sau khi chấp hành án có được đi học lại không?

Chủ đề   RSS   
  • #503761 01/10/2018

    ThuyDang2412

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    sau khi chấp hành án có được đi học lại không?

    dạ em chào luật sư ạ!
    em có người bạn đang chấp hành án hình sự với mức án là 3 năm. Bạn em đang học đại học năm 2 thì bị dính án phải bỏ học chấp hành án. Nhưng hiện tại thì bạn em và gia đình mong muốn sau khi chấp hành án xong bạn em có thể đi học lại. Tuy không xin bảo lưu được nhưng cho em hỏi nếu bạn em nộp và xin vào một ngành khác trong trường đại học và thi đại học như thí sinh tự do, thì bạn em có được cho phép thi và đi học lại không ạ?

     

     
    6610 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #503838   02/10/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Với câu hỏi trên, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:

    Về vấn đề thôi học:

    Điều 9 Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT quy định về hình thức kỉ luật và nội dung vi phạm như sau:

    1. Những sinh viên có hành vi vi phạm thì tùy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm có thể được nhắc nhở, phê bình hoặc phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

    a) Khiển trách: áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;

    b) Cảnh cáo: áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;

    c) Đình chỉ học tập có thời hạn: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc đình chỉ theo thời gian sinh viên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

    d) Buộc thôi học: áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến cơ sở giáo dục đại học và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.

    2. Hình thức kỷ luật của sinh viên từ cảnh cáo trở lên phải được lưu vào hồ sơ quản lý sinh viên và thông báo cho gia đình sinh viên. Trường hợp sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học, cơ sở giáo dục đại học phải gửi thông báo cho địa phương và gia đình sinh viên biết để phối hợp quản lý, giáo dục.

    3. Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định Phụ lục kèm theo Quy chế này.

    Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn của bạn vi phạm kỉ luật bị xử phạt tù giam (3 năm), do vậy, bạn của bạn phải chịu hình thức xử lý kỉ luật buộc thôi học theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT.

    Về việc thi lại và học lại:

    Điều 12 Thông tư 04/2018/TT-BGDĐT sửa đổi thoog tư 04/2017/TT-BGDĐT quy định về đối tượng và điều kiện dự thi như sau:

    1. Đối tượng dự thi

    a) Người đã học hết chương trình THPT hoặc chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là chương trình THPT) trong năm tổ chức kỳ thi;

    b) Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp; các đối tượng khác được Bộ GDĐT cho phép dự thi (gọi chung là thí sinh tự do).

    2. Điều kiện dự thi

    a) Các đối tượng dự thi phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thủ tục, đúng thời hạn;

    b) Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải đảm bảo thêm các điều kiện được đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém. Riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn ở GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.

    c) Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT ngoài quy định tại điểm a khoản 2 Điều này còn phải đảm bảo các điều kiện:

    - Đã tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS);

    - Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm đủ điều kiện về học lực theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

    3. Hiệu trưởng trường THPT, Giám đốc Trung tâm GDTX (gọi chung là Hiệu trưởng trường phổ thông) hoặc nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi tổ chức xét duyệt hồ sơ đăng ký dự thi; chậm nhất trước ngày thi 20 ngày phải thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    Như vậy, theo quy định trên thì bạn của bạn sẽ được coi là thí sinh tự do và được dự thi nếu đáp ứng được đủ các điều kiện dự thi theo quy định của pháp luật. Nếu trúng tuyển thì bạn của bạn sẽ được học lại.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;