Sưu tầm các bộ phận của một khẩu súng: Có bị xem là chế tạo vũ khí?

Chủ đề   RSS   
  • #562812 17/11/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Sưu tầm các bộ phận của một khẩu súng: Có bị xem là chế tạo vũ khí?

    Sưu tầm các bộ phận của súng

    Sưu tầm các bộ phận của một khẩu súng

    Đối với các tội liên quan tới vũ khí quân dụng, vũ khí khác bị pháp luật cấm, những hành vi thường gặp như tàng trữ, sử dụng sẽ có thể bị nhận diện dễ dàng. Tuy nhiên, nếu một người chỉ sưu tầm những bộ phận của một khẩu súng thì có bị tính là phạm tội gì không?

    Chúng ta xét trong trường hợp như sau:

    A có thói quen sưu tầm những vật dụng độc, lạ. A đi tìm mua và sưu tầm được các bộ phận của một khẩu súng Quân dụng (chỉ mua lần lượt các bộ phận, không mua một khẩu súng hoàn chỉnh). Với những bộ phận này, A hoàn toàn có thể lắp ráp một khẩu súng thật và có khả năng gây sát thương. Vậy trong tình huống này, A có dấu hiệu phạm tội gì hay không?

    Sau đây là quan điểm của người viết.

    Thứ nhất, lắp ráp vũ khí có phải là chế tạo vũ khí?

    Hiện nay Điều 304 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) chỉ quy định những hành vi “chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng” là phạm tội, vậy lắp ráp một khẩu súng thì có phạm tội hay không?

    Với hành vi lắp ráp vũ khí, Bộ Nội vụ,VKSND Tối cao, TAND Tối cao đã có văn bản hướng dẫn nội dung này tại Phần II Mục A Thông tư 01/TTLN (áp dụng cho Bộ luật hình sự 1985) và hiện nay các Tòa án vẫn sử dụng để xác định hành vi khách quan của tội Sản xuất vũ khí:

    “1. Hành vi chế tạo vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, là làm mới hoàn toàn hoặc lắp ráp từ những bộ phận của vũ khí, phương tiện và có giá trị sử dụng theo tính năng tác dụng của chúng. Đối với hành vi làm mới hoàn toàn súng được coi là chế tạo vũ khí quân dụng nếu đạn sử dụng cho súng được làm mới đó là đạn dùng cho các loại vũ khí quân dụng.”

    Chiếu theo quy định trên, việc người này có thể tận dụng những bộ phận súng để lắp thành một chiếc súng sử dụng được chứng tỏ những bộ phận này “có giá trị sử dụng theo tính năng tác dụng của chúng”.

    Sau khi đã xác định được hành vi này bị coi là phạm tội, cần xét thêm những yếu tố về mặt chủ quan.

    Thứ hai, mặt chủ quan của tội phạm

    Rõ ràng việc lắp ráp là có tội, tuy nhiên cần xem xét lại việc A mua và sưu tầm những bộ phận này của súng để làm gì. Nếu người này không sưu tầm để lắp ráp thành súng mà chỉ để trưng bày thì có bị xem là phạm tội hay không?

    Trong trường hợp này nếu A thực sự chỉ có ý định sưu tầm để trưng bày và những bộ phận vũ khí này cũng không phải được lấy từ một khẩu súng hoàn chỉnh thì cũng chưa có căn cứ khép A vào tội “tàng trữ” vũ khí quân dụng.

    Theo một hướng suy luận khác, A đã xác định được rằng mình muốn sưu tầm loại súng nào, mua những bộ phần gì, chứng tỏ chủ đích của anh ta muốn có một khẩu súng, do vậy có thể khép vào tội tàng trũ vũ khí.

    Tuy vậy, việc trưng bày hay lắp ráp sử dụng là điều không thể kiểm soát được, nếu anh ta đã lắp ghép súng xong, sau đó lại tháo ra trưng bày thì thật khó để chứng minh hành vi phạm tội!

    Xin mời bạn đọc đóng góp ý kiến trong trường hợp này!

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 17/11/2020 02:21:24 CH
     
    3143 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận