Sẽ sửa đổi Thông tư liên tịch 41: hướng dẫn HSSV đóng BHYT

Chủ đề   RSS   
  • #399467 14/09/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Sẽ sửa đổi Thông tư liên tịch 41: hướng dẫn HSSV đóng BHYT

    Thời gian vừa qua, nhận thấy các quy định hiện hành về việc thực hiện BHYT chưa phù hợp với điều kiện tài chính thực tế của phụ huynh học sinh, sinh viên (HSSV), Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài Chính đề xuất sửa đổi Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế.

    HSSV có thể đóng BHYT định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng

    Cụ thể, các trường học thu tiền đóng BHYT của HSSV 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng.

    Riêng với HSSV năm đầu cấp học thì các trường học này thu tiền đóng BHYT như sau:

    - Đợt 1: thu tiền đóng BHYT cho thời gian từ 01/10 hoặc từ ngày hết hạn ghi trên thẻ BHYT của HSSV đã tham gia trước đó đến hết ngày 31/12 của năm đó.

    - Đợt 2: Thu tiền đón BHYT 6 tháng/lần hoặc 12 tháng cho thời gian từ 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm liền kề.

    Trường hợp HSSV đang tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng khác như tham gia BHYT theo hộ gia đình…có thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng dưới 03 tháng kể từ thời điểm nhập học hoặc ngày cuối hạn sử dụng được ghi trên thẻ BHYT thì thu gộp vào năm sau liền kề.

    Định kỳ 03, 06 hoặc 12 tháng, tổ chức BHXH tổng hợp số thẻ BHYT đã phát hành, số tiền thu của HSSV và số tiền do ngân sách nhà nước hỗ trợ, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHYT.

    Riêng các trường học thuộc Bộ , cơ quan trung ương quản lý thì gửi cho BHXH Việt Nam để tổng hợp gửi Bộ Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHYT.

    Không nhất thiết phải có giấy hẹn khám lại mới được thanh toán BHYT trái tuyến

    Theo đó, người tham gia BHYT đến khám lại theo hẹn của bác sĩ tại cơ sở y tế tuyến trên không qua cơ sở y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu phải xuất trình thẻ BHYT (hoặc giấy hẹn cấp lại thẻ) và giấy ra viện hoặc sổ y bạ hoặc sổ khám chữa bệnh hoặc đơn thuốc được bác sĩ ghi hẹn khám lại.

    Như vậy, người tham gia BHYT có thể nộp giấy ra viện, sổ y bạ hoặc sổ khám chữa bệnh hoặc đơn thuốc được bác sĩ ghi hẹn khám lại thay vì phải nộp giấy hẹn như hiện nay.

    Khám chữa bệnh không đúng cơ sở y tế đăng ký vẫn được thanh toán BHYT

    Người tham gia BHYT đến khám chữa bệnh mà không phải trong tình trạng cấp cứu trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, đi học tập trung theo hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, chuyển trường học, tạm trú thì được khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở y tế cùng tuyến với cơ sở đăng ký ban đầu.

    Khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế này phải xuất trình thẻ BHYT (giấy hẹn cấp lại thẻ BHYT) và một trong các giấy tờ (bản chính hoặc bản sao): giấy công tác, quyết định cử đi học, giấy tờ chứng minh là HSSV, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú.

    Có giấy chuyển viện do cơ sở y tế không đủ chức năng thực hiện vẫn được thanh toán BHYT

    Trường hợp, người bệnh được cơ sở y tế nơi đăng ký khám chữa bện ban đầu viết giấy gửi người bệnh hoặc mẫu bệnh đến cơ sở y tế khác để xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh do cơ sở y tế đó không thực hiện được thì quỹ BHYT thanh toán cho cơ sở y tế nơi xét nghiệm, chẩn đoán.

    Ngoài ra, đến khám chữa bệnh không đúng tuyến tại cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến trung ương, có chỉ định vào điều trị nội trú thì chi phí xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, dịch vụ kỹ thuật y tế được tổng hợp để thanh toán trong đợt điều trị này.

    Xem chi tiết nội dung tại dự thảo Thông tư liên tịch sửa đổi Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế.

     
    5593 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận