Sổ KT3 có thể nhập hộ khẩu hà nội không

Chủ đề   RSS   
  • #299269 25/11/2013

    me.cun

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/05/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Sổ KT3 có thể nhập hộ khẩu hà nội không

    Xin chào luật sư 

    Tôi cư trú tại Hà nội năm 2009 cho đến nay và đã có sổ kt3 từ năm 2009. Đăng kí tại phường Trúc Bạch - Ba Đình - Hà Nội .  Tôi muốn hỏi sổ kt3 của tôi có thể làm hộ khẩu hà nội được ko. làm thế nào thì tôi được nhập khẩu vào hà nội. và thủ tục gồm những gì , luật sư có thể tư vấn cho tôi được ko. Tôi xin cảm ơn

     
    23115 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #299288   25/11/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    me.cun viết:

    Xin chào luật sư 

    Tôi cư trú tại Hà nội năm 2009 cho đến nay và đã có sổ kt3 từ năm 2009. Đăng kí tại phường Trúc Bạch - Ba Đình - Hà Nội .  Tôi muốn hỏi sổ kt3 của tôi có thể làm hộ khẩu hà nội được ko. làm thế nào thì tôi được nhập khẩu vào hà nội. và thủ tục gồm những gì , luật sư có thể tư vấn cho tôi được ko. Tôi xin cảm ơn

    Chào bạn.

    Để nhập hộ khẩu vào Hà Nội (Đăng Ký Thường Trú) thì cần đáp ứng các điều kiện :

    -Nơi muốn nhập khẩu phải là nơi bạn đang tạm trú.

    -Thời gian tạm trú là trên 1 năm.

    -Có chổ ở hợp pháp :

    1) chổ ở hợp pháp là nhà do bạn làm chủ sở hưu.

    2) chổ ở hợp pháp là do thuê, mượn, ở nhờ và phải có HĐ có công chứng; Diện tích tối thiểu là diện tích sàn của căn nhà chia cho số người có hộ khẩu thường trú (tính cả bạn) phải trên 5 m2/người.

    -Chủ hộ hoặc chủ nhà đồng ý bằng văn bản cho bạn chuyễn hộ khẩu vào nhà.

    Thủ tục cụ thể thì bạn liên hệ với CA huyện để xin mẩu đơn.

    Trân trọng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #299997   29/11/2013

    perfectde268
    perfectde268

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24/5/2010 sửa đổi bổ sung Nghị định số 107/2007/NĐ-CP như sau: Công dân đang tạm trú nếu có đủ các điều kiện dưới đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:

    - Có chỗ ở hợp pháp tại thành phố trực thuộc Trung ương và tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ một năm trở lên;

    - Nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.

    Với trường hợp nhà bạn thì bạn đã đáp ứng được điều kiện về thời hạn tạm trú tại Hà Nội (03 năm); còn điều kiện có chỗ ở hợp pháp thì cần phải xem xét các quy định cụ thể như sau:

    * Về chỗ ở hợp pháp: Theo Điều 4 Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24/5/2010 sửa đổi bổ sung Nghị định số 107/2007/NĐ-CP: Chỗ ở hợp pháp bao gồm:

    - Nhà ở;

    - Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;

    - Nhà khách thuộc điểm a, điểm b khoản này nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

    Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở do thuê, mượn hoặc ở nhờ tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh phải bảo đảm diện tích tối thiểu là 5 m2 sàn/01 người.

    * Về giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp: theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24/5/2010 sửa đổi bổ sung Nghị định số 107/2007/NĐ-CP: Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ sau đây:

    a) Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ sau đây:

    - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;

    - Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);

    - Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);

    - Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

    - Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

    - Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);

    - Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;

    - Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

    - Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;

    - Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.

    b) Giấy tờ chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trong hợp đồng phải ghi rõ diện tích cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ;

    c) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 26 của Luật Cư trú;

    d) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã là nhà ở đó không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.

    Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã có nhà ở Hà Nội nhưng chỉ có giấy tờ mua bán viết tay. Đối chiếu với quy định trên thì Giấy tờ mua bán nhà viết tay không phải là một trong những giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú. Nên, nếu chỉ có giấy tờ mua bán nhà ở viết tay thì hồ sơ của bạn chưa đầy đủ để đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật.

    Nếu muốn hoàn thiện hồ sơ đăng ký thường trú tại Hà Nội thì bạn có thể làm thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký sang tên quyền sở hữu ngôi nhà đã mua. Khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mang tên bạn thì bạn có thể đăng ký thường trú tại ngôi nhà đó. Hoặc, căn cứ vào điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 56/2010/NĐ-CP nêu trên thì một trong những giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp được liệt kê là: “Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên”. Như vậy, bạn có thể căn cứ vào quy định này và xin Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc nhà ở của bạn không có tranh chấp quyền sở hữu để bổ sung vào hồ sơ đăng ký thường trú.

    Khi đã có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết thì bạn có thể làm thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội theo trình tự, thủ tục dưới đây:

    a. Làm thủ tục đề nghị cấp giấy chuyển khẩu (Điều 8 Thông tư số 52/2010/TT-BCA ngày 30/11/2010 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP và Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24/5/2010 về cư trú).

    * Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp chuyển nơi thường trú sau đây thì phải làm thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu:

    - Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh. Trong trường hợp này, Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền ký giấy chuyển hộ khẩu cho cả trường hợp chuyển ra ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh.

    - Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    b. Đăng ký hộ khẩu thường trú theo sổ hộ khẩu của ba mẹ bạn.

    * Thẩm quyền đăng ký thường trú (Điều 9 Thông tư số 52/2010/TT-BCA).

    - Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương và thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    - Công an xã, thị trấn có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh.

    * Nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú (Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 52/2010/TT-BCA):

    - Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

    - Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

     
    Báo quản trị |