Hiện tại thì chỗ ngồi và vành móng ngựa tại các phiên tòa đều đã thay đổi. Chúng ta đang trong quá trình thay đổi nền tư pháp mang tính tôn trọng quyền con người hơn trước đây bằng việc bỏ vành móng ngựa trong phiên tòa hình sự, chỗ ngồi của luật sư được đặt ngang với vị trị chỗ ngồi của Viện kiểm sát,...
Tuy nhiên, đó là hình thức, và nó có thể thay đổi để ngày một hòan thiện, còn bản chất thì sẽ chẳng thể thay đổi, nó tạo nên sự khác nhau của hai phiên tòa này. Có thể điểm qua một vài điểm khác nhua cơ bản như:
1. Phiên tòa hình sự được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của VKS (Cáo trạng - VKS mang quyền lực Nhà nước buộc tội bị cáo) còn phiên tòa dân sự được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của nguyên đơn (nguyên đơn không mang quyền lực Nhà nước - ngay cả trong trường hợp nguyên đơn là cơ quan Nhà nước - đưa ra yêu cầu và TA là trọng tài để phân xử giữa 2 bên).
2. Tại phiên tòa dân sự, nguyên đơn và bị đơn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, còn ở phiên tòa hình sự thì KSV và Bị cáo ko có quyền thỏa thuận như thế.
3. Tại phiên tòa dân sự, HĐXX có thể phải giải quyết cả yêu cầu phản tố của bị đơn (nếu có) còn ở phiên tòa hình sự thì HĐXX không phải xem xét vấn đề này (vì bị cáo không có quyền phản tố).
4. Tại phiên tòa hình sự, trong một số trường hợp thì bắt buộc phải có người bào chữa (bị cáo bị xét xử về tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình, bị cáo là người chưa thành niên, bị cáo là người có nhược điểm về thể chất và tinh thần), còn trong phiên tòa dân sự thì không có trường hợp nào bắt buộc phải có người bảo về quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự.
1. Phiên tòa hình sự được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của VKS (Cáo trạng - VKS mang quyền lực Nhà nước buộc tội bị cáo) còn phiên tòa dân sự được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của nguyên đơn (nguyên đơn không mang quyền lực Nhà nước - ngay cả trong trường hợp nguyên đơn là cơ quan Nhà nước - đưa ra yêu cầu và TA là trọng tài để phân xử giữa 2 bên).
2. Tại phiên tòa dân sự, nguyên đơn và bị đơn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, còn ở phiên tòa hình sự thì KSV và Bị cáo ko có quyền thỏa thuận như thế.
3. Tại phiên tòa dân sự, HĐXX có thể phải giải quyết cả yêu cầu phản tố của bị đơn (nếu có) còn ở phiên tòa hình sự thì HĐXX không phải xem xét vấn đề này (vì bị cáo không có quyền phản tố).
4. Tại phiên tòa hình sự, trong một số trường hợp thì bắt buộc phải có người bào chữa (bị cáo bị xét xử về tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình, bị cáo là người chưa thành niên, bị cáo là người có nhược điểm về thể chất và tinh thần), còn trong phiên tòa dân sự thì không có trường hợp nào bắt buộc phải có người bảo về quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự.
...