Sau ly hôn có được cấm vợ cũ, chồng cũ gặp con?

Chủ đề   RSS   
  • #577175 20/11/2021

    minhnghia4399

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/11/2021
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 13 lần


    Sau ly hôn có được cấm vợ cũ, chồng cũ gặp con?

    Vì sợ con bị ảnh hưởng xấu bởi vợ cũ, chồng cũ hay có khi chỉ đơn giản là vì tâm lý thù ghét mà nhiều người đã cấm cản người kia thăm nom, tiếp xúc với con sau khi ly hôn. Nhẹ thì viện lý do này nọ, nặng thì ngăn trở ra mặt. Liệu rằng hành vi cản trở như thế có được pháp luật cho phép hay không?

    Ly hôn xong có được cấm cha mẹ gặp con? Minh họa

    Ly hôn xong có được cấm cha mẹ gặp con? Minh họa

    Căn cứ theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quyền thăm nom con mà không bị ai ngăn trở.

    Điều 83 Luật này cũng nêu rõ tại khoản 2 là người giành được quyền nuôi con và gia đình không được ngăn cấm người kia thực hiện việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    Theo điểm d khoản 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007, hành vi cản trở cha, mẹ gặp mặt con cũng được xem là hành vi bạo lực gia đình, kể cả trong trường hợp hai bên đã ly dị.

    Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định người nào có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 300.000 đồng.

    Như vậy, việc vô cớ cấm vợ, chồng cũ thăm nuôi, chăm sóc con là không được phép. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, vì lợi ích của trẻ, quyền thăm nuôi nằm có thể bị pháp luật hạn chế.

    Cụ thể, theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, trong trường hợp có chứng cứ xác thực, người đang trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án cấm người kia được gặp con, nếu họ có một trong những hành vi sau đây: 

    - Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý;

    - Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

    - Phá tán tài sản của con;

    - Có lối sống đồi trụy;

    - Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

    Về việc thế nào là lối sống đồi trụy, có thể tham khảo từ khoản 4 Điều 3 Nghị định 178/2004/NĐ-CP. Lối sống đồi trụy có thể được hiểu là là lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

    Ngoài ra, khoản 3 Điều 82 Luật này cũng chỉ rõ người trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom nếu người kia lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    Thời hạn cấm này có thể kéo dài từ 01 đến 05 năm, tùy theo mức độ nghiêm trọng của sự việc.

     
    2050 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhnghia4399 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/11/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577184   21/11/2021

    mibietchi
    mibietchi
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hà Tĩnh
    Tham gia:25/05/2014
    Tổng số bài viết (148)
    Số điểm: 1190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 67 lần


    Sau ly hôn có được cấm vợ cũ, chồng cũ gặp con?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Thực tế thì khi ly hôn, nếu việc ly hôn không diễn ra trong êm đẹp và có tranh chấp quyền nuôi con thì người trục tiếp nuôi con sẽ có xu hướng tìm mọi cách để ngăn cản người còn lại gặp con. Việc pháp luật quy định rõ ràng về các trường hợp được cản trở hay không cản trở sẽ tạo điều kiện để người không trực tiếp nuôi con và cả người trực tiếp nuôi con bảo vệ được quyền lợi của mình và đặc biệt là quyền của đứa bé.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mibietchi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/11/2021)
  • #577428   29/11/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Sau ly hôn có được cấm vợ cũ, chồng cũ gặp con?

    Việc ngăn cản không cho cha/mẹ gặp con là một trong những hành vi bạo lực gia đình được nêu tại Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007.

    Tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

    1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

    Như vậy, về việc thăm nuôi con sau khi ly hôn, khoản 3 Điều 82 Luật Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định quyền của người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở và không hạn chế số lần thăm nom.

    Theo đó, hành vi ngăn cản quyền thăm nom giữa cha mẹ và con bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

    Bởi vậy, để được thăm con khi bị cản trở thì người bị ngăn cản có thể thực hiện các cách sau đây:

    1/ Thỏa thuận. Đối với yêu cầu ly hôn của vợ chồng, trước hết Tòa án sẽ dựa vào sự thỏa thuận của hai người để giải quyết. Do đó, việc đầu tiên khi muốn giải quyết vấn đề này là đạt được sự thỏa thuận của hai bên.

    2/ Nếu không thể thỏa thuận được thì có thể khởi kiện để yêu cầu người đang trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ của mình là không được ngăn cản, cấm đoán người không trực tiếp nuôi con.

    Ngoài ra, nếu có căn cứ chứng minh người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người bị ngăn cản có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/11/2021)
  • #579094   31/12/2021

    Sau ly hôn có được cấm vợ cũ, chồng cũ gặp con?

    Hành vi cản trở cha, mẹ gặp mặt con cho dù hai bên đã li hôn cũng được xem là hành vi bạo lực gia đình và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi có đủ căn cứ chứng mình việc gặp mặt người kia sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con cái thì có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hạn chế quyền thăm nom

     
    Báo quản trị |  
  • #579129   31/12/2021

    Sau ly hôn có được cấm vợ cũ, chồng cũ gặp con?

    Việc cấm cản vợ cũ, chồng cũ đến thăm con cái sau khi ly hôn mà không phải vì lý do bảo vệ quyền lợi của trẻ nhỏ là điều không chỉ vi phạm pháp luật mà còn tước đoạt đi quyền được sống và lớn lên trong tình cảm thiêng liêng với cha hoặc mẹ của những đứa trẻ. Việc ly hôn là quyết định của người lớn nhưng lại làm tổn thương đến con cái, điều này cần được bậc làm cha làm mẹ quan tâm hơn để không ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý những đứa trẻ.

     
    Báo quản trị |  
  • #579579   23/01/2022

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp rất hữu ích. Sau khi ly hôn tùy vào quyết định của tòa án có quy định cấm một trong hai bên gặp con hay không. Nếu tòa án có phán quyết một trong hai bên không được gặp con thì bên còn lại mới được phép cấm không cho người kia gặp con. Tuy nhiên, có nhiều người hiện nay tự ý cấm cha hoặc mẹ của đứa trẻ không được gặp con của mình hành vi này là trái với quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #589192   31/07/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Sau ly hôn có được cấm vợ cũ, chồng cũ gặp con?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Về vấn đề này phải xem xét 2 trường hợp. Trường hợp một: là từ phía tòa án có ra quyết định cấm vợ, chồng khi có hành vi làm tổn hại đến trẻ thì sẽ cấm vợ, chồng gặp con cái sau ly hôn. Trường hợp hai: dù không có quyết định của tòa án nhưng vẫn có hành vi cấm cản gặp gỡ con cái thì hãy báo cáo với cơ quan chức năng xử lí để dành lại quyền lợi.

     
    Báo quản trị |