So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #475049 16/11/2017

    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

     

    Quyền tác giả

    Quyền sở hữu công nghiệp

    Giống nhau

    -   Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp cùng bảo vệ thành quả sáng tạo; một số đối tượng không được bảo hộ nếu có nội dung vi phạm pháp luật, đạo đức

    Khác nhau

    Khái niệm

     

    Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

     

    Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

    Đối tượng bảo hộ

    Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

    Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

     

    Thời điểm phát sinh

     

     

     

     

    Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

    Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh tại từng thời điểm khác nhau tùy thuộc vào đối tượng được bảo hộ

     

     

     

    Yêu cầu về văn bằng bảo hộ

    Không cần phải có văn bằng bảo hộ.

     

     

     

     

    Một số phải được cấp văn bằng mới
    được bảo hộ (sáng chế, giải pháp hữu
    ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
    hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá)

    Thời hạn bảo hộ

    Thời hạn bảo hộ dài hơn: thường là hết cuộc đời tác giả và 50 (hoặc 60, 70) năm sau khi tác giả qua đời; một số quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn (đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố…).

     

    Thời hạn bảo hộ ngắn hơn so với thời hạn bảo hộ quyền tác giả (5 năm đối với KDCN, 10 năm đối với nhãn hiệu, 20 năm đối với sáng chế – có thể gia hạn thêm 1 khoảng thời gian tương ứng với từng đối tượng).

     

     
    34745 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #476039   26/11/2017

    ttmlinh284
    ttmlinh284
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2014
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 1597
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 20 lần


    Cảm ơn chủ topic. Bài viết rất bổ ích và thiết thực, giúp người đọc có thể phân biệt, tránh nhầm lẫn giữa 2 khái niệm rất giống mà cũng rất khác nhau này.

    Hy vọng sẽ được đọc nhiều bài viết so sánh rất ngắn gọn, cô đọng và xúc tích như thế này nữa 

    Cập nhật bởi ttmlinh284 ngày 27/11/2017 12:44:55 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #476594   30/11/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 200
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    cần nhấn mạnh là trong một số trường hợp thì quyền tác giả cũng chính là quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên việc phát sinh quyền đối với cùng một đối tượng lại khác nhau. Ngoài ra một số quyền sở hữu công nghiệp có thể chuyển nhượng được nhưng quyền nhân thân trong quyền tác giả thì không thể chuyển nhượng được.

     
    Báo quản trị |  
  • #476604   30/11/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 33 lần


    Quyền sở hữu công nghiệp không thể xác định được thông qua các đặc điểm vật chất của đối tượng sở hữu công nghiệp mà nó phải được thể hiện thông qua một dạng vật chất hữu hình hoặc một cách thức cụ thể nào đó để có thể bảo vệ được. Ngược lại Quyền tác giả là quyền của tổ chức, các nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính. Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Như vậy, khi so sánh rõ hai quyền này sẽ làm rõ được các nội dung liên quan đến quyền sở hữu của mỗi cá nhân.

     
    Báo quản trị |