So sánh Dân quyền và Nhân quyền

Chủ đề   RSS   
  • #450617 29/03/2017

    NguyenNgoc1993

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2016
    Tổng số bài viết (45)
    Số điểm: 630
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    So sánh Dân quyền và Nhân quyền

    Từ khi các cuộc cách mạng tư sản nổ ra, tới phong trào đấu tranh giành độc lập, vấn đề Nhân quyền và Dân quyền được cả nhân loại quan tâm hơn bất cứ lúc nào. Nhìn sơ qua, chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa Nhân quyền và Dân quyền. Bởi thực tế, Nhân Quyền và Dân quyền là những quyền riêng biệt, không đồng nhất mà chỉ có sự giao thoa tại một số quyền. Nguyễn Ngọc xin chia sẻ sự khác nhau giữa Nhân quyền và Dân quyền được thể hiện qua bảng so sánh sau. 

    Bài viết được thể hiện trên quan điểm cá nhân, nên còn nhiều thiếu sót.

    So sánh Nhân quyền và Dân quyền
      Nhân Quyền Dân quyền
    Khái niệm
    Nhân quyền (hay quyền con người; tiếng Anh: human rights) là những quyền tự nhiên của con người có từ lúc sinh ra tới lúc đã chết đi và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai hay bất cứ chủ thể nào.
     
    Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người.
     
     

    Dân quyền (hay Quyền công dân; Tiếng Anh: Citizenship) là tình trạng của một người được công nhận theo các điều kiện Pháp lý để trở thành thành viên hợp pháp của một Quốc gia có chủ quyền (Quốc tịch). Một người có thể là công dân của nhiều Quốc gia hoặc không là công dân của bất cứ Quốc gia nào.

    Mỗi một Quốc gia đều có các quy định pháp lý riêng để cho một người trở thành công dân Quốc gia đó, và được hưởng các quyền riêng biệt, đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ của mình.

    Cơ sở pháp lý

    Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng Quốc Mỹ 1779.
     
    Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền của cách mạng Tư sản Pháp 1789.
     
    Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948.
     
    Công ước về chính sách việc làm 1964.
     
    Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1965.
     
    Công ước về quyền của những người khuyết tật về tâm thần 1971.
     
    Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại Phụ nữ 1979.
     
    Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm 1984.
     
    Hiến pháp hoặc Luật cơ bản của Quốc gia.
     
    Và các văn bản pháp lý Quốc tế khác
     

    Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân Quyền của Cách mạng Tư sản Pháp 1789.

     

    Hiến pháp hoặc Luật cơ bản của Quốc gia.

     

    Luật Quốc tịch của Quốc gia.

     

    Luật Cư trú của Quốc gia.

    Chủ thể  Tất cả những ai là con người, từ lúc sinh ra cho tới lúc đã chết đi. Một bộ phận con người đủ các điều kiện Pháp lý được định sẵn trước đó. Những người có mối quan hệ gắn kết với một hoặc nhiều Quốc gia, được thể hiện trong tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi người được Quốc gia đó quy định.
    Bản chất Là những quyền cơ bản tự nhiên mà có không ai hay bất cứ chủ thể nào có thể tước bỏ hay ban phát, kể cả khi người đó là người không quốc tịch, người bị hạn chế các quyền công dân. Tuy nhiên khi có sự xung đột giữa quyền công dân và quyền con người, Pháp luật của một số Quốc gia cho phép được tước đoạt một số quyền con người cơ bản như quyền được sống, quyền mưu cầu hành phúc Bao gồm cả Nhân quyền được Quốc gia thừa nhận. Tuy nhiên có những quyền đặc trưng riêng biệt khác mà phải là công dân thì mới được hưởng tại Quốc gia đó. Người được hưởng quyền này phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng theo quy định Pháp lý trước đó.
    Căn cứ phát sinh quyền

    Từ lúc sinh ra tới khi chết đi.

    Quyền công dân xuất phát từ quyền con người. Quyền công dân bắt đầu có kể từ lúc người đó đáp ứng đủ điều kiện trở thành công dân của một Quốc gia, hay nói cách khác là người đó đã có Quốc tịch của Quốc gia mang Quốc tịch
    Cơ chế đảm bảo thực hiện quyền

    Luật Quốc tế về Quyền con người có một hệ thống cơ chế đảm bảo việc tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người khá rộng. Từ cơ chế có tính toàn cầu, khu vực tới Quốc gia bằng các hình thức thực hiện là báo cáo của các Quốc gia thành viên, thiết lập các tổ chức giám sát về Nhân quyền của Liên hợp Quốc lẫn các tổ chức khu vực.

    Chỉ được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất, và phụ thuộc và thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế xã hội của Quốc gia đó.

     

     

    Nguyễn Ngọc

     
    39115 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #507606   14/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 32 lần


    Theo mình nên hiểu đơn giản, dân quyền là quyền công dân còn nhân quyền chính là quyền con người. Khái niệm quyền con người sẽ bao hàm khái niệm quyền công dân vì quyền con người có phạm vi rộng hơn và không có sự phân biệt bởi yếu tố quốc gia, lãnh thổ. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranbabinh.law vì bài viết hữu ích
    batdongsangiaphat (19/08/2020)
  • #507961   18/11/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 52 lần


    Dân quyền thường gắn liền chặt chẽ với một quốc gia lãnh thổ, thể hiện qua quốc tịch và phụ thuộc vào pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ đó. Trong khi đó nhân quyền là một khái niệm chung hơn, thể hiện những quyền của con người nư quyền được sống, tự do,..

     
    Báo quản trị |  
  • #507982   19/11/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Nhân quyền bao gồm: quyền sống, quyền được giáo dục, quyền được bảo vệ khỏi các hình thức tra tấn, quyền tự do biểu đạt, quyền được xét xử công bằng

    Dân quyền bảo vệ công dân khỏi sự phân biệt, đàn áp và trao cho họ một số quyền tự do nhất định, như tự do ngôn luận, quyền tham gia tố tụng đúng luật , quyền được xét xử công bằng

     
    Báo quản trị |  
  • #508015   19/11/2018

    nguyenquachcongminh
    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    THẢO LUẬN: QUYỀN BẦU CỬ LÀ NHÂN QUYỀN HAY DÂN QUYỀN?

    Hiện nay, nhiều quốc gia không đảm bảo quyền bầu cử cho người dân trong nước mình. Hoặc có bầu cử nhưng không thực tế.

    Quyền bầu cử ở các quốc gia phương Tây là việc được công nhận từ thời cách mạng tư sản. Vậy ở những quốc gia đang phát triển, không đảm bảo quyền bầu cử cói phải là không đảm bảo quyền con người?

     
    Báo quản trị |  
  • #508188   22/11/2018

    lengocanhttcp
    lengocanhttcp

    Female
    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2018
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 699
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, người nô lệ không được coi là con người, không có và không được thừa nhận các quyền con người.

    Chế độ phong kiến so với chế độ nô lệ đã là một bước tiến trong việc giành lại quyền tự do và giải phóng con người.

    Giai cấp tư sản là người đầu tiên nêu ngọn cờ nhân quyền, biết lợi dụng các tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, công lý, vốn là yêu cầu bức thiết của nhân dân lao động, tuyệt đối hoá tự do cá nhân, nhấn mạnh yếu tố cá nhân trong khái niệm quyền con người, “quyền tư hữu thiêng liêng”.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #508564   27/11/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Cả nhân quyền (quyền con người) và dân quyền (quyền công dân) đều là những quyền quan trọng của mỗi người và được bảo vệ bởi pháp luật. Cụ thể Hiến pháp 2013 quy định như sau: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”

     
    Báo quản trị |  
  • #508961   30/11/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Mình không hiểu ý bạn @nguyenquachcongminh . Ta hiểu dân quyền là quyền công dân (tất nhiên quyền này do pháp luật mỗi quốc gia quy định khác nhau). Còn nhân quyền là quyền con người (quyền sống, sinh tồn, …). Vậy bầu cử tất nhiên sẽ là dân quyền (nhà nước trao cho quyền này) chứ không hề là nhân quyền. Cụ thể có những đất nước có chế độ KHÔNG bầu cử như chế độ hoàng gia chẳng hạn. Vậy đâu thể nói là không đảm bảo quyền con người!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #522490   30/06/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Chúng ta có thể hiểu, nhân quyền là quyền con người, tức ai sinh ra cũng có quyền đó và được Luật pháp tất cả các quốc gia tôn trọng. Còn dân quyền tức là quyền công dân. Là nước nào thì sẽ được hưởng các quyền mà Luật pháp nước đó quy định và thường là được chia theo những độ tuổi nhất định. Dân quyền có phạm vi hẹp hơn nhân quyền, có nghĩa là có thể bạn có quyền này ở quốc gia mình, nhưng sang nước khác, thì bạn không có quyền đó hoặc quyền đó không được bảo vệ nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #552792   26/07/2020

    yuhcudd
    yuhcudd
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (257)
    Số điểm: 1475
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 24 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết rất hữu ích.

    Theo mình hiểu đơn giản thì dân quyền chính là quyền công dân, quyền này đươc quy định trong Hiến pháp, điều chỉnh những quan hệ đặc biệt quan trọng giữa công dân và nhà nước, là cơ sở tồn tại của cá nhân và hoạt động bình thường của xã hội.

    Còn nhân quyền chính là quyền con người đây là quyền của thành viên trong xã hội loài người - quyền của tất cả mọi người. Đó là nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và năng lực của con người được thể chế hoá (ghi nhận) trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.

     
    Báo quản trị |  
  • #553359   29/07/2020

    Dân quyền hay còn gọi là quyền công dân là những quyền mà một người được hưởng trên cơ sở là công dân của một quốc gia nhất định. Dân quyền có thể được xem là kết quả của sự thỏa thuận giữa Nhà nước và cá nhân trong mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân đó.

    Nhân quyền hay quyền con người là các quyền cơ bản nhất, tự nhiên nhất của con người. Là những quyền sinh ra đã có, được công nhận và không được trao hay ban tặng bởi bất kỳ thể chế chính trị, tôn giáo, … nào.

     
    Báo quản trị |  
  • #554063   31/07/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1307)
    Số điểm: 9990
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 191 lần


    Cảm ơn thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ. Dân quyền và nhân quyền là hai thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn cho người mới nghe lần đầu. Song nếu để ý đến “dân” và “nhân” cơ bản sẽ hiểu được vấn đề. “Nhân” là chỉ người, “dân” trong từ công dân. Nhân quyền là quyền của con người, bất kỳ ai cũng có, dân quyền là quyền của công dân, công dân nước nào thì có quyền công dân của nước đó. Nhân quyền sẽ bao hàm cả dân duyền.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #555102   18/08/2020

    maithithuyvan97
    maithithuyvan97
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2020
    Tổng số bài viết (251)
    Số điểm: 1641
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 19 lần


    Có nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa nhân quyền và dân quyền. Để hiểu được sự khác nhau giữa nhân quyền và dân quyền thì chúng ta có thể hiểu như cách hiểu của bài viết. Và cũng có thể hiểu nôm na như nhân nói về người, dân là nói về cộng đồng người. Và Nhân quyền cũng có thể bao hàm cả dân quyền. 

     
    Báo quản trị |  
  • #555121   18/08/2020

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Vấn đề nhân quyền và dân quyền không phải là vấn đề mới cũng chưa bao giờ là cũ. Trong tuyên ngôn độc lập Bác Hồ cũng đã nêu rõ đây là những quyền cơ bản của con người, và tất cả mọi người ai cũng có được hưởng nhân quyền và dân quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #555126   18/08/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Cảm ơn thông tin rất hữu ích mà bạn chia sẻ. Hiểu nôm na nhân quyền rộng hơn, bao hàm cả dân quyền. Dân quyền là quyền của công dân cụ thể trong 1 quốc gia, 1 vùng lãnh thổ nào đó, được điều chỉnh bởi chính pháp luật ở đó. Trong khi nhân quyền lại rộng hơn, đây là những quyền tự nhiên sinh ra đã có ở con người.

     
    Báo quản trị |  
  • #555686   25/08/2020

    Thanhulaw94
    Thanhulaw94

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2020
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 450
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Quan trọng nhất là ta đang sống ở quốc gia nào mà thôi dù có dân quyền hay nhân quyền tốt mà chủ thể nắm thực quyền áp dụng các chính sách hoặc không công nhận một cách đúng đắn về các quyền đó thì cũng vậy. Dù gì cũng cảm ơn tác giả vì bài viết trên, cung cấp và so sánh lại một cách chi tiết hơn sự khác nhau.

     
    Báo quản trị |  
  • #556627   31/08/2020

    Cảm ơn bài viết của bạn. Mọi người hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, theo bài viết, chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng “nhân” là người, nhân quyền là quyền con người, “dân” là một cộng đồng người, dân quyền là quyền của một cộng đồng người, cụ thể là một quốc gia cụ thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #556920   31/08/2020

    ntnanh2006
    ntnanh2006
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2020
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết rất hữu ích. Thực tế nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa nhân quyền và dân quyền. Tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản là dân quyền là quyền công dân còn nhân quyền chính là quyền con người và Dân quyền thường gắn liền chặt chẽ với một quốc gia lãnh thổ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #556931   31/08/2020

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    MÌnh không nghĩ 2 từ ngữ có thê rphaan tích ra nhiều như vậy nhỉ. Cảm ơn chủ bài. Tuy nhiên khi đọc vào 2 từ này ta có thể hiểu nôm na Nhân quyền là quyền con người, dân quyền vừa là quyền con người vừa là quyền của người dân. Nhân nằm trong Dân

     
    Báo quản trị |  
  • #587731   17/07/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4939
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    So sánh Dân quyền và Nhân quyền

    Cảm ơn bài viết của bạn. Nhân quyền: mọi con người, bất kể giới tính, độ tuổi, chủng tộc, tôn giáo, quốc gia đều có Nhân quyền. Dân quyền: chỉ khi là công dân của một quốc gia nhất định thì mới có các quyền dân sự được công nhận và bảo hộ ở quốc gia đó.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #587735   17/07/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    So sánh Dân quyền và Nhân quyền

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích từ bài viết của bạn. Nhân quyền và Dân quyền là những quyền cơ bản, quan trọng được quy định trong HIến pháp của nước ta. Chúng đều là những quyền lợi mà mọi công dân đều được hưởng và được bảo vệ. 

     
    Báo quản trị |