Sử dụng giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH giả để hưởng chế độ thì có bị ở tù không?

Chủ đề   RSS   
  • #611246 06/05/2024

    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Sử dụng giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH giả để hưởng chế độ thì có bị ở tù không?

    Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH là loại giấy tờ được cấp cho người lao động khi mà họ nghỉ việc và đủ điều kiện để hưởng các chế độ BHXH theo quy định (giấy tờ để lãnh tiền bảo hiểm xã hội).

    1. Sử dụng giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH giả để hưởng chế độ thì có bị ở tù không?

    Việc sử dụng giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH giả để hưởng chế độ được hiểu là việc sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức mà cụ thể ở đây là tài liệu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

    Căn cứ theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

    “1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

    d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

    đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

    e) Tái phạm nguy hiểm.

    …”

    Theo như quy định trên thì người nào sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

    Như vậy, người nào sử dụng giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH giả để hưởng chế độ thì vẫn có thể bị ở tù mà chưa cần xét đến việc đã thực hiện hành vi bao nhiêu lần, thu lợi bất chính bao nhiêu tiền,…

    giay-chung-nhan-nghi-viec-huong-bhxh

    2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người sử dụng giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH giả để hưởng chế độ là bao lâu?

    Đối với tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 này thì sẽ có 03 khung hình phạt với mức phạt tối đa của từng khung lần lượt từ thấp đến cao là 02 năm tù, 05 năm tù và cao nhất là 07 năm tù.

    Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về phân loại tội phạm như sau:

    “Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

    a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

    b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

    …”

    Như vậy, đối với tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức thì nếu thuộc khoản 1 là tội phạm ít nghiêm trọng, còn khoản 2, khoản 3 là tội phạm nghiêm trọng.

    Căn cứ theo quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 Bộ luật này thì:

    Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

    - 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

    - 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

    - 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

    - 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    Như vậy, trường hợp phạm tội theo khoản 1 Điều 341 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 05 năm; khoản 2, khoản 3 là 05 năm.

     
    235 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận