Sổ hộ khẩu và việc chia thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #483603 29/01/2018

    Sổ hộ khẩu và việc chia thừa kế

    Trước năm 1998 ba và mẹ anh A có mua được một mảnh đất, đứng tên hộ gia đình do ba anh là ông Nguyễn Văn B là đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Trên GCN có ghi “Hộ ông (bà): ông Nguyễn Văn B). Anh A là con trai duy nhất trong gia đình. Năm 2016, ông B mất không để lại di chúc, chuyện sẽ không có vấn đề gì xảy ra cho đến đầu năm 2017  khi anh A và mẹ ra VPCC để tiến hành lập hợp đồng tặng cho phần đất của mẹ anh cho anh để anh có toàn quyền đứng tên trên GCN QSDĐ thì phát hiện ra từ trước năm 1998 trong sổ hộ khẩu gia đình anh gồm có 4 người gồm ba anh, mẹ anh, anh và bà cố (bà nội của ba anh, hiện tại đã mất), nói thêm là ông bà nội của anh đều còn sống. VPCC giải thích với anh rằng phần đất ba anh để lại phải chia cho bà cố anh 1 phần giống như anh và mẹ anh, bà cố anh mất nên trong trường hợp này những người con của bà sẽ là người kế kế vị trong phần di sản do ba anh để lại. Theo như anh được biết thì theo quy định của BLDS, mẹ anh và anh, ông nội và bà nội anh thuộc hàng thừa kế thứ nhất, còn bà cố thuộc hàng thừa kế thứ hai. Hàng thừa kế thứ hai chỉ được thừa hưởng di sản thừa kế khi không có hàng thừa kế thứ nhất.

    Như  vậy, trường hợp của anh VPCC giải thích như vậy có đúng không? Nếu tiến hành chia thừa kế phần di sản của ba anh để lại thì sẽ chia như thế nào? Anh A muốn đứng tên trên toàn bộ phần đất của mẹ anh thì phải tiến hành các thủ tục gì?

    Xin nhờ các bạn tư vấn giúp anh.

     
    5635 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #483620   29/01/2018

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần
    Moderator

    Dear !

    Đây là vấn đề khó khăn của mà Luật đất đai hiện tại vẫn chưa giải quyết dứt điểm được.

    Tuy nhiên, việc xác định các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất chắc chắn không phải là các thành viên trong sổ hộ khẩu mà sổ hộ khẩu chỉ là 1 trong các căn cứ để xác định các thành viên của hộ gia đình sử dụng đất.

    Trường hợp, nếu mua lại đất thì việc xác định bạn có thể yêu cầu cung cấp thông tin từ cơ quan quản lý đất đại tại địa phương để trích lục lại các tài liệu tại thời điểm mua bán, chuyển nhượng để xác định đúng.

    Việc này cơ quan công chứng yêu cầu có thể do quan điểm hiểu biết của CCV vì vậy bạn có thể tiếp cận các PCC/VPCC khác trên địa bàn để tìm hiểu .

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Wizardma vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (29/01/2018)
  • #483631   29/01/2018

    Cảm ơn Wizardma nhiều lắm vì những thông tin trên,

    Theo quy định tại Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính Hướng dẫn về thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có quy định: "Tên chủ sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận ghi tại dòng kẻ sẵn sát dưới dòng chữ "chứng nhận" và được ghi như sau:

    - Đối với các tổ chức phải ghi đúng tên theo quyết định thành lập (không được viết tắt).

    - Đối với hộ gia đình cần ghi rõ: "Hộ ông (bà) và tên của chủ hộ, tên của chủ hộ gia đình phải ghi đầy đủ họ và tên theo đúng khai sinh.

    - Đối với cá nhân cần ghi rõ: "Ông (bà) và tên của người được cấp giấy chứng nhận, phải ghi đủ họ và tên theo đúng khai sinh.

    Tên chủ sử dụng ghi trong Giấy chứng nhận phải thống nhất với tên ghi trên đơn xin đăng ký quyền sử dụng và tên ghi trong sổ địa chính."

    Như vậy thì "Hộ ông (bà)" đứng tên trong sổ đỏ là đại diện cho tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu. Theo trường hợp của anh A, năm 1998 gia đình anh có 4 nhân khẩu trong đó bao gồm cả bà cố, ba, mẹ và anh. Và VPCC có giải thích là quyền sở hữu này có liên quan đến sổ hộ khẩu mặc dù theo quy định của pháp luật hiện nay thì sổ hộ khẩu và việc thừa kế hòan tòan tách biệt nhau, chia thừa kế không liên quan đến sổ hộ khẩu. Vì nếu xét sổ hộ khẩu thì hiện nay có nhiều trường hợp gia đình cho cả cháu hoặc người khác nhập hộ khẩu vào nhà mình. Nhưng vấn đề của anh A là theo quy định trước năm 1998 nên vẫn còn nhiều vướng mắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #483646   29/01/2018

    chaungoc12
    chaungoc12

    Sơ sinh

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


     

    Chào bạn.

    Hiện nay đa số quan điểm của Công chứng viên đều xác định người có quyền  sử dụng đất hộ gia đình dựa vào sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp đất. Do đó, nếu trong hộ khẩu gia đình bạn có 4 người thì phần quyền chia làm bốn nhé.

    Phần của ba bạn: chia cho hàng thừa kế thứ nhất sẽ không bao gồm bà cố

    Riêng phần của bà cố sẽ phát sinh quyền thừa kế cho cha-mẹ-chồng-con của bà cố (hàng thừa kế thứ nhất).

    Như vậy, bản thân bà cố không phải hưởng di sản của ba bạn để lại mà do bà cố mất nên phát sinh thừa kế của bà nhé.

    Trong trường hợp của bạn thì bạn nên liên hệ với tổ chức công chứng để tất cả các người thừa kế mảnh đất cùng làm văn bản từ chối nhận di sản, sau đó bạn đứng ra khai nhận di sản thì thủ tục đến các cơ quan khác như thuế, TNMT sẽ đơn giản, thuận tiện hơn  nhé.

    Tư vấn đến bạn.

     
    Báo quản trị |