Kì họp Quốc hội 11 khóa XII đã thông qua luật dược sửa đổi, luật này có hiệu lực từ ngày 1/1/2017.
Theo đó, có một số điểm lưu ý sau.
Trươc hết, tại Điều 6 luật này có quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó, đáng lưu ý là việc “Thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với các sản phẩm không phải là thuốc trừ trang thiết bị y tế; […]”
Mặt khác, theo khoản 1 điều 29 luật này, “Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề dược.”. Như vậy, Chứng chỉ hành nghề dược chỉ được cấp một lần duy nhất. Điều này tuy không phù hợp với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới rằng nên kiểm tra và cấp bằng mỗi năm năm một lần. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến, vì thủ tục hành chính ở nước ta còn phức tạp và vẫn còn nhiều khó khăn nên ý kiến áp dụng theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới đã không được chấp nhận trong dự thảo.
Ngoài ra, điểm mới nhất của dự thảo lần này là tại Điều 13 khoản 1, không còn sự phân biệt giữa dược sĩ đại học và cử nhân đại học dược và được gọi chung là “bằng tốt nghiệp đại học ngành dược” tức là bằng dược sĩ.