Sở hữu trí tuệ là gì? Đối tượng nào được quyền sở hữu trí tuệ?

Chủ đề   RSS   
  • #301336 08/12/2013

    luatnvs1

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (114)
    Số điểm: 1141
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 18 lần


    Sở hữu trí tuệ là gì? Đối tượng nào được quyền sở hữu trí tuệ?

     

    Có thể hiểu Sở hữu trí tuệ là việc sở hữu các tài sản trí tuệ, những kết quả từ hoạt động tư duy, sáng tạo của con người.

     

    Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.(Khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005).

     

    Đối tượng của Quyền sở hữu trí tuệ

     

    Đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ là các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể do việc sáng tạo, khai thác, sử dụng các sản phẩm trí tuệ.

     

    Theo Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ 2005 Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ gồm:

     

    + Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

     

    + Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

     

    + Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

     

    Trong đó :

     

    + Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

     

    + Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

     

    + Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

     

    + Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

     

     
    18203 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #301337   08/12/2013

    luatnvs1
    luatnvs1

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (114)
    Số điểm: 1141
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 18 lần


    Làm sao để có thể đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

     

     

    Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài  của sản phẩm, thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố đó. Khoản 13 , Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 ).

    đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

     

     

    Tại sao phải đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ?

     

    Câu trả lời là: Khi một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, chủ sở hữu sẽ được đảm bảo độc quyền về kiểu dáng công nghiệp và ngăn cấm mọi hành vi sao chép bất hợp pháp đối với kiểu dáng đó.Hơn nữa, việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp còn góp phần phát triển kinh tế do nó khuyến khích sáng tạo trong ngành, góp phần mở rộng hoạt động thương mại và hàng hóa của mỗi quốc gia.

     

    Vậy, kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu gì để được bảo hộ theo như quy định của pháp luật hiện hành ?

     

    Điều 63, Luật sở hữu trí tuệ 2005  quy định thì kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

     

                     +  Có tính mới.

     

                     +  Có tính sáng tạo.

     

                     +  Có khả năng áp dụng công nghiệp.

     

    * Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới.

     

         Theo Điều 65, Luật sở hữu trí tuệ 2005, Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu có các điều kiện sau :

     

    +   Kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

     

    +   Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.

     

    +  Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

     

    +   Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định của pháp luật.

     

    * Kiểu dáng công nghiệp phải có tính sáng tạo

     

    Tính sáng tạo của Kiểu dáng công nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 66 Luật sở hữu trí tuệ 2005 :

     

    “ Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.”

     

    * Kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng áp dụng công nghiệp

     

    “ Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.”

    (Điều 67 Luật sở hữu trí tuệ 2005 )

     

    Nếu bạn có Kiểu dáng công nghệ thỏa mãn những điều kiện trên, vậy bạn nhanh chóng tiến hành đăng kí bảo hộ để được hưởng những ưu đãi cũng như độc quyền của mình về kiểu dáng công nghệ của mình.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #301720   11/12/2013

    tuannhica
    tuannhica

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/12/2013
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 635
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 2 lần


     

    Thông tin này khá hữu ích. Tôi cám ơn bạn đã có những thông tin hữu ích này.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #301856   11/12/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Hai nick này cũng 1 chỗ mà ra, liệu có cần phải người tung kẻ hứng lộ liễu như vậy không nhỉ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    legalconsult (12/12/2013)
  • #301877   12/12/2013

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    ntdieu viết:

    Hai nick này cũng 1 chỗ mà ra, liệu có cần phải người tung kẻ hứng lộ liễu như vậy không nhỉ

    "Thông tin này khá hữu ích. Tôi cám ơn bạn đã có những thông tin hữu ích này."

     
    Báo quản trị |  
  • #570590   23/04/2021

    nasunodio
    nasunodio

    Male
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:23/04/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Dạ em xin chào mọi người diễn đàn đã dành chút thời đọc bình luận này của em. Hiện tại em đang là SV năm 2, em đang tìm hiểu về "Hiệp đinh về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ" (TRIPS) và em gặp vấn đề về xác định đối tượng điều chỉnh của TRIPS
    Mong mọi người có thể hướng dẫn em cách để xác định đối tượng điều chỉnh của hiệp định này hoặc giúp em tìm nguồn thông tin để xác đinh.

    Em xin chân thành cảm ơn ạ!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nasunodio vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/04/2021)