Sai – xin lỗi = 0 sao?

Chủ đề   RSS   
  • #394152 28/07/2015

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1903 lần


    Sai – xin lỗi = 0 sao?

    Hồi còn nhỏ, khi đi học lẫn về nhà, từ cô giáo đến mẹ mình, ai cũng dạy rằng khi gây ra lỗi cho người khác thì mình phải xin lỗi họ, đó là bài học về cách ứng xử với những người xung quanh. Và hầu như ai cũng được học bài học này.

    Lớn lên rồi, mới thấy lúc còn nhỏ, thường mình sẽ không gây ra lỗi lớn nên chỉ xin lỗi là đủ, lớn rồi có những lổi mình gây ra không phải chỉ xin lỗi là đủ mà còn phải khắc phục lại hậu quả do mình gây ra. Và có những lỗi lầm mà không thể khắc phục lại được dù bạn có cố gắng đến mức nào, và lúc này trong thâm tâm mình sẽ tồn tại sự day dứt, ân hận…

    Sai = xin lỗi + khắc phục hậu quả do mình gây ra (thường là bằng vật chất)

    Nói xa đến gần, mới đây thôi, trên trang web Bộ Tài Chính và Tổng Cục Thuế có đăng tải các thông tin công bố các doanh nghiệp nợ thuế. Rồi thông tin sẽ xử lý mạnh tay nếu các doanh nghiệp vẫn còn nợ thuế và không nộp tiền thuế với mục đích răn đe…

    Thông tin này được công bố trên khắp cả nước và bao gồm những công ty lớn và nổi tiếng. Rồi vài hôm trước, lại có thông tin cơ quan thuế “bêu” sai thông tin nợ thuế của doanh nghiệp.

    Nhiều doanh nghiệp phản ánh rằng công ty họ là công ty lớn, nổi tiếng, mỗi năm phải nộp hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế, tại sao lại nợ mấy tiền đồng tiền thuế này được…Rất nhiều khiếu nại từ phía các doanh nghiệp bị bêu tên sai.

    Nhận được ý kiến này, phía cơ quan thuế đã có chỉ đạo các cá nhân thừa hành phải kiểm tra, xác minh chính xác thông tin, và phải xin lỗi công khai đến các doanh nghiệp bị bêu sai thông tin.

    Việc các doanh nghiệp bị bêu tên sai về việc nợ thuế liệu có ảnh hưởng đến họ không? Xin thưa là có đấy, ảnh hưởng này khá quan trọng đến danh tiếng của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn và nổi tiếng, họ sẽ bị đối tác nghi ngờ về khả năng tài chính, những đối tác chiến lược của họ sẽ bị mất nếu như tồn tại những nghi ngờ, nhất là liên quan đến nợ thuế - nghĩa vụ với Nhà nước.

    công khai xin lỗi

    Việc mất đi đối tác chiến lược vô cùng nguy hiểm, họ sẽ mất đi khả năng được đầu tư và tất nhiên doanh nghiệp sẽ thiệt hại, mất đi một khoản lợi nhuận lớn.

    Về phía các khách hàng họ sẽ mất đi niềm tin vào sản phẩm, dịch vụ, bởi lẽ  họ sẽ có ấn tượng không tốt với các doanh nghiệp lớn mà vẫn còn nợ thuế, sản phẩm, dịch vụ bán được sao còn thuế, lợi nhuận đi đâu…là những câu hỏi nghi ngờ mà khách hàng đặt ra.

    Như vậy, cơ quan thuế làm sai, chỉ xin lỗi là đủ thôi sao?

    Đó chỉ là sai sót của cơ quan thuế, và sai sót này có thể bù đắp những mất mát về mặt vật chất cho doanh nghiệp.

    Đặt giả sử, trong lĩnh vực hình sự, phía Tòa án phán tội buộc phải tử hình cho phạm nhân, và sau khi tử hình xong, mới phát hiện họ bị oan thì giải quyết như thế nào nhỉ, liệu khoản bù đắp về mặt vật chất cho người thân họ có đủ để chuộc lại việc làm mất đi người thân không?

