Việc thành lập VPĐD hay thành lập công ty - ngay từ tên gọi/nội dung của hoạt động này thì đã có sự khác biệt:
Thành lập VPĐD: VPĐD chỉ hoạt động đại diện cho doanh nghiệp, không được mua bán hàng hóa, không có tư cách pháp nhân. Hoạt động của VPĐD phải đảm bảo theo văn bản sau:
Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
"Điều 30. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
(Thủ tục thành lập VPĐD cũng được quy định ở văn bản trên - thực hiện ở Sở Công thương).
Thành lập công ty con: công ty ở nước ngoài cần làm thủ tục đầu tư và thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định (có thể thực hiện thủ tục phối hợp theo Thông tư 02/2017/TT-BKHĐT hướng dẫn về cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành).
Công ty con sẽ được hoạt động theo các lĩnh vực, ngành nghề mà công ty này đăng ký - bao gồm hoạt động thương mại, mua bán hàng hóa.
(Cần lưu ý là khi thực hiện hoạt động thương mại hàng hóa thì công ty con cần phải xin thêm giấy phép theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).