So sánh bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ

Chủ đề   RSS   
  • #519470 30/05/2019

    So sánh bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ

    Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ khác nhau như thế nào? Mời các bạn tham khảo bảng so sánh sau:

     

    Bảo hiểm nhân thọ

    Bảo hiểm phi nhân thọ

    Định nghĩa

    Là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết

    Là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự, và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ

    Phạm vi bảo hiểm

    Con người (sống, chết, tính mạng)

    + Con người (sức khỏe)

    + Tài sản

    + Trách nhiệm dân sự

    (Không thuộc bảo hiểm nhân thọ)

    Thời hạn đóng phí

    Phụ thuộc vào thời hạn hợp đồng. Thông thường là trung và dài hạn:

    • 5 năm nếu thời hạn hợp đồng 10 đến 30 năm
    • 10 năm nếu thời hạn hợp đồng 15 đến 30 năm

    Ngắn hạn, trung bình là 1 đến 2 năm

    Quyền lợi bảo hiểm

    + Quyền lợi khi hợp đồng bảo hiểm đáo hạn.

    + Quyền lợi khi người được bảo hiểm tử vong. Nếu người được bảo hiểm tử vong trong khi hợp đồng có hiệu lực thì được trả tiền BH, trừ:

    • Chết do tự tử trong thời hạn 2 năm kể từ ngày nộp phí
    • Chết do bị thi hành án từ hình
    • Chết do lỗi cố ý của bên mua hoặc cố ý của người thụ hưởng

    + Quyền lợi khi người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn được trả tiền bảo hiểm (có thể chi trả nhiều đợt trong nhiều năm). VD Công ty bảo hiểm Prudential chi trả 10 lần trong 10 năm, mỗi lần chi trả 1/10 tổng số tiền phải trả

    + Quyền lợi khi người được bảo hiểm bị ung thư hoặc bệnh hiểm nghèo

    Bồi thường tổn thất trong giới hạn hợp đồng khi có tổn thất xảy ra

    Tính chất/loại hình bảo hiểm

    + Tính rủi ro: bồi thường cho hậu quả của một số tiêu cực không lường trước được

    + Tính tiết kiệm, đầu tư

    • Tạo lập quỹ dự phòng cho tương lai để con cái học tập, lập nghiệp
    • Tạo lập quỹ hữu trí cho bản thân

    + Mọi người tham gia đều nhận được số tiền bảo hiểm

    + Chỉ có tính rủi ro

    + Không phải ai tham gia cũng đều nhận được số tiền bảo hiểm

    Nguyên tắc bồi thường

    + Nguyên tắc khoán: số tiền ấn định trước trong hợp đồng

    + Không có nguyên tắc thế quyền

    + Trong nguyên tắc phân tán rủi ro, chỉ có trường hợp tái bảo hiểm, không có đồng bảo hiểm và trùng bảo hiểm

    + Nguyên tắc bồi thường: hoàn trả tương xứng với tổn thất xảy ra

    + Có áp dụng nguyên tác thế quyền cho bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự

    + Có tái bảo hiểm đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng

     

     
    3681 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lqc2010 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/05/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận