So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện

Chủ đề   RSS   
  • #545273 02/05/2020

    ngkhiem

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2020
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 1410
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện

    So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện

    Chi nhánh và văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014. Việc so sánh chi nhánh và văn phòng đại diện sau đây sẽ giúp các doanh nghiệp chọn ra câu trả lời phù hợp nhất về việc nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện.

    *Bảng so sánh cơ bản chi nhánh và văn phòng đại diện

    Tiêu chí

    Chi nhánh

    Văn phòng đại diện

    Định nghĩa (quy định tại Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014)

    Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

    Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

    Không có tư cách pháp nhân.

    Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

    Không có tư cách pháp nhân.

    Phạm vi hoạt động

    Nhằm thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

    Có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

    Như vậy, văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh

    Các nghĩa vụ về thuế

    - Lệ phí môn bài (điểm a2, a3 khoản 1 Điều 5 Thông tư 302/2016/TT-BTC)

    - Thuế GTGT (điểm b, c khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC) bao gồm các trường hợp sau đây:

    + Nếu hạch toán độc lập với trụ sở chính hoặc khác tỉnh với trụ sở chính: Tự kê khai và nộp thuế GTGT

    + Nếu hạch toán phụ thuộc trụ sở chính hoặc không phát sinh doanh thu hoặc trụ sở cùng tỉnh với trụ sở chính: Kê khai và nộp thuế tại trụ sở chính

    - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Nếu chi nhánh hạch toán độc lập thì nộp trực tiếp cho cơ quan quản lý thuế; Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC)

    - Trường hợp văn phòng đại diện không tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không phải nộp thuế môn bài (theo nội dung tại Công văn 658/TCT-CS năm 2017 do Tổng cục Thuế ban hành)

    - Thuế GTGT: khai tập trung tại trụ sở chính nếu VPĐD không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu (điểm c khoản 1 Thông tư 156/2013/TT-BTC)

    - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm khai nộp tập trung tại trụ sở chính nếu VPĐD là đơn vị hạch toán phụ thuộc (Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC)

     

    *Doanh nghiệp nên chọn thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện

    Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào mục đích thành lập của doanh nghiệp là gì?

    Xét ở khía cạnh phạm vi hoạt động theo đinh nghĩa tại Luật doanh nghiệp, có thể thấy phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện hẹp hơn so với chi nhánh. Trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập thêm đơn vị phụ thuộc chỉ với chức năng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn thành lập văn phòng đại diện để tránh việc phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế phức tạp.

    Trường hợp muốn mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh khác tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở chính và có cả chức năng đại diện theo ủy quyền thì doanh nghiệp nên thành lập chi nhánh.
     
    5294 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận