So sánh 04 loại cổ phần trong công ty cổ phần

Chủ đề   RSS   
  • #514996 06/03/2019

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    So sánh 04 loại cổ phần trong công ty cổ phần

    So sánh 04 loại cổ phần trong công ty cổ phần

    >>> Phân biệt : cổ đông, cổ phần, cổ phiếu, cổ tức trong công ty cổ phần

    >>> So sánh các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam cụ thể nhất

    Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, Luật Doanh nghiệp 2014 chia cổ phần làm hai loại chính là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Trong đó cổ phần ưu đãi được chia làm 04 loại là: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; cổ phần ưu đãi cổ tức; cổ phần ưu đãi hoàn lại; cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. Cổ phần ưu đãi khác không có quy định cụ thể trong luật nên mình chỉ so sánh cổ phần phổ thông với 03 loại cổ phần ưu đãi.

     

    Cổ phần phổ thông

    (CPPT)

    Cổ phần ưu đãi biểu quyết

    (UĐBQ)

    Cổ phần ưu đãi cổ tức

    (UĐCT)

    Cổ phần ưu đãi hoàn lại

    (UĐHL)

    Căn cứ pháp lý

    Điều 114, Điều 15 Luật Doanh nghiệp 2014

    Điều 116, Luật Doanh nghiệp 2014

    Điều 117, Luật Doanh nghiệp 2014

    Điều 118, Luật Doanh nghiệp 2014

    Khái niệm

    Là cổ phần bắt buộc phải có trong công ty cổ phần. Người sở hữu gọi là cổ đông phổ thông.

    Là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với CPPT. Người sở hữu được gọi là cổ đông ưu đãi biểu quyết

    Là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của CPPT hoặc mức ổn định hằng năm. Người sở hữu được gọi là cổ đông ưu đãi cổ tức

    Là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của UĐHL. Người sở hữu gọi là của cổ đông ưu đãi hoàn lại

    Chủ thể có quyền sở hữu

    - Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

    - Cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần phổ thông.

    Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ UĐBQ.

    Do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

    Do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

    Chuyển đổi thành loại cổ phần khác

    Không thể chuyển đổi thành cổ ưu đãi

    Có thời hạn trong vòng 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN). Hết thời hạn này chuyển thành CPPT.

    Có thể chuyển đổi thành CPPT theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

    Có thể chuyển đổi thành CPPT theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

    Có thể chuyển đổi thành CPPT theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

    Ưu điểm

    - Được tự do chuyển nhượng trừ trường hợp CPPT của cổ đông sáng lập hoặc Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng

    - Có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với CPPT

    -  Được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của CPPT hoặc mức ổn định hằng năm

    - Được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của UĐHL

    Hạn chế

    Trong 03 năm, kể từ ngày được cấp GCNĐKDN, CPPT của cổ đông sáng lập không chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu không được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông (Không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp)

    Không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

    Không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

    Không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

     

     
    24917 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận