So sánh Cạnh tranh không lành mạnh và Hạn chế chế cạnh tranh

Chủ đề   RSS   
  • #504636 14/10/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    So sánh Cạnh tranh không lành mạnh và Hạn chế chế cạnh tranh

    https://danluat.thuvienphapluat.vn/so-sanh-canh-tranh-khong-lanh-manh-va-han-che-che-canh-tranh-169212.aspx

    GIỐNG NHAU

    - Hành lang pháp lý: Hai hành vi đều được Luật cạnh tranh 2004 điều chỉnh.

    - Bản chất: đều hướng đên sự cạnh tranh (ganh đua, tranh giành lợi ích kinh tế trên thị trường).

    - Chủ thể tham gia: Chỉ là những tổ chức, cá nhân kinh doanh (tức giới hạn trong phạm của các chủ thể trong lĩnh vực kinh tế).

    - Hậu quả: Gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh và/hoặc người tiêu dùng và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế.

     

    KHÁC NHAU

    TIÊU CHÍ

    CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

    HẠN CHẾ CẠNH TRANH

    Khái niệm

    Là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh

    =>Gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

    Là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường.

    Bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.

    Chủ thể

    Một tổ chức, cá nhân kinh doanh (một doanh nghiệp) hoặc hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam.

    Chỉ là tổ chức, cá nhân kinh doanh (doanh nghiệp): một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp.

    Biểu hiện

    Hành vi trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh.

    Hành vi xuất phát từ lạm dụng quyền tự do kinh doanh.

    Hậu quả

    Ảnh hưởng tới một hoặc một nhóm doanh nghiệp cụ thể, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng.

    Xâm phạm cấu trúc thị trường: tác động tới môi trường cạnh tranh nói chung và ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường nói riêng.

    Phương thức thực hiện (Hành vi)

    Bao gồm 10 loại hành vi:

    1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

    2. Xâm phạm bí mật kinh doanh;

    3. ép buộc trong kinh doanh;

    4. Gièm pha doanh nghiệp khác;

    5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

    6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

    7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

    8. Phân biệt đối xử của hiệp hội;

    9. Bán hàng đa cấp bất chính;

    10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật cạnh tranh 2004.

    Bao gồm 04 loại hành vi:

    1. Thoả thuận hạn chế cạnh tranh;

    2. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;

    3. Lạm dụng vị trí độc quyền;

    4. Tập trung kinh tế.

     

    Miễn trừ trách nhiệm

    Không có

    Có 02 trường hợp được miễn trừ:

    - Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định theo Điều 10 Luật cạnh tranh 2004.

    - Miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm theo Điều 19.

    Chế tài

    Tùy tính chất và mức độ thì ngoài các chế tài dân sự, hành chính.

    Tùy tính chất và mức độ thì ngoài các chế tài dân sự, hành chính còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về cạnh tranh theo Điều 217 Bộ luật hình sự 2015.

    Thẩm quyền điều tra

    Cục quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương

    Thẩm quyền xử lý

    Cục quản lý cạnh tranh

    Hội đồng cạnh tranh

     

    Căn cứ pháp lý: Luật cạnh tranh 2004.

     
    34511 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    nguyenngocphung2k1@gmail.com (12/04/2022) Dungtrung79 (28/05/2019) Alice2892 (27/10/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận