Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về việc thế chấp tài sản như sau:
- Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
- Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Và tại Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản được giải thích và quy định như sau:
- Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
- Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Như vậy, việc thế chấp sổ BHXH để vay tiền không trái so với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, rủi ro nó mang lại là cao khi bản chất bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận. Do đó, khi cần thì không biết xử lý thế nào, hoặc yêu cầu cấp mới lại điều này ảnh hưởng quyền lợi liên quan đến thủ tục về bhxh.
Hơn nữa, đối với người đã mang sổ BHXH đi thế chấp để vay tiền, khi họ không có khả năng thanh toán sẽ không thể lấy lại được sổ BHXH nên quyền lợi không được bảo đảm. Ngoài ra, nếu gian dối trong việc khai mất sổ để làm lại sổ mới mà bị cơ quan BHXH phát hiện, NLĐ sẽ bị xử lý hành chính theo quy định.