Có nên đưa ra các quyết định để quản lý việc sống thử của giới trẻ hiện nay không?

Chủ đề   RSS   
  • #454332 23/05/2017

    Có nên đưa ra các quyết định để quản lý việc sống thử của giới trẻ hiện nay không?

    “Sống thử” là một khái niệm không còn mới lạ đối với giới trẻ ngày nay.

    Có rất nhiều trường hợp các bạn trẻ yêu nhau và quyết định để sống thử với nhau như vợ chồng. Hia bên sẽ tìm hiểu nhau trong quá trình sống thử và nếu hợp nhau họ sẽ tiến tới hôn nhân, nếu không hợp nhau thì chia tay mà không cần có sự can thiệp của của pháp luật mà hai bên sẽ tự thỏa thuận với nhau những giao ước trong quá trình sống thử về nghĩa vụ tài sản hai bên.

    Hiện tại Luật Hôn Nhân Gia Đình hay cả các văn bản pháp luật Việt Nam chưa có quy định vào về việc sống thử này. Nhưng cũng có khá là nhiều ý kiến đóng góp nên có những quy định cụ thể về vấn đề này vì việc sống thử tuy không vi phạm pháp luật lại đáng phê phán,nó không hợp với thuần phong mỹ tục nứơc ta,ngăn chặn vì nó để lại nhiều tác hại cho gia đình và xã hội,phá hoại lối sống lành mạnh của giới trẻ và gây nhiều thiệt hại cho tương lai của các bạn trẻ nhất là các bạn nữ. Không biết đã bao nhiêu hậu quả không đáng ngờ đã xảy ra do lối sống của giới trẻ hiện nay

    Như vậy, chúng ta nên nghiên cứu và đưa ra những quy định để quản lý lại việc sống thử của giới trẻ bây giờ để hạn chế nhungữ hậu quả đáng tiếc sẽ xảy ra.

     
    14193 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #455314   31/05/2017

    Sống thử đúng là đề tài muôn thuở rồi. Tuy nhiên, mình nghĩ pháp luật không thể nào ép buộc, quy trách nhiệm cho hai người hoàn toàn tự nguyện chung sống kiểu này. Hệ lụy xấu hay tốt thì chỉ người trong cuộc rõ nhất, quyền tự do của con người ấy mà, tự làm tự chịu đó. Pháp luật quy định chi tiết quá đến mức hít thở cũng phải theo luật thì mình nghĩ không nên. Cách tốt nhất là giáo dục thôi, bộ phận người trẻ cần tự ý thức để bảo vệ bản thân khỏi tổn thương về mặt thể xác lẫn tinh thần thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #455326   31/05/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Mình không đồng tình với đề xuất quản lý việc sống thử với những lý do mà bạn đưa ra. Thời đại bây giờ chẳng ai còn quan tâm đến cái chữ thuần phong mỹ tục nữa đâu. Bao nhiêu cặp ăn cơm trước kẻng, có bầu rồi sinh con đấy thôi, có phải chỉ sống thử mới gây hậu quả đâu. Nếu không có sống thử thì liệu lối sống của giới trẻ hiện nay có thực sự lành mạnh không? Thưa không, Việt Nam vẫn nằm trong top những quốc gia có tỉ lệ tìm kiếm “sex”, tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới, như vậy thì sao gọi là lành mạnh. Thật ra lý do quan trọng nhất bạn cần đưa là hệ quả của việc sống thử, mà những vấn đề này đã được quy định trong các lĩnh vực luật khác như hôn nhân gia đình, dân sự,…

     
    Báo quản trị |  
  • #455338   31/05/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 71 lần


    Mình nghĩ là không nên đưa ra quy định về quản lý việc sống thử của giới trẻ làm gì, bởi nếu có quy định thì việc quản lý chưa chắc đã hiệu quả, thêm nữa là gọi là giới trẻ thôi chứ cũng lớn cả rồi nên họ được quyền làm những gì pháp luật không cấm và họ cũng chính là người có trách nhiệm với việc họ đang làm.

     
    Báo quản trị |  
  • #455858   03/06/2017

    Chuyện sống thử theo mình là không nên cấm, vì các bạn trẻ đã hoàn thiện về nhân cách và hành vi của mình, có thể tự quyết định lối sống của mình. Tuy nhiên nếu các bạn trẻ muốn sống thử theo cách sống của người phương Tây thì các bạn nên nhìn nhận từ góc nhìn văn húa phương Đông để điều chỉnh và chọn lọc cho phù hợp, nên tiếp thu tư tưởng triết học khỏe mạnh phương Tây- đó là thái độ sống độc lập, tự chịu trách nhiệm về tình cảm và hành động của mình, chỉ bắt đầu sống thử khi mong muốn đó xuất phát từ nguyên nhân lành mạnh chứ không nên làm khi thiếu mục đích rõ ràng

     
    Báo quản trị |  
  • #456901   10/06/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Đã là vấn đề không còn là lẫm thì chắc chắn giới trẻ ai cũng biết về việc này. Truyền thông, giáo dục từ nhà trường và các bậc phụ huynh cũng nhiều, còn quyền lựa chịn là của chính các bạn trẻ. Trừ những trường hợp ở nhưng nơi trình độ dân trí còn thấp, giáo dục, phổ biến tuyên truyền còn hạn chế thì cũng thật sự cần sự quan tâm từ chính quyền địa phương, đồng thời tác động từ lưu ý của bậc phụ huynh nhằm bảo vệ con em mình hiệu quả.Còn việc đặt quy định quản lý của pháp luật thì mình nghĩ chưa thực sự cần thiết. Việc sống thử cũng không hẳn là xấu, bởi có những trường hợp đã thể hiện những mặt tốt của nó như giúp hiểu nhau hơn, hiểu cuộc sống gia đình, tránh hôn nhân đổ vỡ từ khi mới cưới...

     
    Báo quản trị |  
  • #457959   18/06/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Hai người sống thử thì chưa được pháp luật công nhận là mối quan hệ vợ chồng, nên khi có tranh chấp xảy ra thật khó để giải quyết. Vì trong thời gian chung sống, hai người có thể tạo ra các tài sản chung, nên đến lúc có mâu thuẫn rất khó để phân định. Ngoài ra còn quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian chung sống. Vậy nên, c/ũng mong rằng sẽ có hành lang pháp lý điều chỉnh vấn đề này,

     
    Báo quản trị |  
  • #457967   18/06/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Mình nghĩ nếu hai người đã tự nguyện sống thử là đã chấp nhận chịu rủi ro rồi. Nhiều đôi vợ chồng trẻ không khỏi bị sock khi sống chung với nhau có thể do sự thay đổi quá lớn của cả hai chẳng hạn. Bởi thế nếu trước khi đi đến hôn nhân mà sống thử để tìm hiểu để khỏi phải bỡ ngỡ khi dọn về chung một mái nhà. Việc lựa chọn sống thử là sự tự nguyện của cả 2 nên mình nghĩ pháp luật không nên quản lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #457980   18/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Mình nghĩ chủ đề này nó đã được đư ra bình luận rôm rả 3, 4 năm về trước, nhưng không ngờ nó vẫn nóng sốt vào thời điểm hiện nay.

    Với quan điểm cá nhân, việc pháp luật không nên đặt ra các quy định này, bởi cơ quan nào sẽ quản lý vấn đề này, nhà trường, ban quản lý công ty, hay các cơ quan chính quyền địa phương, nên thôi đừng "bắt cóc" bỏ vào bát nữa.

    Mình tuy là người không ủng hộ việc sống thử, nhưng mình cũng không phản đối, bởi các bạn có ý định sống thử, hay đã sống thử thì hầu hết các bạn đã đủ 18 tuổi, cái tuổi mà pháp luật cũng thừa nhận các bạn đã đủ chịu trách nhiệm cho hành vi của mình, tự chịu trách nhiệm cho cuộc đời của mình. Việc sống thử là quyề cá nhân của mỗi người không ai có quyền được xâm phạm, và ai ở tuổi này cũng đều muốn làm những điều mình muốn, miến sao không vi phạm pl và pháp luật đã quy định như vậy, thì cả xã hội và pháp luật cũng phải tôn trọng điều đó của mỗi cá nhân.

    Và ở cái độ tuổi này các bạn cũng đủ chín chắn và hiểu biết để trang bị các kiến thức để đảm bảo sức khỏe của mình thì việc sống thử chẳng có gì xấu cả, và cũng có thể sống thử là tiền đề là nền tảng cho cuộc sống gia đình của các bạn về sau. Mình biết không phải tất cả các cặp đôi sống thử đều đến được với nhau nhưng đâu phải tất các cặp đôi sống thử.

