Sự khác biệt giữa Luật gia và Luật sư?

Chủ đề   RSS   
  • #535399 21/12/2019

    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Sự khác biệt giữa Luật gia và Luật sư?

    Luật gia và Luật sư đều la danh phong nghề nghiệp dành cho những người hoạt động, công tác trong ngành luật. Tuy nhiên, 2 chức danh này có sự khác biệt khá lớn và bài viết này sẽ phân tích sự khác biệt giữa Luật gia và Luật sư tại Việt Nam.

    So sánh Luật gia Luật sư
    Khái niệm Luật gia là những người đã và đang làm công tác pháp luật trong cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức văn hoá, tổ chức giáo dục, đơn vị vũ trang nhân dân

    Căn cứ Điều 2 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012  (sau đây viết tắt là Luật Luật sư)

    Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức 

    Điều kiện

    Căn cứ Điều 4 Điều lệ Hội Luật gia

    Công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, đã hoặc đang làm công tác pháp luật trong cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 1 của Điều lệ này với thời gian từ ba năm trở lên, tán thành điều lệ Hội đều có thể được gia nhập Hội

    Căn cứ Điều 10, Điều 11 Luật Luật sư

    Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư, có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư. thì có thể trở thành luật sư và hành nghề luật sư

    Tổ chức 

    Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức thống nhất, tự nguyện của các luật gia trong cả nước

    Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức thống nhất, tự nguyện của các luật gia trong cả nước

    Đoàn Luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Liên Đoàn Luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp

    Không được Nhà nước hỗ trợ mà hoạt động dựa trên nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và các nguồn thu hợp pháp khác theo Khoản 1 Điều 60 Luật Luật sư

    Hoạt động, phạm vi hành nghề

    Không được thành lập các tổ chức hành nghề luật

    Các nhiệm vụ, quyền hạn căn cứ điều 3 Điều lệ Hội Luật gia:Tham gia xây dựng pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật, kiến nghị với cơ quan nhà nước những vấn đề về xây dựng và thi hành pháp luật; Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho hội viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân;Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;…

    Căn cứ Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 nguyên tắc của trợ giúp pháp lý: Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý. Do vậy, luật gia cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý. Hoạt động dựa trên sự tự nguyện hoạt động cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân, góp phần xây dựng nền khoa học pháp lý, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

    Được thành lập tổ chức hành nghề luật sự

    Căn cứ Điều 22 Luật Luật sư, phạm vi hành nghề luật sư: Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự; Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật; Thực hiện tư vấn pháp luật; Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật; Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này

    Căn cứ Điều 54 Luật Luật sư: Khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư. Việc nhận thù lao được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan

    Luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý được nhận thù lao

    Trên đây là những tiêu chí cơ bản phân biệt giữa 2 chức danh nghề nghiệp Luật gia và Luật sư.

     
    11389 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #535766   27/12/2019

    Cảm ơn thông tin mà bạn đã chia sẻ. Như vậy có thể hiểu rằng luật gia là những người có tham gia tổ chức Hội Luật gia Việt Nam. Và sau khi đã tham gia Hội luật gia Việt Nam rồi thì phải có nhiệm vụ tham gia xây dựng pháp luật; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý …

     

     
    Báo quản trị |  
  • #535990   30/12/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Quy định có nêu luật gia phải là những người có tham gia tổ chức Hội Luật gia Việt Nam đâu bạn? Luật gia là tất cả những người nghiên cứu và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực có liên quan đến pháp luật nhưng phải có trình độ từ cử nhân trở lên. Đồng thời tại Điều lệ Hội luật gia cũng nêu thành viên của hội dựa trên tinh thần tự nguyện (Công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, đã hoặc đang làm công tác pháp luật trong cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 1 của Điều lệ này với thời gian từ ba năm trở lên, tán thành điều lệ Hội đều có thể được gia nhập Hội).

     

     
    Báo quản trị |  
  • #536251   31/12/2019

    chaugiang9897
    chaugiang9897
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Theo quy định tại Điều 4 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam Phê duyệt kèm theo Quyết định 1004/QĐ-BNV năm 2010 quy định về tiêu chuẩn hội viên Hội luật gia như sau:

    + Công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, đã hoặc đang làm công tác pháp luật trong cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 1 của Điều lệ này với thời gian từ ba năm trở lên, tán thành điều lệ Hội đều có thể được gia nhập Hội.

    + Công dân Việt Nam không có điều kiện hoặc không đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của Hội, tán thành Điều lệ Hội, có công đóng góp cho Hội và tự nguyện xin vào Hội có thể được công nhận là Hội viên danh dự của Hội.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #538396   05/02/2020

    Bạn tham khảo!
     
    Luật gia là tất cả những người nghiên cứu và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực có liên quan đến pháp luật nhưng phải có trình độ từ cử nhân trở lên.
     
    Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư năm 2006, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn simon789 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/02/2020)