Sau khi uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn?

Chủ đề   RSS   
  • #536766 03/01/2020

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Sau khi uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn?

     

    Luật Phòng chống tác hại rượu bia 2020 cấm triệt để điều khiển phương tiện giao thông khi đã uống rượu bia. Vậy sau khi uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn và có thể lái xe?

    Luật Phòng chống tác hại rượu bia mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 cấm hoàn toàn việc điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu có nồng độ cồn đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Với chế tài xử phạt nghiêm khắc, nhiều người đang thực sự lo ngại về việc lái xe sau khi uống rượu bia sẽ bị phạt tiền rất nặng và tước bằng lái xe.

    Thực tế sau khi Luật này chính thức có hiệu lực, trên mạng xã hội đã xuất hiện thông tin người đã uống rượu bia sau 24 giờ có thể điều khiển phương tiện giao thông mà không còn nồng độ cồn trong máu.

    Trả lời báo chí, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng thông tin này là không có căn cứ. Không thể khẳng định chính xác tuyệt đối là “uống rượu bia sau bao lâu mới được lái xe, hay sau bao lâu uống rượu bia thì hết nồng độ cồn trong cơ thể". Thực tế điều này còn phụ thuộc vào lượng bia rượu mà người đó đã uống cũng như đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân.

    Thông thường, với người khỏe mạnh có cơ chế chuyển hóa bình thường, cần 1 tiếng đồng hồ để gan dung nạp và chuyển háo hết 1 đơn vị cồn tương đương 2/3 lon bia 330ml nồng độ 5% hoặc 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%. Sau đó, cơ thể cần thêm 1-2 tiếng nữa để chuyển hóa hoàn toàn 1 đơn vị cồn. Do vậy, nếu một người khỏa mạnh uống 1 lon bia 330ml hoặc 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40% thì cơ thể cần trung bình 2-3 tiếng để chuyển hóa hoàn toàn nồng độ cồn và mới có thể lái xe.

    Tuy nhiên, thực tế có thể thấy rất ít người chỉ uống với lượng thấp tương đương 1 lon bia hay 1 cốc rượu. Người uống càng nhiều cơ thể càng cần nhiều thời gian chuyển hóa nồng độ cồn. Tương tự người không khỏe mạnh, người gan yếu cần nhiều thời gian hơn nữa.

    Bà Trang nhấn mạnh: “Trong trường hợp những người uống cả két bia, cả chai rượu thì lúc đó không thể xác định được nồng độ cồn trong máu nữa mà đã rơi vào tình trạng ngộ độc và có thể tử vong”.

    Đồng quan điểm, BS Trần Văn Phúc - BV đa khoa Xanh Pôn cho biết, không khẳng định chính xác sau uống rượu bia bao lâu có thể lái xe. Các công thức tính nồng độ cồn trong máu chỉ có giá trị tham khảo. Do đó, mỗi người hãy tự điều chỉnh lượng bia rượu nạp vào cơ thể, tránh ảnh hưởng tới Sức Khỏe đặc biệt là khi điều khiển phương tiện giao thông.

    Theo Sức Khỏe Cộng Đồng.

     

     
    18366 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    ntdieu (03/01/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #536783   03/01/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2022)
    Số điểm: 14700
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 321 lần


    Cái này cũng khó nhỉ, mình có đọc thông tin là tùy vào cơ địa mỗi người có người sau 12 giờ, có người phải sau 24 giờ thì mới hết nồng độ cồn trong hơi thở. Ví dụ như buổi tối có tiệc liên hoan có uống vài lon bia, tối về ngủ sang sau tỉnh táo rồi, việc điều khiển phương tiện giao thông cũng như xử lý các tình huống bình thường rồi nhưng mà nồng độ cồn trong hơi thở chưa hết nên vẫn không thể lái xe được. Có nên chăng đưa ra một thời gian cụ thể để được tham gia giao thông sau khi đã uống rượu, bia.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #536805   03/01/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3508
    Được cảm ơn 5366 lần
    SMod

     

    Chính là vì cơ địa mỗi người khác nhau cho nên không thể nào đưa ra được một thời gian cụ thể để được tham gia giao thông sau khi đã uống rượu, bia. Quy định về nồng độ cồn là hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #536812   03/01/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 10833
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 196 lần


    Đúng thật là tùy người và tùy vào thể trạng nên không thể quy định về thời gian sau khi uống rượu, bia bao lâu được phép lái xe. Theo mình thì quy định về nồng độ cồn vẫn ổn hơn.
    Việc ban hành quy định cấm này mang tính răn đe rất tôt nhưng không biết được bao lâu, phải chờ dịp Tết Nguyên Đán này xem xem kết quả thực thi có làm giảm số vụ tai nạn hay không nữa.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn jellannm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/01/2020)
  • #536819   04/01/2020

    macshn
    macshn

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Tôi là một người có uống bia rượu, không thường xuyên, nhưng cũng đã lái xe về nhà trong tình trạng có nồng độ cồn. Tất nhiên là tôi hoàn toàn không cổ xúy vấn đề này, đây là lỗi của tôi và tôi chấp nhận. 

    Việc xử phạt hà khắc với vấn đề lái xe trong tình trạng say xỉn là một chuyện hợp lý, hợp tình. Nhưng việc Luật áp dụng mức phạt ngay cả khi cơ thể có nồng độ cồn ( không quan tâm đến là bao nhiêu %) như này là một điều khó có khả thi. 

    Thứ nhất: Mục đích của việc đưa ra hình phạt lái xe trong tình trạng say xỉn là mục đích răn đe người tham gia giao thông ( những người có nguy cơ gây ra tai nạn, vậy mức nào thì có khả năng gây ra tai nạn, chắc chắn không phải là 0,01mg/1 lít khí thở, mức trung bình của thế giới cũng như mức mà Việt Nam từng áp dụng là 0,25mg/1 lít khí thở là mức tiêu chuẩn) 

    Thứ 2: Việc luật đưa ra kiểu hời hợt, thiếu thực tế, khó căn cứ và không có tính răn đe như này, Quyền Lực sẽ tự dưng thuộc về một nhóm người nhất định ( là ai thì ai cũng biết). Chúng ta không thể nói cái kiểu là: Nếu bạn thế này, thế kia, hãy nói Thật, sẽ được bỏ qua. 

    Luật Pháp và Đạo Đức là 2 vấn đề hoàn toàn tách biệt, đừng mang nó chung một hệ quy chiếu. 

    Tôi vẫn đồng tình với các tiêu chuẩn của một số quốc gia: Vẫn đưa ra mức tiêu chuẩn như bình thường. 

    Và nồng độ cồn càng cao thì phạt càng nặng. 

    Đặc biệt phạt nặng cho nhưng người có nghề lái xe đang làm việc. 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn macshn vì bài viết hữu ích
    jellannm (04/01/2020)
  • #536823   04/01/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Với thực trạng giao thông Việt Nam hiện nay, đa số các vụ tai nạn giao thông diễn ra đều bắt nguồn từ việc người tài xế có sử dụng rượu bia trước khi tham gia giao thông nên để khắc phục tình trạng này thì buộc phải có biện pháp xử phạt đủ tính răn đe và mức phạt mới này theo quan điểm cá nhân của mình là hợp lý. Theo mình sau khi sử dụng bia rượu thì cứ tầm 24h sau thì có thể tham gia giao thông sẽ an toàn hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #539743   28/02/2020

    Về vấn đề sau khi uống rựou bia thì bao lâu hết nồng độ cồn tôi có một ít quan điểm cá nhân và thực tiễn như sau. Khi đi khám sức khỏe tôi đã thử máu, kết quả là trong máu tôi có nồng độ cồn, mặc dù trước đó mấy ngày tôi không hề sử dụng rượu, bia. Vì vậy theo tôi bao lâu hết độ cồn thì do cơ địa của mỗi người mag thôi.

     
    Báo quản trị |