Em thử phân tích hành vi của T như sau:
Thứ nhất, Anh T nhà bên cạnh nghe vậy liền rượt theo A và B đang tẩu thoát bằng xe máy. Đến khúc qua T tăng ga cho xe đâm vào xe A và B làm A và B bị ngã, hành vi này của T nhằm ngăn chặn A và B đang chạy thoát để lấy lại tài sản cho chủ cửa hàng. Đây không phải là hành vi nhằm cố ý gây thương tích cho A và B, T chỉ muốn ngăn chặn việc A và B trốn chạy, hành vi của T chỉ thể hiện hành động có tính nghĩa hiệp, ngăn chặn sự chạy trốn của nạn nhân và mong muốn giành lại tài sản bị cướp giật cho người bị hại. Do đó, không đủ dấu hiệu cấu thành “tội có ý gây thương tích” theo Điều 104.
Thứ hai,việc Anh T tăng ga cho xe đâm vào xe A và B làm A và B bị ngã. Lúc này T ý thức được đây là hành vi nguy hiểm, có thể gây thương tích cho A và B nhưng lại đứng trước hoàn cảnh không thể lựa chọn biện pháp khác nên buộc phải đâm xe của A và B để ngăn chặn việc chạy thoát. Như vậy, T ý thức được hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng buộc phải lựa chọn việc thực hiện hành vi này nhằm mục đích đấu tranh chống lại hành vi xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của người khác, ngăn cản A và B chạy trốn. Hơn nữa, không đủ căn cứ để chứng minh T “cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được” hay "không thấy trước hành vi của mình gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước theo quy định tại Điều 10 BLHS nên không thể xác định hành vi của T được thực hiện một cách vô ý. Từ đó, không đủ dấu hiệu cấu thành “tội vô ý gây thương tích” theo Điều 108.
Thứ ba, hành vi cướp giật tài sản của A và B đã hoàn thành, do đó hành vi của T trong trường hợp này không mang tính chất “phòng vệ”. Bởi vì, hành vi có tính phòng vệ chỉ đặt ra khi nạn nhân trong trường hợp này đang có hành vi vi phạm pháp luật, nghĩa là hành vi cướp tài sản đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc. Do vậy, không thể xác định đây là hành vi “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” theo Điều 15 BLHS, thế nên không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm về “tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” theo Điều 106.
Thứ tư, T trong trường hợp này không phải là người thực hiện nhiệm vụ công theo nghề nghiệp, do công tác như: công an, cảnh sát,bộ đội biên phòng, hải quan, bảo vệ cơ quan ... theo e biết hiện nay, việc người dân tự ý tham gia đấu tranh chống những hành vi xâm phạm đến lợi ích của nhà nước hoặc lợi ích hợp pháp của công dân như đuổi bắt trộm, cướp, … chưa được quy định là hành vi thực hiện nhiệm vụ công. Như vậy, hành vi của T không được coi là hành vi thuộc trường hợp đang thi hành công vụ. Thế nên, không phải là dấu hiệu cấu thành “tội gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ” theo Điều 107 hay “tội vô ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính” Điều 109
Thứ năm, khoản 1, Điều 105 quy định “Ngêi nµo cè ý g©y th¬ng tÝch hoÆc g©y tæn h¹i cho søc kháe cña ngêi kh¸c mµ tû lÖ th¬ng tËt tõ 31% ®Õn 60% trong tr¹ng th¸i tinh thÇn bÞ kÝch ®éng m¹nh do hµnh vi tr¸i ph¸p luËt nghiªm träng cña n¹n nh©n ®èi víi ngêi ®ã hoÆc ®èi víi ngêi th©n thÝch cña ngêi ®ã, th× bÞ ph¹t c¶nh c¸o, c¶i t¹o kh«ng giam gi÷ ®Õn mét n¨m hoÆc ph¹t tï tõ s¸u th¸ng ®Õn hai n¨m”. Tuy nhiên, trường hợp này hành vi cướp tài sản của A và B được thực hiện đối với chủ cử hàng (trong tình huống này chị không nêu chủ cửa hàng và T có quan hệ thân thich nên em nghĩ là không phải), không phải cướp giật tài sản của T hoặc người thân thích của T, do đó hành vi này không phải là dấu hiệu cấu thành “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” theo Điều Điều 105.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 8, “khái niệm tội phạm” của BLHS thì “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự …”. Như vậy, với hành vi của T, đối chiếu với các điều luật liên quan đến các tội danh xâm phạm sức khỏe con người từ Điều 104 đến 109, không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do đó hành vi này không được coi là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Về nghĩa vụ bồi thường, em nghĩ T có thể phải bồi thường thiệt hại tùy thuộc vào mức độ lỗi, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả, mức độ thiệt hại, tổn thất trên thực tế cho A và B theo quy định của pháp luật dân sự. Em chưa hoc luật Dân sự nên không biết về vấn đề này. Mọi người giải quyết tiếp nha.Hihi.
Bài viết này có tham khảo bài viết của Luật sư Nguyễn Thiều Dương Công ty Luật Đại Việt
Cập nhật bởi kajnodo92 ngày 10/04/2011 12:31:25 CH
Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình
Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com