Ắt hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng nghe đến cụm từ “lãi suất kép” với những mỹ từ như lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới, nắm được lãi suất kép bạn sẽ tự chủ tài chính,... Mục đích của những câu nói này nói này nhằm mục đích cho thấy sức mạnh của việc vận dụng lãi suất vào kinh doanh và sinh lời trong tương lai.
Mặc dù lãi suất kép đã được nói đến rất nhiều nhưng không phải lúc nào ta cũng có thể vận dụng tốt nguyên tắc của lãi suất kép. Vậy, lãi suất kép là gì? Và vận dụng lãi suất kép như thế nào trong thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa tăng lãi suất tiền gửi vừa qua.
Lãi suất kép là gì?
Có thể hiểu đơn giản lãi suất kép là việc tái đầu tư số tiền lãi nhận được và sinh ra lãi tiếp theo. Số tiền lãi này sẽ được dồn vào vốn gốc ban đầu để tiếp tục chu kỳ đầu tư.
Hoặc nói cách khác đây là việc sử dụng tiền lãi gốc đầu tư để đẻ thêm lãi.
Công thức tính lãi suất kép
Việc vận dụng lãi suất kép không những vận dụng nó dựa trên nguyên tắc vận hành mà còn phụ thuộc phần lớn vào công thức tính toán của lãi suất kép. Theo đó, công thức thường được sử dụng để tính lãi suất kép như sau:
*Công thức tính lãi suất kép
A = P x (1 + i) ^ n
Trong đó:
A: Giá trị nhận được trong tương lai.
P: Số tiền gốc (đầu tư ban đầu).
i: Lãi suất danh nghĩa (%) (là lãi suất trên giấy tờ và chưa được tính lạm phát)
n: số kỳ tính lãi (kỳ tính lãi là thời hạn sẽ nhận lãi, thông thường là tính theo số năm)
Ví dụ: ban đầu bạn có 100 triệu đồng tiền nhàn rỗi và gửi ngân hàng với lãi suất 7%/năm sau 5 năm gửi tiết kiệm bạn sẽ
140 triệu đồng/05 năm = 100 x (1 + 7%) ^ 5
Sau 05 năm gửi tiết kiệm bạn sẽ kiếm được thêm 40 triệu đồng từ việc gửi tiết kiệm với 100 triệu.
Có thể thấy số tiền gửi tiết kiệm càng lớn thì số tiền lãi cũng tăng theo, lãi kép sẽ giúp bạn tăng thu nhập một cách thụ động, qua đó thực hiện được được những dự điện cần số vốn lớn hơn trong khi bạn có thể làm những việc khác để kiếm thêm thu nhập.
Công thức tính lãi suất kép là một trong những nội dung cơ bản mà một người muốn đầu tư kinh doanh cần phải nắm được qua đó có thể khởi nghiệp trong tương lai mà không cần phải vay.
Đầu tư thông minh sinh lợi nhuận cao
(1) Thời gian là vàng
Việc sử dụng số vốn ban đầu có được để gửi tiết kiệm càng nhanh càng tốt và có thể gửi cộng dồn thêm theo các kỳ. Để dễ hiểu hơn thì bạn nên tích lũy tài sản, tiền khi đi làm hoặc kêu gọi đầu tư từ sớm để thực hiện những dự định của mình.
Ví dụ:
Năm 25 tuổi bạn có được 50 triệu đồng từ việc đi làm, và bạn gửi tiết kiệm với lãi suất 7%/năm cho đến năm 35 tuổi thì rút ra bạn sẽ có được tổng số tiền là 98 triệu đồng.
Năm 20 tuổi bạn có cùng số tiền gửi như trên và gửi tiết kiệm lãi suất 7%/năm cho đến năm 35 tuổi, tổng số tiền có được là 138 triệu đồng.
Như vậy, việc bạn gửi tiền tiết kiệm càng sớm sẽ sinh lời càng cao cộng thêm việc mỗi năm bạn vẫn có thể gửi thêm tiền tiết kiệm vào với tiền gốc.
(2) Kiên trì là điều kiện tiên quyết
Thông thường trong cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi và việc giữ được số tiền tiết kiệm lâu như vậy là điều rất khó thực hiện, ví dụ như bạn cần tiền gấp để trả nợ hoặc ốm đau, bệnh tật,... Mà cần gấp một khoản tiền nhưng không có sẵn trong tay thì việc sử dụng tiền gửi tiết kiệm là điều chính đáng. Vì thế, gửi tiết kiệm dài lâu rất khó khăn đối với những người có ít số vốn nhàn rỗi để gửi ngân hàng. Việc kiên trì là nằm ở chúng ta và người thực hiện lãi suất cần phải có kế hoạch rõ ràng, dài lâu. Không những vậy bạn cần phải học được cách quản lý dòng tiền sao cho cân đối, phù hợp với cuộc sống.
Tăng lãi suất tiền gửi theo quy định mới
Vừa qua, Quyết định 1607/QĐ-NHNN, ngày 22/9/2022 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm, so với quy định tại Thông tư 1729/QĐ-NHNN đã tăng thêm 0,3%/năm.
Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,0%/năm, tại quy định mới mức đã tăng lãi suất đã thêm 1%/năm.
Riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm. Tương tự mức lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng thì cũng tăng thêm 1%/năm so với quy định cũ.
Điều này giúp khách hàng được tăng lãi suất sau nhiều năm quy định mức lãi suất tiền gửi cũ, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho những người mới bắt đầu thực hiện mục tiêu lãi suất kép.