũng gắn liền với quyền năng của các thiên thần trên núi Ôlimpơ (đứng đầu là thần Zớt). Lúc bấy giờ, trong các trường ca của Hômer (thế kỷ VIII TCN), đặc biệt là hai trường ca nổi tiếng thế giới "Iliát" và "Ôđixê", thần Zớt được mô tả như một đấng tối cao ban phát công lý chung và trừng trị nghiêm khắc những kẻ gây nên bạo lực hoặc những kẻ phán xét bất công. Dần dần, những quan niệm của Hômer đã được

    tiếp tục phát triển trong các sáng tác của "bảy nhà thông thái" ở Hy Lạp cổ đại (vào các thế kỷ VII-VI TCN)- Falex, Pittác, Perianđr, Biant, Kleôbul, Hilông, và nhất là Xôlông (683-559 TCN)- nhà lập pháp; nhà hoạt động Nhà nước, cải cách nổi tiếng của Aphin và được coi là người sáng lập ra nền dân chủ Hy Lạp cổ đại. Đồng thời, các quan điểm về pháp chế, pháp luật nh là những cơ sở tồn tại của Nhà nước mà cho đến nay vẫn còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng các nền tảng chính trị pháp lý của NNPQ đã được đa ra trong các tác phẩm của bốn nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại- Xôcrat, Platôn, Arixtốt và Xixerôn mà chúng ta sẽ lần lợt xem xét dưới đây. - Xôcrat (469- 399 TCN) - triết gia, một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của lịch sử tinh thần của nhân loại. Là người ủng hộ triệt để về nguyên tắc tư tưởng pháp chế. Ông cho rằng: công lý ở trong sự tuân thủ pháp luật hiện h ành; sự công minh và sự hợp pháp đều là một; nếu nh không tuân thủ thì cũng không thể có Nhà nước và trật tự pháp luật; nếu như các công dân của Nhà nước nào tuân thủ pháp luật thì Nhà nước đó sẽ vững mạnh và phồn vinh. - Platôn (427- 374 TCN) - học trò của Xôrcát, một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời sơ cổ, cũng nh trong toàn bộ lịch sử triết học, các học thuyết chính trị (với những tác phẩm nh "Nhà nước", "Pháp luật", "Nhà chính trị" v.v...). Các tư tưởng tiến bộ của ông từ thời cổ đại vẫn còn có ý nghĩa thực tiễn cho đến bây giờ nh: hoạt động xét xử là để bảo vệ pháp luật; Nhà nước sẽ ngừng tồn tại

    nếu nh trong Nhà nước ấy, các toà án không được tổ chức một cách thoả đáng… Đặc biệt, luận điểm của ông: "Ta nhìn thấy sự diệt vong của Nhà nước, mà trong đó pháp luật không có sức mạnh và ở dưới quyền lực của ai đấy" đã được khẳng định xác đáng trên thực tế của thế kỷ XX bằng sự sụp đổ thảm hại của một loạt các Nhà nước cực quyền đủ các thể loại (phát xít, cảnh sát, quân sự, chuy ên chế, v.v...) kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay. - Arixrốt (384-322 TCN) - "Nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại", học trò của Platôn, người đã trực tiếp tiếp tục phát triển và làm sâu sắc hơn các quan điểm chính trị - pháp luật của thầy mình. Theo ông, yếu tố cấu thành cơ bản trong luật là sự phù hợp của tính đúng đắn về chính trị của nó với tính pháp quyền. Nếu không tuân theo pháp luật mà còn chà đạp lên pháp luật, nếu mưu toan thống trị bằng bạo lực dĩ nhiên là mâu thuẫn với tư tưởng pháp quyền. - Xixerôn (106-43 TCN) - nhà luật học, hoạt động nhà nước và hùng biện nổi tiếng, tác giả của một loạt các công trình khoa học nh "về Nhà nước", "về những đạo luật" và "về các nghĩa vụ". Ông đã đa ra nhiều quan điểm tiên tiến nh: người hoạt động trong các lĩnh vực Nhà nước cần phải sáng suốt, công minh, có khả năng hùng biện và hiểu biết những nguyên lý cơ bản của pháp luật mà nếu nh thiếu các kiến thức đó thì không ai có thể công minh được; các đạo luật do con người quy định phải phù hợp với tính công minh và quyền tự nhiên, vì sự phù hợp (hay không) ấy là tiêu chuẩn để đánh giá tính công minh (hay không) của chúng...

    Đặc biệt là Xixêrôn đã nêu lên nguyên tắc có tính chất bắt buộc về sự tối cao của luật trong Nhà nước: "Tất cả mọi người đều phải ở dưới hiệu lực của pháp luật"4 mà hiện nay được xem là một trong những nguyên tắc cơ bản được thừa nhận chung của NNPQ.  Nhưng có lẽ phải đến tận các thế kỷ XVII - XIX, sau những thắng lợi của các cuộc đấu tranh hàng thế kỷ với các chế độ phong kiến tàn bạo, chuyên chế, độc tài và vô pháp luật, thì các tư tưởng và quan điểm của nhân loại tiến bộ về NNPQ mới được tiếp tục phát triển và dần dần hình thành một cách rõ ràng và dứt khoát trong các học thuyết chính trị pháp luật. dưới đây chúng ta xem xét những nét chủ yếu trong các tư tưởng và quan điểm khoa học của bốn nhà lý luận lớn nhất về NNPQ giai đoạn này- J.Lốccơ, S.L.Môngtéxkiơ, I.Kant, và G.V. Hê ghen. - Jôn Lốccơ (1632-1704): nhà khoa học vĩ đại người Anh trong các lĩnh vực chính trị và pháp luật. Các tư tưởng về Nhà nước và pháp luật của ông được trình bày trong tác phẩm "Hai chuyên luận về Nhà nước" (1690). Theo ông, các quyền của con người (bao gồm tự do, bình đẳng và sở hữu) là tự nhiên và không thể bị tớc đoạt, Nhà nước được thành lập ra là để bảo vệ các quyền của con người, bảo vệ pháp luật và không được xâm phạm đến chúng. Từ đó, luận chứng cho sự cần thiết của pháp luật và pháp chế, ông cho rằng: ở đâu không có pháp luật thì ở đó cũng không có tự do, vì pháp luật là công cụ cơ bản quyết định việc giữ gìn và mở rộng tự do cá nhân, đồng thời bảo đảm cho cá nhân tránh khỏi sự tuỳ tiện và ý chí độc đoán của những người khác.

    J. Lôccơ cho rằng: mối nguy hiểm chính của sự tuỳ tiện và xâm phạm từ phía quyền lực nhà nước đối với các quyền và tự do của con người và pháp luật xuất phát từ các đặc quyền của những người cầm quyền; vì thế, trong Nhà nước, tuyệt đối không một người nào được nắm toàn bộ quyền lực và tránh khỏi việc phục tùng pháp luật. Khẳng định chủ quyền của nhân dân nh là nền tảng bảo đảm cho sự tồn tại của Nhà nước, ông cho rằng: việc điều hành Nhà nước phải dựa trên các đạo luật do nhân dân tuyên bố và biết rõ về chúng; chủ quyền của nhân dân cao hơn, quan trọng hơn chủ quyền của Nhà nước do họ thành lập… Các quan điểm tiến bộ và nhân đạo của J.Lốccơ đã được sách báo chính trịph áp lý các thế kỷ XVIII-XIX ca ngợi là các tư tưởng về NNPQ. Đó chính là công lao to lớn nhất của J.Lốccơ đối với nhân loại, vì các quan điểm khoa học của ông sang thế kỷ XX không chỉ được tiếp tục phát triển và thể hiện trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc ngày 10/12/1948 và một loạt các văn bản pháp luật quốc tế khác về các quyền con người, mà còn trở thành hiện thực ở tất cả các NNPQ trên thế giới (nhất là các quan điểm về chủ quyền của nhân dân, phân công quyền lực, bảo vệ các quyền và tự do của công dân). - Sáclơ Lui Môngtéxkiơ (1698-1755)– nhà luật học lỗi lạc, một trong những đại diện xuất sắc của trào lu khai sáng thế kỷ thứ XVIII ở Pháp, tác giả của công trình khoa học nổi tiếng "Về tinh thần của pháp luật" (1748). Ông đã khẳng định rất đúng rằng: nguyên tắc chủ yếu của chế độ chuyên chế là làm cho con người khiếp sợ, đó là Nhà nước của sự độc đoán và tuỳ tiện, bởi lẽ trong Nhà nước ấy không

    bao giờ có pháp luật, còn nếu có đi chăng nữa thì không có ý nghĩa thực tế gì cả, vì cũng không có các chế định nào để bảo vệ pháp luật. Khi luận chứng cho các vấn đề nh: sự cần thiết của pháp chế và tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, sự kìm hãm và đối trọng của ba nhánh quyền lực Nhà nước vì lợi ích chung của toàn xã hội và nhân dân (chứ không phải là của riêng giới cầm quyền, giai cấp hoặc tầng lớp xã hội nào), tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do chính trị và an toàn của công dân tránh khỏi tình trạng vô pháp luật, cũng nh sự tuỳ tiện và lạm quyền từ phía các quan chức của bộ máy Nhà nước, S. Môngtéxkiơ đã viết rằng: nếu như quyền lập pháp và hành pháp nằm trong tay một người hay một cơ quan, cũng như khi quyền tư pháp không tách khỏi hai nhánh quyền lực kia thì sẽ không có tự do, còn nếu như quyền tư pháp hợp nhất với quyền hành pháp thì tòa án sẽ có khả năng trở thành kẻ đàn áp, và tất cả sẽ bị huỷ diệt nếu như quyền lực nằm trong tay một người hay một cơ quan hợp nhất cả ba quyền này. Như vậy, các tư tưởng và quan điểm khoa học của S. Môngtéxkiơ đã để lại cho nền văn minh của nhân loại một di sản pháp lý quý báu mà giá trị xã hội to lớn của nó vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay- lý luận về phân công (chứ không phải là phân chia) quyền lực. Với bản chất dân chủ và nhân đạo của nó, sự phân công quyền lực không chỉ một học thuyết chính trị - pháp lý tiên tiến, mà còn là một nguyên tắc cơ bản, trung tâm bắt buộc và quan trọng nhất được thừa nhận chung của các NNPQ trên thế giới.

    - Immanuil Kant (1724-1804) - nhà triết học nổi tiếng người Đức với luận chứng về những cơ sở triết học cho học thuyết về NNPQ. Ông cho rằng: lý trí thực tế, hoặc ý chí tự do của mỗi cá nhân chính là nguồn gốc của các đạo luật có tính pháp quyền và đạo đức; pháp luật để bảo đảm các quan hệ văn minh giữa mọi người, Nhà nước là sự hợp nhất của nhiều người biết phục tùng các đạo luật có tính pháp quyền nhằm bảo vệ trật tự pháp luật và được xây dựng trên các nguyên tắc chủ quyền; bản thân Nhà nước trong toàn bộ hoạt động của mình phải dựa trên pháp luật, nếu không nó sẽ bị mất sự tín nhiệm của các công dân - những người đã hợp thành nó. I. Kant đã căn cứ vào sự tồn tại (hay không) chế định phân công quyền lực (lập pháp, hành pháp và t pháp) để phân biệt hai hình thức cầm quyền: NNPQ- có và Nhà nước độc tài- không có (chế định đã nêu), vì theo ông, sự phối hợp và điều hoà của ba nhánh quyền lực này có khả năng ngăn ngừa được chế độ chuyên chế và bảo đảm được sự phồn thịnh của Nhà nước. Quan điểm khoa học nhân đạo của ông là: chủ quyền của nhân dân chỉ có thể đ ược thể hiện trên thực tế thông qua sự phân công quyền lực nh là nguyên tắc Nhà nước quan trọng nhất, vì tính tối cao của chủ quyền của nhân dân là điều kiện cơ bản và quan trọng trong một Nhà nước "của nhân dân" chứ không thể là của cá nhân hay tập đoàn riêng biệt nào,v.v... - G.V.Hêghen (1770-1831) - nhà triết học, nhà tư tưởng thiên tài người Đức mà di sản khoa học đã đánh dấu một cái mốc quan trọng trong toàn bộ lịch sử triết học và lịch sử các học thuyết chính trị pháp luật của nhân loại. Trong số các công tr ình

    khoa học của mình, tác phẩm nổi tiếng "Triết học pháp quyền" (1821) là một bộ phận cấu trúc quan trọng trong toàn bộ hệ thống triết học của ông. Trong đó, bằng các quan điểm tiến bộ, ông đã luận chứng cho cấu trúc của NNPQ- với xã hội công dân, trật tự pháp luật và các đạo luật có tính pháp quyền chống lại Nhà nước cực quyền- với xã hội khép kín, bộ máy quyền lực-chính trị quan liêu và hệ thống pháp luật có tính chất tuỳ tiện, mệnh lệnh, v.v... Cùng với bốn nhà lý luận lớn nhất về NNPQ trên đây, nhân loại còn biết đến một loạt các nhà luật học, các nhà tư tưởng vĩ đại khác của giai đoạn này như: Tômát Giêphêsơn (1743-1826)- người đại diện cho quyền lợi của những người sản xuất nhỏ và là tác giả của Tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776 nổi tiếng, Tômát Pên (1737-1809), Jôn Ađam (1735-1826), Jêm Mêđisơn (1752-1836), v.v... Các quan điểm khoa học tiến bộ và nhân đạo của họ đã góp phần phát triển học thuyết về NNPQ hoặc gắn liền với các văn kiện Nhà nước-pháp luật có ý nghĩa thời đại và ý nghĩa lịch sử toàn thế giới - Tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776 cũng như Hiến pháp Mỹ năm 1779 - Hiến pháp đầu tiên của loài người. . Đồng thời, lịch sử các học thuyết chính trị-pháp luật cũng đã khẳng định một cách xác đáng rằng: do bản chất tiến bộ và nhân đạo nên các tư tưởng và quan điểm khoa học trên đây đã trở thành các giá trị tinh thần quý báu chung của toàn thể nhân loại, còn lý luận về NNPQ- học thuyết chính trị-pháp luật tiên tiến của nền văn minh toàn thế giới. Bởi lẽ, bản chất tiến bộ và nhân đạo của quan điểm ấy thể hiện ở chỗ: một là, mặc dù là những người xuất thân từ các tầng lớp

    trên trong xã hội của các nước công nghiệp Âu-Mỹ các thế kỷ XVII- XIX, nhưng vì đặt lợi ích của toàn thể xã hội và nhân dân trên hết nên khi đa ra các quan điểm tiến bộ và nhân đạo trên đây, các tác giả của chúng không bao giờ ích kỷ, hẹp hòi và tự vơ lấy rằng các tư tưởng và quan điểm ấy chỉ là "của riêng" giai cấp hay tầng lớp xã hội này (mà không phải là của giai cấp hay tầng lớp xã hội kia). Và hai là, vì thế mà các quan điểm tiến bộ và nhân đạo trên đây đã được lĩnh hội và thừa nhận chung (dù là ở các mức độ khác nhau) bởi các nhà tư tưởng thuộc các xu hớng và quan điểm khác nhau trên thế giới. Chẳng hạn như: - C. Mác ngay từ thế kỷ XIX, trong thư gửi Tổng thống Mỹ A. Lincôn, khi nói về Bản tuyên ngôn độc lập ở Mỹ đã ca ngợi là: ở đó, lần đầu tiên đã xuất hiện tư tưởng của một nền cộng hoà dân chủ vĩ đại, ở đó đã ra bản tuyên ngôn đầu tiên về các quyền của con người. Đồng thời, ông đã nêu lên luận điểm nổi tiếng thể hiện rõ tư tưởng về tự do và NNPQ là: "Tự do là ở chỗ biến Nhà nước từ cơ quan đứng trên xã hội thành cơ quan phục tùng xã hội ấy". - V.I. Lê nin vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã khâm phục cuộc chiến tranh giải phóng cách mạng "của nhân dân Mỹ chống lại bọn kẻ cớp Anh" và trong các tác phẩm của mình đã viết rằng: "Không có đờng nào tiến lên chủ nghĩa xã hội ngoài con đờng thông qua chế độ dân chủ và tự do chính trị" - Hồ Chí Minh do nhận thức được các giá trị xã hội tiến bộ của tự do, dân chủ và các quyền con người trong "Tuyên ngôn độc lập Mỹ", nên chỉ trong vòng một

    năm (từ sau tháng 9/1945 đến cuối năm 1946) đã gửi 14 văn bản bày tỏ sự mong muốn hợp tác với Mỹ và trong Công hàm ngày 1/11/1945 gửi cho Bộ trởng ngoại giao Mỹ đề nghị gửi 50 thanh niên Việt Nam sang đó học tập, người đã viết là: "rất quan tâm đến các vấn đề của nước Mỹ và thiết tha mong muốn tạo được mối quan hệ với nhân dân và trí thức Mỹ, những người có ý tưởng xuất sắc về công bằng nhân đạo quốc tế..." Đồng thời, nh PGS. Song Thành (nguyên Viện trởng Viện nghiên cứu Hồ Chí Minh) cho biết: những tư tưởng lớn của bản "Tuyên ngôn độc lập Mỹ 1776" đã được Hồ Chí Minh tiếp nhận và trích dẫn nhiều lần, người cũng rất kính trọng Giêphêsơn. - Đảng Cộng sản Mỹ cũng đã ghi nhận trong điều lệ của mình việc phát triển tiếp tục các truyền thống dân chủ của T.Giêphêsơn Đầu thế kỷ XX, tầng lớp trí thức tự do của n ước Nga Sa hoàng đã tuyên bố khát vọng muốn biến nước Nga Sa hoàng thành một NNPQ. Chẳng hạn, P.V.Xtruve đã viết: cuộc đấu tranh để hình thành NNPQ với chế độ xã hội mới và trật tự pháp luật dân chủ (vì lúc bấy giờ, những người trí thức tự do đã hy vọng là bản thân Sa hoàng sẽ tự hạn chế quyền lực của mình và sẽ bắt đầu làm luật cùng với Nghị viện hoặc sẽ chuyển giao quyền lập pháp cho Nghị viện, còn tất cả các cơ quan nhà nước sẽ được ràng buộc bởi pháp luật)V.M.Gexxen quan niệm rằng: NNPQ là Nhà nước thừa nhận hiệu lực bắt buộc của tất cả các đạo luật và các quy phạm pháp lý, bị ràng buộc và hạn chế bởi

    pháp luật, đứng dưới pháp luật, chứ không phải đứng ngoài và đứng trên nó Còn P. I.Nôvgôrôđtxev khẳng định là: Nhà nước phải bị ràng buộc bằng các quy phạm đứng trên nó- các quy phạm của đạo đức và quyền tự nhiên, chứ không phải là các quy phạm xuất phát từ ý chí chủ quan của Nhà nước và nằm trong pháp luật do Nhà nước đặt ra ở Liên Xô trớc đây, trong suốt một thời gian dài, do sự ngự trị của các quan điểm bảo thủ và giáo điều nh là sản phẩm sinh ra từ cơ chế quan liêu- cực quyền muốn chính trị hóa khoa học pháp lý Xô Viết, nên học thuyết về NNPQ ít được nghiên cứu, hoặc có được đề cập đến thì cũng không phải là sự phân tích dưới góc độ khoa học, mà là dưới góc độ chính trị, do đó thiếu khách quan, thậm chí đ ã bị xuyên tạc và chụp mũ bằng các thuật ngữ chính trị Về vấn đề này, nguyên Chánh án (nay là Thẩm phán) Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga, TSKH luật, giáo s V.Đ.Dorkin đã viết: "chế độ quan liêucực quyền đã cản trở việc biến tư tưởng Nhà nước pháp quyền vào lý luận và thực tiễn của Liên Xô"16. Hội nghị toàn liên bang lần thứ XIX, Đảng Cộng sản Liên Xô (28/6 - 1/7/1988), với Nghị quyết "Về dân chủ hóa xã hội Xô Viết và cải cách hệ thống chính trị" đã tổng kết, đánh giá tình hình và coi việc hình thành NNPQ là sự nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt nh là hình thức tổ chức quyền lực chính trị phù hợp hoàn toàn với CNXH dân chủ và nhân đạo. ở Liên Xô cũ nói riêng và hầu nh đại đa số các n ước trong hệ thống XHCN cũ nói chung (trong đó có Việt Nam), học thuyết về NNPQ thực sự có bớc phát triển mới có tính chất quyết định- được nghiên cứu một cách đồng

    bộ, toàn diện, có hệ thống và dưới nhiều khía cạnh khác nhau, đồng thời giữ một vị trí xứng đáng trong khoa học pháp lý đúng với nghĩa của nó nh hiện nay. 8. Như vậy, sự thừa nhận chung trên đây đã cho thấy rằng: học thuyết về NNPQ là di sản văn hoá pháp lý chung của toàn thể nhân loại tiến bộ (chứ không phải chỉ là của riêng giai cấp, lực lợng chính trị hay tầng lớp xã hội nào). Chính vì vậy, dưới góc độ khoa học pháp lý (chứ không phải dưới góc độ chính trị!), khi nói đến khái niệm "Nhà nước pháp quyền" cần phải hiểu là chỉ có một thuật ngữ "NNPQ" thống nhất với các nguyên tắc cơ bản được thừa nhận chung mà nhân loại tiến bộ đã biết đến từ các học thuyết chính trị- pháp luật, cũng nh từ thực tiễn xây dựng nó. Còn nếu nh đã gọi là "NNPQ tư sản", "NNPQ kiểu phương Tây" hay "NNPQ kiểu phương Đông" v.v..., chính trị hóa thuật ngữ "NNPQ" thì lại là một vấn đề khác, vì ngay bản thân các tên gọi đó đã là cách đặt vấn đề nghiên cứu NNPQ dưới góc độ chính trị (chứ không phải dưới góc độ khoa học pháp lý). Còn về mặt thực tiễn, việc xây dựng NNPQ cho phù hợp với chế độ xã hội nào- dân chủ t sản, XHCN dân chủ và nhân đạo v.v... hay các điều kiện kinh tế- xã hội hoặc các đặc điểm lịch sử-truyền thống của các nước nào (phơng Đông hay phơng Tây) lại là những vấn đề hoàn toàn khác nữa, chúng còn đang được tranh luận và đòi hỏi phải được nghiên cứu nghiêm túc và sâu sắc mới có thể đa ra được những kết luận chính xác và khoa học, chứ không thì chỉ sẽ là những điều võ đoán một cách chủ quan và hời hợt, thiển cận và nông cạn, duy tâm và duy ý chí.

    III. Kết luận

    Tóm lại, việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản của sự hình thành và phát triển học thuyết về NNPQ trong lịch sử các học thuyết chính trị-pháp luật cho phép đi đến một số kết luận chung dưới đây. 1. Các tư tưởng và quan điểm đầu tiên của nhân loại tiến bộ về NNPQ đã xuất hiện truớc tiên chỉ với tính chất là khát vọng, ước mơ và lý tưởng về các giá trị xã hội cao quý (như công bằng và bác ái, nhân đạo và tình thương, dân chủ và tự do, pháp luật và pháp chế) thực tế là có cội nguồn hình thành và phát triển từ hàng nghìn năm qua trên những chặng đờng tìm kiếm các phuơng tiện và phuơng pháp để nhằm đạt đến giá trị xã hội cao quý ấy. 2. Dần dần, theo chiều dài của thời gian và lịch sử, cho đến hôm nay, với bản chất tiến bộ, nhân đạo và dân chủ, thì NNPQ không những chỉ là một học thuyết tiên tiến trong khoa học pháp lý của nhân loại, mà còn là hiện thực sinh động ở các nước văn minh và phát triển cao trên thế giới. 3. Cuối cùng, nghiên cứu những vấn đề lý luận về NNPQ cần đ ược tiếp tục một cách sâu sắc hơn nữa ở nước ta, nhằm góp phần đa ra phơng án khả thi cho việc xây dựng thành công NNPQ XHCN Việt Nam

     

    Câu 22:Thế nào là cách mạng công nghiệp, những thành tựu của KHCN nửa sau thế kỷ XX có tác động thế nào đến quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở việt Nam hiện nay.

     

    1. Thế nào là cách mạng công nghiệp.

    - Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

    2. Tác động đến quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam

    a) Đặc trưng cơ bản:

    - Sự phát triển của ngành năng lượng mới.

    - Những vật liệu mới cho phép đổi mới và chế tạo những máy móc mới, trong đó có các tên lửa cực mạnh mở ra kỉ nguyên vũ trụ.

    - Cách mạng sinh học.

    - Máy tính có thể làm hàng triệu đến vài tỉ phép tính trong một giây.

    b) Tác động.

    Tầm quan trọng của CNH-HĐH với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta

    a.Bối cảnh trong và ngoài nước

    Nền kinh tế của nước ta trong quá trình phát triển gặp rất nhiều khó khăn: chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, sự chủ quan ỷ lại của lãnh đạo trong khôi phục kinh tế sau chiến tranh bằng máy móc dập khuôn mô hình kinh tế Liên Xô cũ. Bởi vậy, trong một thời gian nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng trì trệ và lạc hậu.Sự nghiệp CNH-HĐH lại được tiến hành sau một loạt nước trong khu vực và trên thế giới .Đó là một khó khăn và thiệt thòi lớn nhưng đồng thời nó cũng tạo ra cho chúng ta những thuận lợi nhất định. Khó khăn là trang thiết bị của chúng ta đã bị lạc hậu đến 40,50 năm so với các nước tiên tiến trên thế giới. Còn thuận lợi được thể hiện trước hết ở chỗ thông qua những kinh nghiệm thành công và không thành công của các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta có thể rút ra những bài học bổ ích cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

    b.CNH-HĐH là một tất yếu khách quan

    Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ, để thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng ổn định, nước ta phải xác định cơ cấu kinh tế hợp lý, trang thiết bị ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tế, quá trình ấy gắn liền với quá trình CNH.

    Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, Việt Nam phải tìm cho mình một con đường đặc thù, vừa phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội trong nước vừa bảo đảm xu thế phát triển chung của thế giới. Theo dự thảo báo cáo chính trị của đại hội VII trình lên đại hội VIII của Đảng dự kiến từ nay đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đây là lối thoát duy nhất cho nền kinh tế Việt Nam song cũng là một thách thức mới. Tuy nhiên điểm xuất phát CNH-HĐH ở nước ta hiện nay là tiền công nghiệp với những đặc điểm chủ yếu là nền kinh tế dựa vào các hoạt động thương mại khai thác tài nguyên lao động, quản lý còn nặng về kinh nghiệm. Mặt khác nước ta là một nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp là bộ phận của kinh tế nông thôn. Kinh tế nông thôn nước ta chủ yếu là kinh tế thuần nông. Nhìn một cách tổng quát, nếu xét về chỉ tiêu kinh tế như tỷ trọng giữa công nghiệp và nông nghiệp, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX) đặc biệt là khoa học kĩ thuật và công nghệ, mức sống của nhân dân ... thì Việt Nam vẫn là một nước nghèo nàn, khó khăn và lạc hậu, đang ở trình độ văn minh nông nghiệp.

    Để tiến hành sản xuất lớn, hiện đại, nước ta phải thực hiện quá trình công nghiệp hoá. Đây là một quá trình nhảy vọt của LLSX và của khoa học kĩ thuật. Trong thời kỳ CNH,HĐH LLSX phát triển một cách mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, chủng loại và quy mô. LLSX được tạo ra trong thời kỳ này là cái “cốt“ vật chất kĩ thuật rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nó làm thay đổi cách thức sản xuất chuyển người lao động từ sử dụng công cụ thủ công sang sử dụng công cụ cơ giới và nhờ đó làm mà sức lao động của con người được giải phóng, năng xuất lao động xã hội ngày càng tăng, sản phẩm xã hội được sản xuất ra ngày càng nhiều, càng đa dạng và phong phú, đáp ứng được ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân.

     Ở nước ta CNH XHCN được coi là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Đảng ta đã xác định được thực chất của CNH XHCN là “quá trình thực hiện sự phân công mới về lao động và là quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa để không ngừng tái sản xuất mở rộng, CNH XHCN là quá trình xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, do giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới sự chỉ đạo của Đảng cộng sản ... CNH XHCN có nhiệm vụ đưa nền kinh tế nước ta từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN. Qua đó, để xây dựng nước ta trở thành nước XHCN có nền công nông nghiệp hiện đại, kĩ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, cuộc sống văn minh và hạnh phúc, chúng ta phải tiến hành CNH-HĐH đất nước.

    c. Vai trò của CNH-HĐH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam

    Công nghiệp hoá là một giai đoạn phát triển tất yếu của mỗi quốc gia. Nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển, muốn vươn tới trình độ phát triển cao, nhất thiết phải trải qua CNH. Thực hiện tốt CNH-HĐH có ý nghĩa đặc biệt to lớn và có tác dụng trên nhiều mặt:

    - CNH-HĐH làm phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng sức chế ngự của con người đối với tự nhiên, tăng trưởng kinh tế, do đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần quyết định sự thắng lợi của CNXH. Sở dĩ nó có tác dụng như vậy vì CNH-HĐH là một cách chung nhất, là cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công nghệ sản xuất, làm tăng năng suất lao động.

    - Tạo tiền đề về vật chất để không ngừng củng cố và tăng cường vai trò kinh tế nhà nước, nâng cao năng lực tích luỹ, tăng công ăn việc làm, nhờ đó làm tăng sự phát triển tự do và toàn diện trong mọi hoạt động kinh tế của con người-nhân tố trung tâm của nền sản xuất xã hội. Từ đó, con người có thể phát huy vai trò của mình đối với nền sản xuất xã hội. "Để đào tạo ra những người phát triển toàn diện, cần phải có một nền kinh tế phát triển cao, một nền khoa học kỹ thuật hiện đại, một nền văn hoá tiên tiến, một nền giáo dục phát triển". Bằng sự phát triển toàn diện, con người sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Muốn đạt được điều đó, phải thực hiện tốt CNH-HĐH mới có khả năng thực tế để  quan tâm đầy đủ đến sự phát triển tự do và toàn diện nhân tố con người.

    - CNH-HĐH góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế có phát triển thì mới có đủ điều kiện vật chất cho tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, đủ sức chống thù trong giặc ngoài. CNH-HĐH còn tác động đến việc đảm bảo kỹ thuật, giữ gìn bảo quản và từng bước cải tiến vũ khí, trang thiết bị hiện có cho lực lượng vũ trang.

    -  CNH-HĐH góp phần tăng nhanh quy mô thị trường. Bên cạnh thị trường hàng hoá, còn xuất hiện các thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ...  Vì vậy, việc sử dụng tín dụng, ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác tăng mạnh. CNH-HĐH cũng tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng  nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế.

    2. Thực trạng CNH-HĐH trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam

    2.1 Nội dung của CNH-HĐH

    2.1.1 Trang bị kỹ thuật và công nghệ theo hướng hiện đại trong các ngành của nền kinh tế quốc dân

    a. Tiến hành cách mạng khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tự trang bị

    Thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng kỹ thuật. Cuộc cách mạng lần thứ nhất nổ ra vào những năm 30 của thế kỷ XVIII với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang cơ khí hoá. Cuộc cách mạng lần thứ XX với tên gọi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại .

    Trong mấy chục năm gần đây, thế giới đã diễn ra những biến đổi cực kỹ to lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Nội dung của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ II này không chỉ dừng lại ở tính chất hiện đại của các yếu tố tư liệu sản xuất mà còn ở kỹ thuật công nghệ hiện đại, phương pháp sản xuất tiên tiến. Điều này thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

    -         Về cơ khí hoá:

    Chuyển sang cơ chế thị trường, ngành cơ khí đã khắc phục được những khó khăn ban đầu và từng bước ổn định sản xuất, caỉ tiến công nghệ , cải tiến mẫu mã, mở rộng mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm.... Hiện nay, ngành cơ khí đã sản xuất được một số mặt hàng bảo đảm chất lượng, không thua kém hàng nhập ngoại nên tiêu thu nhanh, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu nhưng số lượng còn hạn chế, chỉ giới hạn trong một số loại sản phẩm. Ngành cơ khí đã sản xuất được nhiều thiết bị phụ tụng thay thế hàng nhập ngoại, chất lượng không kém hàng nhập ngoại.

    Trình độ cơ khí hoá của một số ngành sản xuất vật chất:

    + Trong nông nghiệp: Nội dung sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lao động thủ công, sử dụng sức lao động dư thừa ở nông thôn, tỷ lệ cơ khí hoá thấp, sản xuất nông nghiệp vẫn là thủ công trong hầu hết các khâu: làm đất, gieo giống, chăm bón và thu hoach. Mấy năm gần đây, do cơ chế mở nhiều vùng nông thôn đã phát triển mạnh nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhỏ bán cơ khí, song số lao động trong lĩnh vực công nghiệp bình quân toàn quốc không quá 5% tổng số lao động nông thôn.

    + Trong công nghiệp: Công nghiệp cơ khí được áp dụng rộng rãi trong các đơn vị sản xuất công nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, lao động thủ công vẫn cần nhiều trong khâu vận chuyển nội bộ, bao gói, cung ứng dịch vụ công cộng và sản xuất phụ có tính chất gia công. Lao động trong các khâu này thường chiếm 40-50% trong tổng số lao động công nghiệp quốc doanh. Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu vẫn sử dụng lao động thủ công và tay nghề truyền thoóng với công cụ cơ khí nhỏ, bán cơ khí (trừ một số doanh nghiệp tư nhân quy mô tương đối lớn mới được đầu tư trong những năm gần đây)

    + Trong xây dựng cơ bản, tỷ lệ cơ giới hoá trên các công trường xây dựng lớn thường cao hơn các công trường xây dựng nhỏ.

    Nói tóm lại, cơ khí hoá trong các ngành sản xuất vật chất xã hội còn thấp, phương tiện cơ khí hoá cũ kỹ, lạc hậu, năng suất lao động chưa cao, chi phí vật chất còn lớn, giá thành sản phẩm cao, chất lượng nhiều mặt hàng chưa bảo đảm. Trong mấy năm gần đây, do đổi mới cơ chế và có bổ sung nhiều thiết bị mới, công nghệ mới nên đã có tác đông đên sự tăng trưởng và phát triển sản xuất xã hội, sản phẩm, mẫu mã hàng hoá đa dạng, chất lượng sản phẩm có tốt hơn trước. Nhưng về cơ bản, trình độ cơ khí hoá sản xuất chưa được cao.

    -         Về tự động hoá:

    + Trong công nghiệp, việc tự động hoá thường được áp dụng ở mức cao trong các dây chuyền công nghệ có tính liên hợp quy mô lớn. Trừ những nhà máy mới được đầu tư của các nước kinh tế phát triển, hầu hết dây chuyền tự động của Liên Xô (cũ), Trung Quốc và các nước Đông Âu đều lạc hậu, nhiều bộ phận bị hư hỏng phải thay thế bằng các thiết bị nhập ngoại ở các nước kinh tế phát triển.

    + Trong xây dựng cơ bản, tỷ lệ tự động hoá không cao, khoảng 1,5-2% trong công tác xây dựng cơ bản.

    + Trong sản xuất nông nghiệp, tự động hoá chưa được áp dụng, kể cả các xí nghiệp trung ương và xí nghiệp địa phương.

    Tóm lại, trình độ tự động hoá còn rất thấp là đặc trưng nổi bật của nền sản xuất nước ta. Điều đó cũng phù hợp với thực tế và có nguyên nhân: lao động trong nước còn dư thưa, cần tạo công ăn việc làm đang là nhu cầu cấp bách hiện nay và nhiều năm sau.

    -         Về hoá học hoá:

    Nhìn chung, công nghiệp hoá học của Việt Nam đã được phát triển trong nhiều ngành sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm cung cấp cho công nghiệp, nông nghiệp, cho tiêu cùng xã hội và có sự tăng trương khá trong các năm gần đây: phân bón hoá học, quặng apatít, thuốc trừ sâu, sơn hoá học, săm lốp các loại....Sản phẩm của hoá học hoá còn được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp chất dẻo, công nghiệp sản xuất phụ gia, các chất hoá học, xúc tác...Hoá học hoá ngày càng giữ vai trò quan trọng tác động đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, việc đầu tư để phát triển cho ngành hoá chất còn ít. Hoá học chưa thành nhân tố mũi nhọn cho sự phát triển kinh tế. Đây là nhược điểm của nền kinh tế phát triển thiếu đồng bộ trong thời gian qua.

    Về sinh học hoá: Có một số ngành đang áp dụng công nghệ sinh học như sản xuất rượu bia, nướcgiải khát, phân bón, chăn nuôi, lai tạo giống, vi sinh học, tuy có kết quả đáng kể, tạo ra nhiều loại giống mới cho cây trồng và vật nuôi, có khả năng chống được bệnh tật, phù hợp với thời tiết khí hậu Việt Nam và có năng suất cao, nhưng tỷ lệ áp dụng chưa cao. Đây là ngành sản xuất non trẻ mới được áp dụng vào Việt Nam trong những năm gần đay và đang có nhiều tiềm năng trong tương lai.

    -Về tin học hoá: Ngành tin học đã được phát triển khá nhanh trong thời kỳ từ đổi mới kinh tế đên nay. Tin học đang trở thành một ngành mũi nhọn, phát triển mạnh mẽ, gắn kết thông tin thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới một cách nhanh nhạy. Đồng thời, sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thiết kế, phục vụ công tác lãnh đạo các cấp, an ninh và quốc phòng...

    Tóm lại, qua phân tích thực trạng trình độ công cụ, công nghệ của công nghiệp hoá trong thời gian qua, chúng ta thấy rằng: trình độ cơ khí hoá, tự động hoá còn thấp, hoá học hoá chưa thực sự được đẩy mạnh; sinh học hoá mới du nhập vào Việt nam, chưa được ứng dụng nhiều; tin học hoá tuy có phát triển nhưng chưa cơ bản; lao động thủ công vẫn còn chiếm tỷ trọng chủ yếu; công cụ, thiết bị, công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, thiếu đồng bộ và hiệu quả kinh tế thấp.

    b. Trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại còn được thực hiện thông qua nhận chuyển giao công nghệ mới từ các nước tiên tiến

    2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

    a. Việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý bao giờ cũng phải dựa trên tiền đề là phân công lao động xã hội

    Đối với nước ta, đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa thì tất yêú phải có phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá sản xuất giữa các ngành trong nội bộ từng ngành và giữa các vùng trong nền kinh tế quốc dân.

    Việc phân công lại lao động xã hội có tác dụng rất to lớn. Nó là đòn bẩy của sự phát triển công nghệ và năng suất lao động, cùng với cách mạng khoa học kỹ thuật, nó góp phần hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý. Sự phân công lại lao động xã hội trong quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay cần phải tuân theo  các qúa trình có tính quy luật sau:

    Thứ nhất, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần; tỷ trọng và số tuyệt đối lao động công nghiệp ngày một tăng lên.

    Thứ hai, tỷ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng lao động xã hội.

    Thứ ba, tốc độ tăng lao động trong các ngành phi sản xuất vật chất tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật chất.

    Đối với nước ta, phương hướng phân công lao đông xã hội hiện nay cần triển khai cả hai địa bàn: tại chỗ và nơi khác để phát triển về chiều rộng kết hợp phát triển theo chiều sâu. Tuy nhiên, cần phải ưu tiên địa bàn tại chỗ, nên cần chuyển sang địa bàn khác phải có sự chuẩn bị chu đáo. Đi đôi vớ quá trình phân công lại lao động xã hội, một cơ cấu kinh tế mới cũng dần dần được hình thành.

    b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

    Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Đại hội Đảng lần thứ VI đã xác định nhiệm vụ " bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất, phù hợp với tính quy luật về sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất, phù hợp với khả năng của đất nước và phù hợp với sự phân công lao động, hợp tác quốc tế ". Những kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong những năm đổi mới được thể hiện ở các khía cạnh cơ cấu khác nhau, trong đó rõ nét nhất và đặc trưng nhất là từ góc độ cơ cấu ngành.

    * Công nghiệp hoá cho phép công nghiệp nông thôn tồn tại và phát triển với tốc độ tăng trưởng cao

    Nông thôn Việt Nam chiếm 80% dân số, 72 % nguồn lao động xã hội, nhưng mới tạo ra khỏang 1/3 tổng sản phẩm quốc dân (1996). Do vậy, CNH-HĐH nông thôn không những là quan trọng, mà còn có ý nghĩa quyết định đối với quy mô và tốc độ CNH-HĐH đất nước. Vấn đề nêu trên không phải là đặc thù của Việt Nam mà được rút ra từ thực tế và kinh  nghiệm các nước trong khu vực châu á. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy HĐH không nhất thiết phải được khởi đầu hoặc được duy trì bởi sự phát triển nhanh của công nghiệp nặng ở một số ít trung tâm công nghiệp, tại các đô thị lớn mà có thể được khởi đầu ở nông thôn và phụ thuộc vào khu vực vày.

    Ở Việt Nam , Đảng và Nhà nước rất coi trọng vai trò của nông thôn, nông nghiệp trong sự nghiệp CNH-HĐH. Nghị  quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng chỉ rõ: "Đặc biệt coi trọng CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; phát triẻn công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu". Nhờ quán triệt những chủ, chính sách  của Đảng và Nhà nước nhìn chung, sự phát triển của công nghiệp nông thôn trong thời gian qua đươc đánh giá tổng quát như sau:

    -Về cơ bản, công nghiệp kể cả dịch vụ nông thôn, chỉ được xem như những ngành phụ để giải quyết thời gian nông nhàn và lao động dư thừa ở nông thôn. Tuy vậy,  trong mấy năm gần đây, công nghiệp và dịch vụ nông thôn đã bắt đầu phát triển .

    -Công nghiệp nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực thực sự. Sự quản lý cứng, gò bó trước đây đã được xoá bỏ về cơ bản. Những chủ trương, chính sách về đời sống kinh tế đã dần dần thấm vào mỗi người dân; cơ cấu vốn đầu tư ở nông thôn đã chuyển theo hướng gìanh cho sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhiều hơn.

    -Cơ cấu công nghiệp nông thôn đã thay đổi theo hướng thích ứng với cơ chế kinh tế mới trong những điều kiện mới. Sự thay đổi rõ nhất là trong cơ cấu thành phần kinh tế. Kinh tế hộ và các doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn tăng lên một cách nhanh chóng, trong khi các hợp tác xã và kinh tế Nhà nước giảm đi rõ rệt .

    -Nhiều ngành nghề, sản phẩm truyền thống từng bị mai một đã dần dần được khôi phục lại do yêu cầu khách quan của nền kinh tế, của thị trường trong nước và quốc tế. Sự phục hồi này thường gắn liền với sự đổi mới, hiện đại hoá các sản phẩm và công nghệ truyền thống. Mặt khác, nhiều làng truyền thống được khôi phục lại có sức lan toả khá mạnh sang các khu vực lân cận.

    -Tuy nhiên đến nay công nghiệp nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Trước hết là tình trạng kinh tế thuần nông, cây lúa chiếm tỷ lệ tuyệt đối, sức mua  còn rất nhỏ. Trình độ kỹ thuật của công nghiệp nông thôn còn thấp cả về sản phẩm, thiết bị lẫn công nghệ. Trừ một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm, của công nghiệp nông thôn có chất lượng thấp, mẫu mã, kiêủ dáng chậm thay đổi, tốn nhiều nguyên vật liệu, năng lương. Phần lớn thiết bị và công nghệ sản vuất của công nghiệp nông thôn là công cụ thủ công cải tiến hoặc thiết bị thải loại của các cơ sở công nghiệp đô thị. Công nghiệp nông thôn nước ta phát triển không đồng đều, mới chỉ tập trung ở những địa phương có ngành nghề truyền thông, ở ven đô thị, đầu mối giao thông quan trọng.

    -Cho đến nay, kinh nghiệm kinh doanh của người dân nông thôn trên các lĩnh vực phi nông nghiệp còn hạn chế, do đó họ chưa dám chấp nhận rủi ro và mạnh dạn kinh doanh. Hơn nữa, họ cũng thiếu những kiến thức về kinh doanh (kinh nghiệm và kiến thức về nghiên cứu thị trường, marketing...). Điều này có thể thấy khá rõ khi quan sát sự khó khăn, chậm chập của việc triển khai các ngành nghề vào vùng chỉ quen sản xuất nông nghiệp, trước hết là trồng trọt thuần tuý.

    Những yếu kém trên là một trong những nguyên nhân làm cho sau nhiều thập niên công nghiệp hoá, về cơ bản, Việt Nam hiện nay vẫn là một quốc gia nông nghiệp với một  nông thôn rộng lớn thuần nông, mang nặng tính tự cấp, tự túc. Vấn đề đặt ra là phải có một chính sách hợp lý, thống nhất của nhà nước từ trung ương đến địa phương để có thể nhanh chóng công nghiệp hoá nông thôn-một trong những vấn đề của việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế nước ta.

    *Tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, trong cơ cấu kinh tế nước ta

    Cơ cấu kinh tế theo 3 nhóm ngành lớn: nông thôn (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp), công nghiệp (bao gồm công nghiệp và xây dựng ) và dịch vụ (bao gồm các ngành kinh tế còn lại ) đã có sự chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng dần, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần

    Nhìn vaò kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời gian qua ta có thể nhận thấy 3 vấn đề :

    -         Thứ nhất: Trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần qua các năm, thì nước ta vẫn vươn lên từ một quốc gia thiếu lương thực phải nhập khẩu, thành một nước đủ ăn, có lương thực xuất khẩu khá và đang vững bước thành một nước bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới. Chính sự phát triển vững chắc của ngành nông nghiệp đã tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực - tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế ngành nước ta

    -         Thứ hai: tốc độ tăng trưởng bình quân của các nhóm ngành lớn của nền kinh tế cũng khác nhau, tăng trưởng nhanh nhất thuộc về nhóm ngành công nghiệp, sau đến dịch vụ và thấp nhất là nhòm ngành nông nghiệp

    -         Thứ ba: Công nghiệp tuy được coi là ngành quan trọng hàng đầu nhưng trong thời gian đầu của CNH, ở nước ta công nghiệp nhỏ bé mới chỉ sản xuất hàng tiêu dùng và khai thác sản phẩm thô từ tài nguyên thiên nhiên. Nhưng do những đương lối đổi mới của Đảng trong ngành công nghiệp đã xuất hiện nhiều nhân tố mới, tạo tiền đề cho sản xuất tiếp tục phát triển. Cùng với tăng trưởng công nghiệp sẽ chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu nền kinh tế nước ta.

    Cũng không thể có quá trình CNH bằng hệ thống dịch vụ đặc biệt là hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế thấp kém. Vì vậy ngay trong giai đoạn đầu của CNH-HĐH, Đảng ta đã quan tâm thoả đáng cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng để phát triển sản xuất và thu hút đầu tư nước ngoài

    c, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ

    Chúng ta đều biết rằng, cơ cấu kinh tế lãnh thổ phản ánh tình hình phân công lao động theo lãnh thổ. Nền kinh tế-xã hội của nước ta mang đậm nét của một trong những loại hình của phương thức sản xuất châu á. Chủ nghĩa tư bản đã đẩy mạnh phân công lao động xã hội ở một bộ phận lãnh thổ của đất nước (các thành thị, các vùng mỏ, các đồn điền,..) nhưng đại bộ phận lãnh thổ của đất nước vẫn bị ngưng đọng, trì trệ, trong khuôn khổ của một nền tiểu nông lạc hậu; quá trình tái sản xuất giản đơn chỉ giới hạn trong các công xã nông thôn quy mô làng, xã. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta (ở miền Bắc từ sau năm 1954 và trong cả nước từ sau năm 1975) chịu ảnh hưởng nặng nề của tư duy máy móc, của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, do đó, phân công lao động theo lãnh thổ kinh tế quốc dân chưa có những chuyển dịch đáng kể và đúng hướng.

    So với cơ cấu ngành và cơ cấu lĩnh vực, cơ cấu lãnh thổ có tính trì trệ hơn, có sức ỳ lớn hơn. Vì thế, những sai lầm trong quá trình xây dựng cơ cấu lãnh thổ có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển kinh tế-xã hội, và rất khó khắc phục, nếu có khắc phục được cũng hết sức tốn kém. Tuy nhiên, trên thực tế, điều hoàn toàn có tính quy luật này chưa được tính đến trong tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của nước ta giai đoạn 1986-2000; trong các phương án phân vùng kinh tế và quy hoạch lãnh thổ; trong các kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng; trong các luận chứng kinh tế - kỹ thuật cho từng đối tượng đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình cụ thể...Các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hình thành chưa phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng địa phương, không ổn định về phương hướng sản xuất và quy mô, do đó, hạn chế năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất xã hội. Các trung tâm công nghiệp và đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn, chưa phát triển đồng bộ và đúng hướng, cơ cấu kinh tế và xã hội của chúng chậm đổi mới, kém hiệu quả, do đó, chưa tạo ra được sức mạnh để lôi kéo toàn bộ lực lượng sản xuất các vùng lân cận phát triển .

    Điều đáng chú ý ở đây là tác động quản lý vĩ mô thông qua đầu tư xây dựng còn rất yếu, thiếu định hướng. Trong nhiều trường hợp còn áp dụng quy mô và cơ cấu ngành sản xuất cho các vùng khác nhau, chưa phát triển đồng bộ, theo một trình tự hợp lý các phần tử cơ cấu lãnh thổ, đặc biệt là các yếu tố kết cấu hạ tầng sản xuất, xã hội và môi trường.

    2.2 Yêu cầu của CNH-HĐH

    2.2.1CNH-HĐH - phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp

    -Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá của nước ta được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định tại Đại hội lần thứ VIII là "Xây dựng nước ta trở thành một nước công nông nghiệp có cơ sở vật chất -kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh".

    Theo tinh thần của Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta phải ra sức phấn đấu để đến năm 2020, về cơ bản, nước ta trở thành nước công nghiệp.

    Ở đây, nước công nghiệp cần được hiểu là một nước có nền kinh tế mà trong đó lao động công nghiệp trở thành phổ biến trong các ngành và các lĩnh vực của nền kinh tế. Tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế cả về GDP cả về lực lượng lao động đều vượt trội hơn so với nông nghiệp.

    2.2.2 CNH-HĐH góp phần tăng cường, củng cố khối liên minh công-nông

    -Để thực hiện yêu cầu tổng quát trên, trong mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế, công nghiệp hoá cần phải thực hiện được những yêu cầu cụ thể nhất định. Trong những năm trước mắt, trong điều kiện khả năng về vốn vẫn hạn hẹp, nhu cầu về công ăn, việc làm, rất bức bách, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; tình hình kinh tế xã hội phát triển, tăng trưởng chưa thật ổn định, chúng ta cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, ra sức phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản.       

    -CNH-HĐH còn đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững về kinh tế và xã hội trên địa bàn nông thôn. Về kinh tế sẽ phát triển cân đối giữa nông nghiệp hàng hoá với công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nội bộ nông-lâm nghiệp và thuỷ sản, giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa nhóm cây lương thực với các nhóm cây trồng khác, giữa các đàn gia súc và gia cầm...theo hướng tích cức, ưu tiên xuất khẩu. Kinh tế tăng trưởng cao nhưng vẫn bảo đảm ổn định xã hội nông thôn, trước hết tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm sự phân hoá giàu nghèo trong nội bộ nông dân, tăng phúc lợi xã hội, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành  thị, từ đó ngăn chặn dòng người từ nông thôn dồn về thành thị kiếm sống như hiện nay. Vấn đề kết hợp đúng đắn sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp với công nghệ, xác định được các ngành kinh tế và khoa học mũi nhọn, triển khai kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sẽ giúp củng cố và tăng cường liên minh công - nông - trí thức trên con đường đi lên CNXH

    2.3 Đánh giá quá trình thực hiện CNH-HĐH nước ta

    2.3.1 Thành tích và thắng lợi

    a.Tăng sản phẩm thu nhập quốc dân

     Khác hẳn với tình hình kinh tế xã hội của thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, dưới ánh sáng đổi mới toàn diện nền kinh tế của Đảng, công cuộc CNH,HĐH đất nước trong thời gian hơn 10 năm qua nước ta đã thu được một số thành tựu có ý nghĩa bước ngoặt

    Trong lĩnh vực kinh tế, mức tăng trưởng GDP bình quân hơn 8% /năm. Trong tất cả các khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều tăng trưởng cao, lương thực không chỉ đủ ăn mà còn đủ gạo xuất khẩu, đứng thứ 2 thế giới. Ngoại thương tăng trưởng mạnh, lạm phát được kiềm chế ....

    b.Đời sống kinh tế xã hội được cải thiện, uy tín quốc tế tăng lên

    -Sự kết hợp giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài trong quá trình CNH-HĐH trong điều kiện quốc tế và khu vực có nhiều biến đổi. Cùng với quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, CNH-HĐH còn gắn liền với việc mở cửa, hội nhập quốc tế và khu vực. Sự hiện diện của các nguồn vốn nước ngoài, bao gồm các nguồn vốn đầu tư ( vốn ODA, FDI ), công nghệ kĩ thuật, kĩ năng quản lý và kinh doanh, thị trường tiêu thụ hàng hoá sản phẩm hàng hoá, dịch vụ... đã chẳng những góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng GDP mà còn tạo ra sự năng động trong đời sống xã hội vốn trước đây rất trì trệ.

    -Trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, đời sống xã hội còn nhiều chuyển biến tích cực, mức sống của nhân dân tăng lên rõ rệt. Tình hình an ninh chính trị ổn định, quan hệ đối ngoại được mở rộng, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế từng bước được nâng lên. Niềm tin của nhân dân vào sự lãng đạo của Đảng và quản lý của nhà nước ngày càng được củng cố. Mặt khác, sự thay đổi cơ chế kinh tế đánh dấu sự đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã được thực tiễn cuộc sống và kết quả nêu trên kiểm chứng là đúng đắn, công cuộc đổi mới là hợp lòng dân, là đúng xu thế phát triển khách quan của thời đại và hoà nhập vào cộng đồng quốc tế.

    -Sự phát triển cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực: Tổng sản phẩm, tức giá trị tuyệt đối của sản phẩm nông nghiệp không ngừng được tăng lên, nhưng tỷ trọng GDP giảm dần. Nông thôn của nước ta sẽ dần chuyển biến thành nông thôn của một nước công nghiệp. Đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao, rút ngắn khoảng cách tói đa với đô thị.

    2.3.2 Những tồn tại chủ yếu

    Bên cạnh những thành tựu và thắng lợi đạt được, sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta còn có những hạn chế. Điều này được thể hiện ở các mặt chủ yếu:

    CNH chưa tạo điều kiện cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững và có hiệu quả.

    Đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế-xã hội trước năm 1986 phần quan trọng là nhờ vào sự giúp đỡ, viện trợ từ Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Sự phát triển kinh tế trong những năm này nặng về qui mô, hình thức, thiên về công nghiệp nặng, xem nhẹ nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, kết cấu hạ tầng, đi vào hướng nội, phát triển theo chiều rộng là chính và quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Điều đó tất yếu dẫn đến kết quả là mặc dù nền kinh tế có tăng trưởng nhưng với tỷ lệ thấp và bấp bênh, có tăng trưởng nhưng hiệu quả thấp. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của thu nhập quốc dân thời kỳ (1976-1980): 0,4% và thời kỳ 1981-1985 : 6,4%, trong khi đó tốc độ tăng bình quân của vốn đầu tư của Nhà nước ở 2 thời kỳ đó là:5,6% và 9,2%.

    Sau khi vượt qua cơn suy thoái (1988-1990), từ năm 1991, 1992.1993 nền kinh tế đi vào trạng thái phát triển với những thành tựu đáng ghi nhận. Nhưng những thành tựu đó được tạo nên nhờ có tác động của cơ chế và chính sách mạnh hơn, lớn hơn, nhanh hơn, nhạy hơn so với tác động của công nghiệp hoá. Phát triển như vậy là thành tích lớn, nhưng chưa bền vững.

    -         Công nghiệp hoá tác động rất yếu đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và có hiệu quả.

    Trải qua hơn 30 năm tiến hành CNH, cơ cấu nền kinh tế nước ta chuyển dịch rất chậm và đến nay về cơ bản vẫn là cơ cấu lạc hậu, không năng động, hiệu quả kém, chứa đựng nhiều bất hợp lý và mất cân đối chưa tạo điều kiện cho phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả.

    Trong cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp vẫn là ngành tạo ra phần lớn thu nhập quốc dân và chiếm đại bộ phận lao động xã hội. Nông nghiệp chưa thoát khỏi tình trạng độc canh, sản xuất nhỏ tự cung, tự cấp, tỷ suất hàng hoá thấp và ít hiệu quả, kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp. Công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ bé, rời rạc, lạc hậu. Công nghiệp chế biến còn nhỏ bé, ở trình độ thấp, hiệu quả kém. Xuất khẩu sản phẩm thô (dầu thô, than, thiếc, gỗ tròn, gạo, thuỷ sản...) chiếm tỷ trọng áp đảo trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.

    Trong khoảng thời gian trên, các nước đang phát triển ở Đông Á và khu vực có sự chuyển dịch nhanh hơn.

    Công nghiệp tác động tới nông nghiệp vừa chưa đủ lực (chỉ đáp ứng 10% nhu cầu phân bón...) và cũng chưa đúng hướng (chưa chú ý đến chế biến, bảo quản nông, lâm, hải sản). Kết cấu hạ tầng thấp kém và xuống cấp.

    Với cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu như vậy thì nền kinh tế không thể tăng trưởng nhanh, đất nước không thể nhanh chóng vượt ra khỏi tình trạng một nước: nghèo, chậm phát triển.

    Công nghiệp hoá chưa đẩy nhanh và có hiệu quả quá trình nâng cao trình độ kỹ thuật và đổi mới công nghệ trong sản xuất-kinh doanh, đời sống.

    Trong nhận thức và chủ trương, Đảng và Nhà nước đã coi "Cách mạng kỹ thuật là thực chất của công nghiệp hoá", "Cách mạng khoa học-kỹ thuật là then chốt", "Khoa học và công nghệ là động lực của đổi mới". Nhưng do thiếu cơ chế và chính sách tích ứng về kinh tế và khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ nên trong nhiều năm, việc đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ, kỹ thuật diễn ra rất chậm và hiệu quả kém. Chuyển sang cơ chế thị trường, tốc độ đổi mới có nhanh hơn, cách thức đổi mới tiến bộ hơn, hợp lý hơn và đem lại hiệu quả hơn. Việc đổi mới công nghệ chủ yếu do doanh nghiệp tự lo liệu và đảm nhận-tự chọn mục tiêu, mức độ, cách thức đổi mới, tự cân đối tài chính cho đổi mới. Do vậy, đổi mới sôi động hơn, thiết thực hơn, có địa chỉ cụ thể và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sự đổi mới còn lẻ tẻ, cục bộ, từng phần chưa tạo ra sự thay đổi căn bản về chất, sự thay đổi đồng bộ và mang tính phổ biến. Trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất dịch vụ còn rất lạc hậu.

    Tình trạng kỹ thuật, công nghệ như vậy tất yếu dẫn đến: Chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, ít có khả năng đổi mới sản phẩm. Nói cách khác, khả năng cạnh tranh của sản phẩm kém và kéo theo đó là gặp khó khăn về thị trường, vốn và tăng trưởng.

    3 .Phương hướng và biện pháp thúc đẩy CNH-HĐH tiến lên CNXH

    3.1 Phương hướng

    3.1.1 Phát triển các ngành kinh tế quốc dân dựa trên cơ sở kinh tế và công nghệ ngày càng hiện đại

    -Công nghiệp hoá là phạm trù lịch sử. Nhiệm vụ công nghiệp hoá chỉ được hoàn thành khi nào đất nước ta đủ sức vượt ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển để trở thành một nước giàu, hiện đại, phát triển. Hiện nay đất nước ta đang ở thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá. Mục tiêu công nghiệp hoá ở thời kỳ này là đưa nền kinh tế "ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện cho đất nước  phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI"

    -         Nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật và đổi mới công nghệ trong tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ nhằm tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn, lợi nhuận cao hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn.

    -         Chú trọng áp dụng công nghện vừa có hiệu quả về mặt kỹ thuật, vừa có hiệu quả cao về kinh tế xã hội và bảo vệ được môi trường. Thực hiện phương pháp tổ chức sản xuất và tổ chức lao động khoa học trong tổ chức quản lý quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nội dung của quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghịi vào các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta là: Thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, hoá học và sinh học hoá là chử yếu.Đồng thời tranh thủ đi vào kỹ thuật và công nghệ hiện đại đối với một dố ngành, một số dây chuyền, một số mặt hàng có nhu cầu, có điều kiện và mang lại hiệu quả kinh tế quốc dân cao.

    3.1.2 Phát triển đồng thời cả 3 lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong một hệ thống mở với cơ cấu năng động, có hiệu quả và chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH

    - Nông nghiệp là khâu đột phá cần được phảttiển theo hướng đa dạng hoá, có năng suất chất lượng hiệu quả ngày càng cao, có độ bền vững về kinh tế và sinh thái nhằm thực hiện mục tiêu dùng trong nước, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sảnphẩm cho xuất khẩu và tạo ra thị trường rộng lớn cho tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ .

    - Để phát huy vai trò công nghiệp đối với nông nghiệp và các ngành KTQD trong chặng đường đầu của quá trinh CNH, hướng phát triển của công nghiệp là :

    +Phát triển công nghiệp chế biến gắn bó với nông-lâm-ngư nghiệp để đáp ứng nhu cầu trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, phát huy lợi thế sinh thái , bải vệ môi trường và tài nguyên. Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng chiến lược là: Đi từ sơ chế là chủ yếu, tiến toiư tinh chế là chủ yều và thực hiện chế biến sử dụng tổng hợp nguyên liệu.

    Giảm dần và tiến tới chấm dứt xuất khẩu sản phẩm dưới dạng nguyên liệu thô.

    +Phát triển mạnh công nghiệp hàng tiêu dùng để thoả mãn nhu cầu các loại hàng thông thường, tăng mức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao cử nhân dân và đẩy mạnh xuất khẩu tạo nhiều việc làm, tạo nguồn tích luỹ ban đầu cho CNH

    - Ưu tiên phát triển đi trước các ngành xây dựng kết cấu họ tầng kỹ thuật ( đường, cầu cống, điện, nước) phục vụ cho sản xuất và đời sống. Vì trong công nghiệp xây dựng CNXH của nước ta để kiện toàn các bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội suy đến cùng cũng phụ thược vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng của xã hội .

    - Các ngành và các hoạt động dịch vụ  cần được phát triẻn mạnh mẽ cới một cơ cấu đa dạng, chất lượng ngày càng cao, trình độ cgày càng căn minh hiện đại để khai thác tốt nhất mọi nguồn lực. Phát triển nhanh và đi thẳng vào hiện đại với một số lại hoạt động dịch vụ cần phải ưu tiên  và có ddiều kiện phát triển mang lại hiệu quả KTQD như các dịch vụ : Ngân hàng, du lịch quốc tế, xuất khẩu, vận tải hàng không, bưu chính viễn thông...

    - Chuyển dịch cơ  cấu kinh tế nước ta theo hướng CNH không chỉ đơn giản là thay đổi tốc đọ và uỷ trọng của công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu chung của nền KTQD, trong đó cần tăng tỷ trọng và tốc độ phát triển công nghiệp, dịch vụ mà là phải tạo ra sự thay đổi về chất lượng cơ cấu và trình độ phát triển của  mỗi ngành. Nông nghiệp phải chuyển từ độc canh lúa là chủ yếu sang đa sạng hoá theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng,hiệu quả ngày cang cao, Công nghiệp chuyển từ khai thác và sơ chế là chủ yếu với hiệu quả thấp sang một nền công nghiệp đa ngành và có hiệu quả kinh tế- xã hội cao, trong đó công nghiệp chế biến là chủ yếu với hiệu quả thấp sang một nèn công nghiệp đa ngành và có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, trong đó công nghiệp chế biến cần được phát triển nhanh hưn các ngành khác. Dịch vụ:Phát triển có hệ thông, theo hướng văn minh, hiện đại.

    3.2 Biện pháp :

    3.2.1 Biện pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghệ theo hướng CNH-HĐH

    - Ổn định và mở rộng quy mô thị trường công nghệ

    +Trong điều kiện " năng lực nghiên cứu triển khai, đánh giá, lựa chọn công nghệ còn nhiều hạn chế "(nghị quyết trung ương 7) và phù hợp với quy luật chung của nhiều nước đang phát triển, trong môi trường thuận lợi nhất cho việc nhập khẩu công nghệ. Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, cần chú ý về đầu tư nước ngoài, về chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam.

    +Gắn liền với các biện pháp kích thích đôid với công nghệ nhập cũng xần tạo sự kích thích cần thiêts đối với các công nghệ sản xuất trong nước. Nếu nhập khẩt nhiều, sự phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung công nghệ nước ngoài mà không có năng lực nội sinh ở trong nuức làm cơ sở để tiếp thu, ứng dụng. Nhập khẩu kỹ thuật sẽ chẳng đem lại kết quả bao nhiêu nếi không có được khả năng sửa đổi, cải tiến kỹ thuật đó để áp dụng trong nước. Điều quan trọng đáng lưu ý trong các chính sách và biện pháp tổ chức quản lý đối với sự phát triền công nghệ hiện nay là sự thiều phối hợp và đồng bộ giữa các biện pháp kích thích nhập công nghệ và sản xuất công nghệ ở trong nước.

    +Như vậy khuyến khích nhập và bảo hộ nâng đỡ công nghệ sản xuất trong nước là 2 mặt không thể tách rời của cùng một vấn đề. Đây cũng phải là một quan điểm cơ bản trong thiết kế đồng bộ chính sách và biện pháp kích thích cung về công nghệ.

    - Đổi mới chính sách và cơ chế khuyến khích đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ hoạt động phục vụ trực tiếp cho sản xuất ở tất cả mọi khât, mọi lĩnh vực, và địa bàn. Theo số liệu thống kê năm 1992thì 94,4% số cán bọ khoa học công nghệ ở nước ta làm viẹc tại các cơ quan trung ương, 5,4%ở cơ quan tỉnh và 0,4%làm việc tại huyện. Trong đó 89,3%cán bộ khoa học công nghệ làm việc ở các cơ quan trung ướng ở thành phố, đô thị. Nguyên nhân chính là cơ chế hiện tại hầu như không khuyến khích cán bộ khoa  học công nghệ làm vẹc ở những khâu, địa bàn trực tiếp cắn với sản xuất. Theo túnh toán thì để thực hiện các mục tiêu CNH-HĐH phải xúc tiến tổ chức lại lực lượng khoa học công nghệcủa đất nướn đến năm 2000 có tới 50% càn bộ khoa học công nghệ trực tiếp tại khu vực doanh nghiệp.

    - Nhà nước tập trung xây dựng một số khu công nghệ cao và các trung tâm ứng dụng công nghệ mới. Đó chính là hạt nhân cơ sở nghiên cứu thử nghiệm thích nghi và ứng dụng công nghệ phù hợp với kiều kiện cụ thể của đất nước, của địa phương và là một nguồn phát triển cung cấp công nghệ cao cho các hướng phát triển sản xuất ưu tiên của nền kinh tế.

    3.2.2. Giải pháp huy động vốn phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH và sử dụng vốn có hiệu quả :

    a. Giải pháp huy động vốn 

    -Huy động vốn trong nước:

    Vốn trong nước có thể huy động qua nhiều kênh như: ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, ngân hàng, dân cư...Trong đó nguồn vốn trong dân cư và doanh nghiệp và quan trọng nhất bởi vì khu vực này là nơi tạo ra và tích luỹ vồn là nguồn nguyên thuỷ để tạo ra vốn cho ngân sách và cho hệ thống tính dụng .

    Để huy động vốn trong nước phục vụ cho nhu cầu CNH-HĐH thì ngoài việc tạo ra các diều kiện cơ bản như hoàn thiện cơ sở pháp lý, bảo vện quyền lợi của người đầu tư, khống ché lạm phát và giữ mức thâm hụt ngân sách thấp, khuyến khích đầu tư trong nước. Để thực hiện được điêù đó cần cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

    +Coi tiết kiệm là quốc sách, chính sách tiết kiệm phải đượcquán triệt trong cả lĩnh vực sản xuất vật chất và tiêu dùng trong cả khu vực nhà nước các doanh nghệp và các tầng lớp dân cư. Chính phủ cần áp dụng một loạu các biện pháp về ngân sách thuế khoá, kiểm soát nhập khẩu, dành nguông vốn lớn cho  CNH-HĐH cụ thể tăng thuế đánh vào hàng xa xỉ không cần thiết, không phù hợp với hoàn cảnh kinh tế nhiện nay.

    +Thực hiẹn tắt chặt trong chi tiêu tiền của ngân sách nhà nước, thực hiện nguyên tắc tốc độ tăng chi tiêu dùng thường xuyên của ngân sách nhà nước phải nhỏ hơn tốc độ tăng GDP và nhỏ hơn tốc độ tăng chi cho đầu tư.

    - Huy động vốn ngoài nước:

    Tranh thủ vốn nước ngoài có vị trí rất quan trọng đối với qua trình CNH-HĐH của nước ta. Để đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh vốn và công nghệ, vấn đề cơ bản đặt ra là phải tăng sức hấp dẫn của môi trương đầu tư ở Việt Nam so với các nước trong khu vực, các giải pháp tập trung  là:

    +Hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến đầu tư nước ngoài làm cho luật lện của ta có nội dung thông nhất, dễ hiểu, dễ áp dụng và gàn gũi với thông lệ quốc tế.

    +Cải thiện tình hình phổ biến thông tin cho các nhà đầu tư, cải cách hệ thống thuế cho phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời với việc mở rộng ký hiệp định tránh đánh thuế trùng với các nước.

    +Cải thiện họ tầng cơ sở:giao thông, bưu chính viển thông, điện lực...để đáp ứng cho các nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Xóa bỏ các thủ tục hành chính đang  gây phiền hà cho việc đăng ký đầu tư, thực hiện cơ chế "một cửa"tiếp nhận và xét duyệt các dự án đầu tư.

    +Các dự án vay nợ phả được thẩm định và có sự đánh giá chặt chẽ về mọi mặt nhất là khả năng sinh lời, để đảm bảo trả gốc và lãi đúng thời hạn. Lựa chọn đưng loại tài trợ thích hợp, tranh thủ nhiều loại tài trợ khác nhau. Có định hướng đúng và cụ thể cho từng khoản tài trợ, phải có người chịu trách nhiệm đến cùng đối với từng khoản tài trợ.

    b. Sử dụng vốn có hiệu quả:

    Bên cạnh việc tạo vốn đòi hỏi phải sử dụng vốn có hiệu quả. Muốn làm được điều này, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau:

    - Những năm trước mắt,  nước ta cần hướng ưu tiên đầu tư cho việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, trước hết là điện năng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. Việc đầu tư này có ý nghĩa sống còn bởi vì cơ sở hạ tầng nghèo nàn, yếu kém sẽ gây trở ngại lớn cho sự ngiệp CNH-HĐH nền kinh tế.

    - Cần sớm xác định và lựa chọn các ngành công nghiệp mũi nhọn có ưu nghĩa quan trọng và tập trung đầu tư vốn cho các ngành công nghiệp này nhằm khai thác mọi tiềm năng về nguyên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động...để tạo ra những sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, có lợi thế so sánh trên thị trường quốc tế.

    - Chú trọng đầu tư cho CNH-HĐH nông nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Hiện nay, 80% dân số nước ta sống trên các địa bàn nông thôn, nơi mà các tài nguyên trí tuệ, nhân lực, vật lực, vốn và môi trường sống đang hứa hẹn có sức cộng sinh hết sức to lớn.

    3.2.3 Đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao vai trò của Nhà nước đối với sự nghiệp CNH-HĐH nhanh và có hiệu quả

    Phát huy vai trò của quản lý nhà nước trong: Định hướng, điều tiết, tạo môi trường, điều kiện cho sản xuất-kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát thông qua sử dụng có hiệu quả và hiệu lực các công cụ và phương pháp quản lý nhà nước.

    Trên cơ sở kiên trì thực hiện các mục tiêu của CNH, cần xây dựng, thực hiện, hoàn thiện các chính sách theo hướng đảm bảo đồng bộ, có hiệu lực, vừa cụ thể, vừa mềm dẻo. Chú ý các chính sách như:  chính sách cơ cấu, chính sách mở cửa và bảo hộ sản xuất trong nước ở mức cần thiết, đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất, bảo vệ môi trường và tài nguyên, lao động, việc làm , tiền công và bảo hiểm; thuế, tiền tệ, tín dụng; chuyển giao công nghệ, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất; duy trì, phát triển các tinh hoa, bản sắc tốt đẹp của dân tộc và đất nước trên các lĩnh vực: Văn hoá, nghệ thuật, lối sống, kinh tế.

    Đổi mới một cách căn bản hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế. Xoá bỏ sự phân chia nền kinh tế thành kinh tế trung ương và kinh tế địa phương. Tách quyền quản lý với quyền sử dụng và quyền kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước trung ương xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành. Địa phương cùng với nhà nước quản lý và đảm bảo vấn đề xã hội, môi trường và kết cấu hạ tầng cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

     

     

     

    KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ BẢN THÂN

     

    1.Kết luận

    Quá trình CNH-HĐH ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, diễn ra trong xu thế hoà bình ổn định hợp tác và phát triển. Về nguyên tắc thay thế một trạng thái ổn định phải đạt tới sự ổn định cao hơn phù hợp hơn với yêu cầu CNH-HĐH. Ngược lại, CNH-HĐH góp phần trực tiếp giải quyết các vấn đề xã hội còn tồn đọng, góp phần thúc đẩy LLSX từ đó tạo ra QHSX mới với những thành phần kinh tế năng động và tiếp thu những thành quả tiên tiến của các nước khác nhằm rút ngắn khoảng cách tụt hậu của chúng ta.

    Chúng ta cần khẳng định rằng “CNH,HĐH là nhằm đạt mục tiêu biến đổi nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, QHSX tiến bộ phù hợp với sự phát triển của sản xuất, nguồn lực con người được phát huy, mức sống vật chất và tinh thần được nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh“(thông báo hội nghị trung ương lần thứ 9 ban chấp hành trung ương Đảng khoá III)

    Thành tựu khoa học công nghệ hiện được sử dụng ngày một nhiều trong các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại đang được phát triển... chỉ trong một thời gian ngắn, khi đất nước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH thực thi chính sách kinh tế nhiều thành phần và mở cửa, LLSX ở nước ta có bước đột phá với nhiều trình độ thủ công - cơ khí - điện tử và cơ khí hoá với một đội ngũ lao động áo trắng đại biểu cho công nghệ mới, cho lực lượng sản xuất hiện đại.  

    Như vậy, về thực chất CNH-HĐH là một quá trình lâu dài để tạo ra sự chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và chính sách quản lý kinh tế, sử dụng lao động với công nghệ là phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự tiến bộ của khoa học công nghệ tạo ra năng xuất lao động cao hơn cho xã hội. Phát triển CNH-HĐH đất nước phải phù hợp với hình thái kinh tế xã hội của đất nước, đó là điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển bắt kịp với xu thế của thời đại. 

    2.Một số kiến nghị bản thân

    Theo em sự biến đổi căn bản, toàn diện cơ cấu kinh tế xã hội từ nước nông nghiệp chuyển sang một nước công nghiệp do CNH-HĐH đem lại phải diễn ra theo một trật tự và theo định hướng XHCN. Kinh tế xã hội không phải là hai mặt tách rời của quá trìnhCNH-HĐH mà phải được coi là hai mặt của một quá trình. CNH-HĐH chỉ được triển khai khi có sự ổn định ở mức độ cần thiết. Chúng ta phải quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác giáo dục để tạo ra nguồn lực dồi dào cho đất nước.

     

    KẾT LUẬN

    - Lịch sử văn minh nhân loại là một quá trình phát triển liên tục từ thấp tới cao, trong đó có sự đóng góp của rất nhiều dân tộc, nhiều quốc gia. Có những dân tộc ngày nay không còn tồn tại với tư cách một dân tộc độc lập, họ đã bị hoà tan trong quá trình lịch sử, nhưng dấu ấn mà tổ tiên họ để lại tới ngày nay, nhân loại không thể quên, như hệ thống chữ viết A,b, g...của người Phênixi. Không dân tộc nào trên thế giới không học hỏi, tiếp thu những giá trị văn minh của các dân tộc khác. Giao lưu, trao đổi, học hỏi những giá trị văn minh lẫn nhau là qui luật chung của tất cả các dân tộc.

    - Thời cổ đại, trong quá trình phát triển gần như độc lập của mình, mỗi dân tộc cũng cũng đã tiếp thu những giá trị văn minh của các dân tộc khác. Chúng ta đã biết, người Hy Lạp thời cổ đại xây dựng được nền văn minh rực rỡ so với thời kì đó, trong đó có nhiều giá trị văn minh họ tiếp thu từ người Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại rồi khái quát, phát triển lên. Tới thời Trung đại, dù không thích người Arập nhưng người phương Tây cũng vẫn phải tiếp thu các chữ số mà người Arập sử dụng, vẫn phải học cách làm giấy từ người Arập...( mặc dù trên chữ số trên mặt các đồng hồ lớn ở nhà thờ phương Tây thì vẫn sử dụng chữ số La Mã). Xu thế hoà nhập, tiếp thu những giá trị văn minh lẫn nhau là qui luật sống còn của mỗi dân tộc.

    - Trong thời kì các nước thực dân phương Tây đi xâm chiếm các nước chậm phát triển, văn minh phương Tây được các nhà cầm quyền thực dân đề cao. Sau này, cùng với phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc, nhiều giá trị văn minh phương Tây bị lên án, bị cho là thủ phạm của lối sống thực dụng, suy đồi, mất gốc. Các cụ nhà Nho trước kia có người đã chửi mắng nặng lời con cháu dám cắt tóc ngắn...Nhưng chỉ sau khi giành độc lập vài chục năm, nhiều nước đã có xu hướng nhận ra rằng, nền văn minh dân tộc sẽ rất hạn chế nếu không chịu tiếp thu những giá trị hợp lí của văn minh phương Tây. Trong vấn đề này, bài học Nhật Bản là một tấm gương đáng để ta suy nghĩ. Nhật Bản trước kia vốn cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của văn minh Trung Hoa, nhưng văn minh Nhật Bản đã sớm biết phá vỡ tính biệt lập, sẵn sàng chịu chấp nhận những giá trị hợp lí của văn minh phương Tây. Nhờ vậy, Nhật Bản đã có được chỗ đứng đáng nể trên thế giới của thế kỉ XX.

    - Khái niệm văn minh phương Đông và văn minh phương Tây cũng chỉ mang tính chất rất tương đối. Nhiều giá trị của văn minh phương Tây có nguồn gốc từ phương Đông và ngược lại. Ngày nay đi tìm một nền văn minh nào chỉ hoàn toàn do dân tộc đó xây dựng nên cũng khó như đi tìm một dân tộc nào thuần chủng. Trong cuộc giao lưu, cọ xát này, các nền văn minh dân tộc có cơ hội giao lưu với nhau, tiếp thu thành quả của nhau. Khi xem xét một nền văn minh của một dân tộc nào, phải đặt nó trong mối liên quan với các nền văn minh mà nó có quan hệ, nhất là khu vực quan hệ đó lại nằm trong vùng ảnh hưởng của một nền văn minh lớn.

    - Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay thì sự hoà nhập giữa các nền văn minh là một điều tất yếu. Sự hoà nhập này lại được thúc đẩy nhanh bởi các phương tiện giao thông hiện đại, cùng với mạng thông tin toàn cầu. Một vài ngôn ngữ đang ngày trở thành ngôn ngữ phổ biến, dùng chung cho các dân tộc như tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ảrập. Tiếng Nga, Trung Quốc, Hindu tuy chưa mang tầm cỡ bằng nhưng được nhiều người sử dụng nên cũng có một tầm quan trọng đáng kể.

    - Những thành tựu của văn minh thế giới ngày nay là kết quả chung những tri thức mà cả loài người đã xây dựng, tích luỹ qua bao thế hệ. Văn minh thế giới chứa đựng những nét chung nhất mà mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều tiếp thu và vận dụng nó vào cuộc sống của dân tộc mình. Do những điều kiện tự nhiên và điều kiện lịch sử khác nhau, giá trị văn hoá của mỗi dân tộc có những nét khác nhau, có những sắc thái riêng biệt. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tiếp thu những yếu tố hợp lí, tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực.

    - Dân tộc Việt Nam không phải bây giờ mới đứng trước thách thức khi phải tiếp xúc với các nền văn minh khác. Dân tộc ta nằm giữa hai nền văn minh lớn của Châu Á là Ấn Độ và Trung Hoa. Trong quá trình lịch sử, bên cạnh việc tiếp thu những giá trị từ văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, chúng ta vẫn giữ những bản sắc văn hoá riêng của mình, mặc dù có thời gian hàng ngàn năm bị đô hộ, bị cố tình đồng hoá. Trong thời kì bị thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, bên cạnh việc tiếp thu những giá trị của văn minh phương Tây chúng ta cũng đã chứng tỏ sức sống dân tộc và bản lĩnh văn hoá của mình. Chúng ta không chỉ tiếp thu mà còn đóng góp phần của mình vào văn minh nhân loại. Những nhà văn hoá của chúng ta như Lê Quí Đôn, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh... là những người được thế giới biết đến và công nhận.

    - Trong xu thế hội nhập tất yếu ngày nay, dù muốn hay không chúng ta vẫn phải tham gia, phải đương đầu để mà tồn tại và phát triển. Bên cạnh những cơ hội mới, chúng ta cũng gặp phải rất nhiều thách thức mới. Hàng ngàn năm trước, dân tộc ta cũng đã phải đối phó với những thách thức để tồn tại và dân tộc Việt Nam vẫn giữ được chỗ đứng của mình trên bản đồ thế giới. Mỗi thế hệ đều có những thách thức riêng của mình. Lịch sử đã chứng minh, dân tộc nào đóng cửa để tìm cách tự bảo vệ là thất bại. Trong quá trình hội nhập hiện nay, chúng ta cần chủ động tìm hiểu sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc khác, tiếp thu những giá trị văn minh chung của nhân loại để góp phần nhỏ bé của mình vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh và bảo vệ, phát huy những tinh hoa của văn hoá dân tộc.

    Câu 23: SỰ TIẾP XÚC VỚI VĂN HÓA TRUNG HOA CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM

    Trong các nước Đông Nam Á thì Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa sân sắc nhất (có người đã xếp văn hóa Việt Nam vào khu vực văn hoá Đông Á) và sự tiếp xúc kéo dài xuyên suốt lịch sử văn hoá Việt Nam, thậm chí tiếp thu văn hoá thế giới cũng qua con đường Trung Quốc. Có hai con đường tiếp xúc: con đường di dân và con đường triều đình. Con đường triều đình mà Triệu Đà và sau này là các thái thú thời Bắc thuộc như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp… mang đến. Đó là những thiết chế Nhà nước, chữ Hán, sách Nho học đủ các loại… Con đường di dân là con đường của những người Hoa dưới tất cả các dạng, sang cộng cư với người Việt mang theo các nghề thủ công, các tục lệ thờ cúng, cưới xin, tang ma… Đó là con đường dân gian. Thông qua hai con đường đó mà các tầng lớp xã hội Việt Nam chủ yếu là người Kinh, có cách tiếp nhận khác nhau: - tầng lớp chính trị khai thác hệ Nho giáo, các thể chế Nhà nước, nền từ chương học Trung Quốc nhằm xây dựng kỷ cương của một quốc gia độc lập mà một bộ máy quan lại được tuyển chọn qua thi cử. Cách tiếp cận thường là sao phỏng và được giản lược hoá cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Giới Nho sĩ trí thức học trong nhà trường, nếu không được làm quan thì về làng dạy học, làm nghề thuốc… Họ là tầng lớp chuyển tải văn hoá và có nhiều đóng góp trong việc bản địa hoá văn hoá Hán hoặc quy phạm hoá nền văn hoá dân gian. - tầng lớp bình dân tiếp cận văn hoá Hán qua con đường truyền khẩu và hỗn dung những yếu tố Hán đã được cải biên vào đời sống thường ngày của họ. Người Hoa chuyển tải văn hoá theo con đường di dân. Kết qủa là ở Việt Nam hình thành nên một nền văn hoá gồm hai dòng chính: cung đình và dân gian với các mối qua hệ tương tác thúc đẩy nền văn hoá quốc gia. ý thức độc lập, tự cường dân tộc đóng vai trò điều chỉnh suốt quá trình tiếp xúc, quán triệt trong mọi tầng lớp xã hội, nhất là những tầng lớp tinh hoa của dân tộc. Sự Hán hoá bắt đầu một cách mạnh mẽ từ thời Mã Viện khi nhà Hán cai trị đất Giao Chỉ. Nhưng do chính sách đồng hoá (đồng hoá áp đặt hoặc đồng hoá tự nhiên) nên người Việt đã chống lại kịch liệt. Trong bối cảnh lịch sử đó, Phật giáo đã trở thành chỗ dựa tinh thần chống lại Hán hoá. Bộ máy Nhà nước chỉ thiết lập được ở quận huyện, còn dưới làng xã vẫn mang tính tự trị, chữ Hán chỉ được dùng trong công văn giấy tờ, chỉ có nhà giàu mới theo được. Còn người dân thì tiếp nhận những yếu tố kỹ thuật của mô hình nhà nước, nhất là các hành lang quanh vùng kinh Bắc. Sự sao phỏng mô hình Trung Hoa được đẩy mạnh trong thời kỳ độc lập. Các triều đại của nhà cước Đại Việt, nhất là từ cuối thời Trần đầu thời Lê đã tự nguyện lựa chọn Nho giáo, cụ thể là Tống Nho làm chỗ dựa tinh thần. Tống Nho còn được gọi là Đạo học, Lý học hoặc Tân Khổng giáo. Điều ngược đời là càng mong xây dựng đất nước hùng mạnh để tránh hiểm hoạ bị xâm lược và đồng hoá, các triều đại quân chủ Việt Nam càng cố theo sát mô hình Trung Hoa. Trong điều kiện đó, sự phát triển của văn hoá Đại Việt, một mặt vẫn có những độ khúc xạ rất lớn đối với nền văn hoá Trung Hoa và một khoảng rất xa trong quan hệ với các triều đại phong kiến Trung Hoa (giữ hoà hiếu thuần phục bên ngoài để đảm bảo độc lập tự chủ bên trong), mặt khác nhìn lên toàn cục, nước Đại Việt ngày càng bị ràng buộc vào quỹ đạo của Trung Hoa như là một định mệnh lịch sử. Tiếp nhận Nho giáo trên cơ tầng văn hoá bản địa Đông Nam Á, do yêu cầu có một chính quyền vững chắc để chống ngoại xâm, Việt Nam đã phát triển với ba đặc điểm: Một là có một chế độ quân chủ tập quyền cha truyền con nối, thuần tuý dân sự, tôn giáo tách khỏi nhà nước. Bộ máy cai trị được đào tạo công phu cả về nhân cách lẫn hình thức (văn trị), không có tầng lớp quý tộc nào ăn bám và cát cứ. Sự thống nhất quốc gia dựa trên văn hoá và chính trị, không phải trên thị trường. Hai là nó có ý thức đầy đủ về một quốc gia, về vai trò nhà nước: công việc rõ ràng, lịch sử được ghi chép đầy đủ, chính quyền thống nhất, có nền văn hiến rộng và rất được coi trọng. Từ thời Lý với câu tuyên ngôn độc lập đầu tiên: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, đến Nguyễn Trãi, quan niệm về quốc gia được xác định: “Như Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Sơn hà cương vực đã chia Phong tục Bắc – Nam cũng khác Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên làm đế một phương Tuy mạnh yếu có khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có…” (Trích Bình Ngô Đại Cáo) Ba là một nước theo Nho giáo rất coi trọng cái “văn” (3). Học vấn do đó được đề cao (nhân bất học bất tri lý). Trong quan hệ cộng đồng lấy lễ làm gốc để xây dựng cuộc sống trật tự, an khang. Theo quan niệm Khổng giáo, trong sự nghiệp “bình thiên hạ”, “dạy tốt hơn cai trị tốt”(Mạnh Tử). Tất cả những nhân tố đó được cấy lên, nói một cách chính xác, trong môi trường cộng sinh trên mảnh đất Việt Nam nên được sàng lọc, được Việt hoá làm cho nền văn hoá Việt Nam thời quân chủ không những chỉ khác với các nước Đông Nam Á mà cũng rất khác với các nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa. Tuy nhiên, ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa cũng để lại nhiều hạn chế: Một là, quan niệm văn hoá của cha ông ta rất hạn hẹp, chỉ có chữ nghĩa văn chương, học để thi đỗ làm quan để hưởng giàu sang phú quý và khinh thường mọi loại lao động kể cả lao động nghệ thuật (xướng ca vô loài). Trong một xã hội mà ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của nhà vua, chế độ phân quyền hưởng dụng không dựa trên quyền sở hữu mà dựa trên một cơ sở tôn ti trật tự phi kinh tế. Do đó đẻ ra chế độ quan lại chỉ biết giành nhau địa vị để (3)theo luận ngữ: kẻ quân tử học rộng rãi ở văn, ước thúc bằng lễ thì có thể sống không trái đạo nghiệp hưởng sự phân phối bất bình đẳng. Vì vậy mà con người Việt Nam phải sống với hai nền văn hoá khác nhau: phép vua – lệ làng, chữ Hán – chữ Nôm, đạo Khổng - đạo Phật, văn học bác học – văn học dân gian,… Nền kinh tế tự túc khép kín dựa trên chế độ công hữu về ruộng đất, bóc lột bằng chế độ cống nạp (nộp cả tô lẫn thuế). Người đi buôn được xếp cuối cùng trong các tầng lớp xã hội: sĩ – nông – công – thương. Nước ta không có ngoại thương (bế quan toả cảng)(4) tất yếu không có chuyên nghiệp từ thủ công nghiệp, công nghiệp đến văn hóa… kết quả là mọi gánh nặng đều đổ lên đầu người dân. Hai là, một nền kinh tế tự túc khép kín đến tận gia đình thep kiểu “phương thức sản xuất Châu Á” tất yếu sản sinh ra một “chủ nghĩa dân tuý” (populisme)(5) đầy ảo tưởng được biểu hiện rất sõ trong quan hệ cộng đồng ở làng xã, trước hết đó là một thứ “dân chủ công xã”. Làng tuy bó kín trong luỹ tre xanh nhưng là một thứ không gian nhiều chiều. Ở đây có rất nhiều các thân phận xã hội khác nhau. Tất cả sống chung trong khuôn viên một cái làng. (4)Chính sách đóng cửa thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX (5)Populisme: Kiểu chính trị nhận là đại diện cho dân thường

     KẾT LUẬN Trên một cơ tầng chung, các dân tộc Đông Nam Á đã tiếp nhận văn hoá Trung Hoa qua những ngả đường khác nhau đan xen chồng chéo, ở mức độ đậm nhạt khác nhau với cách ứng xử không giống nhau để tạo dựng nên những nền văn hoá quốc gia dân tộc. Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể và cá tính riêng, nhất là lớp người tinh hoa, những người cầm đầu xã hội, mà mỗi dân tộc có sự đam mê riêng, và chính sự đam mê ấy đã để lại những di sản văn hoá rất đa dạng và không giống nhau. Nhờ bản tính cởi mở, các cư dân Đông Nam Á đã tiếp nhận các nhân tố văn hoá Trung Hoa như các thể chế Nhà nước cùng với chữ viết, những tri thức khoa học, văn hoá nghệ thuật,… Những nhân tố này được cấy lên trên cơ tầng văn hoá Đông Nam Á và được bản địa hoá, tạo nên những phong cách cách tân của khu vực. Qua đó, có thể nêu ra một số đặc điểm về cách lựa chọn của người Đông Nam Á trong quá trình tiếp biến vơí văn hoá nước ngoài: Một là, trong hệ giá trị của người Đông Nam Á thì lòng yêu nước, ý thức dân tộc được đề cao. Vì vậy để đất nước được độc lập, người Đông Nam Á sẵn sàng tiếp nhận các yếu tố văn hoá bên ngoài làm cho nền văn hoá của họ trở nên cởi mở, năng động và có tính thích nghi cao. Hai là, trong tiếp biến văn hoá, để xây dựng nềm văn hoá dân tộc và hiện đại, cư dân Đông Nam Á đã bản địa hoá các yếu tố ngoại sinh theo mĩ cảm của mình, đồng thời đổi mới các yếu tố nội sinh theo hướng hiện đại hoá, tạo nên một cơ cấu văn hoá đồng bộ, đa dạng theo trào lưu thế giới. Khái niệm độ khúc xạ cho phép ta giải mã được cảm thức của người Đông Nam Á trong giao lưu tiếp xúc và đổi mới nền văn hoá. Ba là, quá trình tiếp biến văn hoá bao giờ cũng trải qua ba bước: lúc đầu là phản ứng chống đối, tiếp đó là cộng sinh và cuối cùng là hoà nhập (các yếu ngoại sinh) và hội nhập (các yếu tố ngoại sinh), từ phân đoạn hoá ra các thành tố, kết hợp với cái hiện đại rồi tái cấu trúc theo hướng hiện đại, đưa ra những mẫu hình văn hoá thích hợp có sức hấp dẫn quần chúng và hướng họ đi theo lý tưởng thẩm mỹ lành mạnh, nhân bản rất dân tộc nhưng cũng rất hiện đại. Khác với những lần tiếp xúc văn hoá trước đây (bị áp đặt một chiều hay tự phát), tiếp xúc và giao lưu văn hoá trong điều kiện mới của các nước Đông Nam Á thuận lợi hơn nhiều. Với nền độc lập tự chủ, họ có thể chủ động, tự do lựa chọn, khai thác triệt để những lợi thế của mình để làm cho cấu trúc bề mặt của văn hoá thêm đa dạng phong phú, hiện đại và cấu trúc chiều sâu thêm lắng kết để giữ gìn phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc mình. Đông Nam Á là một khu vực lịch sử văn hoá thống nhất trong sự đa dạng. Tính thống nhất được xây dựng trên cơ tầng văn hoá bản địa đặc sắc của một chỉnh thể văn hoá Đông Nam Á thời tiền sử, tính đa dạng cũng thuộc về bản chất của nền văn hoá đặc sắc ấy khi nó không ngừng tiếp biến với các nền văn hoá khác để thâu nhận, để biến cải và phát triển trong suốt hàng ngàn năm qua. Ngày nay gia tài văn hoá đa dạng nhưng thống nhất, bản lĩnh văn hoá vững vàng và kinh nghiệm tiếp biến văn hoá phong phú ấy sẽ đem tới cho chủ nhân văn hoá trong khu vực những lợi thế để phát triển quốc gia, để hội nhập khu vực và hội nhập tốt vào thế giới trong xu thế toàn cầu hoá 

    Câu 24: So sánh cơ sở hình thành các nền văn minh cổ đại Phương Đông và Phương Tây

     

          Trên thế giới đã từng xuất hiện rất nhiều nền văn minh khác nhau, mỗi nền văn minh lại có những thành tựu và đặc trưng riêng làm cho nó càng trở lên quan trọng trong sự phát triển của loài người. Cái nền văn minh có những sự khác nhau đó co thể do các yếu tố về vị trí địa lý hay tự nhiên quy định, tuy nhiên sự phân chia cơ bản nhất là các nền văn minh phương đông và văn minh phương Tây. Sự giống và khác nhau giữa các nền văn minh cổ đại phương Đông và các nền văn minh cổ đại phương Đông là minh chứng cho sự ảnh hưởng của tự nhiên tới việc hình thành cũng như tồn tại và phát triển của các nền văn minh nổi tiếng trên thế giới.

    Những điểm giống nhau và khác về cơ sở hình thành các nền văn minh cổ đại phương Đông và phương Tây.

    Về điều kiện tự nhiên: Ở phương đông, các nền văn minh được hình thành vào khoảng cuối thiên nhiên kỷ thứ IV – đầu thiên nhiên kỷ thứ V TCN tại lưu vực các con sông lớn như cái nôi của nền văn minh ở Trung Hoa cổ đại hình thành trên lưu vực sông Trường Giang, Hoàng Hà; Ai Cập có sông Nile, Ấn Độ có sông Hằng,…Tại đây là nơi có những điều kiện như phù xa màu mỡ thuận lợi cho phát triển cây lương thực.  Địa hình khép kín, Khoáng sản ít.Chế tạo và sử dụng CCLĐ bằng đồng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hợp cho việc canh tác và sản xuất nông nghiệp, các loại cây gia vị quy giá.

    Văn minh phương Tây hình thành vào đầu thiên nhiên kỷ I TCN Ven biển địa trung hải. Địa hình mở, có nghĩa là có thể giao lưu xung quanh rất thuận lợi bằng đường biển. Đất đai cằn cỗi không thuận lợi cho trồng cây lương thực như ở phương đông Khoáng sản phong phú, biết chế tạo và sử dụng công cụ là động bằng sắt. Khí hậu ôn đời gió mùa Địa Trung Hải không thuận lợi cho canh tác nông nghiệp bằng phương Đông.

    Về kinh tế: Ở phương Đông, kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp.

    Nông nghiệp là chủ đạo, sản xuất lương thực thực phẩm,..

    Chế độ tư hữu ruộng đất kém phát triển.

    LLLĐSX: Nông dân, công xã

    Phân công lao động xã hội chưa rõ ràng.

    Sản phẩm phục vụ nhu cầu nội bộ.

    Ở phương Tây: Kinh tế hàng hóa tiền tệ cổ điển.

    Thủ CN, thương nghiệp.

    Chế độ tư hữu ruộng đất phát triển mạnh.

    LLLĐSX: nô lệ.

    Phân công lao động xã hội: khá rõ rệt.

    Sản phẩm được coi là hàng hóa.

    Về trồng chọt, chăn nuôi:

    Ở  phương Đông thì gồm:

    Cây lương thực (lúa…)

    Quy mô: manh mún, nhỏ lẻ. Mỗi năm một vụ.

    Chăn nuôi quy mô nhỏ: cá thể có chuồng trại, chưa tách khỏi trồng trọt.

    Sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

    Ở phương Tây gồm:

    1. Cây c. nghiệp (nho, ô liu) v Quy mô: đại điền trang. Có thể canh tác quanh năm.

    2. Chăn nuôi quy mô lớn: bầy đàn không chuồng trại, tách rời với trồng trọt.

    3. Sản phẩm là hàng hóa để trao đổi lấy hàng hóa. Là nguồn nguyên liệu cho một số ngành thủ công nghiệp.

    Về thủ công nghiệp:

    Ở phương Đông:

    Phát triển cục bộ.

    Quy mô nhỏ trong các gia đình.

    Ngành nghề phong phú.

    Chưa có quá trình chuyên môn hóa.

    Lượng sản phẩm ít, chủ yếu phục vụ nhu cầu nội bộ trong công xã.

    Ở phương Tây:

    Là ngành chủ đạo.

    Quy mô lớn, sự dụng lao động nô lệ rộng rãi.

    Ngành nghề phong phú.

    Chuyên môn hóa ở một số ngành.

    Lương sản phẩm nhiều đem trao đổi hàng hóa khác.

    Về thương nghiệp:

    Ở phương Đông:

    Kém phát triển.

    Chưa xuất hiện tiền tệ. Phương thức hàng đổi hàng.

    Không mang tính quốc tế, hàng hóa trao đổi ít.

    Loại hình chợ phiên.

    .Ở phương Tây:

    Là ngành chủ đạo, đặc biệt là mậu dịch hàng hải.

    Đồng tiền x. hiện sớm. Phương thức phong phú.

    Mang tính quốc tế, hàng hóa phong phú (nô lệ).

    Xuất hiện những ngân hàng cổ điển.

         Kết luận: Như vậy giữa các nền văn minh ở Phương Đông va Phương Tây có sự khác nhau, sự khác nhau đó xuất phát từ chính những khác biệt về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, khí hậu. Chính môi trường khác nhau sẽ làm cho con người phải biến đổi nó, chinh phục nó để tồn tại trên thế giới này. Hành trình đi chinh phục tự nhiên cũng là cái lúc mà các thành quả của nền văn minh xuất hiện, đánh dấu sự lớn mạnh của các quốc gia thời cổ đại./.

    Câu 25:Điều kiện ra đời của nền văn minh công nghiệp(gt)

    1. Những kết quả của công cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV)

    Do nhu cầu mở rộng hoạt động thương mại và nhờ vào những tiến bộ kĩ thuật của ngành hàng hải, từ cuối thế kỉ XV, nhiều nhà thám hiểm Âu châu đã tìm ra những con đường biển đi sang phương Đông nơi họ hi vọng sẽ kiếm được nhiều vàng bạc và của cải.

    Có thể kể đến 3 phát kiến địa lí lớn sau đây:

    - Cuộc hành trình của Vaxcô đơ Gama men theo bờ biển châu Phi đến điểm cực nam (Mũi Hy Vọng) rồi vượt qua Ấn Độ Dương, cập bến Ấn Độ. Những chuyến đi tiếp theo về phía Đông đã đến các quần đảo Đông Nam Á rồi đi vào biển Đông, tới các cảng Trung Hoa và Nhật Bản.

    - Những chuyến vượt Đại Tây Dương của Crixtôp Côlông và Vêxpuxơ Amêrigô đã phát hiện ra lục địa châu Mỹ, khi đó được gọi là Tân Thế giới hoặc nhầm lẫn là “Tây Ấn Độ”.

    - Cuộc thám hiểm của Magienlan chẳng những đã đến châu Mỹ mà còn vượt qua Thái Bình Dương để tới quần đảo vùng Đông Nam Á, được đặt tên là Philippin. Từ đây, đoàn thủy thủ trở về châu Âu theo đường đi của Vaxcô đơ Gama khi trước.

    Mục lục:

    Câu 1:Cơ sở hình thành và thành tựu cơ bản của văn minh Ai Cập. 1

    Câu 2:Quá trình hình thành đạo Hồi , Ảnh hưởng của Việt Nam?. 3

    Câu 3:Những thành tựu cơ bản của văn minh Ấn Độ thời cổ trung đại: 8

    Câu 4:Sự hình thành và phát triển của đạo Phật thời cổ trung đại, phân tích ảnh hưởng tích cực của Đạo phật đối với xh Việt Nam hiện nay. 10

    Câu 5:Điều kiện hình thành những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Quốc thời cổ trung đại?. 11

    Câu 6:Những thành tựu cơ bản của Văn minh Trung Quốc  thời cỏ trung đại. từ ảnh hưởng đó đến sự phát triển của văn minh thế giới. 12

    Câu 7:Bốn phát minh lớn về KHKT của Trung Quốc thời cổ trung đại và ý nghĩa của nó: 14

    Câu 8:Quá trình hình thành tư tưởng nho giáo và phân tích những đặc điểm chính của tư tưởng này. Nêu ảnh hưởng của nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. 15

    Câu 9:Điều kiện hình thành nền văn minh khu vực Đông nam Á và những thành tựu cơ bản của nền văn minh đó, Việt Nam đã có những đóng góp gì cho nền văn minh khu vực. 19

    Câu 10:Điều kiện hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã và những thành tựu cơ bản của nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại. 30

    Câu 11:Sự ra đời và phát triển của đạo Ky tô thời cổ trung đại ở châu Âu. 35

    Câu 12Những thành tựu nổi bật của nền văn minh Tây Âu thời phục hưng. 36

    Câu 13Kết quả và ảnh hưởng của công cuộc phát kiến địa lý đối với sự phát triển của văn minh nhân loại 38

    Câu 14:Hoàn cảnh ra đời và ảnh hưởng của phong trào văn hóa phục hưng. 38

    Câu 15:Quá trình cải cách tôn giáo và sự hình thành của đạo tin Lành ở Tây Âu thời trung đại 39

    Câu 16:Quá trình hình thành và đặc điểm của chế độ phong kiến Tây Âu, phân tích, so sánh những đặc điểm chủ yếu của chế độ phong kiến Phương Đông – Phương Tây. 41

    Câu 17:Cách mạng công nghiệp và những thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng đó. 42

    Câu 18:Những thành tựu cơ bản của văn minh thế giới nửa thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI 44

    Câu 20:Kể tên nền văn minh trên thế giới mà A/c yêu thích, cơ sở hình thành của nền văn minh tiêu biểu. 45

    Câu 21:Những nét chính trong tư tưởng của nhà khai sang về vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền từ Tk XVI – XVIII. Việt Nam đã vận dụng tư tưởng của các nhà khai sang ntn trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền  45

    Câu 22:Thế nào là cách mạng công nghiệp, những thành tựu của KHCN nửa sau thế kỷ XX có tác động thế nào đến quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở việt Nam hiện nay. 45

    Câu 23: SỰ TIẾP XÚC VỚI VĂN HÓA TRUNG HOA CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM.. 48

    Câu 24: So sánh cơ sở hình thành các nền văn minh cổ đại Phương Đông và Phương Tây. 50

    Câu 25:Điều kiện ra đời của nền văn minh công nghiệp(gt) 52

     

     

    Cập nhật bởi OanhNguyenHoang ngày 05/09/2016 05:59:54 CH Cập nhật bởi OanhNguyenHoang ngày 05/09/2016 11:57:52 SA Cập nhật bởi OanhNguyenHoang ngày 05/09/2016 11:55:07 SA lịch sử văn minh thế giới

    V.O

     
    Báo quản trị |