Sẽ thu phí rác thải sinh hoạt theo ki lô gam từ năm 2025

Chủ đề   RSS   
  • #554771 12/08/2020

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Sẽ thu phí rác thải sinh hoạt theo ki lô gam từ năm 2025

    Dự thảo luật Bảo vệ môi trường mới nhất đề ra lộ trình 5 năm để thực hiện việc thu phí xử lý rác thải sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại trước ngày 1.1.2025.

    Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường ẢNH GIA HÂN

    Sáng 12.8, tiếp tục phiên họp 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về luật Bảo vệ môi trường sửa đổi. Báo cáo dự thảo giải trình, tiếp thu dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCN-MT) Quốc hội Phan Xuân Dũng cho hay, vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt được nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ, dư luận quan tâm; đặc biệt là các quy định phân loại, tính chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng.

    Theo ông Dũng, dự thảo luật phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành 3 loại cơ bản (chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác) đồng thời quy định căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội từng địa phương, UBND tỉnh quyết định phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt khác.

    Dự thảo luật cũng giao Bộ trưởng Bộ TN-MT hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại phát sinh.

    Theo đó, hộ gia đình, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm chi trả một phần kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý, phần kinh phí còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

    Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được phân loại theo quy định sẽ không phải chi trả kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý.

    Về lộ trình thực hiện, dự thảo luật giao UBND cấp tỉnh quy định giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên lượng, chủng loại chất thải phát sinh trước ngày 1.1.2025.

    "Đây là nội dung bắt buộc phải làm của một quốc gia tiên tiến, văn minh, để thực hiện quy định này phải thay đổi thói quen, tập quán lạc hậu, cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị nên cần có quyết tâm chính trị cao. Do đó, Ủy ban KHCN-MT xin Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo", ông Dũng nói.

    Đề xuất để người dân phải được tự bán rác thải

    Cho ý kiến sau đó, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, phải để cho người dân tự bán rác thải thì mới có động lực để phân loại. “Nếu tôi bán rác, có tiền, không đáng bao nhiêu nhưng dù sao cũng hiệu quả hơn. Vì nếu tôi bán thì tôi mới phân loại. Đơn vị đi mua, trả tiền tôi. Còn nhà máy tái chế thì đi mua lại ông vận chuyển. Nhà nước có thể hỗ trợ cho ông sản phẩm thông qua thuế thì sẽ hợp lý hơn”, ông Phúc phân tích và cho rằng, nếu người dân không được bán mà lại phải trả tiền thu gom, xử lý thì rất dễ dẫn đến tình trạng vứt bừa bãi, không chịu phân loại. “Đề ra như thế tôi cho không hiệu quả”, ông Phúc nói.

    Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, quy định về quản lý chất thải sinh hoạt là nội dung mới rất tiến bộ và đồng ý phải có quy định khuyến khích, tạo điều kiện thu gom, phân loại rác sinh hoạt.

    Đồng tình với ông Phúc về việc "bán" rác thải sinh hoạt, song, ông Lưu cũng cho rằng, thải ra nhiều phải trả nhiều tiền. “Anh thải ra nhiều, anh phải trả phí nhiều vì người ta phải đi thu gom, xử lý. Nếu không phải trả tiền thì sẽ khuyến khích người ta xả rác nhiều. Anh có thể bán nhưng xả rác nhiều thì phải trả tiền nhiều", ông Lưu nhấn mạnh.

    Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên - Nhi đồng Quốc hội Phan Thanh Bình cũng ủng hộ phân loại rác thành 3 loại ngay tại nguồn song cho rằng đây là vấn đề khó. “Đây là vấn đề nên làm nhưng cực kỳ khó. Nói chục năm nay rồi nhưng thành phố lớn cũng chưa làm được", ông Bình nói.

    Ông Bình cũng đồng ý nguyên tắc giao cho UBND cấp tỉnh quy định và lộ trình tới năm 2025 sẽ thực hiện. Tuy nhiên, ông Bình cho biết, hiện nay, chưa nói tới vấn đề phân loại thì riêng thu gom rác, đặc biệt là ở nông thôn cũng đã là vấn đề. “Vậy trong 5 năm chuẩn bị này ta có nên làm tốt công tác thu gom rồi mới phân loại hay không”, ông Bình nêu.

    Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội Trần Văn Túy thì cho rằng, lộ trình 5 năm tới 2025 mới thực hiện phân loại và thu phí rác thải theo khối lượng, chủng loại là quá dài.

    "Nếu có quy định bắt buộc và lộ trình rõ ràng hơn trong 1 - 2 năm sẽ tạo thói quen, tập quán. Địa phương tôi trước đây thí điểm ở phường thì dân hưởng ứng. Nhưng khi thu gom thì tất cả đổ lên một xe thành ra rất lãng phí. Quan trọng là có nhận thức đồng bộ", ông Túy nói và đề nghị nghiên cứu lộ trình ngắn hơn.

    "Nếu không quyết tâm thì rất lãng phí. Mất thêm 5 năm", ông Túy nói thêm.

    Theo Thanh niên

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    1126 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận