Sử dụng pháo trong dịp Tết xử phạt như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #535827 28/12/2019

    chaugiang9897
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Sử dụng pháo trong dịp Tết xử phạt như thế nào?

    Lại một năm mới sắp đến, việc ăn Tết lành mạnh không vi phạm pháp luật cũng là điều đáng được quan tâm. Hiện nay, tại một số địa phương vẫn còn xuất hiện tình trạng sử dụng các loại pháo nổ vào dịp ăn mừng, lễ, Tết mà không nghĩ đến tác hại xác thương, cũng như đây là một hành vi cấm trong quy định pháp luật Việt Nam, cụ thể:

    Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo thì các loại pháo, sản phẩm pháo được phép sử dụng tại Việt Nam, cụ thể như sau: 

    “Điều 5. Các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng

    1. Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

    2. Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.

    3. Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.

    4. Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.

    Tuy nhiên, tại Điều 4 Nghị định 36/2009/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm: 

    “Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm

    1. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.

    2. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.

    3. Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo.

    4. Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.”

    Đồng thời, tại Điều 7 Nghị định 36/2009/NĐ-CP quy định cụ thể các trường hợp được phép bắn pháo hoa do các tổ chức, địa phương thực hiện.

    Như vậy, theo quy định của Nghị định 36/2009/NĐ-CP thì các tổ chức, cá nhân không được phép sử dụng pháo nổ, thuốc pháo nổ; chỉ các tổ chức, địa phương mới được phép tổ chức bắn pháo hoa theo các trường hợp quy định tại Điều 7 Nghị định 36/2009/NĐ-CP.

    Về mức xử phạt đối với trường hợp cá nhân mua pháo hoa về bắn trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi mua, bán pháo trái phép theo quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

     
    3409 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #538385   05/02/2020

    Bạn  được phép sử dụng các loại pháo như sau:
     
    – Pháo hoa lễ hội bằng giấy : là loại pháo khi bắn sẽ phun ra giấy, kim tuyến..
     
    – Pháo điện.
     
    – Pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, tre, trúc, kim loại.
     
    – Que hương phát sáng, pháo bông
     
    – Các sản phẩm tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh.
     
    Báo quản trị |