Sẽ bỏ quy định bắt đóng cọc 03 triệu và xử phạt nếu để ăn cỗ lấy phần

Chủ đề   RSS   
  • #515992 29/03/2019

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Sẽ bỏ quy định bắt đóng cọc 03 triệu và xử phạt nếu để ăn cỗ lấy phần

    Cán bộ văn hóa huyện Giao Thủy (Nam Định) cho biết, sẽ yêu cầu xã bắt người dân đóng cọc 3 triệu đồng, xử phạt nếu để xảy ra ăn cỗ lấy phần bỏ quy định này.
     
     
    Ảnh minh họa 
     
    Trước đó, đã có thông tin về việc chính quyền một xã ở huyện này ra quy định bắt chủ nhà làm cỗ phải đặt cọc 03 triệu đồng và bị xử phạt nếu để người dân ăn cỗ lấy phần mang về nhà.
     
    Được biết tục ăn cỗ chia phần là tập quán văn hóa lâu đời ở nhiều vùng quê Bắc Bộ, nhưng trong bối cảnh hiện nay, phong tục này không còn phù hợp.
     
    Nnăm 2016, huyện Giao Thủy phát động cuộc vận động làm cỗ đủ ăn, ăn cỗ không chia phần được người dân thống nhất, nhất trí thì sẽ đưa vào hương ước của làng để cùng nhau thực hiện.
     
    Đến năm 2017, khi đi kiểm tra và phát hiện xã Giao Long yêu cầu người dân đặt cọc 3 triệu đồng trước khi làm cỗ. Việc này là trái với quy định của pháp luật nên cần phải chấm dứt. 
     
    Trưởng phòng Văn hóa huyện Giao Thủy cho rằng, kể từ khi phát động cuộc vận động làm cỗ đủ ăn, ăn cỗ không chia phần chưa có trường hợp nào bị xử phạt. 
     
    Người dân rất thoải mái và hưởng ứng cuộc vận động này. Thậm chí, ông cho rằng, từ khi có cuộc vân động, người dân còn giảm thiểu được rất nhiều phiền hà trong việc làm cỗ bàn.
     
    Trước đó, theo phản ánh của người dân xã Giao Long (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), chủ nhà làm cỗ phải đặt cọc 3 triệu đồng với chính quyền xã trước khi làm cỗ và cam kết không để xảy ra tình trạng ăn cỗ lấy phần.
     
    Theo lãnh đạo xã này, việc này thực hiện theo Chỉ thị của Huyện ủy về thực hiện nếp sống văn minh văn hóa. Tuy nhiên, việc bắt người dân đặt cọc 3 triệu đồng là do phía xã tự đề ra nhằm mục đích để đe người dân. 
     
    Nếu để xảy ra tình trạng ăn cỗ lấy phần, chủ nhà sẽ bị xử phạt. Ông Nam lấy ví dụ, 1 người lấy phần có thể phạt 500.000 đồng, 2 người có thể lên đến 1.000.000 đồng… Tuy nhiên, trong cam kết không có con số xử phạt cụ thể mà chỉ ghi là “tùy vào mức độ vi phạm mà xử lý.
     
    Chủ tịch UBND xã Giao Long cũng cho hay, trước khi làm việc này, xã đã bàn bạc với người dân và được người dân đồng tình nên mới triển khai. Từ ngày thực hiện, xã chưa xử phạt một trường hợp nào. Đặc biệt vào mùa cưới, xã sẽ phát thanh liên tục trên loa 1 tuần 1 lần để người dân nắm rõ quy định.
     
    Nguồn: Dân Việt

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    2129 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #515998   30/03/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Theo mình tim hiểu về phong tục ăn cỗ lấy phần thì đây là một nét văn hóa truyền thống ở nhiều vùng nông thôn miền Bắc, khi mà cuộc sống còn khó khăn. Ngày nay, sự ăn uống với nhiều gia đình đã không còn là vấn đề, nhưng phong tục “ăn cỗ lấy phần” vẫn được duy trì ở nhiều vùng nông thôn miền Bắc. Nó vừa là thói quen, vừa là lời nhắc nhở nhau về đức tính tiết kiệm và sẻ chia, cũng là lời răn dạy về đức hy sinh cho con, cho cháu. Tuy nhiên nhiều người cho rằng hành vi này là phản cảm nếu như chưa tìm hiểu kỹ càng vấn đề và nguồn gốc của phong tục mà phán xét thì chưa hợp lý. Quy định bắt đóng cọc 3 triệu và xử phạt nếu để ăn cỗ lấy phần là áp đặt, do đó mình thấy bỏ quy định này là hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #516007   30/03/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Lần đầu tiên nghe thấy có quy định này luôn. Chắc cũng chỉ có một số vùng ở miền Bắc có thôi nên cũng không nổi bật lắm. Tuy nhiên, mình thấy quy định này cũng hơi sai sai khi áp dụng trong thời đại này rồi,. Nếu đã không còn phù hợp nữa thì tốt nhất là nên bỏ đi.

     
    Báo quản trị |  
  • #516023   30/03/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Chẳng hiểu cán bộ địa phương này nghĩ gì mà lại có cái quy định như vậy, trước giờ ở quê mình nhà ai có cỗ cũng đều sẽ chuẩn bị những phần mang về cho người đến ăn cỗ, không nhiều nhặn gì chỉ là bánh ít, hoa quá, bánh ngọt gì đó thôi, và từ xưa giờ vậy rồi, không ai coi đó là xấu cả

     
    Báo quản trị |  
  • #516028   30/03/2019

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Chuyện này thực sự trước giờ chưa có tiền lệ và không có dấu hiệu vi phạm gì tội trộm, cắp theo đúng như quy định pháp luật (trộm cắp tài sản, tài sản theo quy định không có đồ ăn). Theo phong tục đám cỗ thì khi đi gia đình sẽ cho người đi một ít gọi là quà cũng như thay lời cảm ơn. Ở đây thể hiện sự quý trọng và tình nghĩa nên mới cho đồ ăn mang về cho người thân ở nhà. Nếu như có quy định như thế thì tương lai người ta sẽ không tổ chức giỗ cổ gì nữa để khỏi phải đóng cọc và đóng phạt tại vì giỗ cổ rất đông người không thể kiểm soát được thức ăn và số lượng người ra vào. Vậy nên quy định trên nên loại bỏ để giữ được nét đẹp phong tục.

     
    Báo quản trị |  
  • #516034   30/03/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Tất nhiên là phải bỏ rồi, quy định này thực tế là không phug hợp, không khả quan trong thời hiện đại và điều này phi hợp lý đối với quy định pháp luật. Không ai lại đi cấm một người đi ăn giỗ trong gia đình anh em họ hàng lấy phần về lại bị phạt, chả khác nào nói anh cho em đồ ăn là bị đóng phạt, quy định này quá vô lý và có phần thiển cận và mang tính đối phó cá nhân hay ai đó. 

     
    Báo quản trị |  
  • #516061   30/03/2019

    Vẫn biết là mỗi nơi sẽ có một phong tục riêng, nhưng mình thấy quy định này khá là nhảm nhí và không phù hợp với tình hình hiện nay cho lắm. Cụ thể khi tổ chức đám cưới chẳng hạn thì gia chủ thường mời mọi người đến chung vui và khi thức ăn còn nhiều thì gia chủ thường chia lại cho mỗi người một ít. Nó không phải trộm cắp hay cướp giật để mà phải cấm thực hiện cả. Thiết nghĩ cơ quan nhà nước nên ban  hành ra những quy định thiết thực với đời sống, người dân hơn là quy định lãng xẹt này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #516177   31/03/2019

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Theo mình thấy việc phát động cuộc vận động làm cỗ đủ ăn, ăn cỗ không chia phần chỉ nên khuyến khích chứ không thể đưa vào quy định mà phạt, bởi lẽ nếu mục đích của việc phát động là tiết kiệm, tránh phun phí thì nên đưa ra chính sách khuyến khích người dân, hơn nữa một số nhà họ có điều kiện thì họ làm cỗ lớn rồi chia cho mọi người trong hàng xóm láng giềng để thêm gắn kết mối quan hệ thì có gì là sai đâu mà lại đi phạt họ?

     
    Báo quản trị |  
  • #516298   31/03/2019

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 87 lần


    Ăn cỗ lấy phần từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam. Xét về truyền thống thì đây là hành động thể hiện sự quan tâm của người đi ăn cỗ dành cho người thân trong gia đình khi mà những món ăn trong mâm cỗ không phải ai cũng dễ dàng được ăn

    Xét về lối sống thì đây là hành vi đáng được khen ngợi. Người Việt Nam thường có thói quen vứt bỏ đồ ăn thừa khi tàn tiệc, như thế sẽ rất lãng phí vì có khi có nhiều món ăn còn chưa bị đụng đũa. Nên mình thấy việc xử phạt như vậy lại vô tình cản trở người dân làm việc tốt. Bỏ quy định này là rất hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #516319   31/03/2019

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Khi ăn không hết, nếu người nhà biếu cứ lấy về chứ không để lại cũng dư sinh ra ôi thiu rồi cuối cùng cũng phải vứt lại thấy lãng phí.

     
    Báo quản trị |  
  • #516338   31/03/2019

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Thói quen ăn cỗ và lấy phần đem về có lẽ không có gì quá xa lạ đối với một số vùng quê ở nước ta. Khi có đám tiệc như giỗ, cưới xin, tân gia nhà.. thì chủ nhà thường sẽ "phát" cho mỗi người tham gia một ít đồ ăn nhằm thể hiện tình cảm, quan tâm lẫn nhau. Do đó, quy định của huyện Giao Thuỷ là không hợp lý từ thẩm quyền, nội dung ban hành. Vì vậy, những nét văn hoá như thế này thì nên để thói quen, nhận thức của người dân họ điều chỉnh cho phù hợp thay vì sử dụng pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #516341   31/03/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Dù biết là hương ước của làng nhưng việc cơ quan nhà nước là chính quyền xã giữ cọc 3 triệu đồng của người dân theo mình là không phù hợp. Khi cơ quan nhà nước làm việc dựa trên pháp luật, mà hương ước thì không phải là nguồn pháp luật nên việc giữ tiền là không đúng chức năng. Việc nhân danh nhà nước để thực hiện hành vi trên dễ gây ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan nhà nước.

     
    Báo quản trị |  
  • #516124   30/03/2019

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Khách đi ăn cỗ mà "đùm" mang về, chủ nhà sẽ bị phạt!

    Mấy hôm nay mình có đọc báo và có thấy một tin khá hay và muốn chia sẻ đến mọi người như sau:

    Đó là một số xã của huyện Giao Thủy (Nam Định) thực hiện phạt tiền chủ nhà nếu để khách đến ăn cỗ lấy phần mang về.

    Theo đó, các cặp đôi khi đăng ký kết hôn sẽ đặt cọc cho xã một khoản tiền (3 triệu đồng). Trong quá trình tổ chức lễ cưới, nếu để xảy ra tình trạng ăn cỗ lấy phần sẽ bị xử phạt, trừ vào số tiền đã cọc.

    Về vấn đề này,  ông chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Giao Thuỷ thì việc ăn cỗ lấy phần không sai nhưng cỗ làm la liệt ăn không hết, mỗi người nhón một tí tạo ra hình ảnh không văn minh. Và theo pháp lệnh dân chủ cơ sở, người dân trong một số xã được trưng cầu ý kiến, họp bàn rồi đưa ra HĐND xã quyết định việc ăn cỗ không lấy phần.

    Đây là quy định khiến chúng ta liên hệ tới câu nói “phép vua thua lệ làng”.

    Nếu đứng dưới góc độ văn hoá thì đây là việc ăn cỗ lấy phần được xem là thói quen lâu đời của một số người dân ở một số vùng miền. Điều này có lẽ là không có gì đáng phải phê phán, việc chấn chỉnh hình ảnh văn minh của thói quen cũng là hợp lý nhằm hạn chế cảnh “nhốn nháo”.

    Nhưng dưới lăng kính pháp luật, mình thấy quy định này chưa thực sự là hợp lý từ: thẩm quyền, quy trình ban hành, nội dung trong đó. Mình nghĩ những vấn đề liên quan tới tập tục, thói quen của người dân thì nên tuyên truyền, phổ biến thì hiệu quả và chính xác hơn.

    Còn các bạn thấy quy định này ra sao?

    Cập nhật bởi tieukhanh95 ngày 30/03/2019 09:10:33 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #524413   30/07/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Cảm ơn vì bài viết của bạn, tuy nhiên việc phạt người ăn cổ lấy phần đem về là không khả thi. Vì thực chất có nhiều trường hợp đồ ăn không hết, người chủ vẫn mong muốn mỗi người lấy một ít để tránh tình trạng hoang phí, quy định trong trường hợp này nói chung cũng không hay cho lắm, vì đây là ý thức văn hóa thôi.

     
    Báo quản trị |