Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #611633 17/05/2024

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định như thế nào?

    Hiện nay, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân đang là đề tài nóng được nhiều dư luận quan tâm. Để có thể xử lý được dữ liệu của cá nhân thì cần phải có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu. Vậy pháp luật quy định về sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong bảo vệ dữ liệu cá nhân như thế nào?

    Chủ thể dữ liệu là gì? Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu là gì

    Căn cứ theo quy định tại khoản 6 và khoản 8 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có định nghĩa như sau:

    - Chủ thể dữ liệu là cá nhân được dữ liệu cá nhân phản ánh.

    - Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu là việc thể hiện rõ ràng, tự nguyện, khẳng định việc cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu.

    Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có quy định về sự đồng ý của chủ thể dữ liệu như sau:

    - Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu được áp dụng đối với tất cả các hoạt động trong quy trình xử lý dữ liệu cá nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    - Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu chỉ có hiệu lực khi chủ thể dữ liệu tự nguyện và biết rõ các nội dung sau:

    + Loại dữ liệu cá nhân được xử lý;

    + Mục đích xử lý dữ liệu cá nhân;

    + Tổ chức, cá nhân được xử lý dữ liệu cá nhân;

    + Các quyền, nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu.

    - Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể bằng văn bản, giọng nói, đánh dấu vào ô đồng ý, cú pháp đồng ý qua tin nhắn, chọn các thiết lập kỹ thuật đồng ý hoặc qua một hành động khác thể hiện được điều này.

    -. Sự đồng ý phải được tiến hành cho cùng một mục đích. Khi có nhiều mục đích, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân liệt kê các mục đích để chủ thể dữ liệu đồng ý với một hoặc nhiều mục đích nêu ra.

    -. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.

    - Sự im lặng hoặc không phản hồi của chủ thể dữ liệu không được coi là sự đồng ý.

    - Chủ thể dữ liệu có thể đồng ý một phần hoặc với điều kiện kèm theo.

    - Đối với xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm, chủ thể dữ liệu phải được thông báo rằng dữ liệu cần xử lý là dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

    - Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu có hiệu lực cho tới khi chủ thể dữ liệu có quyết định khác hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.

    - Trong trường hợp có tranh chấp, trách nhiệm chứng minh sự đồng ý của chủ thể dữ liệu thuộc về Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân.

    - Thông qua việc ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự, tổ chức, cá nhân có thể thay mặt chủ thể dữ liệu thực hiện các thủ tục liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp chủ thể dữ liệu đã biết rõ và đồng ý theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 13/2023/NĐ-CP, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    Chủ thể dữ liệu có quyền và nghĩa vụ gì?

    Căn cứ theo Điều 9, Điều 10 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu như sau:

    Quyền của chủ thể dữ liệu:

    - Quyền được biết

    Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    - Quyền đồng ý

    Chủ thể dữ liệu được đồng ý hoặc không đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 Nghị định 13/2023/NĐ-CP

    - Quyền truy cập

    Chủ thể dữ liệu được truy cập để xem, chỉnh sửa hoặc yêu cầu chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    - Quyền rút lại sự đồng ý

    Chủ thể dữ liệu được quyền rút lại sự đồng ý của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    - Quyền xóa dữ liệu

    Chủ thể dữ liệu được xóa hoặc yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    - Quyền hạn chế xử lý dữ liệu

    + Chủ thể dữ liệu được yêu cầu hạn chế xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác;

    + Việc hạn chế xử lý dữ liệu được thực hiện trong 72 giờ sau khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu, với toàn bộ dữ liệu cá nhân mà chủ thể dữ liệu yêu cầu hạn chế, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    - Quyền cung cấp dữ liệu

    Chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân cung cấp cho bản thân dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    - Quyền phản đối xử lý dữ liệu

    + Chủ thể dữ liệu được phản đối Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân xử lý dữ liệu cá nhân của mình nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế tiết lộ dữ liệu cá nhân hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo, tiếp thị, trừ trường hợp luật có quy định khác;

    + Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện yêu cầu của chủ thể dữ liệu trong 72 giờ sau khi nhận được yêu cầu, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    - Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện

    Chủ thể dữ liệu có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

    - Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

    Chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi xảy ra vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    - Quyền tự bảo vệ

    Chủ thể dữ liệu có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan và Nghị định này, hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các phương thức bảo vệ quyền dân sự theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Dân sự.

    Nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu:

    - Tự bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình; yêu cầu các tổ chức, cá nhân khác có liên quan bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình.

    - Tôn trọng, bảo vệ dữ liệu cá nhân của người khác.

    - Cung cấp đầy đủ, chính xác dữ liệu cá nhân khi đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân.

    - Tham gia tuyên truyền, phổ biến kỹ năng bảo vệ dữ liệu cá nhân.

    - Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân và tham gia phòng, chống các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

    Như vậy, chủ thể dữ liệu sẽ có quyền và nghĩa vụ theo quy định nêu trên. 

     
     
    226 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận