Sử dụng người lao động cao tuổi

Chủ đề   RSS   
  • #535914 29/12/2019

    kaitokid11

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2019
    Tổng số bài viết (48)
    Số điểm: 1500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Sử dụng người lao động cao tuổi

    Mình đang có 1 vướng mắc về việc sử dụng người lao động cao tuổi, cụ thể như sau:
    Công ty mình là công ty cổ phần, vị Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị có nhiệm kỳ công tác 5 năm (2019-2023), và hiện công ty không có ký Hợp Đồng lao động với vị chủ tịch ấy. Vị Chủ Tịch ấy sẽ đến tuổi nghỉ hưu từ năm 2020.
    Như vậy, trong trường hợp này, phía công ty có cần :
    Yêu cầu Vị Chủ tịch ấy trình xuất giấy chứng nhận đủ sức khỏe tiếp tục công việc hay không?
    Tuy không có ký kết hợp đồng lao đồng nhưng hiện công ty vẫn đang tham gia BHXH/BHYT theo quy định cho vị chủ tịch ấy, nhưng khi chú ấy đủ tuổi nghỉ hưu thì sẽ không cần tham gia nữa. Căn cứ theo Điều 186 bộ luật lao động năm 2012 thì đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.Nếu chú ấy có hưởng lương hưu thì cũng sẽ không cần phải chi trả một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải không ạ?
    Nhờ các anh/chị giúp mình giúp đỡ nội dung trên ạ. Xin chân thành cảm ơn.

     
    1301 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #535922   29/12/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Thứ nhất: Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật lao động 2012 thì "hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động".

    Theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2014 thì Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

    Căn cứ quy định nêu trên thì chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ do Hội đồng quản trị bầu.

    Và tại Điều 158 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

    "Điều 158. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc

    1. Công ty có quyền trả thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị, trả lương cho Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.

    2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thù lao, tiền lương và quyền lợi khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả theo quy định sau đây:

    a) Thành viên Hội đồng quản trị được hưởng thù lao công việc và tiền thưởng. Thù lao công việc được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản trị và mức thù lao mỗi ngày. Hội đồng quản trị dự tính mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Tổng mức thù lao của Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông quyết định tại cuộc họp thường niên;

    b) Thành viên Hội đồng quản trị có quyền được thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp lý khác mà họ chi trả khi thực hiện nhiệm vụ được giao;

    c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả lương và tiền thưởng. Tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định.

    3. Thù lao của thành viên Hội đồng quản trị và tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty, phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên."

     

    Trên thực tế, chủ tịch hội đồng quản trị không phải là người lao động do vậy không có ký hợp đồng lao động, mà sẽ thông qua Quyết định bổ nhiệm. Trừ trường hợp công ty thuê người ngoài về làm chủ tịch hội đồng quản trị thì ký hợp đồng. Chủ tịch hội đồng quản trị sẽ hưởng thù lao công việc và tiền thưởng.(Lưu ý tiền thù lao và tiền lương là hai khoản khác nhau).

     

    *Về vấn đề BHXH:

    Tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

    "Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:...

    h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;…"

     

    => Như vậy, Nếu chủ tịch hội đồng quản trị tham gia quản lý công ty nhưng không hưởng lương mà chỉ hưởng thù lao thì không thuộc trường hợp bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội.

    Như vậy chị xem lại chủ tịch hội đồng quản trị công ty chị có hưởng lương không (có tên trong thang bảng lương lao động của công ty), nếu có hưởng lương thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

    Theo đó: Nếu trước đó CT HĐQT là đối tượng đóng BHXH bắt buộc thì khi người này hưởng lương hữu doanh nghiệp vẫn phải chi trả khoản tiền theo quy định tại khoản 3 Điều 186 cho người này. Còn nếu trước đó CT HĐQT không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì công ty không phải chi trả khoản này cho CT.

    Thứ hai:Về giấy chứng nhận đủ sức khỏe, theo câu chữ điều luật thì không có quy định bắt buộc phải xuất trình xuất giấy chứng nhận đủ sức khỏe. Thông thường việc này do công ty yêu cầu hoặc có thể căn cứ vào kết quả khám sức khỏe định kỳ của Doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/12/2019)
  • #544660   29/04/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1977)
    Số điểm: 14184
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 314 lần


    Theo quy định chỉ đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương. Trong trường hợp nếu người này không có hợp đồng lao động, không hưởng tiền lương mà hưởng thù lao thì không phải đóng BXHN nên cũng không cần phải để ý đến khoản 3 Điều 186 Bộ luật Lao động 2012 đâu bạn nhé.

     
    Báo quản trị |