    Mình biết được và mất ở các cặp đôi sống thử là có, các bạn được nhiều các bạn được trải nghiệm cuộc sống hôn nhân cùng nhau, được ở bên nhau, và được khám phá tính cách của nhau... từ đó các bạn có thể quyết định cho việc đến với nhau hay không, hạn chế tỷ lệ ly hôn của các cặp vợ chồng trẻ. Nhưng nếu các bạn không biết dung hòa các cảm xúc, cuộc sống và trang bị cho mình những kiến thức bảo vệ sức khỏe cần thiết các bạn cũng sẽ mất rất nhiều.

    Là những bạn trẻ, các bạn đừng xem đây là một trào lưu mà là một trải nghiệm phải trả giá cho cuộc sống mình sau này. Là những người có hiểu biết mình chỉ mong các bạn có thể quyết định sống thử với nhau nhưng hãy đối xử với bằng trách nhiệm thật. Đừng để quyết định hiện tại của bạn thành một vết đen trong cuộc đời của bạn sau này.

    Trên đây, là ý kiến cá nhân của mình tuy lạc đề chút xíu nhưng là những gì mình muốn chia sẻ và lập luận của mình để củng cố cho quan điểm "KHÔNG" nên đưa ra các quy định để quản lý việc sống thử của giới trẻ hiên nay.

     

    Cập nhật bởi Trantranglong ngày 18/06/2017 07:07:06 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #457984   18/06/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Mình thấy không hợp hợp lý cho lắm khi mình lại đi quản lý việc sống thử trước hôn nhân bằng Luật hay Quyết định gì đó. 

    Thứ nhất, việc tự do yêu nhau và cảm thấy mình muốn sống chung vs nhau trước hôn nhân và tự do về cuộc sống là quyền của các bạn và chỉ khi cảm thấy cần đi đến hôn nhân sẽ đưa ra quyết định của bản thân nên PL ko thể can thiệp vào việc này trừ khi bạn sống chung và quan hệ vs người chưa đủ tuổi...

    Thứ hai, sống thử của các bạn trẻ hiện nay đâu có gì mới, cộng thêm thời buổi hiện đại hoá nên một phần tư tưởng của các bạn cũng trở nên thoáng hơn, không quá quan trọng việc sống thử. Đây cũng coi như là việc thử trải nghiệm cuộc sống hôn nhân gia đình tạm của các bạn, sống thử để hiểu nhau hơn hoặc tìm điểm xấu của nhau chẳng hạn. Tuy nhiên thì đâu phải bạn trẻ nào cũng sống thử, luật pháp không cấm hay quy định nhưng xã hội, cộng đồng sẽ khó mà chấp nhận việc này.

     
    Báo quản trị |  
  • #460321   08/07/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Việc sống thử nên là một vấn đề xã hội hơn là đưa vào trong qui định pháp luật. Với tư tưởng khá mở và Tây ngày nay, thì vấn đề này cũng không còn là câu chuyện quá khắt khe như trước, giới trẻ ngày nay hoàn toàn có thể tự tìm hiểu những thông tin cũng như biết trước được những rủi ro, hậu quả mà sống thử có thể mang lại. Bên cạnh đó, pháp luật VN cũng có những qui định về độ tuổi kết hôn, hay những qui định khác trong luật hôn nhân gia đình, do đó, không cần thiết phải có thêm những qui định chi tiết về việc sống thử.

     
    Báo quản trị |  
  • #468291   20/09/2017

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Có nên hay không việc lựa chọn sống thử trước hôn nhân?

     Khi mở cửa thị trường để phát triển kinh tế, cùng với sự giao thoa giữa các nền văn hóa, đặc biệt là văn hóa phương Tây đã kéo theo sự thay đổi trong suy nghĩ, lối sống của con người, giới trẻ có sự tiến bộ hơn trong nhận thức. Và sống thử chính là một trong những bước tiến mới trong suy nghĩ, nhận thức của giới trẻ.

    Sống thử là một hiện tượng xã hội, theo đó các cặp nam nữ về sống chung với nhau như vợ chồng, nhưng không tổ chức hôn lễ cũng như đăng ký kết hôn. Hay nói một cách khoa học hơn là sống chung như vợ chồng phi hôn nhân.

    Dưới góc độ pháp lý thì chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn là trường hợp nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng và thực hiện các quyền, nghĩa vụ vợ chồng với nhau nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

    Khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích: “chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng”.

    Trường hợp sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn thì sẽ không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

    Tuy nhiên, xét về thực tế thì tỉ lệ các bạn trẻ sống chung với nhau rất nhiều với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt là các bạn sinh viên, công nhân làm xa nhà là đối tượng có tỉ lệ sống thử cao, cũng có trường hợp là các cặp đôi trước khi cưới muốn sống thử để hiểu nhau hơn.

    Vấn đề nào cũng có hai mặt của nó. Sống thử có thể tiết kiệm được chi phí, hiểu được thói quen sinh hoạt của nhau, có nhiều thời gian bên nhau…Nhưng hậu quả cũng không phải là nhỏ, khi tỉ lệ phá thai hiện nay ngày càng cao, các bạn sinh viên có thể làm cho việc học sa sút, sống chung mọi tính cách của đối phương đều được bộc lộ ra dẫn đến những xích mích từ nhỏ đến lớn và tình cảm sẽ sa sút dần…

    Vậy, có nên hay không việc lựa chọn sống thử trước hôn nhân?

     

     

    Cập nhật bởi thuytrangak ngày 20/09/2017 08:46:24 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #471861   23/10/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    thuytrangak viết:

     Khi mở cửa thị trường để phát triển kinh tế, cùng với sự giao thoa giữa các nền văn hóa, đặc biệt là văn hóa phương Tây đã kéo theo sự thay đổi trong suy nghĩ, lối sống của con người, giới trẻ có sự tiến bộ hơn trong nhận thức. Và sống thử chính là một trong những bước tiến mới trong suy nghĩ, nhận thức của giới trẻ.

    Sống thử là một hiện tượng xã hội, theo đó các cặp nam nữ về sống chung với nhau như vợ chồng, nhưng không tổ chức hôn lễ cũng như đăng ký kết hôn. Hay nói một cách khoa học hơn là sống chung như vợ chồng phi hôn nhân.

    Dưới góc độ pháp lý thì chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn là trường hợp nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng và thực hiện các quyền, nghĩa vụ vợ chồng với nhau nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

    Khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích: “chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng”.

    Trường hợp sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn thì sẽ không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

    Tuy nhiên, xét về thực tế thì tỉ lệ các bạn trẻ sống chung với nhau rất nhiều với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt là các bạn sinh viên, công nhân làm xa nhà là đối tượng có tỉ lệ sống thử cao, cũng có trường hợp là các cặp đôi trước khi cưới muốn sống thử để hiểu nhau hơn.

    Vấn đề nào cũng có hai mặt của nó. Sống thử có thể tiết kiệm được chi phí, hiểu được thói quen sinh hoạt của nhau, có nhiều thời gian bên nhau…Nhưng hậu quả cũng không phải là nhỏ, khi tỉ lệ phá thai hiện nay ngày càng cao, các bạn sinh viên có thể làm cho việc học sa sút, sống chung mọi tính cách của đối phương đều được bộc lộ ra dẫn đến những xích mích từ nhỏ đến lớn và tình cảm sẽ sa sút dần…

    Vậy, có nên hay không việc lựa chọn sống thử trước hôn nhân?

     

     

    Theo quan điểm cá nhân, Từ câu "Nên hay không nên lựa chọn việc sống thử trước hôn nhân" nó đã thể hiện sự 2 chiều trong cách suy nghĩ của mỗi người rồi, không cứ việc sống thử là sai trái, hiện nay thì tư tưởng, văn hóa phương tây du nhập vào, mối quan hệ và cách nghĩ đã thoáng hơn rất nhiều, người phụ nữ đã có quyền lợi ngang bằng và bình đẳng nên chuyện này khá phổ biến.

    Tuy nhiên, đã là suy nghĩ thì khi nào cũng có 2 chiều, có tích cực và tiêu cực, việc nghĩ sống chung thì người phụ nữ thiệt thòi, nhỡ may có gặp phải chuyện gì hay mang thai ngoài ý muốn dẫn đến phá thai cũng không phải là sai nhưng nếu việc sống chung đó có thể giúp bạn được nhiều thứ, mang lại nhiều lợi ích cá nhân, tình cảm, công việc... thứ mà bạn không làm được, không có được khi sống một mình thì chuyện này lại là đúng.

    Suy cho cùng, Luật pháp cũng không cấm việc sống chung, cộng đồng và xã hội cũng không quan tâm đến vấn đề này. Nhưng một khi xảy ra sự việc ngoài ý muốn là xã hội sẽ lại lên án, châm chọc...Mỗi mặt đều có cái tốt, cái chưa tốt, vì vậy tất cả nằm trong sự lựa chọn của người trong cuộc !!

     
    Báo quản trị |  
  • #468579   24/09/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 200
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Re

    Mình nghĩ Ý kiến này không hợp lý vì đây là quyền tự do của công dân. Việc ra quy định điều chỉnh việc này sẽ làm phát sinh thêm các quan hệ dân sự phải điều chỉnh khiến cho hạn chế quyền của công dân và làm cồng kềnh rườm Rà thêm các thủ tục. Và có thể dẫn đến điều chỉnh trùng lặp, chồng chéo luật
     
    Báo quản trị |  
  • #470946   15/10/2017

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


    Không phải mình ủng hộ việc sống thử của giới trẻ hiện nay, nhưng mình thấy việc sống thử là chuyện riêng tư của mỗi cá nhân, pháp luật không cần thiết phải can thiệp vào, vẫn biết các cặp đôi sống thử được một thời gian phần lớn đều chia và để lại hậu đáng ngại, nhưng họ đủ lớn để làm chủ được cuộc đời của chính họ

     
    Báo quản trị |  
  • #471665   21/10/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Cá nhân mình suy nghĩ câu hỏi có nên sống thử hay không thì đây hoàn toàn là lựa chọn của mỗi người. Khi đến độ tuổi trưởng thành và trong một một quan hệ họ sẽ có lựa chọn cho riêng mình và tự chịu trách nhiệm về lựa chọn đó. Việc xây dựng các quy định pháp luật xoay quanh vấn đề này sẽ dẫn đến nhiều sự phức tạp, phiền phức trong hành chính, đó là chưa kể đến vấn đề này vốn dĩ là câu chuyện chỉ của hai người.

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
  • #471878   23/10/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Mình thấy nếu thật sự mà có quy định điều chỉnh vấn đề này khó có thể áp dụng vào thực tế được. Theo mình đây là vấn đề riêng tư của mỗi cá nhân, khi họ trường thành thì họ có quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm đến cuộc sống của mình. Mặc dù việc sống thử có đem lại nhiều hệ lụy đặc biệt là các bạn nữ.

     
    Báo quản trị |  
  • #476087   26/11/2017

    thungan991995
    thungan991995
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 1130
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 9 lần


    Sống thử nên hay không nên

    “Sống thử” là giải pháp tốt để tiến đến một hôn nhân hoàn hảo hay nó chỉ là lối sống suy đồi trong cái bẫy của tiền hôn nhân. Bài viết sau đây, sẽ cung cấp cho bạn những nguyên nhân cốt lõi theo quan điểm cho rằng đây là cái bẫy của tiền hôn nhân.

    1.      Nguyên nhân bản thân

    Do sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, thiếu vật chất, hoặc có thể vì đua đòi, một số bạn có lối sống buông thả thích một cuộc sống hưởng thụ, phóng đãng, không tôn trọng chuẩn mực đạo đức của cộng đồng hay luật lệ của tôn giáo.

    Mặt khác, vì tư tưởng mạnh mẽ giúp họ cởi mở hơn trong quan niệm tình dục nên họ không còn e dè dư luận xã hội như trước kia. Rất nhiều bạn không những coi thường luật pháp và giáo luật mà còn tự hạ thấp nhân phẩm của mình, không coi trọng giá trị của đời sống gia đình, cho dù biết hành động mình đang làm là sai trái với chuẩn mực cuộc sống nhưng vẫn cố tình bước vào.

    2.      Nguyên nhân từ gia đình

    Do cha mẹ sống không hạnh phúc, những cảnh xào xáo, chửi bới và cãi vã thường ngày trong gia đình chính là yếu tố làm cho giới trẻ không muốn nghĩ đến hôn nhân; ngược lại, coi hôn nhân như một sự ràng buộc, cùm kẹp, hoặc chỉ như cơ hội để người ta lợi dụng nhau. Đồng thời, do cha mẹ bồ bịch, mèo chuột, muốn “tìm của lạ” hoặc “ông ăn chả, bà ăn nem” nên không thể khuyên bảo con cái được.

    Hơn nữa, cha mẹ không quan tâm đến đời sống và tình cảm của con mình, không động viên con cái sống lành mạnh, chỉ biết phó mặc cho nhà trường, thì làm sao chúng không hư hỏng?

    3.      Nguyên nhân từ xã hội

    Do ảnh hưởng văn hóa Phương Tây tràn vào, nên tình trạng quan hệ tình dục và “sống thử” trước hôn nhân ở giới trẻ đang ở mức báo động. Đồng thời, do ảnh hưởng của nền văn hóa “tốc độ”, một số bạn trẻ quan niệm về tình yêu “rất hiện đại” hay còn gọi tình yêu tốc độ”.

    Hơn nữa, do ảnh hưởng của truyền thông, các bạn nghe nhạc, đọc tiểu thuyết, xem phim ảnh, tạp chí về yêu đương và cả những trang web về tình dục là điều không thể tránh khỏi. “Tai nghe không bằng mắt thấy”, có nhiều bạn trẻ vì tò mò “sống thử để biết”, và “sống thử vì thấy bạn bè mình có nhiều cặp cũng đang sống chung đấy thôi”.

    Đến với nhau chỉ vì tò mò, vì tiết kiệm, vì người khác sống thử thì mình cũng sống thử và chỉ để thỏa mãn dục vọng nhất thời. Mặt khác, do hội nhập văn hoá làm cho giới trẻ sống “tây hoá” không còn biết đến nền tảng đạo đức của con người”.


     

     
    Báo quản trị |  
  • #476092   26/11/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Trong những mặt như bạn vừa nêu lên vấn đề  thì đa số giới trẻ chủ yếu là "thử" cái cảm giác sống chung như vợ chồng là như thế nào, đây là tâm lý "tò mò" của người trẻ tuổi mà đa số ai cũng có. Nhưng ở nước ta thì đa số các cặp sống thử với nhau đều không đi đến được hôn nhân, chủ yếu là "đứt gánh giữa đường", sống với nhau cảm giác nhàm chán, phát hiện đối phương không như mình nghĩ hoặc thói quen và lối sống khác biệt... dẫn đến mâu thuẫn và hậu quả là  "đứt gánh". Sống thử cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạo phá thai, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm sinh lý cho phái nữ. Sống thử không xấu hay không là tuỳ vào suy nghĩ mỗi người, tuỳ vào cách các bạn hành xử, trách nhiệm trong quá trình sống thử.

    Cập nhật bởi tieukhanh95 ngày 26/11/2017 09:52:20 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #476125   27/11/2017

    ttmlinh284
    ttmlinh284
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2014
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 1597
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 20 lần


    Hiện nay giới trẻ sống thử rất nhiều, thậm chí có những người lớn đã trưởng thành nhưng tâm lý họ vẫn cứ muốn "sống thử" trước đã rồi tính. Thậm chí có những người sống với nhau lâu rồi thành quen, mặc định là vợ chồng luôn cũng không muốn cưới xin cho tốn tiền. Hay những bạn trẻ sống xa gia đình cũng muốn sống thử với người yêu. Nhưng nói gì thì nói việc sống thử này cũng mang khá nhiều hệ lụy nếu không tỉnh táo. Có nhiều bạn không đến được với nhau cũng tạo thành vết thương tinh thần theo mãi.

     
    Báo quản trị |  
  • #477185   04/12/2017

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Tại sao lại đưa ra giải pháp quản lý việc sống thử? Khi xét cho cùng đó là lựa chọn của mỗi người, là quyền riêng tư của mỗi cá nhân. Lối sống được tạo ra từ hành vi mà hành vi đúng đắn được hình thành từ suy nghĩ tốt đẹp. Cho nên dù sống thử hay sống thật cũng là sự quyết định từ trong suy nghĩ của mỗi người và họ phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Không nên quản lý cuộc đời họ bằng những quy định nhằm ràng buộc nhau hay chỉ đề phòng khi có hậu quả đáng tiếc xảy ra.

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |