Sắp có quy định mới về hạn chế sở hữu chéo giữa các công ty

Chủ đề   RSS   
  • #561053 27/10/2020

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Sắp có quy định mới về hạn chế sở hữu chéo giữa các công ty

     

    Đây là nội dung nằm trong dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Doanh nghiệpNghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021 thay thế Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

    Theo quy định tại khoản 2 Luật Doanh nghiệp 2019 thì công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

    Trong đó:

    - Góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp bao gồm trường hợp sau:

    + Góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới.

    + Mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.

    + Nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập.

    (=> Theo quy định hiện hành: Góp vốn thành lập doanh nghiệp bao gồm góp vốn, mua cổ phần để thành lập doanh nghiệp mới, mua phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.)

    - Doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên.

    - Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của các công ty có liên quan chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp khi quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác. Chủ tịch công ty hoặc thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của công ty có liên quan cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm quy định tại khoản này.

    - Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp.

    - Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 195 Luật doanh nghiệp, các công ty đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 có quyền mua bán, chuyển nhượng, tăng, giảm phần vốn góp, số cổ phần nhưng không được làm tăng thêm tỷ lệ sở hữu chéo so với thời điểm trước ngày 01 tháng 7 năm 2015.

    (=> Theo quy định hiện hành: Các công ty không có cổ phần, phần vốn góp nhà nước nắm giữ đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 có quyền mua bán, chuyển nhượng, tăng, giảm phần vốn góp, số cổ phần nhưng không được làm tăng tỷ lệ sở hữu chéo hiện có.)

    Mời bạn xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:

     
    2195 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #561254   28/10/2020

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Về vấn đề này theo ý kiến cá nhân của mình thì hiện nay các công ty, doanh nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, bên cạnh các công ty lâu đời cũng không ít công ty mới được thành lập để thúc phát triển hoặc nhằm mục đích khác. Chính vì vậy cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #561346   28/10/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề sắp có quy định mới về hạn chế sở hữu chéo giữa các công ty nêu trên, theo quan điểm cá nhân của mình thì hiện nay 1 doanh nghiệp tự quản lý tự điều hành công ty mình còn vướng mắc đủ đằng mà giờ sở hữu chéo nữa thì không biết rắc rối đến đâu nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #561590   30/10/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Về khía cạnh quyền sở hữu cần hiểu bản chất. quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Theo đó, cũng tại Luật này thì các quyền trên được quy định cụ thể như sau:
     
    Quyền chiếm hữu: Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
     
    Quyền sử dụng: 
     
    -Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
     
    - Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
     
    Quyền định đoạt: Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
     
    Ở khía cạnh doanh nghiệp thì vẫn có một số giới hạn trong việc định đoạt.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #561628   30/10/2020

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    cảm ơn những thông tin hữu ích mà admin đã chia sẻ. Việc một cá nhân mà sở hữu quá nhiều công ty rất dễ phát sinh các hệ lụy tiềm tàng....vẫn nên một mình một ngựa sẽ hay hơn. . Chắc có bạn sẽ nói mình nhát gan phải liều mới ăn nhiều nhưng mình vẫn ủng hộ quan điểm một người quản lý một công ty hơn.

    Cập nhật bởi HNP1997 ngày 31/10/2020 12:19:28 CH
     
    Báo quản trị |