So sánh doanh nghiệp tư nhân với công ty TNHH MTV

Chủ đề   RSS   
  • #499911 17/08/2018

    nhanhuynh1996

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2018
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 421
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 4 lần


    So sánh doanh nghiệp tư nhân với công ty TNHH MTV

    Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, thì giữa Doanh nghiệp tư nhân với Công ty TNHH MTV có những điểm khác nhau cơ bản sau:

     

    Doanh nghiệp tư nhân

    Công ty TNHH MTV

    Điều kiện thành viên

    - Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

    - Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

    (Khoản 3,4 Điều 183, Luật Doanh nghiệp 2014)

    - Doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty)

    (Khoản 1, Điều 73, Luật Doanh nghiệp năm 2014)

    Giới hạn trách nhiệm

    Chịu trách nhiệm vô hạn.

    (Khoản 1, Điều 183, Luật Doanh nghiệp năm 2014).

    Chịu trách nhiệm hữu hạn.

    (Khoản 1, Điều 73, Luật Doanh nghiệp)

    Cơ cấu tổ chức

    - Chủ DNTN là đaị diện theo pháp luật và toàn quyền quyết định việc kinh doanh;

    - Chủ DNTN quản lý trực tiếp hoặc thuê người quản lý.

    (Khoản 1, 2, Điều 185, Luật Doanh Nghiệp năm 2014).

    - Cá nhân là CSH:

    + Chủ tịch công ty (CSH);

    + (Tổng) Giám đốc.

    (Điều 85, Luật Doanh nghiệp năm 2014).

    - Tổ chức là CSH:

    + CSH cử 01 người: Chủ tịch công ty, (Tổng) Giám đốc, Kiểm soát viên.

    + CSH cử nhiều người: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, (tổng) Giám đốc, Kiểm soát viên.

    (Khoản 1, Điều 78, Luật Doanh nghiệp năm 2014).

     

    Người đại diện theo pháp luật

    Chủ Doanh nghiệp tư nhân.

    (Khoản 4, Điều 185, LDN năm 2014).

    - Cá nhân là CSH:

    Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc được quy định trong điều lệ.

    (Điều 85, LDN năm 2014).

    - Tổ chức là CSH:

    Trường hợp điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

    (Khoản 2, Điều 78, Luật Doanh nghiệp năm 2014).

    Tỷ lệ thông qua Nghị quyết

    Chủ Doanh nghiệp tư nhân quyết định mọi hoạt động.

    (Khoản 1, Điều 185, LDN năm 2014).

    - Cá nhân là CSH:

    Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền quyết định đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngoại trừ quyền quyết định của CSH.

    (Khoản 3, Điều 85, LDN năm 2014).

    - Tổ chức là CSH:

    + CSH cử 01 người: Chủ tịch công ty có quyền quyết định đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngoại trừ quyết định của CSH.

    (Điều 80, LDN năm 2014).

    + CSH cử nhiều người: Hội đồng thành viên có quyền quyết định đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngoại trừ quyền quyết định của CSH. Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi có trên 50% số thành viên dự họp chấp thuận. Việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty phải được ít nhất 75% số thành viên dự họp chấp thuận.

    (Điều 79, LDN năm 2014).

    Khả năng chuyển nhượng vốn

    Chủ Doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp.

    (Điều 187, Luật Doanh nghiệp năm 2014)

    • Toàn bộ vốn góp;
    • Một phầnè Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
    • (Điều 75, LDN năm 2014).

    Khả năng huy động vốn

    Chủ doanh nghiệp có quyền tăng vốn đầu tư.

    (Khoản 3, Điều 184, LDN năm 2014).

    - Tăng vốn góp của chủ sở hữu;

    - Thêm thành viênà chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

    (Điều 75, LDN năm 2014)

     

     

     
    3042 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận