Sử dụng người lao động cao tuổi đúng quy định của pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #504816 15/10/2018

    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


    Sử dụng người lao động cao tuổi đúng quy định của pháp luật

    Không phải cứ đến tuổi về hưu là con người bị tước mất quyền lao động. Ngày nay, nếu như người lao động có đủ điều kiện, vẫn mong muốn cống hiến và doanh nghiệp chấp nhận thì cả 02 bên có thể giao kết hợp đồng lao động như bình thường. 

    Điều 167 Bộ luật lao động 2012 quy định:

    "Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi
    1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.
    2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.
    3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ."
     
    Về thời hạn hợp đồng thì tùy vào nhu cầu của đơn vị mà ký loại hợp đồng phù hợp, không có hạn chế gì. Ngoài ra, người lao động còn được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
    Lưu ý thêm, trong trường hợp người lao động này đang hưởng lương hưu theo chế độ thì khi ký kết hợp đồng lao động sẽ không phải tham gia BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp nữa. Tuy nhiên, ngoài việc trả lương theo công việc, công ty có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định tại Khoản 3 Điều 186 Bộ luật lao động 2012. 
     
    9648 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuylinh2311 vì bài viết hữu ích
    duongduongcute (17/10/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #505037   17/10/2018

    Mình muốn bổ sung thêm vài ý khi người sử dụng lao động giao kết hợp đồng với người cao tuổi:

    - Về thời giờ làm việc của người lao động cao tuổi phải được rút ngắn thời gian làm việc so với người lao động bình thường (luật quy định là giảm 1 giờ làm việc đối với người lao động cao tuổi) hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. 

    - Theo khoản 11 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu. Do đó, rút ngắn thời giờ làm việc cho người lao động cao tuổi là một quy định bắt buộc.

    - Doanh nghiệp không được sử dụng (giao kết hợp đồng) với người cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người cao tuổi trừ các trường hợp đặc biệt theo Điều 11 Nghị định 45/2013/NĐ-CP

    - Khi doanh nghiệp nhận người cao tuổi vào làm việc, thì hàng năm cứ 6 tháng một lần, doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động cao tuổi. Hồ sơ khám sức khỏe của người lao động cao tuổi phải được doanh nghiệp quản lý và theo dõi theo quy định của Bộ y tế.

    - Đối với người lao động cao tuổi mà chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí vẫn tiếp tục làm việc thì doanh nghiệp và người lao động cao tuổi đó vẫn phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội đến khi người lao động cao tuổi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí (Luật bảo hiểm xã hội 2014).

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongduongcute vì bài viết hữu ích
    dolly00 (03/11/2020)
  • #511171   30/12/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


     

    duongduongcute viết:

     

    - Đối với người lao động cao tuổi mà chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí vẫn tiếp tục làm việc thì doanh nghiệp và người lao động cao tuổi đó vẫn phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội đến khi người lao động cao tuổi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí (Luật bảo hiểm xã hội 2014).

     



    NLĐ hưởng chế độ hưu trí mà vẫn ký HĐLĐ thì NSDLĐ không tham gia BHXH cho NLĐ, song vẫn phải chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo khoản 3 Điều 186 Bộ luật lao động 2012

     

    Cập nhật bởi thuylinh2311 ngày 30/12/2018 06:08:51 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #511321   31/12/2018

    Tại Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-TTCP có quy định như sau:

    "Điều 3. Tài sản, thu nhập phải kê khai

    1. Các loại nhà, công trình xây dựng:

    a) Nhà ở, công trình xây dựng khác đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu;

    b) Nhà ở, công trình xây dựng khác thuộc quyền sở hữu trên thực tế của người phải kê khai, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu đứng tên người khác;

    c) Nhà ở, công trình xây dựng khác đang thuê hoặc đang sử dụng thuộc sở hữu của Nhà nước.

    [...]". 

    Trường hợp chỉ mới ký hợp đồng đặt cọc chứ chưa ký hợp đồng mua bán và cũng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nên không thuộc đối tượng phải kê khai. Tuy nhiên, tại Điều 4 có quy định như sau:

    "Điều 4. Biến động tài sản, thu nhập phải kê khai, giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm

    1. Các loại nhà ở, công trình xây dựng, các quyền sử dụng đất khi tăng, giảm về số lượng, diện tích hoặc thay đổi về cấp nhà, công trình, loại đất so với kỳ kê khai trước đó.

    [...]".

    Theo đó thì sau khi ký hợp đồng và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu thì cần phải thực hiện thủ tục kê khai bổ sung, đồng thời phải giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm này. Trình tự, thủ tục kê khai được quy định tại Điều 5 của Thông tư như sau:

    "Điều 5. Trình tự, thủ tục thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập

    1. Chậm nhất là ngày 30 tháng 11 hàng năm, bộ phận phụ trách công tác tổ chức, cán bộ tiến hành:
    a) Lập danh sách Người có nghĩa vụ kê khai của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phê duyệt; danh sách phải xác định rõ đối tượng thuộc cấp ủy quản lý, đối tượng thuộc cấp trên quản lý, đối tượng thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý;
    b) Gửi danh sách Người có nghĩa vụ kê khai đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc;
    c) Gửi mẫu Bản kê khai tài sản, thu nhập (sau đây gọi là Bản kê khai), hướng dẫn và yêu cầu Người có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập.
    2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được mẫu Bản kê khai, Người có nghĩa vụ kê khai phải hoàn thành việc kê khai, nộp 01 bản về bộ phận phụ trách công tác tổ chức, cán bộ và lưu cá nhân 01 bản.
    Trường hợp tại thời điểm kê khai, Người có nghĩa vụ kê khai không thể tiến hành kê khai đúng thời hạn vì lý do khách quan thì việc kê khai có thể được thực hiện trước hoặc sau thời điểm quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị (với thời gian gần nhất).
    3. Bộ phận phụ trách công tác tổ chức, cán bộ tiếp nhận, kiểm tra, sao lục, gửi, lưu, quản lý Bản kê khai như sau:
    a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được Bản kê khai) kiểm tra tính đầy đủ về nội dung phải kê khai; trường hợp Bản kê khai chưa đúng quy định (theo mẫu) thì yêu cầu kê khai lại, thời hạn kê khai lại là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu;
    b) Sao lục, gửi và lưu Bản kê khai như sau:
    Gửi bản chính đến Ban tổ chức Đảng, 01 bản sao đến cơ quan Ủy ban kiểm tra của cấp ủy Đảng quản lý người kê khai, nếu người đó là cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý (theo phân cấp quản lý cán bộ).
    Gửi bản chính đến cơ quan tổ chức cấp trên đối với người kê khai do cấp trên quản lý (hoặc gửi bản sao nếu người đó thuộc cấp ủy quản lý).
    Gửi bản sao đến cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi sẽ công khai Bản kê khai để thực hiện việc công khai theo quy định; sau khi công khai, lưu bản này cùng hồ sơ của Người có nghĩa vụ kê khai tại cơ quan mình.
    Bộ phận tổ chức, cán bộ mở sổ theo dõi việc giao, nhận Bản kê khai;
    c) Khi Người có nghĩa vụ kê khai được điều động sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì Bản kê khai phải được chuyển giao cùng hồ sơ cán bộ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị mới. Khi Người có nghĩa vụ kê khai nghỉ hưu, thôi việc thì Bản kê khai được lưu giữ theo quy định về quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức.
    4. Việc kê khai tài sản, thu nhập phải hoàn thành chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm. Việc giao nhận Bản kê khai phải hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 03 của năm sau.

    5. Trình tự, thủ tục kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện theo quy định của Hội đồng bầu cử.".

     
    Báo quản trị |