So sánh huỷ kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng

Chủ đề   RSS   
  • #428209 18/06/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 120 lần


    So sánh huỷ kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng

    Khi học môn Luật hôn nhân gia đình, nhiều giảng viên yêu cầu sinh viên so sánh các quy định về hai vấn đề trên, hoặc yêu cầu sinh viên lựa chọn hướng giải quyết phù hợp trong một tình huống cụ thể. Yêu cầu đặt ra là sinh viên phải phân biệt được giữa yêu cầu huỷ hôn nhân trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng. Sau đây là bảng so sánh một vài tiêu chí giữa hai vấn đề này. 

    Tiêu chí

    Huỷ kết hôn trái pháp luật

    Không công nhận quan h v chồng

    Căn cứ tiến hành

    Đối với  hủy kết hôn trái pháp luật: việc kết hôn không đảm bảo đủ các điều kiện kết hôn như theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân, gia đình năm 2014. Trong các trường hợp như: chưa đủ tuổi kết hôn, không do sự tự nguyện từ các bên: có hành vi lừa dối, cưỡng ép; vợ, chồng bị mất năng lực hành vi dân sự; người đang có vợ, có chồng mà đăng ký kết hôn với người khác....

    - Đối với việc không công nhận quan hệ vợ chồng: 

    Nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. 

    Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà vợ, chồng kết hôn từ sau ngày 3/1/1987 mà không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận là vợ chồng;

    - Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ 2 trường hợp trên nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

    Người có quyền yêu cầu

    - Đối với  hủy kết hôn trái pháp luật: Những người theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình 2014, theo đó bao gồm:

    + người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn;

    + một hoặc hai bên đã kết hôn trái pháp luật;

    + vợ, chồng hoặc con của người đang có vợ, chồng mà kết hôn với người khác;

    + cá nhân, tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 10 như Hội liên hiệp phụ nữ, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình...

    - Đối với yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng: Khi nam nữ chung sống với nhau theo quy định của pháp luật bắt buộc phải đăng ký kết hôn, mà không tiến hành đăng ký, thì khi có yêu cầu ly hôn Tòa án sẽ ra quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng.

    Hình thức xử lý và hậu quả pháp lý

    - Xử lý khi hủy kết hôn trái pháp luật.Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 11 như sau:

    Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó.

    Như vậy, nếu cả 2 bên đủ điều kiện kết hôn nhưng không có yêu cầu Tòa án công nhận thì Tòa án sẽ không công nhận.

    - Không công nhận quan hệ vợ chồng: đến thời điểm Tòa án giải quyết mà 2 bên vẫn chưa đăng ký kết hôn hoặc chưa đủ điều kiện kết hôn, hoặc đủ điều kiện kết hôn nhưng không có yêu cầu tòa án công nhận vợ chồng thì Tòa án sẽ không công nhận vợ chồng.

    Việc xử lý con chung trong thời kỳ này sẽ xử lý theo Luật Hôn nhân gia đình, đối với tranh chấp về tài sản thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo Luật Dân sự.

     

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    40341 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận