Có nên đưa ra các quyết định để quản lý việc sống thử của giới trẻ hiện nay không?

Chủ đề   RSS   
  • #454332 23/05/2017

    Có nên đưa ra các quyết định để quản lý việc sống thử của giới trẻ hiện nay không?

    “Sống thử” là một khái niệm không còn mới lạ đối với giới trẻ ngày nay.

    Có rất nhiều trường hợp các bạn trẻ yêu nhau và quyết định để sống thử với nhau như vợ chồng. Hia bên sẽ tìm hiểu nhau trong quá trình sống thử và nếu hợp nhau họ sẽ tiến tới hôn nhân, nếu không hợp nhau thì chia tay mà không cần có sự can thiệp của của pháp luật mà hai bên sẽ tự thỏa thuận với nhau những giao ước trong quá trình sống thử về nghĩa vụ tài sản hai bên.

    Hiện tại Luật Hôn Nhân Gia Đình hay cả các văn bản pháp luật Việt Nam chưa có quy định vào về việc sống thử này. Nhưng cũng có khá là nhiều ý kiến đóng góp nên có những quy định cụ thể về vấn đề này vì việc sống thử tuy không vi phạm pháp luật lại đáng phê phán,nó không hợp với thuần phong mỹ tục nứơc ta,ngăn chặn vì nó để lại nhiều tác hại cho gia đình và xã hội,phá hoại lối sống lành mạnh của giới trẻ và gây nhiều thiệt hại cho tương lai của các bạn trẻ nhất là các bạn nữ. Không biết đã bao nhiêu hậu quả không đáng ngờ đã xảy ra do lối sống của giới trẻ hiện nay

    Như vậy, chúng ta nên nghiên cứu và đưa ra những quy định để quản lý lại việc sống thử của giới trẻ bây giờ để hạn chế nhungữ hậu quả đáng tiếc sẽ xảy ra.

     
    14473 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #454339   23/05/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Theo mình nghĩ, đây là ý kiến vừa không hợp tình vừa không hợp lý, vì:

    - Thứ nhất, giới trẻ ngày nay hoàn toàn có đủ khả năng để tìm hiểu thông tin và biết được những tác hại của việc sống thử nhưng họ vẫn lựa chọn, thì đó là quyền của họ và chúng ta không có quyền quản lý.

    - Thứ hai, đây là vấn đề mang tính chất riêng tư, không vi phạm pháp luật, nên quản lý họ là sự hạn chế quyền công dân của họ.

    - Thứ ba, xét từ góc độ quản lý nhà nước, sẽ rất khó để quản lý một cách toàn diện do những người sống thử có tâm lý không muốn đi đăng kí, bị quản lí, vì như thế thì cũng tương tự như đăng kí kết hôn và làm mất đi bản chất của việc sống thử. Chưa kể đến là việc này sẽ làm cồng kềnh thêm bộ máy hành chính và phát sinh chi phí quản lí không hề nhỏ.

     
    Báo quản trị |  
  • #454374   24/05/2017

    Ý kiến của bạn là hợp lý mình cũng không có ý phản bác lại nhưng có rất nhiều hận quả khó luờng gây ra về vấn đề sống thử này. Chí ít cũng cần có những quy định để quản lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #454388   24/05/2017

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Mình nghĩ sống thử hay không đó là đời sống riêng tư, cá nhân của người ta, quản lý là quản lý thế nào? có vô hình chung tước đi quyền tự do của người ta hay không? Huống hồ, số thử cũng không phải là chuyện hoàn toàn xấu, giới trẻ đủ lớn để tự quyết định cuộc đời của chính họ, mình nghĩ pháp luật không nên can thiệp vào chuyện này.

     
    Báo quản trị |  
  • #454392   24/05/2017

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Theo mình nghĩ, nếu muốn quản lý thì thực tế định quản lý như thế nào, áp dụng vào thực tế rất khó, trong khi việc sống thử ngắn gọn lại trong hai chữ "Tìm hiểu" nó là quyền riêng tư và tự nguyện của cả hai bên. 

     
    Báo quản trị |  
  • #454411   24/05/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Sống thử hay hiểu đơn giản là dọn về sống cùng một nhà thôi mà, mình nghĩ đó là quyền riêng tư của mỗi người, nó cũng chẳng xảy ra hệ lụy nào lớn cho xã hội nên mình nghĩ là nó không cần thiết phải ban hành một văn bản quy định về vấn đề này, mà thực tế cũng không ai quản lý hết được những trường hợp này đâu

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntqn1993 vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (26/05/2017)
  • #454420   24/05/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Mình thấy ý kiến này không hợp lý chút nào, bởi lẽ nó xâm phạm đến yếu tố tự do của mỗi người. Biết là có nhiều sự việc không tốt, nhưng đó là do lựa chọn của mỗi cá nhân. Đồng thời, theo như bạn lập luận, sống thử là không phù hợp với thuần phong mỹ tục, phá hoại lối sống lành mạnh, mình không đồng ý về vấn đề này. Sống có phù hợp với thuần phong mỹ tục và có phá hoại lối sống lành mạnh không phải xuất phát từ lý do sống thử mà xuất phát từ tính cách, cách ứng xử của từng cá nhân. Bạn sống không tốt, bạn không có trách nhiệm chứ không phải là do sống thử là cứ không tốt và không có trách nhiệm. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongphuong1993 vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (26/05/2017)
  • #454429   24/05/2017

    Tôi thấy đưa ra quy định này chắc loạn và cũng không thể nào quản lý được.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #454439   24/05/2017

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Quản lý việc sống thử bằng quy định của pháp luật ư? Quan điểm của tôi là không.

    Bởi như ý kiến phản hồi của các bạn ở trên, thì về mặt thực tế việc quản lý sống thử là cực kỳ khó khăn, nếu không muốn nói là không thể.

    Còn ở góc độ pháp luật, việc ban hành các quy định để quan lý sống thử là việc làm vi hiến, xâm phạm đến quyền con người, cụ thể là quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư được Hiến pháp quy định. Hiến pháp đã quy định rất rõ là quyền con người chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

    Vậy sống thử có ảnh hưởng gì đến các vấn đề nói trên không? Có thể khẳng định ngay là nó chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới cả chứ nói gì đến quốc phòng hay an ninh quốc gia. Còn về trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội thì như ý kiến của bạn hongphuong1993 và các bạn khác đã nói ở trên thì nó có bị ảnh hưởng hay không xuất phát từ cách sống, cách ứng xử của từng con người chứ không phải xuất phát từ việc sống thử và đã có các quy định khác điều chỉnh. Riêng về sức khỏe của cộng đồng thì theo tôi, việc sống thử có chăng cũng chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sống thử chứ chẳng ảnh hưởng gì đến cộng đồng cả.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (31/05/2017) ntdieu (24/05/2017)
  • #454442   24/05/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Chủ thớt có thể giải thích tại sao cần phải có văn bản điều chỉnh vấn đề này ko? Bởi từng quan hệ cụ thể của hai người khi "sống thử" đều được các văn bản pháp luật khác điều chỉnh cả rồi mà.

     

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #454451   24/05/2017

    Mình không đồng tình với ý kiến của chủ thớt cho lắm, bởi vì không phải ai sống thử cũng là làm mất thuần phong mỹ tục này kia, hơn nữa đây là quyền riêng tư của họ và họ sẽ chịu trách nhiệm cho lối sống của mình. Chứ pháp luật đi cấm cả những chuyện này chắc loạn mất, không lẽ đêm đêm lập đội trật tự đi kiểm tra tất cả các xóm trọ xem đối tượng nào đang sống thử để phạt cảnh cáo hay sao. Mình thấy nó chả khả thi một chút nào.

