Sai sót của Bộ luật Hình sự 2015 tại “Tội trốn đóng bảo hiểm”

Chủ đề   RSS   
  • #425605 26/05/2016

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Sai sót của Bộ luật Hình sự 2015 tại “Tội trốn đóng bảo hiểm”

    Theo trang 70 Công báo số 1265 + 1266 ngày 31/12/2015 đăng trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì có sự sai sót tại Khoản 1 Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật Hình sự 2015.

    Cụ thể, sau cụm “… trong những trường hợp sau đây” là từ “hoặc” chứ không phải là dấu “,” (Theo ảnh bên dưới).

    sai sót của bộ luật hình sự 2015

    Rất mong cơ quan có thẩm quyền sớm chỉnh sửa  sự sai sót này.

     
    6469 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    tranhongto1994 (28/05/2016) sandydo (27/05/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #425686   27/05/2016

    phapchelienviet
    phapchelienviet

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/08/2008
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 2 lần


    Hình sự lại sai, biết sài kiểu gì?

    Điểm a, khoản 2, Điều 81 về "Cấm huy động vốn", Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: "Cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các quỹ đầu tư".

    Thế nhưng, theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, thì ngân hàng thuộc tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được xếp chung vào nhóm tổ chức tín dụng. Thế là, quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 vừa dư từ "ngân hàng" mà lại thiếu "các chi nhánh ngân hàng nước ngoài". Thế là thành ra, chỉ cấm vay vốn tại tổ chức tín dụng, còn vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì thoải mái.

    Lưu ý: theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2014, thì chi nhánh được phép thực hiện một phần hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |  
  • #425714   27/05/2016

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    @ phamthanhhuu.

    1. Căn cứ nội dung đoạn văn bạn dẫn, thì dấu "," cũng có thể hiện diện ở đó và có nghĩa lắm chứ. tức là:

    Người nào gian dối (ở mức độ điểm a, b quy định), đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gian dối này rồi mà còn tái phạm thì sẽ bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù.

    2. Còn nếu theo ý bạn: Nếu ở đó là từ "hoặc", thì sẽ bị thiếu mức độ hành vi vi phạm quy định cho cụm "hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm". Bởi vì khi có từ "hoặc" ở đó, nội dung đoạn văn sẽ được tách ra:

    - Mức độ vi phạm quy định ở điểm a và điểm b chỉ phục vụ cho cụm "thuộc một trong những trường hợp sau đây"

    - Còn cụm "hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm" chưa được định lượng vi phạm ở mức độ nào thì bị xử phạt. Vậy chẳng nhẽ vi phạm với 1 người cũng phạt như với 10 người?

    Thực tình ở đây tôi cũng chưa hiểu ý đồ thực của nhà làm luật nhằm vào ý nào. Song nếu để nội dung đoạn văn như vậy thì tôi hiểu như vậy.

    Vài lời trao đổi. Mong nhận được thêm ý kiến của bạn và các bạn khác.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #425757   28/05/2016

    Mấy bác soạn luật bảo sai thì sửa, xin lỗi rút kinh nghiệm là xong.

     
    Báo quản trị |