    Thiết nghĩ, với các trường hợp người làm trong cơ quan nhà nước làm sai khi thừa hành công việc cần phải có những chế tài, xử lý nặng để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

     
    7847 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #394169   28/07/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Theo tôi các doanh nghiệp có quyền khởi kiện vụ án hành chính để được bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình, thậm chí có thể đòi bồi thường thiệt hại (thực tế) do hành vi sai trái của cơ quan nhà nước.

    Tuy nhiên vấn đề ở đây là có dám kiện hay không vì nếu là cơ quan hành chính thông thường thì không sao, nếu "đụng" cơ quan thuế thì e rằng phải chịu "hậu quả khôn lường" bởi cơ chế hành chính Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập và bất lợi cho doanh nghiệp. Thường thì doanh nghiệp chỉ phản hồi thông tin và chỉ cần cơ quan hành chính "xin lỗi" là họ sẽ cho qua, đụng vào làm gì thêm rắc rối....

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (29/07/2015)
  • #394225   29/07/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    khoathads viết:

    Theo tôi các doanh nghiệp có quyền khởi kiện vụ án hành chính để được bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình, thậm chí có thể đòi bồi thường thiệt hại (thực tế) do hành vi sai trái của cơ quan nhà nước.

    Tuy nhiên vấn đề ở đây là có dám kiện hay không vì nếu là cơ quan hành chính thông thường thì không sao, nếu "đụng" cơ quan thuế thì e rằng phải chịu "hậu quả khôn lường" bởi cơ chế hành chính Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập và bất lợi cho doanh nghiệp. Thường thì doanh nghiệp chỉ phản hồi thông tin và chỉ cần cơ quan hành chính "xin lỗi" là họ sẽ cho qua, đụng vào làm gì thêm rắc rối....

    Đồng ý với bạn khoathads nè, làm mình liên tưởng đến chuyện hồi xưa đi học mà mình bắt được lỗi sai gì của thầy cô, làm thầy cô bị cấp trên (trưởng khoa hay hiệu trưởng) phạt, hay kiện cáo thầy cô thì y như rằng cả năm trời đó bị “đì”

     

     
    Báo quản trị |  
  • #394223   29/07/2015

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1182 lần


     Để kiện thì lại phải chứng minh là tin thất thiệt đó đã gây thiệt hại cho Doanh nghiệp bao nhiêu.

    Mà thói quen của mấy bác này trước giờ làm sai hiếm khi nào có cái gọi là xin lỗi lắm. Nay xin lỗi là tiến bộ rồi đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #559638   30/09/2020

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Một lời xin lỗi không thể sữa chữa được những sai lầm, không thể hàn gắn lại được niềm tin, không thế xóa hết những tổn thương mà mình đã gây ra cho người khác. Biết thế nhưng lại không biết phải nói gì ngoài hai từ đó. Xin lỗi, đôi khi như một thói quen, đôi khi là muốn thể hiện thành ý, đôi khi chỉ để cảm thấy nhẹ lòng

     

     
    Báo quản trị |  
  • #559665   30/09/2020

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Tất nhiên là không hợp lý, nếu được như vậy thì còn sinh ra pháp luật làm gì. Việc này chỉ áp dụng với những chuyện đơn giản sinh hoạt hàng ngày, còn đó là những hành vi nguy hiểm, gây hại cho xã hội, cá nhân thì không thể nào chỉ xin lỗi là được

     

     
    Báo quản trị |  
  • #566900   26/01/2021

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Nếu sai phạm đều được áp dụng hành vi xin lỗi thì không sao nữa thì mình nghĩ chắc thế giới loạn hết. Bản chất của pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ xã hội, nếu các quan hệ xã hội không được điều chỉnh bằng pháp luật thì chắc xã hội sẽ không phát triển được.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #582416   31/03/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1190)
    Số điểm: 8635
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 95 lần


    Vấn đề đúng sai trước giờ chỉ là quan điểm tùy từng góc nhìn từng hoàn cảnh và từng suy nghĩ cá nhân, nó có thể là đánh giá khách quan nhưng đa phần là chủ quan. Nhất là cơ quan, cá nhân trong cơ quan nhà nước, đồng ý rằng các trường hợp người làm trong cơ quan nhà nước làm sai khi thừa hành công việc cần phải có những chế tài, xử lý nặng hơn nữa để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

     

     
    Báo quản trị |