     
    Báo quản trị |  
  • #454465   24/05/2017

    zich-nt
    zich-nt

    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2016
    Tổng số bài viết (110)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Thật ảo vãi!khó quản lý khi họ đã đầy đủ năng lực và hành vi dân sự!và thấm nhuần theo lối sống phương Tây!haiz!chịu thôi

     
    Báo quản trị |  
  • #454473   24/05/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Lý do để hai người sống thử với nhau là họ không muốn ràng buộc nhau bằng mối quan hệ pháp luật. Vậy nên người ta mới không kết hôn. Với cả theo tôi thì hai người sống thử với nhau thì họ cũng đã có đủ nhận thức để chịu trách nhiệm cho quyết định của mình, vậy nếu đưa pháp luật vào để điều chỉnh thì đâu mang lại giá trị nào đâu.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tam_94 vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (28/05/2017)
  • #454604   26/05/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Đó là sống thật chứ thử kiểu gì. Mà nếu có gọi là "sống thử" đi nữa thì cá nhân mình thấy chẳng có gì là xấu, là đáng phê phán cả. Vấn đề là con người ta sống ở bất kỳ môi trường, hoàn cảnh nào cũng phải làm chủ được hành vi của bản thân trong ứng xử với người xung quanh và với cộng đồng.

    Lối sống của giới trẻ bây giờ bị tác động bởi vô vàn các yếu tố từ gia đình, môi trường học tập, bạn bè,...cùng với nhận thức chưa đủ chín chắn làm biến dạng tính chất lành mạnh trong hành vi của họ chứ không thể đổ lỗi cho việc sống thử là nguyên nhân gây ra hệ lụy tiêu cực như bạn chia sẻ được.

    Ngược lại, mình thấy sống thử cũng có những lợi ích nhất định. Bởi lẽ, thông thường các cặp đôi trong thời gian yêu nhau chỉ thể hiện một phần bản chất con người mình cho đối phương biết, thường chỉ thể hiện mặt tốt. Còn những khuyết điểm, thói quen xấu thì giấu nhẹm đi đến lúc kết hôn không ít cặp mới vỡ lở ra con người thật của đối phương lại không như tưởng tượng và khó chấp nhân được. Thực tế cho thấy số lượng các cặp vợ chồng đưa nhau ra tòa ly hôn chỉ một thời gian rất ngắn sau khi kết hôn với lý do không thể dung hòa với quan điểm sống, thói quen, tính cách của người kia là không hề nhỏ.

    Trong khi đó, giai đoạn sống chung với nhau trước hôn nhân có thể xem như giai đoạn thử thách để hai bên tìm hiểu kỹ hơn về bạn đời của mình, là thời gian để cả hai tập sống có trách nhiệm với nhau như gia đình và đưa ra quyết định có gắn bó cả cuôc đời với người kia hay không. Nếu vượt qua được quãng thời gian này, khi kết hôn, họ sẽ không quá choáng ngợp với đời sống hôn nhân, không phải tốn thời gian làm quen với lối sống riêng của vợ/chồng mình vì đã được trải nghiệm trong giai đoạn "sống thử". Còn nếu trong quá trình "sống thử", hai bên khám phá ra con người thật của bạn trai/bạn gái mình không như mong đợi và cảm thấy không chấp nhận được để đi tiếp cùng nhau đến cánh cửa hôn nhân màu hồng thì ok fine, chúng ta chia tay. Và việc chia tay lúc này đương nhiên nhẹ nhàng, đỡ lằng nhằng, phức tạp hơn nhiều so với cái gọi là "ly hôn" vì nó chẳng dính dáng gì đến quyền và nghĩa vụ về tài sản, con cái cả. Có chăng thì cũng chỉ tốn vài lít nước mắt cho thứ gọi là "thất tình" rồi mai ai về nhà nấy, lại sống tiếp cuộc đời của mình, chờ cho tới lúc gặp người phù hợp thôi.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    nguyenthitragiang2009@gmail.com (27/05/2017)
  • #454808   27/05/2017

    Sensen93 viết:

    Đó là sống thật chứ thử kiểu gì. Mà nếu có gọi là "sống thử" đi nữa thì cá nhân mình thấy chẳng có gì là xấu, là đáng phê phán cả. Vấn đề là con người ta sống ở bất kỳ môi trường, hoàn cảnh nào cũng phải làm chủ được hành vi của bản thân trong ứng xử với người xung quanh và với cộng đồng.

