Sẽ có lựa chọn "giới tính thứ ba" trên giấy khai sinh ... ở Đức

Chủ đề   RSS   
  • #510208 15/12/2018

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Sẽ có lựa chọn "giới tính thứ ba" trên giấy khai sinh ... ở Đức

    Hôm qua (14/12), Đức đã phê chuẩn Luật bổ sung lựa chọn giới tính thứ ba, bên cạnh 02 giới tính truyền thống là 'nam' và 'nữ' trên giấy khai sinh và các văn bản hành chính khác. 

    Theo đó, giới tính này sẽ được ghi là "diverse" tức là những giới tính khác. 

    Tính thời điểm hiện tại, ngoài Đức, đã có nước 06 nước gồm Áo, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Canada và Bồ Đào Nha ban hành quy định về vấn đề này.

    Quy định trên được xem là một bước tiến trong việc thừa nhận quyền của người thuộc giới tính thứ ba tại Đức nói riêng và quốc tế nói chung. 

    Các bạn nghĩ sao về vấn đề này và bao giờ Việt Nam có quy định như trên?

     
    Cập nhật bởi DuTiepKhac ngày 15/12/2018 02:15:24 CH

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    5677 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn dutiepkhac vì bài viết hữu ích
    enychi (22/07/2019) nguyentrinh1996 (15/12/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #510226   15/12/2018

    Hiện tại, pháp luật Việt Nam cũng đã thừa nhận quyền xác định lại giới tính của công dân trong Bộ luật dân sự 2005, được thay thế bởi Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

    “Điều 36. Quyền xác định lại giới tính

    1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.

    Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.

    2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”

    Trong thời gian sắp tới, mình nghĩ dưới sự đấu tranh của cộng đồng LGBT cũng như sự ủng hộ từ xã hội thì chắc chắn Luật chuyển đổi giới tính sẽ được thông qua.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyentrinh1996 vì bài viết hữu ích
    enychi (22/07/2019)
  • #511571   03/01/2019

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    nguyentrinh1996 viết:

    Hiện tại, pháp luật Việt Nam cũng đã thừa nhận quyền xác định lại giới tính của công dân trong Bộ luật dân sự 2005, được thay thế bởi Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

    “Điều 36. Quyền xác định lại giới tính

    1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.

    Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.

    2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”

    Trong thời gian sắp tới, mình nghĩ dưới sự đấu tranh của cộng đồng LGBT cũng như sự ủng hộ từ xã hội thì chắc chắn Luật chuyển đổi giới tính sẽ được thông qua.

    Đồng ý với bạn là pháp luật Việt Nam đã thừa nhận quyền xác định lại giới tính, nhưng việc xác định lại này cuối cùng cũng chỉ xác định là nam hoặc nữ chứ không xác định ra được giới tính thứ ba.

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dutiepkhac vì bài viết hữu ích
    enychi (22/07/2019)
  • #522486   30/06/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Việt Nam mặc dù đã có cái nhìn thiện cảm hơn đối với người có giới tính thứ ba, nhưng vẫn chưa chấp nhận hôn nhân đồng giới. Điều đó cũng có nghĩa rằng, pháp luật chưa chấp nhận người giới tính thứ ba, mà chỉ mới chấp nhận người giới tính thứ ba có quyền thay đổi giới tính của mình thôi. Như vậy, trong giấy khai sinh chỉ là Nam hoặc Nữ, còn ai là Nam nhưng muốn đổi thành Nữ hoặc ngược lại thì phải đi thay đổi giới tính của mình để được đổi giới tính trong giấy khai sinh chứ không có mục Giới tính thứ ba.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn An_Pisces vì bài viết hữu ích
    enychi (22/07/2019)
  • #523458   21/07/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


         Tôi thấy đây là nhu cầu của người có giới tình thứ ba. Cho nên Nhà nước nên cởi mở và công nhận cho họ, nhằm để sự kỳ thị từ xã hội sẽ giảm để họ dễ dàng hòa nhập cộng đồng.

         Nhưng phải khống chế bằng một luật khác để tránh tình trạng lạm dụng giới tính của người không có nhu cầu.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #526563   27/08/2019

    Mình nghĩ việc pháp luật Đức bổ sung lựa chọn giới tính thứ ba là rất hợp lý, đó mới thật sự là không kỳ thị và phân biệt đối với người có giới tính thứ ba. Đồng thời, cũng nên công nhận hôn nhân đồng giới vì đó cũng là một mưu cầu hạnh phúc, quyền chính đáng của con người.

     
    Báo quản trị |  
  • #527453   02/09/2019

    Cảm ơn về bài viết rất thú vị mà bạn đã chia sẻ. Theo quy định của mình thì việc các nước trên thế giới thừa nhận giới tính thứ ba là điều đương nhiên. Đương nhiên giống như chim sẽ hót, nước . Việt Nam thì theo mình cũng sẽ dần chấp nhận thế giới thứ 3 nhưng sẽ mất thêm thời gian .

     
    Báo quản trị |  
  • #529845   30/09/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    Mới sinh thì mình có cách nào nhận biết đứa trẻ là giới tính thứ 3 hay không để mà sử dụng ô giới tính thứ 3 trong giấy khai sinh nhỉ ?

     
    Báo quản trị |  
  • #529972   30/09/2019

    Nhunghi1997
    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Có một số chính trị gia nổi tiếng người Đức công khai đồng tính. Trong số đó có cựu Thị trưởng Berlin Klaus Wowereit (có công khai đồng tính với những từ nổi tiếng "Ich bin schwul - und das ist auch gut so!" [Tiếng Anh: "Tôi là gay - và đó là một điều tốt!"]) và Johannes Kahrs (từ SPD); Volker Beck Kai Gehring, Ulle Schauws, Gerhard Schick và Anja Hajduk (từ Đảng Xanh); Harald Petzold (Die Linke); Jens Spahn và Stefan Kaufmann (từ CDU);Bernd Fabritius (từ CSU); Michael Kauch và Guido Westerwelle, cựu Bộ trưởng Ngoại giao liên bang và cựu lãnh đạo của đảng Tự do Đảng Dân chủ Tự do (FDP).

     
    Báo quản trị |  
  • #580313   31/01/2022

    Sẽ có lựa chọn "giới tính thứ ba" trên giấy khai sinh ... ở Đức

    Điều này cho thấy nước Đức đã chấp nhận cộng đồng LGBT, đấy là một tín hiệu đáng mừng. Việt Nam ta mặc dù chưa công nhận hôn nhân đồng giới nhưng cũng phần nào chấp nhận những người có giới tính thứ ba và có cái nhìn thiện cảm hơn

     
    Báo quản trị |  
  • #600046   09/03/2023

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Sẽ có lựa chọn "giới tính thứ ba" trên giấy khai sinh ... ở Đức

    Theo mình thì tốt nhất, vẫn ghi hai giới tính nam và nữ thôi. Còn công nhận quyền nghĩa vụ giới tính thứ ba thì công nhận về mặt cuộc sống tồn tại là đủ. Ví dụ, cặp đồng tính nam kết hôn thì cấp chứng nhận kết hôn, giới tính vẫn ghi nam-nữ, có sao đâu. Ghi x khi kết hôn người này sau này lại kết hôn người khác nhưng ở vai chồng thì lại ghi nữ thì không phù hợp.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #600056   10/03/2023

    nguyentanviet2000
    nguyentanviet2000
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/12/2022
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1544
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 42 lần


    Sẽ có lựa chọn "giới tính thứ ba" trên giấy khai sinh ... ở Đức

    Cảm ơn bài viết hữu ích của tác giả. Việc có lựa chọn "giới tính thứ ba" trên giấy khai sinh đang được xem là một giải pháp để giải quyết vấn đề phân biệt giới tính và giúp cho những người không thuộc giới tính nam hoặc nữ được công nhận chính thức.

     
    Báo quản trị |  
  • #600308   20/03/2023

    concobebee
    concobebee
    Top 500
    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 980
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Sẽ có lựa chọn "giới tính thứ ba" trên giấy khai sinh ... ở Đức

    Cảm ơn bài viết rất thú vị của bạn. Ngày nay, có một số quốc gia đã công nhận về người đồng tính, hay người thuộc giới tính thứ 3. Ở Việt Nam, việc kết hôn giữa những người đồng giới tuy không bị cấm nhưng lại không được công nhận. Theo tôi, việc quy định giới tính thứ ba trên giấy khai sinh là điều hoàn toàn có thể xem xét được. Vì việc giới tính của một người được thừa nhận trên giấy tờ như vậy thật sự có thể xem như một sự tôn trọng đối với họ.

     
    Báo quản trị |  
  • #600971   30/03/2023

    Sẽ có lựa chọn "giới tính thứ ba" trên giấy khai sinh ... ở Đức

    Cảm ơn bài viết của bạn. Luật công nhận giới tính thứ ba được coi là một bước đi đúng đắn, nhưng đồng thời cũng làm dấy lên những nghi vấn về luật pháp. Liệu những người lớn lưỡng giới hiện tại có thể lựa chọn giới tính “X” thay vì “F” hoặc “M”, và liệu hai người giới tính “X” có thể kết hôn với nhau hay không?

     
    Báo quản trị |  
  • #601078   30/03/2023

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Sẽ có lựa chọn "giới tính thứ ba" trên giấy khai sinh ... ở Đức

    Mỗi quốc gia có nền văn hóa khác nhau kéo theo việc xây dựng pháp luật cũng sẽ khác nhau. Có thể thấy ở Đức thì việc hợp pháp hóa giới tính thứ ba, ghi nhận quyền của họ là việc rất được mọi người ủng hộ. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì sự việc này chịu tác động bởi rất nhiều thứ khiến không thể thay đổi trong một sớm một chiều được.

     
    Báo quản trị |  
  • #601211   31/03/2023

    Sẽ có lựa chọn "giới tính thứ ba" trên giấy khai sinh ... ở Đức

    Một số nước trên thế giới hiện nay đã công nhận giới tính thứ ba và hôn nhân đồng giới. Mình nghĩ điều này cũng rất hay và văn minh khi luật pháp tôn trọng và bảo vệ xu hướng tính dục của mỗi người. Thông qua pháp luật, có thể nói rằng xu hướng tính dục không phải là một căn bệnh như mọi người đã từng nghĩ.

     
    Báo quản trị |  
  • #601218   31/03/2023

    VovoQuynh
    VovoQuynh

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:23/03/2023
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 580
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Sẽ có lựa chọn "giới tính thứ ba" trên giấy khai sinh ... ở Đức

    Cảm ơn tác giả đã chia sẻ thông tin hữu ích này đến mình. Biết rằng, pháp luật Việt Nam cũng đã thừa nhận quyền xác định lại giới tính của công dân trong Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp chứ chưa bao quát đối tượng nên quy định có vẻ như chưa được áp dung bao quát cho những đối tượng thuộc cộng đồng LGBT ở Việt Nam. Tuy nhiên nhà nước ta công nhận chứ không phải ngăn cản.

     
    Báo quản trị |  
  • #601222   31/03/2023

    Sẽ có lựa chọn "giới tính thứ ba" trên giấy khai sinh ... ở Đức

    Hiện nay, tại Việt Nam đã ngày càng thoáng hơn trong việc chấp nhận người có giới tính thứ ba, nhưng hôn nhân đồng tính vẫn chưa được pháp luật công nhận.Theo mình pháp luật cần sớm công nhận hôn nhân đồng tính giúp những người thuộc giới tính này khi muốn kết hôn có thể hạn chế được sự kỳ thị từ xã hội.

     
    Báo quản trị |