    Lối sống của giới trẻ bây giờ bị tác động bởi vô vàn các yếu tố từ gia đình, môi trường học tập, bạn bè,...cùng với nhận thức chưa đủ chín chắn làm biến dạng tính chất lành mạnh trong hành vi của họ chứ không thể đổ lỗi cho việc sống thử là nguyên nhân gây ra hệ lụy tiêu cực như bạn chia sẻ được.

    Ngược lại, mình thấy sống thử cũng có những lợi ích nhất định. Bởi lẽ, thông thường các cặp đôi trong thời gian yêu nhau chỉ thể hiện một phần bản chất con người mình cho đối phương biết, thường chỉ thể hiện mặt tốt. Còn những khuyết điểm, thói quen xấu thì giấu nhẹm đi đến lúc kết hôn không ít cặp mới vỡ lở ra con người thật của đối phương lại không như tưởng tượng và khó chấp nhân được. Thực tế cho thấy số lượng các cặp vợ chồng đưa nhau ra tòa ly hôn chỉ một thời gian rất ngắn sau khi kết hôn với lý do không thể dung hòa với quan điểm sống, thói quen, tính cách của người kia là không hề nhỏ.

    Trong khi đó, giai đoạn sống chung với nhau trước hôn nhân có thể xem như giai đoạn thử thách để hai bên tìm hiểu kỹ hơn về bạn đời của mình, là thời gian để cả hai tập sống có trách nhiệm với nhau như gia đình và đưa ra quyết định có gắn bó cả cuôc đời với người kia hay không. Nếu vượt qua được quãng thời gian này, khi kết hôn, họ sẽ không quá choáng ngợp với đời sống hôn nhân, không phải tốn thời gian làm quen với lối sống riêng của vợ/chồng mình vì đã được trải nghiệm trong giai đoạn "sống thử". Còn nếu trong quá trình "sống thử", hai bên khám phá ra con người thật của bạn trai/bạn gái mình không như mong đợi và cảm thấy không chấp nhận được để đi tiếp cùng nhau đến cánh cửa hôn nhân màu hồng thì ok fine, chúng ta chia tay. Và việc chia tay lúc này đương nhiên nhẹ nhàng, đỡ lằng nhằng, phức tạp hơn nhiều so với cái gọi là "ly hôn" vì nó chẳng dính dáng gì đến quyền và nghĩa vụ về tài sản, con cái cả. Có chăng thì cũng chỉ tốn vài lít nước mắt cho thứ gọi là "thất tình" rồi mai ai về nhà nấy, lại sống tiếp cuộc đời của mình, chờ cho tới lúc gặp người phù hợp thôi.

    Dù sao thì mình vẫn không thể ủng hộ việc sống thử như ý kiến của bạn. Thực tế cho thấy hầu hết các cặp đôi sau thời gian sống thử đều chia tay nhau và để lại một số những hậu quả đáng ngại. Chúng ta vẫn nên tôn trọng và đi theo lối sống truyền thống, thuần phong mỹ tục của người phương đông thay vì chạy theoo xu hướng của người phương tây bởi chúng ta đang sống trong một môi trường hoàn toàn văn hóa phương đông.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenthitragiang2009@gmail.com vì bài viết hữu ích
    hongphuong1993 (31/05/2017) Sensen93 (28/05/2017)
  • #454811   28/05/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


     

    nguyenthitragiang2009@gmail.com viết:

     

     

    Sensen93 viết:

     

    Đó là sống thật chứ thử kiểu gì. Mà nếu có gọi là "sống thử" đi nữa thì cá nhân mình thấy chẳng có gì là xấu, là đáng phê phán cả. Vấn đề là con người ta sống ở bất kỳ môi trường, hoàn cảnh nào cũng phải làm chủ được hành vi của bản thân trong ứng xử với người xung quanh và với cộng đồng.

    Lối sống của giới trẻ bây giờ bị tác động bởi vô vàn các yếu tố từ gia đình, môi trường học tập, bạn bè,...cùng với nhận thức chưa đủ chín chắn làm biến dạng tính chất lành mạnh trong hành vi của họ chứ không thể đổ lỗi cho việc sống thử là nguyên nhân gây ra hệ lụy tiêu cực như bạn chia sẻ được.

    Ngược lại, mình thấy sống thử cũng có những lợi ích nhất định. Bởi lẽ, thông thường các cặp đôi trong thời gian yêu nhau chỉ thể hiện một phần bản chất con người mình cho đối phương biết, thường chỉ thể hiện mặt tốt. Còn những khuyết điểm, thói quen xấu thì giấu nhẹm đi đến lúc kết hôn không ít cặp mới vỡ lở ra con người thật của đối phương lại không như tưởng tượng và khó chấp nhân được. Thực tế cho thấy số lượng các cặp vợ chồng đưa nhau ra tòa ly hôn chỉ một thời gian rất ngắn sau khi kết hôn với lý do không thể dung hòa với quan điểm sống, thói quen, tính cách của người kia là không hề nhỏ.

    Trong khi đó, giai đoạn sống chung với nhau trước hôn nhân có thể xem như giai đoạn thử thách để hai bên tìm hiểu kỹ hơn về bạn đời của mình, là thời gian để cả hai tập sống có trách nhiệm với nhau như gia đình và đưa ra quyết định có gắn bó cả cuôc đời với người kia hay không. Nếu vượt qua được quãng thời gian này, khi kết hôn, họ sẽ không quá choáng ngợp với đời sống hôn nhân, không phải tốn thời gian làm quen với lối sống riêng của vợ/chồng mình vì đã được trải nghiệm trong giai đoạn "sống thử". Còn nếu trong quá trình "sống thử", hai bên khám phá ra con người thật của bạn trai/bạn gái mình không như mong đợi và cảm thấy không chấp nhận được để đi tiếp cùng nhau đến cánh cửa hôn nhân màu hồng thì ok fine, chúng ta chia tay. Và việc chia tay lúc này đương nhiên nhẹ nhàng, đỡ lằng nhằng, phức tạp hơn nhiều so với cái gọi là "ly hôn" vì nó chẳng dính dáng gì đến quyền và nghĩa vụ về tài sản, con cái cả. Có chăng thì cũng chỉ tốn vài lít nước mắt cho thứ gọi là "thất tình" rồi mai ai về nhà nấy, lại sống tiếp cuộc đời của mình, chờ cho tới lúc gặp người phù hợp thôi.

     

    Dù sao thì mình vẫn không thể ủng hộ việc sống thử như ý kiến của bạn. Thực tế cho thấy hầu hết các cặp đôi sau thời gian sống thử đều chia tay nhau và để lại một số những hậu quả đáng ngại. Chúng ta vẫn nên tôn trọng và đi theo lối sống truyền thống, thuần phong mỹ tục của người phương đông thay vì chạy theoo xu hướng của người phương tây bởi chúng ta đang sống trong một môi trường hoàn toàn văn hóa phương đông.

     

    Vấn đề ở đây không phải chúng ta đang chạy theo xu thế hay suy nghĩ theo bất kỳ một lối sống hình mẫu nào cả. Cơ bản là mình nghĩ dù sống ở phương Đông hay phương Tây, ở Việt Nam hay Mỹ thì việc sống thử cũng không hẳn là nguyên nhân dẫn đến mọi hậu quả tiêu cực trong lối sống của giới trẻ. Còn các cặp đôi sau khi "sống thử" mà chia tay như bạn chia sẻ thì mình thấy họ thật may mắn vì đã thử chung sống với nhau, còn hơn mai kia lấy nhau về rồi đưa nhau ra tòa ly hôn.

    Cập nhật bởi Sensen93 ngày 28/05/2017 05:18:03 SA

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #455264   31/05/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    nguyenthitragiang2009@gmail.com viết:

     

    Sensen93 viết:

     

    Đó là sống thật chứ thử kiểu gì. Mà nếu có gọi là "sống thử" đi nữa thì cá nhân mình thấy chẳng có gì là xấu, là đáng phê phán cả. Vấn đề là con người ta sống ở bất kỳ môi trường, hoàn cảnh nào cũng phải làm chủ được hành vi của bản thân trong ứng xử với người xung quanh và với cộng đồng.

    Lối sống của giới trẻ bây giờ bị tác động bởi vô vàn các yếu tố từ gia đình, môi trường học tập, bạn bè,...cùng với nhận thức chưa đủ chín chắn làm biến dạng tính chất lành mạnh trong hành vi của họ chứ không thể đổ lỗi cho việc sống thử là nguyên nhân gây ra hệ lụy tiêu cực như bạn chia sẻ được.

    Ngược lại, mình thấy sống thử cũng có những lợi ích nhất định. Bởi lẽ, thông thường các cặp đôi trong thời gian yêu nhau chỉ thể hiện một phần bản chất con người mình cho đối phương biết, thường chỉ thể hiện mặt tốt. Còn những khuyết điểm, thói quen xấu thì giấu nhẹm đi đến lúc kết hôn không ít cặp mới vỡ lở ra con người thật của đối phương lại không như tưởng tượng và khó chấp nhân được. Thực tế cho thấy số lượng các cặp vợ chồng đưa nhau ra tòa ly hôn chỉ một thời gian rất ngắn sau khi kết hôn với lý do không thể dung hòa với quan điểm sống, thói quen, tính cách của người kia là không hề nhỏ.

    Trong khi đó, giai đoạn sống chung với nhau trước hôn nhân có thể xem như giai đoạn thử thách để hai bên tìm hiểu kỹ hơn về bạn đời của mình, là thời gian để cả hai tập sống có trách nhiệm với nhau như gia đình và đưa ra quyết định có gắn bó cả cuôc đời với người kia hay không. Nếu vượt qua được quãng thời gian này, khi kết hôn, họ sẽ không quá choáng ngợp với đời sống hôn nhân, không phải tốn thời gian làm quen với lối sống riêng của vợ/chồng mình vì đã được trải nghiệm trong giai đoạn "sống thử". Còn nếu trong quá trình "sống thử", hai bên khám phá ra con người thật của bạn trai/bạn gái mình không như mong đợi và cảm thấy không chấp nhận được để đi tiếp cùng nhau đến cánh cửa hôn nhân màu hồng thì ok fine, chúng ta chia tay. Và việc chia tay lúc này đương nhiên nhẹ nhàng, đỡ lằng nhằng, phức tạp hơn nhiều so với cái gọi là "ly hôn" vì nó chẳng dính dáng gì đến quyền và nghĩa vụ về tài sản, con cái cả. Có chăng thì cũng chỉ tốn vài lít nước mắt cho thứ gọi là "thất tình" rồi mai ai về nhà nấy, lại sống tiếp cuộc đời của mình, chờ cho tới lúc gặp người phù hợp thôi.

     

     

    Dù sao thì mình vẫn không thể ủng hộ việc sống thử như ý kiến của bạn. Thực tế cho thấy hầu hết các cặp đôi sau thời gian sống thử đều chia tay nhau và để lại một số những hậu quả đáng ngại. Chúng ta vẫn nên tôn trọng và đi theo lối sống truyền thống, thuần phong mỹ tục của người phương đông thay vì chạy theoo xu hướng của người phương tây bởi chúng ta đang sống trong một môi trường hoàn toàn văn hóa phương đông.

    Mình thì không ủng hộ ý kiến của bạn. Như bạn nói thì đa phần các cặp đôi sống thử đều chia tay, mình thì ý kiến ngược lại. Mình không nói là họ hoàn toàn đi đến với nhau. Tuy nhiên, chia tay xảy ra đối với những người quá vội vàng, chưa suy nghĩ kĩ khi quyết định chung sống và có thể là do không hóa hợp mà dẫn đến chia tay. Chứ cái lý do sống thử dẫn đến chia tay hay hầu hết đều chia tay thì không có bạn nhé. Mình thấy anh chị của mình trước khi cưới nhau đã có thời gian sống chung, tìm hiểu thói quen, cách sống của nhau cũng hơn 02 năm mới tiến hành kết hôn. Và giờ anh chị vẫn sống với nhau vui vẻ, hạnh phúc, anh tôn trọng, yêu thương và rất chìu chuộng chị.

     
    Báo quản trị |  
  • #454626   26/05/2017

    Theo mình thì cái thuần phong mỹ tụt của chúng ta nên cần phải dẹp đi trong thế giới hiện đại ngày nay, những vấn đề riêng tư cá nhân mà luật hóa như thế này mới là thiếu đạo đức, sống thử trong con mắt của nhiều người dường như là một điều sai trái, nhưng thực tế sai là sai trong cách sống với nhau chứ không phải sống thử, sống thử dc xem là bước đầu tiên cho hôn nhân bền vững đấy bạn ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #454635   26/05/2017

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Sống thử đúng là một trào lưu đang khá phổ biến hiện nay. Và những hệ lụy sau sống thử cũng thực sự là rất nhiều. Nhưng pháp luật không thể điều chỉnh tất cả mọi vấn đề được nhất lại là những vẫn đề của 2 con người đủ năng lực hành vi đến với nhau.

     
    Báo quản trị |  
  • #455240   30/05/2017

    nguyenduy303
    nguyenduy303
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (348)
    Số điểm: 2977
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 61 lần


    Đây là câu chuyện tình cảm cá nhân của mỗi người. Nên theo mình là không cần thiết phải đưa ra những quy định để quản lý việc này và nó cũng thật sự không phù hợp, vì nếu có đưa ra quy định này thì liệu có thể quản lý được hết những cặp đôi sống thử với nhau hay không?
     
    Nếu hai người đến tuổi trưởng thành, thì họ cũng đã có đủ khả năng để nhìn nhận vấn đề một khi quyết định sống thử, họ phải biết tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình.  Đồng ý là câu chuyện này nó đi ngược lại với văn hóa truyền thống, nhưng xã hội ngày càng phát triển thì chúng ta nên suy nghĩ thoáng hơn về việc này. Với lại, nếu như họ sống chung với nhau mà không vi phạm những quy định của pháp luật thì tại sao lại có quyền đi quản lý việc sống thử của họ.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenduy303 vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (03/06/2017)
  • #455305   31/05/2017

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Quan điểm của tôi cũng là KHÔNG. 

    Đừng nên áp đặt những quy định cứng nhắc, không phù hợp của pháp luật lên tất cả các quan hệ xã hội. Kiểu như "không quản được thì cấm".

    Đó là Quyền nhân thân gắn với tự do cá nhân của mỗi người không thể ngăn cấm. Chưa kể tính "bất khả thi" - không thể thực hiện được nếu có quy định trên thực tế. 

    Thay vì tư duy loanh quanh giải quyết phần ngọn thì hãy chú tâm đến phần gốc đó chính là "tuyên truyền và giáo dục" về những tác hại và hệ lụy của sống thử để giới trẻ phòng tránh. Còn người ta vẫn cứ lựa chọn thì đó là quyền của người ta không thể ngăn cấm. 

    Quản lý việc sống thử mình so sánh hơi khập khiễng kiểu như ban đêm chui dưới gầm giường nhà người ta và bắt người ta xxx như thế này, thế kia mới đúng quy định. 

    .... 

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |